1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Học sinh ngày nay dốt sử - lỗi tại ai

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi starboard_side, 30/07/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. perodactyle

    perodactyle Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/07/2007
    Bài viết:
    87
    Đã được thích:
    0
    Giới trẻ ngày nay đúng là vong ân bội nghĩa. Bọn nó chả coi những người cha ông đi trước ra gì, cũng chả thèm để ý đến. Bọn nó chỉ biết đến cái lợi trước mắt. Ở lớp cháu đã đấm cho vỡ mũi một đứa dám gọi Bác Hồ muôn vàn kính yêu là "Ông Minh râu". Rồi bọn nó còn bảo Đảng Cộng Sản của ta chả ra gì, thử hỏi không có Đảng bọn nó có ngày không cơ chứ. Cháu buồn lắm cơ, nhưng thân cô thế cô, chả làm gì được cả. Chán lắm!
  2. kongtonxach

    kongtonxach Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/10/2007
    Bài viết:
    661
    Đã được thích:
    0
    Tôi thấy cần xem lại "phương thức" và "nội dung" trruyền đạt môn LS
    Cứ xem các lĩnh vực khác thì thấy: bao giờ cũng đi từ đại cương rồi mới chi tiết
    Ở đây cũng vậy: cần xđ rõ học sinh đến cấp II thì phải nắm được các nội dung gì về LS, đến cấp III thì phả nắm được gì .....
    Tôi thấy cái đại cương thì chưa có hệ thống, còn một số nội dung thì lại quá chi tiết.....
    Theo tôi: môn LS dành cho học sinh khi đã tốt nghiệp THPT cần phải nắm được là:
    - Khái quát LS Việt nam: từ khi hình thành ( Âu cơ- LLQ) đến nay, các kỷ, thời đại ...
    - Các thời đại chính theo dòng LSVN: Vua Hùng, An Dương Vương, ... Lý Bí, ...Ngô, Đinh, Lê, Lý, Trần, Hồ, Lê (hậu).......đến VN XHCN: nắm được các nét chính, niên đại, một số đặc trưng nổi bật...
    - Chi tiết sâu hơn một chút về LS cận đại
    Chứ thòi gian có hạn mà bắt học sinh nắm chi tiết bao nhiêu sự kiện LS thì không thể kham nổi.
  3. 1223

    1223 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/07/2004
    Bài viết:
    654
    Đã được thích:
    0
    Góp vui tí:
    Lê Văn Tám - liệt sĩ cách mạng. Lê Văn Tám là con một gia đình nghèo ở Sài Gòn, cha Lê Văn Tám tham gia cuộc khởi nghĩa Nam Kì (1940). Tháng 9 năm 1945, thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta. Mối căm thù giặc trong lòng Tám ngày càng sôi sục. Tám quyết tâm tấn công địch bằng cách biến thân mình thành bó đuốc đốt cháy kho bom đạn, xăng dầu của địch ở Sài Gòn.
    http://www.vinhcity.gov.vn/street.asp?page=17&m=182&s=769

    Truyền thống Thứ hai, 12-11-2007
    Chi đội em mang tên người anh hùng

    LÝ TỰ TRỌNG

    Anh là con của một gia đình cách mạng vốn quê ở Hà Tĩnh (Nghệ Tĩnh) bị địch khủng bố phải chạy sang Thái Lan và sinh anh ở đó. Anh là một trong 7 thiếu niên được Bác Hồ trực tiếp tổ chức và bồi dưỡng ở Quãng Châu (Trung Quốc) trong những năm 1925 ?" 1927. Năm 1929 anh được đoàn thể đưa về nước hoạt động, làm liên lạc của xứ ủy Nam Kỳ và ở tại Sài Gòn. Anh còn còn hoạt động cách mạng trong thanh niên công nhân và học sinh.

    Trong cuộc mít-tinh kỷ niệm khởi nghĩa Yên Bái ngày 9-2-1931 anh đã bắn chết tên thanh tra mật thám Pháp Lơ-grăng để bảo vệ đồng chí diễn thuyết của mình. Thực dân Pháp đã bắt anh, hết tra tấn lại dụ dỗ, nhưng anh vẫn một lòng trung thành với cách mạng. Chúng hứa sẽ cho anh sang Pháp học, sẽ có chức, có quyền, vợ đẹp con khôn, ăn mặc sung sướng. Anh trả lời:

    - Ta sinh ra không phải để ăn thứ cơm ấy.

    Ra trước tòa, viên luật sư bào chữa cho anh rằng: Bị can chưa đến tuổi thành niên nên hoạt động không có suy nghĩ. Anh gạt phắt đi:

    ?o-? Tôi chưa đến tuổi thành niên thật, nhưng tôi đủ trí khôn để hiểu rằng con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng và không thể là con đường nào khác??

    Nửa đêm về sáng một ngày cuối năm năm 1931 kẻ thù đã hèn hạ đưa anh lên máy chém. Trước lúc hy sinh anh vẫn hát vang bài Quốc tế ca. Năm ấy, anh mới 17 tuổi.

    VÕ THỊ SÁU

    Chị tên thật là Nguyễn Thị Sáu, quê ở làng Đất Đỏ, Bà Rịa, tỉnh Đồng Nai.

    Mới 12 tuổi, chị đã theo anh trai tham gia hoạt động cách mạng trốn lên ở trên chiến khu. Năm 14 tuổi (1949) chi đã dùng lựu đạn giết một tên quan ba Pháp và làm bị thương 20 tên lính ngay tại vùng Đất Đỏ. Từ chiến khu trở về Bà Rịa, chị làm nhiệm vụ điều tra tình hình địch và tiếp tế cho chiến khu.

    Năm 1950, chị mang lựu đạn phục kích giết tên cai tổng Tòng ?" một tên Việt gian bán nước, ác ôn ngay tại xã nhà. Lần đó, chị bị địch bắt. Sau gần ba năm tra tấn, giam cầm, giặc Pháp đưa chị ra giam ở Côn Đảo.

    Trong ngục giam những người bị án tử hình, chị vẫn hồn nhiên, vui tươi, tin tưởng vào ngày chiến thắng của Tổ quốc.

    Giặc Pháp không dám công khai thi hành bản án đối với chị Sáu. Chúng sợ các chiến sĩ cách mạng ở trong tù sẽ nổi dậy phản đối. Chúng lén lút đem chị đi thủ tiêu. Lúc một tên giết người bảo chị quỳ xuống, chị đã quát vỗ vào mặt lũ đao phủ: ?oTao chỉ biết đứng, không biết quỳ!?.

    NGUYỄN VĂN TRỖI

    Quê anh ở xã Thanh Quýt, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam ?" Đà Nẵng.

    Năm 15 tuổi anh ra Đà Nẵng làm việc rồi vào Sài Gòn làm thợ điện, trở thành một chiến sĩ giải phóng trong đơn vị biệt động bí mật của Sài Gòn sau khi được tổ chức vào Đoàn Thanh niên.

    Anh đã nhận nhiệm vụ chôn bom ở cầu Công Lý để giết tên Mác Na-ma-ra. Bộ trưởng Bộ quốc phòng Mỹ đến Sài Gòn để ra lệnh cho tay chân chống lại nhân dân ta.

    Ngày 9-5-1964, trong khi chuẩn bị thực hiện nhiệm vụ đặt chất nổ ở cầu Công Lý thì anh bị địch bắt. Chúng tra tấn anh rất dã man và tìm mọi cách dụ dỗ, mua chuộc nhưng anh không hề lay chuyển.

    Chúng hỏi anh muốn gì? Anh trả lời: ?oTao muốn giết hết bọn Mỹ, tao muốn miền Nam được giải phóng.?

    Cuối cùng chúng quyết định giết anh. Ra tới nới bắn người ở trường bắn, chúng bịt mắt anh. Anh giật chiếc khăn ra và nói:

    - ?oKhông! Phải để tôi nhìn mảnh đất này! Mảnh đất thân yêu của tôi?.

    Và anh hô to:

    ?oHãy nhớ lấy lời tôi:
    Đả đảo đế quốc Mỹ!
    Đả đảo Nguyễn Khánh!
    Hồ Chí Minh muôn năm!
    Hồ Chí Minh muôn năm!
    Hồ Chí Minh muôn năm!
    Việt Nam muôn năm!?

    Anh đã được truy tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

    KIM ĐỒNG

    Kim Đồng tên thật là Nông Văn Dền, người dân tộc Nùng, quê ở thôn Nà Mạ, xã Xuân Hòa (nay là Trường Hà), Hà Quảng, Cao Bằng.

    Anh là một trong 5 đội viên đầu tiên của Đội nhi đồng Cứu quốc thôn Nà Mạ và cũng là tổ chức Đội đầu tiên của Đội ta được thành lập khi mặt trận ********* ra đời (1941).

    Trong buổi thành lập Đội, Kim Đồng được bầu làm tổ trưởng.

    Kim Đồng là con trai út của một gia đình nông dân nghèo. Bố mất sớm. Anh trai tham gia cách mạng và hy sinh khi còn trẻ.

    Từ năm 1940, ở quê Dền đã có phong trào cách mạng. Dền được anh trai và anh cán bộ như anh Đức Thanh giác ngộ cách mạng. Dền đã theo các anh làm các công việc: canh gác, chuyển thư từ, nghe nói chuyện về tội ác của quân giặc? nhờ đó Dền đã sớm giác ngộ cách mạng và trở thành một liên lạc viên tin cậy của tổ chức Đảng. Dền đã mau chóng làm quen với cách thức làm công tác bí mật, nhiều lần đưa, chuyển thư từ, đưa đường cho cán bộ lọt qua sự bao vây, canh gác của địch.

    Năm 1941, Bác Hồ về Pắc Pó, Kim Đồng từng được gặp Bác ở căn cứ cách mạng.

    Bước sang năm 1943, bọn địch khủng bố, đánh phá dữ dội vùng Pắc Pó. Trong một lần đi liên lạc về, giữa đường gặp lính địch phục kích gần nơi có cán bộ của ta, Kim Đồng đã nhanh trí nhử cho bọn địch nổ súng về phía mình. Nhờ tiếng súng báo động ấy, các đồng chí cán bộ ở gần đó tránh thoát lên rừng. Song, Kim Đồng đã bị trúng đạn và anh dũng hy sinh tại chỗ, ngay bờ suối Lê-nin.

    Hôm ấy là ngày 11 tháng giêng Âm lịch năm 1943, Anh vừa tròn 14 tuổi.

    Ngày nay, mộ của Kim Đồng đã được đội viên cả nước góp phần xây dựng tại nơi anh ngã xuống. Ngày 15-5-1986, nhân kỷ niệm lần thứ 45 ngày thành lập Đội, mộ của Anh và tượng người đội viên liệt sĩ anh hùng Kim Đồng đang tung con chim sáo bay lên đã được khánh thành. Từ đó đến nay nơi đây đã trở thành khu di tích Kim Đồng chào đón các thế hệ thiếu nhi Việt Nam đến nơi thành lập Đội TNTP, với người đội trưởng đầu tiên của mình, đến với quê hương cách mạng có suối Lê-nin, có núi Các Mác và hang Pắc Pó mãi mãi khắc sâu trong tâm trí của thiếu nhi Việt Nam.

    LÊ VĂN TÁM

    Ngày 23 tháng 9 năm 1945, thực dân Pháp gây hấn ở Nam bộ hòng cướp lại nước ta một lần nữa.

    Năm ấy, ở gần chợ Đa Kao thành phố Sài Gòn có một em bé con nhà nghèo phải đi bán lạc rang, đánh giầy để kiếm sống. Tên em là Tám.

    Lê Văn Tám thường lân la tới những nơi có quân Pháp đóng để bán hàng, đánh giầy. Tám tỏ ra hiền lành, nhút nhát nên đã được bọn lính Pháp để cho đi qua, đi lại và dần dần quen mặt em. Tại Thị Nghè, có một kho xăng, đạn lớn của địch. Hình ảnh những hòm đạn, những trái bom hiện ra trong trí nhớ của Tám cùng những cảnh tàn phá, giết chóc dã man của địch đối với đồng bào ta đã thôi thúc em tính đến một việc làm táo bạo. Tám nảy ra ý định sẽ phá kho xăng đạn này.

    Sau mấy hôm dò la quan sát địch. Tám giấu dầu xăng trong người, thản nhiên khoác hòm lạc rang đến bán cho lính gác như thường lệ. Lợi dụng lúc bọn địch không để ý Tám chạy nhưng bay vào chỗ để xăng và xèo diêm. Dầu xăng trong người Tám bốc cháy và bén luôn vào thùng xăng gần nhất. Thế là cả kho xăng bốc cháy đùng đùng rồi lan tới chỗ để bom đạn. Tiếng nổ ầm trời, khói lửa mịt mù cả thành phố.

    Lê Văn Tám đã anh dũng hy sinh và để lại trong trí nhớ nhân dân Thành đồng Tổ quốc hình ảnh: Em bé đuốc sống của thành phố mang tên Bác của dân tộc Việt Nam.
    http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/web/tintuc/default.aspx?cat_id=738&news_id=2688
  4. vongonthong

    vongonthong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/05/2004
    Bài viết:
    99
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi ngày nay các em dốt sử là tại phương pháp dạy và học không giúp các em có khả năng tự tìm tòi hiểu biết. Sách giáo khoa lịch sử không đầy đủ các vấn đề và những đều quan trọng liên hệ đến thực tại đã bị gạt đi khá nhiều. Lịch sử trong SGK không liên hệ với thực tại và do đó có thể coi là một Lịch sử chết.
    hãy đọc bài phân tích, nguồn http://blog.360.yahoo.com/blog-s6vJXe8wda4nLjSYqFodSg--?cq=1&p=239#comments
    Hãy để Lịch sử được sống

    Lần đầu tiên anhgrass biết được việc Trung Quốc chiếm mất Hoàng Sa là từ câu chuyện ngoài lề bài giảng của người thầy giáo già dạy Lịch sử năm cấp III, khi ông gấp lại trang sách Lịch sử đứt đoạn ở chiến thắng 1975. Lời kể của thầy về những sự thật không được phép nằm trong sách giáo khoa đó đã gợi lên nhiều dấu hỏi của cậu học trò. Với tôi ngày đấy, Lịch sử vụt thoát khỏi trang sách giáo khoa méo mó, khô cứng để bỗng nhiên trở thành sống động và gần gũi.
    Đó cũng là những năm đầu tiên dân Việt biết sử dụng internet, và với chiếc đĩa mềm, tôi lang thang các cửa hàng internet để tìm hiểu về Trường Sa và Hoàng Sa, những CIA factbook, những bài báo, những bài phân tích. Sợi dây liên hệ tất nhiên của logic đã khiến tôi chú ý đến những thông tin về nhiều nhiều những mảnh đất nữa của cha ông mình. Và dần dần, mối quan hệ đau thương giàu cảm xúc giữa hai dân tộc quá khác biệt về thế và lực đã lần lượt hiện ra đầy nhức nhối.
    Có nhiều kiến giải về lý do tại sao trong số rất nhiều các dân tộc Bách Việt, chỉ có Việt Nam tồn tại được trước người láng giềng tham lam và thâm hiểm Trung Quốc. Những nhà nghiên cứu lịch sử văn hóa đã tìm đến sức mạnh nội tại của nền văn hóa, đến hào khí và tinh thần đoàn kết vô bờ bến của người Việt mỗi khi đứng trước ngoại xâm. Cuộc tuần hành vĩ đại của thanh niên vào hai ngày cuối tuần vừa rồi đã trở thành minh chứng sống động nhất cho sức mạnh đồng thuận của dân tộc Việt. Chính những công dân mạng đã tự động gạt ra ngoài tất cả những mâu thuẫn nội bộ tồn tại trong lòng một xã hội, đã gạt bỏ những nhà dân chủ kiểu phương Tây không được chính phủ Việt Nam chấp nhận, chỉ để hướng đến mục tiêu duy nhất là nói lên tiếng nói yêu nước của mình. Dải đất cha ông lại một lần nữa đứng trước cơ nguy và thông điệp mà họ gửi đến những người lãnh đạo của mình là: hãy vững vàng và dũng cảm, chúng tôi luôn sát cánh với hành trang là hào khí cha ông ngàn đời.
    Trong cuộc biểu tình tuần vừa rồi có những sự kiện để lại dư âm thật xúc động cho người viết bài. Khi đoàn biểu tình chấm dứt tại khách sạn Hà Nội, anhgrass gặp một chị dắt theo cô con gái khoảng bốn tuổi. Chị có hỏi người viết về lý do và mục đích biểu tình. Giải thích cho chị xong và chia tay, anhgrass chợt thấy nghẹn ngào khi nghe chị nhắc cho cô con gái xinh xắn bé nhỏ: con sẽ trả lời như thế nào nếu tối nay bố hỏi, rằng ngày hôm nay con thấy gì. Em bé trả lời: ?ohôm nay các cô các chú đi xử lý bọn Trung Quốc?. Không can dự tiếp vào câu chuyện giữa cô cháu gái và bà mẹ trẻ, nhưng anhgrass nghĩ rằng cô bé đó lớn lên sẽ sửa câu trả lời của mình, rằng hôm nay chúng tôi đi đòi quyền sống cho lịch sử của dân tộc.
    Trở về nhà, anhgrass khoe với bố mẹ về chiếc áo có in ngôi sao vàng và giải thích cho hai cụ ý nghĩa của dòng chữ trên áo. Chờ đợi một lời khuyên nhủ của mẹ như hơn hai mươi năm nay bà vẫn làm với bất kỳ điều gì có thể gây nguy hại cho cuộc mưu sinh bình thường của cậu con trai mang bao kỳ vọng. Nhưng người viết lại một lần nữa bất ngờ về phản ứng của bà, bà trách tôi rằng tại sao không rủ thằng em nó đi cùng.
    ?oĐất nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn, Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc?. Vâng, dòng máu cha ông đã truyền lại cho những người con đất Việt bình dị một sức mạnh vô biên để dân tộc đứng vững trước bất kỳ kẻ thù nào trong chiều dài lịch sử. Cái đốm lửa Tam Sa mà Trung Quốc đốt lên bỗng trở thành hành động châm ngòi cho bao người dân hiền lành chân chất hôm nay vụt đứng dậy, nối sợi dây liên hệ với Lịch sử và truyền thống ngàn đời. Những người biểu tình có lẽ đều biết rằng với thế và lực của dân tộc hiện tại, việc đòi lại Hoàng Sa là khó vô chừng nếu mảnh đất Việt không vươn mình đứng dậy như Nhật Bản hay không có một sự biến lớn ảnh hưởng đến sự thanh bình của Tổ Quốc. Nhưng họ vẫn đi bởi nếu dân tộc muốn tiếp tục tồn tại, không bao giờ được phép thiếu Truyền thống và Lịch sử trong hành trang của mình.
    Lịch sử sẽ là vô nghĩa và là một lịch sử chết nếu không có sợi dây liên hệ với thực tại, nếu không trở thành động lực tinh thần cho cuộc sống hiện tại. Những gì đang diễn ra hôm nay đáng giá gấp trăm vạn lần bài học lịch sử khô khan trong sách giáo khoa con em chúng ta đang học. Người viết bài tin rằng cháu bé trong câu chuyện và rất nhiều người theo dõi sự kiện hôm nay sẽ có thêm trong mình một đốm lửa ấm của tình yêu với Lịch sử và hào khí dân tộc. Lịch sử không xảy ra đều đều mà có những điểm chốt, chắc chắn với mốc son của tháng mười hai nhạy cảm này, trong kỳ thi tốt nghiệp sẽ bớt đi nhiều em học sinh có điểm không đầy thất vọng.
    Hãy để Lịch sử được sống, nếu dân tộc không muốn mang một mảnh tang trắng trên đầu!
  5. ntran10

    ntran10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2002
    Bài viết:
    1.040
    Đã được thích:
    0
    Học sinh học sử từ SGK, mà sử SGK ai chắc là đúng. Vậy thì tại sao phải học? Không học thì dốt, thế thôi. Học sinh nên lên đây xem các bác "thảo luận" thì ai cũng sẽ giỏi sử hết.
  6. DACAM

    DACAM Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/04/2002
    Bài viết:
    1.223
    Đã được thích:
    0
    Vấn đề này cũng có nhiều nguyên nhân nhưng theo tôi chúng ta sẽ dốt một môn nào đó chủ yếu là do 2 yếu tố :
    1- tư duy của chúng ta không phù hợp với bộ môn đó
    2- cách giáo dục của bộ môn đó không thuyết phục
    Nhưng riêng với lịch sử là một bộ môn cần thiết cho bất cứ cá nhân nào trong mỗi một quốc gia .Thực ra cũng không thể trách cách giảng dạy môn lịch sử ở các trường học được , chúng ta chỉ có thể học tốt một môn nào đó nếu ta yêu thích nó . Cái cần làm đầu tiên không phải do nhà trường mà là do những người lãnh đạo đã không biết cách quảng bá lịch sử và không ưu đãi đầu tư cho lĩnh vực này .
    Tại sao chúng ta thuộc sử Trung Quốc còn hơn sử Việt nam ? chỉ đơn giản chúng ta được thưởng thức những sản phẩm quảng bá lịch sử của họ hàng ngày .
    Đừng trách tại sao học sinh chúng ta ngày nay dốt sử , chúng ta đều bắt đầu từ những người dốt sử , nếu có ai đó am hiểu về lịch sử có lẽ đầu tiên là do họ yêu thích lịch sử , thứ 2 có thể là do hoàn cảnh hoặc công việc bắt buộc họ phải tìm hiểu lịch sử mà thôi .
    Dốt sử là vấn đề nhỏ , ý thức của con người mới là vấn đề lớn . Nếu con người ta có ý thức thì môn lịch sử không phải là môn khó .
    @ CoDep nói toán học dễ hơn lịch sử là sai lầm đấy nhé . Lịch sử là tư duy thống kê còn toán học là tư duy trừu tượng
  7. Himmler

    Himmler Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/01/2003
    Bài viết:
    114
    Đã được thích:
    0
    Tôi thấy việc dạy sử của ta thật là kỳ cục và theo tôi phải cân đối lại khối lượng dạy sử trong 12 năm học phổ thông và 4 năm đại học. Tôi thấy tiếc là phần lịch sử các triều đại phong kiến Việt nam chiếm một khối lượng quá nhỏ so với phần lịch sử sau năm 1945.
  8. vingrauX

    vingrauX Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/04/2007
    Bài viết:
    1.001
    Đã được thích:
    0
    Sao cháu lại côn đồ thế, đấm vỡ mũi bạn? Cháu làm thế ***** biết cụ không vui đâu. Cháu là hồng vệ binh à?
  9. quydede

    quydede Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/04/2006
    Bài viết:
    594
    Đã được thích:
    0
    Học sinh nước nào mà chả dốt sử, đâu riêng nước ta.
    Khi nào cần đến thì lại google.
    Không những sử mà còn nhiều môn khác nữa đấy chứ lị.
    Mem nào đấy trong diễn đàn này có 2 câu thơ con cóc như sau thấy cũng được đấy :
    Dân ta phải biết sử ta
    Ai mà không biết thì tra google
  10. HelloBarca

    HelloBarca Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/07/2007
    Bài viết:
    706
    Đã được thích:
    67
    Theo em SGK LS phải thay đổi nội dung theo kiểu :
    Cấp 1 : Thời kì vua này ....vua này , nghề làm bánh kẹo rất phát triển
    Cấp 2 : Quang Trung rất đẹp trai , vợ của ổng này ....ổng này rất xinh gái
    Cấp 3 :Thời kì vua này ....vua này , hàng loạt các công ty thời trang lớn của thế giới xâm nhập Việt Nam
    .................
    Đùa các bác tí cho zui thôi , chứ em thấy học LS sợ nhất là con số . Bố khỉ học Cấp 2 , cấp 3 mà bắt nhớ cả ( ngày/ tháng/ năm) . Cứ cho HS nó học càng đơn giản càng tốt , sau này chúng nó khoái rồi sẽ tự tìm hiểu sau.

Chia sẻ trang này