1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Học sinh ngày nay dốt sử - lỗi tại ai

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi starboard_side, 30/07/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. masktuxedo

    masktuxedo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/02/2002
    Bài viết:
    1.625
    Đã được thích:
    1
    Bạn Froza: Nhân bạn có nhắc đến học ở nước ngoài thì thế này. Ở nước ngoài môn sử không phải là một môn chỉ có giở sách giáo khoa ra đọc thuộc lòng đâu. Môn sử là môn mà học sinh sẽ phải về nhà đọc thêm tài liệu đâu đó, viết bài luận, lên lớp trình bày ý kiến (presentation) - nói chung là mọi môn đều như thế. Ít nhất đó là những gì tôi chứng kiến ở Mỹ.
    Vả lại một học sinh bị điểm kém thì đó là lỗi ở học sinh ấy. Nhưng khi mà toàn xã hội nhan nhản những học sinh chán học môn sử, bị điểm 0 môn sử, thì đó lại là lỗi của xã hội.
    Được masktuxedo sửa chữa / chuyển vào 05:30 ngày 04/08/2006
  2. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    1- Điểm 0 không thể cho câu trả lời rõ được . Nó chỉ cho chúng
    ta đề tài thảo luận thôi .
    Ngày xưa tôi đi học, phần lớn các học sinh phải đi bộ chừng 1
    giờ hoặc hơn (từ 6 đến 10 kilômét) và lúc về học cũng chừng ấy
    giờ nữa . Riêng tôi thì ở cách trường 6 kilômét, và tôi đi đúng
    1 tiếng đồng hồ . Dám cá với các bạn, ngày nay ít bạn đi nổi tốc
    độ đó.
    Cũng nói thêm, gia đình tôi kinh tế tạm đủ ăn, nên tôi chỉ đi làm
    thêm những lúc nghỉ Tết, nghỈ Hè thôi . Các bạn khác, phần
    nhiều ở nông thôn, tuy không đi làm thuê như tôi, nhưng ngày
    nào cũng phải giúp cha mẹ kiếm rau, đâm bèo nuôi heo nuôi
    lợn, hay làm vườn trồng rau . Nói chung, các bạn tôi không có
    thời giờ đọc sách giáo khoa, chứ đừng nói đọc thêm tài liệu
    tham khảo . Giả như có ai lên Internet in được ra tài liệu mà giúi
    vào tay, thì cũng một câu xin lỗi, tôi không có thì giờ .
    Chương trình học ở ViệtNam, môn nào cũng vậy, đều nhồi nhét
    kiến thức, nhà thì nghèo, lại còn đòi thảo luận, thì học đến chết,
    chứ được điểm 0 mà còn sống và không bị điên thì may lắm rồi .
    2- Lỗi tại ai, một câu khó trả lời, nhưng không phải chỉ có một
    câu trả lời đơn giản, ngắn gọn, và duy nhất. Tôi cho rằng, ít nhất
    có thể thấy lỗi ở những điểm sau đây:
    - Ở học sinh
    - Chương trình nặng
    - Đề thi nặng, cách ra đề khó, đề thi bao trùm quá rộng
    - Xã hội không tỏ ra cần môn Sử
    Ngoài ra, có bạn có ý kiên rằng môn Sử cần nhiều ý kiến khác
    sách giáo khoa của Bộ Giáo Dục, thì tôi có ý bàn với bạn ấy
    như sau:
    Học ở trường nào, thi ở trường nào, lấy điểm ở trường nào, lấy
    bằng cấp ở trường nào, thì phải trả lời, làm bài theo trường ấy
    chấm . Ví dụ, ở Mỹ mà làm bài chê Mỹ ác, lạc hậu, thì không thể
    được điểm cao, mặc dù không bị đi cải tạo như chê Đảng ở
    Việtnam . Ví dụ nữa, học bài ở bang Texas, mà đi thi ở bang
    Massachussette thì không thể được điểm cao, vì 2 sách giáo
    khoa khác nhau (mỗi trường có sách giáo khoa riêng, ngay cả
    trong một thành phố) . Ví dụ nữa, học sách năm ngoái, thì năm
    nay thi không thể được điểm cao, vì ở Mỹ, mỗi năm lại có thể
    thay sách giáo khoa khác . Vì vậy, thi Sử ở ViệtNam, thì phải theo
    sách giáo khoa của bộ giáo dục xuất bản, không thể lên Internet
    mà ghi chép tất cả những ý kiến khác nhau và trái ngược từ
    những nguồn tin đối lập nhau được. Làm thế vừa tốn thời gian,
    vừa không đúng với ý của người sẽ cho mình điểm . Cũng nên
    biết điểm thi đánh giá mức độ thuộc bài, chứ không đánh giá
    học sinh biết nhiều hiểu rộng, hay giỏi . Trên đời, làm gì có tiêu
    chuẩn đánh giá ai giỏi, ai biết, ai đúng ? Giỏi của người này,
    biết của người này, đúng của người này có khi chẳng có giá trị
    gì với người khác. Vậy chúng ta hãy chỉ lấy sách giáo khoa để
    làm tiêu chuẩn thôi nhé .
  3. Forza_Roma

    Forza_Roma Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2003
    Bài viết:
    1.021
    Đã được thích:
    0
    Thưa bác masktuxedo.Có 1 điều trong bài của em mà em muốn nhấn mạnh đấy là chúng ta phải có ý chí vượt qua khó khăn chứ ko phải là ko vượt qua nổi thì ngay lập tức đổ lỗi cho xã hội.Bác đi xa hiểu rộng,bác đề cập đến phương pháp học ở Mỹ.Rất tiên tiến nhưng nó chưa thể áp dụng ở VN vì mức sống chưa cho phép.Ở thành phố thì các loại tài liệu rồi internet là phổ biến nhưng còn ở những vùng nông thôn khi mà 50k còn là một khoản không nhỏ thì phương pháp học tập tiên tiến ấy liệu có áp dụng đuợc?Ở Mỹ mỗi năm người ta thây SGK 1 lần.Ở VN mà làm như thế thì có biết bao gia đình khốn đốn mỗi lần vào năm học mới vì thằng em ko thể dùng lại sách của thằng anh.Còn chuyện học sử ở Séc cũng phải chép lia lịa là chuyện có thật chứ em ko bịa.Khi em kể về học sử ở VN cho bạn em nghe,nói rằng học sinh ở đây ghét học sử vì học toàn chép với học thuộc .Bạn em bảo bên kia cũng vậy nhưng học sinh vẫn thik học mà em phát ngượng.Cái chính là mỗi chúng ta có khát khao và ý chí .Còn chương trình học được bố trí cho cả vùng sâu vùng xa đều học được thì ko có lí gì cố gắng mà ko học được cả
  4. duyhau2012

    duyhau2012 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    918
    Đã được thích:
    1
    Em cũng là một thằng thi Sử năm nay đây
    Chả biết sao, em ngồi trong lớp Luyện thi, ông thầy em thì cứ huyên thuyên kể về các giai thoại, những sự kiện, những cái vui, cái lạ, rồi kể về các nhân vật làm Cách mạng, Hồ Tụng Mậu, Nguyển Thế Truyền, Hồ Chí Minh rồi Võ Nguyên Giáp, chả phải ghi chép gì cả, phát cho cái cua, giảng đến đâu kể đến đó.....
    Vậy mà những học viên khác lại phản đối, cho rằng thầy nói đâu đâu không , rồi muốn thầy bám sát bài giảng, trong khi thầy em không xót bài nào cả . Bác nào ở TPHCM, học Minh Khai chắc biết thầy em, thầy Vĩnh Thanh mà có lần báo HHT đưa tin về cách dạy sáng tạo, còn một ông thầy nữa dạy bên NK là thầy Khoan, tiếc là cả hai thầy đều già
    Giải thích về chuyện chép chép đọc đọc ngủ ngủ, thầy em có nói, ổng bỏ ra 6 năm trời để phấn đấu đưa cua vào nhà trường và giáo viên chỉ việc kể cho hs những câu chuyện lịch sử hay, vừa giáo dục lòng yêu nước, vừa không mất bài dễ nhớ, nhưng nhà trường không chịu vì lậ luận rằng: "Đi học thì phải có tập, tập thì phải chép ", tới đây em hết ý kiến
    Vậy thì ai đúng ai sai, em chưa dám nhận xét vì điểm của em chưa có, nếu em rớt ĐH thì chắc cách mà chúng ta làm bây giờ là đúng, còn không thì hình như em đúng, em đi thi Sử dek học bài gì cả
  5. Benediction

    Benediction Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    1.157
    Đã được thích:
    0
    Ở nước ngoài, học sinh không bị bắt buộc phải học thuộc nhưng điều đó là cần thiết cho bài luận trên lớp. Nền giáo dục nước ngoài dạy học sinh phải có suy nghĩ của chính mình chứ không phải bảo gì nghe đấy của mình.
    Tôi nghĩ rằng thật ra những giáo viên dạy sử hiện nay cũng rất thích học sinh tự sáng tạo. Bằng chứng là những năm cấp 2, cấp 3 tôi đi thi sử chỉ nhớ mỗi sự kiện, còn lại chẳng học những cái râu ria kia làm gì. Thế mà điểm vẫn thuộc loại khá. Thậm chí còn được 10 sử khi đi thi cấp 2.
    Chúng ta cần có sự thay đổi, mà muốn thay đổi chúng ta phải cải cách giáo dục toàn diện...
  6. dungsamtien

    dungsamtien Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/11/2005
    Bài viết:
    2.909
    Đã được thích:
    59
    Nói như bác cũng như không...thời nào mà chả có tuyên truyền này kia...các bác hải ngoại bây giờ cũng đang tranh thủ Viết sử....chắc là sợ mai mốt k ai nhớ...mà xem ra các bác này nói còn "hay" hơn sách giáo khoa quốc nội nhiều...Ở cấp châu lục thì có bác samurai mặc dù đã qua hơn nửa thế kỷ rồi vẫn lăm le viết lại sử đấy thôi...mỗi lần như vậy thì Bác Nhân Sâm và bác ghẻ hàng xóm lại nhẩy cẫng lên như điện giật.....
  7. My2Cents

    My2Cents Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2006
    Bài viết:
    425
    Đã được thích:
    0
    Tôi nghĩ rằng do tuổi trẻ ngày nay phải học lịch sử nhiều hơn so với ông cha chúng và phải học thêm những điều mà cha anh chúng làm ra - những điều chỉ xuất hiện trên lời nói mà không có bằng chứng lịch sử - nên bị lú thôi. Xưa nay trong trường học vẫn dạy sử theo kiểu "giã sử" chứ không theo nguyên tắc nghiên cứu lịch sử đàng hoàng nên chuyện dốt nát của con em mình về LS là tất lẽ dĩ ngẫu.
    Chuyện thiên cưỡng ép bức học thêm về giã sử càng tệ hại. Tôi chẳng thấy có một thày giáo dạy sử nào dẫn học sinh vào bảo tàng hay những nơi là chứng tích lịch sử để chúng tham khảo. Nhiều khi bản thân thày giáo dạy sử cũng không biết nốt. Chỉ vì chạy theo thành tích và thu nhập mà các thày chỉ chú tâm đến dạy thêm mà không quan tâm đến chất lượng. Chính vì vậy mà lịch sử VN qua miệng của các thày dần dần trở thành "truyền thuyết", giã sử, chuyện vỉa hè... và mất hết giá trị lịch sử của nó. Kết quả thì chúng ta rõ rồi - Học sinh ngày nay dốt sử.
    ATB,
  8. lonesome

    lonesome LSVH, 7xSG Moderator

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    7.018
    Đã được thích:
    11
    Vậy là chú em học cùng thầy với anh. Hồi lớp 12, thầy Thanh là GVCN của anh. Thầy dạy bọn anh học Sử bằng bộ đề thi Đại học, cách dạy của thầy rất hay, link giữa các câu hỏi,, các vấn đề và các sự kiện với nhau thành chuỗi. Thầy còn có cách giảng bài khiến học sinh dù chán đến đâu cũng phải dỏng tai lên mà nghe.
    Năm đó Thầy có nói đại ý: năm nay "thoáng" hơn hồi trước, giáo viên Sử được phép "phê" chứ không phải chỉ có "khen" như trước nên Thầy dạy dễ hơn. Cũng chính nhờ Thầy mà tớ biết cách nghiên cứu Lịch Sử 1 cách hợp lý và khoa học hơn chứ không phải như chỉ đọc truyện cho biết.
    Trường MK còn có thầy Đức nữa nhưng Thầy đã mất lâu rồi, chắc chú em không biết.
    Ngoài lề 1 tý.
  9. appassionata

    appassionata Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/08/2005
    Bài viết:
    433
    Đã được thích:
    0
    Có nhiều nguyên nhân, mà thường cái này kéo theo cái kia, các bác cũng đã nói ở trên hết cả rồi, ko muốn nói thêm dài dòng nữa, đụng chạm đến các vấn đề nhạy cảm lại bị xoá bài thì xong.
    Theo mình còn nguyên nhân nữa là do có một số thầy cô vốn cũng xuất thân từ những thế hệ "chuột chạy cùng sào mới vào Sư phạm" hoặc đã từng có tâm lý "khối C dễ, học thuộc là xong" sau này ra nghề cũng chẳng tâm huyết, giỏi giang, hiểu biết nhiều về Sử nhưng vẫn được phân công dạy Sử.
    Còn mình cũng thấy bác Forza nói có ý đúng, nếu mình có ý chí, sự ham thích tìm hiểu thì thầy cô có giảng dở, chương trình có gượng gạo, lê thê, công thức thì mình vẫn học được. Bản thân mình từ lúc đi học đến giờ vẫn thấy chưa bao giờ chán Sử cả.
    Được appassionata sửa chữa / chuyển vào 15:29 ngày 05/08/2006
  10. duyhau2012

    duyhau2012 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    918
    Đã được thích:
    1
    Bố khỉ, Sử chỉ có 6, thế hóa ra cách học thuộc vẹt lại thắng thế
    Báo bà con, em đc 18đ, chắc chắn hơn điểm sàn, đứng thứ 83/9000 đứa đi thi , nhưng nghe đồn bọn Luật Thương Mại lấy đến 19, thế hóa ra em rớt à
    To anh Lonesome: em đang tính dụ thầy làm đề tài về Hồ Chí Minh ở hải ngoại

Chia sẻ trang này