1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Học nhảy ở trên Cung dễ hơn và hiệu quả hơn?????

Chủ đề trong 'Dancing' bởi evthian, 14/06/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. evthian

    evthian Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/06/2002
    Bài viết:
    43
    Đã được thích:
    0
    Học nhảy ở trên Cung dễ hơn và hiệu quả hơn?????

    Theo các bạn thì bwớc nhảy ở trên Cung VH đẹp hay ở Quán Thánh đẹp. Theo tôi thì ở trên Cung cơ bản hơn và dễ học hơn đấy chứ.


    HEO MAY GAT GU
  2. zazu

    zazu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/05/2001
    Bài viết:
    1.736
    Đã được thích:
    0
    Tui thấy ở trên cung dạy nhanh hơn, có thể chơi được ngay nhưng mà ít chú trọng ký thuật nên nà muốn chơi thoải mái thì hơi khoá. Với nại, đông wá
    *$*zazu*$*​
  3. thangnick81

    thangnick81 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/02/2002
    Bài viết:
    308
    Đã được thích:
    0
    Với lại, học trên cung thì sẽ có thể nhảy được với nhiều người hơn, vì quân trên đấy hơi bị đông, đi đâu cũng bị đụng hàng. Nhưng ông Minh rất chịu khó nghiên cứu bước nhảy nên trông bước của ông ý hay hơn. Chỗ chú Hải thì " xoá mù " là chính.

    thangnick81
  4. linhcuho

    linhcuho Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/04/2002
    Bài viết:
    168
    Đã được thích:
    0

    các bạn học nhảy hiện đại hay cổ điển vậy ? nếu học hiện đại thì mình thấy chỗ anh Thành dậy là đỉnh nhất, còn các nhóm khác dậy chan phèo !
    bống còi
  5. Zizi_de_Zozo

    Zizi_de_Zozo Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/04/2002
    Bài viết:
    727
    Đã được thích:
    0
    Muốn chắc kỹ thuật học Hai Bà.
    Muốn giao tiếp giỏi học trên Cung.
    Muốn biểu diễn đẹp học trên Quán Thánh.

    FORZA ITALIA !!!
  6. Bosch

    Bosch Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/02/2002
    Bài viết:
    233
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi học ở đâu thì cũng đều có những cái cơ bản khá giống nhau. Quan trọng nhất là sự luyện tập của mình như thế nào, điều đó quyết định hoàn toàn đến thành quả của người đó.
    ................. Chắc là vì ........... Anh yêu em..............
  7. PantherSon

    PantherSon Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/09/2001
    Bài viết:
    686
    Đã được thích:
    0
    To all,
    Tất cả các nhận xét đó đều không đúng rồi, chán thật!
    Thân mến,
    PantherSon
  8. bigkit9

    bigkit9 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/02/2002
    Bài viết:
    488
    Đã được thích:
    0
    Anh Sơn à, nếu anh thấy ý kiếncủa mọi người ko đúng thì cũng phải cho biết lí do chứ. Riêng em thì rất đồng ý với Bosch. Quả thật là mỗi một nơi đều có chỗ hay chỗ dở của, quan trọng là người học, tìm được đúng nơi hợp với mình, người ta gọi là"Hợp thầy hợp thuốc "ấy mà và thực sự chăm chỉ luyện tập. Em thấy là ở nơi nào cũng có cao thủ cả đấy thôi. Tuy các trường phái là khác nhau nhưng nếu nhảy đẹp thì ai cũng phải công nhận, đúng không nào?À, mà dân nhảy nhà mình cũng đâu có chịu ngồi yên một chỗ bao giờ đâu, tầm sư học đạo khắp nơi mà.
    M.O
  9. PantherSon

    PantherSon Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/09/2001
    Bài viết:
    686
    Đã được thích:
    0
    Anh không thích đi vào tiểu tiết những chuyện không đâu, nhất là về quan điểm cá nhân, nên anh không hề muốn bình luận về quan điểm của người khác. Tuy nhiên, nếu bigkit9 đã hỏi thì anh cũng mạo muội nói một cách khách quan, tuỳ mọi người phán xét.
    Cái này chỉ đúng nửa về thôi Bosch ạ. Anh thấy rằng các trung tâm hiện nay dạy khác nhau đấy. Những cái khác nhau đó có thể người học không nhận ra, nhưng nó là nguyên nhân khiến những người càng học lên cao thì càng tách xa khỏi "trường phái" của các lò khác. Cơ bản sai một ly thì nâng cao sẽ đi một dặm. Hai người học bình thường có độ tiếp thu và mức tập luyện như nhau, nhưng học các thầy khác nhau thì trình độ sẽ khác nhau. Việc chọn thầy để học rất quan trọng. Bên Tây họ rất khó tính trong việc này, nhưng bên Ta hình như hơi dễ dãi, có phải vì hàng "rẻ" quá không cần quan tâm không nhỉ? :) Còn nếu cùng một điều kiện, học cùng thầy, thì phương pháp học và ý thức tập luyện là quyết định đấy.
    Còn về các thầy, tôi cũng không hề bài xích ai cả. Những vũ sư nổi tiếng hẳn phải có một cái gì đó mà thành, chứ không phải bỗng dưng mà được người trong giới truyền tụng. Tôi cho rằng quan trọng nhất là phương pháp sư phạm, và cái này thì các thầy chắc là đều giỏi cả, nếu không thì lấy đâu ra đông học sinh theo vậy. Vấn đề là ở chỗ phương pháp tốt phải đi với kiến thức đúng và chuyên môn giỏi. Không phải ai giỏi cũng đều làm thầy được, nhưng đã làm thầy là chắc chắn phải giỏi. Hiện nay, nói riêng về chuyên môn, tôi chỉ thấy có thầy Nguyễn Dũng là đưa được những kiến thức đúng tiêu chuẩn vào giảng dạy thôi. Đương nhiên là người học đều có chính kiến để lựa chọn, có thể không chơi theo tiêu chuẩn gì, vì thực ra để chơi thì cũng không cần khắt khe lắm. Nhưng nếu cả người dạy lẫn người học đều khăng khăng nói rằng đang theo "chuẩn Quốc tế", nhưng hỏi về kỹ thuật sơ đẳng thì chịu cứng, thì đáng suy nghĩ nhiều lắm.
    Đúng là "hợp thầy hợp thuốc" thật. Nhiều học viên sau khi chuyển thầy thì "lên" nhanh lắm. Nếu thầy chữa kiểu Đông Y, cho uống thuốc kiểu mưa dầm thấm lâu, thì chậm lớn lắm, nhưng mà sẽ lớn mãi. Còn nếu thầy cho thuốc kích thích tăng trưởng thì sẽ lớn vùn vụt, nhưng chắc chỉ được một thời gian thôi rồi dừng lại không lớn được nữa, thậm chí teo lại :) Nói hình tượng chút cho vui thôi, nhưng đó là vấn đề mà người đi học phải lựa chọn đó.
    Anh không biết bigkit9 đánh giá tiêu chuẩn cao thủ là thế nào? Nếu lấy tiêu chuẩn của từng lò ra để đo thì mỗi lò cũng có vài người nhảy thông thạo hơn hẳn thật, anh không cãi được. Còn nếu lấy tiêu chuẩn Quốc tế (cái mà chúng ta nghĩ rằng đang đi theo) thì anh thấy ở Việt Nam nói chung trình độ đang ở mức cơ bản (under intermediate) thôi, kể cả thầy cũng vậy. Dạo này cũng chẳng thấy thi đấu đôi giày vàng bạc gì nữa đâm ra cũng không đánh giá được người nào vững cơ bản nhất :)
    Còn "Tầm sư học đạo" là tinh thần rất đáng quý, nhưng ở Việt Nam đôi khi rất nên thận trọng. "Tầm sư học đạo" có nghĩa là chưa biết thì tìm thầy để học, học hết nghề rồi thì tìm thầy giỏi hơn để học tiếp cái nghề đó, để cho mình càng ngày càng giỏi. Anh thấy có nhiều bạn chịu hậu quả nặng nề của việc tầm sư linh tinh lắm. Nếu các sư dạy bước khác nhau thì cũng chẳng nói làm gì. Nhưng nguy hiểm nhất là kỹ thuật cơ bản của các sư cũng xung nhau lắm. Sư cũ bảo lắc hông tợn vào, sư mới cấm không lắc mà phải đi tự nhiên. Sư cũ bào căng cứng hết ra cho kiêu hùng, sư mới bắt thả lỏng cho cơ thể thoải mái. Vân vân và vân vân. "Tầm sư học đạo" kiểu này chắc chắn chẳng bao giờ thấy đạo cả, mà chỉ hỏng người tốn tiền tốn thời gian thôi.
    Cuối cùng, rất xin lỗi vì đã nói là các bạn "không đúng" ở bài trước. Quan điểm là tương đối và hoàn toàn tự do.
    Thân mến,
    PantherSon
  10. kid_o

    kid_o Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/04/2002
    Bài viết:
    168
    Đã được thích:
    0
    Anh Sơn viết hay thật! Em công nhận với anh một điều rằng cái ban đầu cơ bản là do người thầy đầu tiên dạy minh mà nên. Điều này không phải ai cũng nhận ra được. Phong cách của mỗi thầy một khác và khi ta có thể cảm nhận cái khác đó thì hãy tự tìm lấy phong cách riêng cho mình. Như thế mới làm đa dạng cho dancing được chứ (Điều này hợp với những ai thích trình diễn thôi). Một kinh nghiệm mà tôi thấy là khi học và sinh hoạt ở CLB thì chúng ta cảm thấy rằng mình lúc nào cũng phải luyện tập để nâng cao trình độ của mình lên. Như thế đem lại một hứng thú lâu dài với dancing. Đừng nên đứng núi này trông núi nọ, chóng chán lắm!

Chia sẻ trang này