1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Học Sinh , Sinh viên bây giờ nghĩ gì??

Chủ đề trong 'Giáo dục Giới tính' bởi Footfall_Fancier, 02/09/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Footfall_Fancier

    Footfall_Fancier Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/08/2006
    Bài viết:
    528
    Đã được thích:
    0
    Học Sinh , Sinh viên bây giờ nghĩ gì??

    1) Khi không nén nổi tò mò?




    18 tuổi, Kỳ vướng phải vòng lao lý, 3 năm tù và đền tài chính 3 triệu đồng vì trót có hành vi ?o******** với trẻ em?. Chuyện buồn ngoài phiên tòa sau đây có lẽ sẽ mang đến nhiều ngẫm ngợi cho người.

    Tô Minh Kỳ, 18 tuổi, vóc dáng cao ráo, khỏe mạnh, mặt mũi sáng sủa, ưa nhìn dù ánh mắt và cử chỉ vẫn toát lên vẻ chất phác, vụng về của một thanh niên nông thôn ít học. Ngày 3/8/2006, Tô Minh Kỳ bị Tòa án tỉnh Bạc Liêu xét xử về hành vi ?o******** với trẻ em?...

    Cách đây ba năm, cái xóm nhỏ ở thị trấn Hòa Bình (huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu) nơi Kỳ cư ngụ xuất hiện cô bé K. nhỏ nhắn, nước da bánh mật, tuy không đẹp sắc sảo nhưng dễ thương, lanh lợi.

    Nhà K. ở một xã heo hút cách Hòa Bình hơn 30km nên cha mẹ gửi em ra ở nhờ nhà vợ chồng chị ruột để K. tiếp tục học lớp 10. Vậy là Kỳ và K. trở thành hàng xóm và dần dần quen thân nhau. Cả hai thường cùng nhau trò chuyện, đùa giỡn. Những khi rảnh rỗi, Kỳ hay viện lý do sang nhà anh chị K. chơi để gặp K..

    Thế rồi một hôm anh chị K. đi vắng, Kỳ đến chơi như thường lệ và ?ochuyện ấy? đã xảy ra. Mấy hôm sau, Kỳ lại đưa K. ra sau vườn nhà quan hệ một lần nữa.

    Lúc đó K. mới 15 tuổi 11 tháng. Chẳng bao lâu sau gia đình K. phát hiện, lập tức đưa em đến bác sĩ khám và tố cáo Kỳ với cơ quan công an.

    Trước tòa, K. trả lời rất trôi chảy, lưu loát. K. nói em bị Kỳ ép buộc ?oquan hệ?. Sở dĩ em không cho gia đình biết ngay vì sợ gia đình, dòng họ bị mang tiếng xấu, sợ em không thể tiếp tục đi học được trong khi gia đình em rất nghèo, ba má hi vọng em có thể học hành đỗ đạt để sau thoát cảnh nhọc nhằn, vất vả. Nhưng sau đó suy nghĩ lại, em đã quyết định kể cho chị ruột nghe sự việc.

    Trong khi đó, Kỳ khai ?oquan hệ? với K. là do hai người có cảm tình với nhau và K. đồng ý... Trong quá trình xét hỏi, hội đồng xét xử cho rằng tình tiết xảy ra trong vụ án đã được làm rõ, chứng minh được là K. có thể kêu cứu, kháng cự nhưng đã không làm.

    Giờ nghị án, mẹ K. tâm sự: bà ở nhà làm ruộng, chồng chạy xe ôm. Cuộc sống vất vả, bươn chải mãi nên khi gửi K. cho người con lớn, bà cũng ít có thời gian ra thăm.

    Ở với anh chị, K. thường xuyên ở nhà một mình vì anh chị cũng tất bật đi làm suốt ngày. Bà nói dù gì bà cũng phải cho K. chuyển trường đến một nơi xa để không ai biết chuyện này thì K. mới có thể tiếp tục đi học được...

    Trẻ em là những người chưa phát triển đầy đủ về thể chất, tinh thần, nhận thức chưa đủ chín chắn để quyết định một vấn đề gì nên luôn được pháp luật Việt Nam ưu tiên bảo vệ sức khỏe, tính mạng, danh dự.

    Vì vậy, dù K. đồng ý ?oquan hệ? thì Kỳ vẫn phạm tội và bị pháp luật trừng trị. Tòa đã tuyên phạt Tô Minh Kỳ 3 năm tù giam về tội ?o******** với trẻ em?, buộc bồi thường tổn thất tinh thần cho nạn nhân 3 triệu đồng.

    Phiên tòa kết thúc, mọi người lần lượt ra khỏi phòng xử. Bất ngờ, K. xông tới túm lấy Tô Minh Kỳ vừa đánh túi bụi vừa gào khóc, oán trách. Kỳ im lặng chống đỡ, gỡ tay K. ra không nói tiếng nào...

    Trong khi đó, mẹ và chị của Kỳ thì vừa nước mắt ngắn dài, vừa gào toáng lên: ?oCon K. đã đồng ý lấy thằng Kỳ chứ có ép uổng gì đâu mà bây giờ lại đi thưa đi kiện cho thằng Kỳ ở tù...?.

    Rồi cả hai cùng nhau xông vào K. làm lực lượng cảnh vệ phải can thiệp. Bà mẹ K. ngửa mặt lên mà kêu trời cao đất dày có thấu cho oan uổng của bà, con bà bị hiếp mà thằng nọ ở tù có mấy năm.

    Hai bên nhìn nhau gườm gườm, ánh mắt đầy hận thù, chực chờ xông vào cấu xé nhau. Kẻ kêu, người gào, người khóc... náo loạn cả sân tòa. Chỉ có hai người đàn ông, cha ruột bị cáo và anh ruột nạn nhân (một giáo viên cấp III), là lặng im cúi đầu buồn bã.

    Theo dõi phiên tòa, nhiều người tỏ ra tiếc cho Kỳ, tuổi còn rất trẻ đã phải vướng vào vòng lao lý để trả giá cho một hành vi mà khi thực hiện em không hề ý thức rằng đó là phạm tội.



    Và cũng thật đáng tiếc cho K. Giá như anh chị, cha mẹ của K. thường xuyên quan tâm, hướng dẫn em biết cách tự bảo vệ mình, không sa vào cám dỗ, tò mò của tuổi mới lớn thì em đã không phải chịu cú sốc tinh thần quá lớn như thế.

    Câu chuyện khởi đầu của đôi bạn thật vui vẻ, tưởng chừng sẽ đẹp, sẽ nên thơ nhưng cuối cùng lại kết thúc bằng tù tội, nước mắt lẫn hận thù của đôi bên.

    Chỉ còn mỗi hi vọng sau cú sốc nặng nề này là nạn nhân và cả bị cáo có đủ nghị lực để đứng lên làm lại cuộc đời mình.
  2. Footfall_Fancier

    Footfall_Fancier Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/08/2006
    Bài viết:
    528
    Đã được thích:
    0
    2)Nữ sinh ?osăn? đại gia


    Bỏ ngoài tai những lời can ngăn, nhiều cô gái lấy ?othành tích đi câu? làm nguồn sống và coi đó là niềm tự hào.
    Không chỉ chinh phục sếp ở các công ty, các kiều nữ ?ocổ cồn trắng? còn đeo vợt tennis, mang gậy golf ra sân nhưng không chơi bóng mà ?osăn? các đại gia.
    Thu, sinh viên trường Ngoại thương, ngay khi còn đang học năm thứ hai, đã kiếm việc làm thêm để khỏi phí thời gian và sắc đẹp. Loay hoay qua nhiều cầu, đến năm thứ ba, Thu xin được tập sự giao dịch khách hàng, phiên dịch ở một công ty xuất nhập khẩu.

    Với lợi thế về nhan sắc, cô nhanh chóng được bác giám đốc ưu ái bằng những chuyến đi công tác với ông ở các tỉnh xa. Năng lực chuyên môn không thể bằng cô thư ký cũ nhưng cô lại có năng khiếu làm cho bác giám đốc luôn thấy vui vẻ.

    Thế nên lương tập sự chẳng đáng là bao nhưng những khoản thu nhập ngoài luồng thì không biết thế nào mà kể. Được cái Thu là người ham học hỏi nên những kinh nghiệm mà cô học được qua những lần được đi theo giám đốc giá trị hơn hẳn số tiền. Thu cũng chẳng bận tâm về những lời đàm tiếu và sự hằn học của cô thư ký cũ. Cô coi đó như một khoản học phí.

    Cũng mang tư tưởng đóng học phí theo cách riêng, Dương, sinh viên Học viện Ngân hàng, cũng triệt để khai thác vốn tự có. Học năm thứ ba, cô vừa học vừa làm cho chi nhánh của một ngân hàng. Ban đầu Dương hầu như được mọi người trong công ty, từ bà phó phòng đến mấy cô bạn đồng nghiệp tiểu thư, yêu mến.

    Người ta mến cô vì trí thông minh và ham học hỏi. Thế nhưng, dần dần Dương sẵn sàng học hỏi bất kỳ ai, mọi lúc, mọi nơi, kể cả khi trên giường với anh trưởng phòng kế toán, trong khách sạn với ông giám đốc hay ở nhà riêng của anh bạn đồng nghiệp vốn là hạt nhân của công ty.

    ?oMiệng nói tay làm, mắt liếc người đong? là hình ảnh ngày càng rõ nét ở Dương. Cô cũng chẳng cần phải phân trần, giải thích vì những mối quan hệ cần thiết cô đều vây được cả, ba cái vụ đàm tiếu lẻ tẻ ăn thua gì.

    ?oPhải biết mình cần gì để mà lựa chọn chứ. Đời này được cái này thì mất cái khác, có ai vẹn toàn đâu. Xét cho cùng, mình có mất thêm cái gì đâu mà còn thu được bao nhiêu thứ?, Dương tuyên bố.

    Còn Vân, cô gái có ?oba vòng? cực chuẩn, tỏ ra lấn lướt các cô gái khác ở phong cách tự tin hiếm có. Cô vẫn tự hào với bạn bè về khả năng làm cho người khác chết điếng không chỉ ở hình thức mà còn ở sự khéo léo trong giao tiếp.

    Vậy nên chuyện cô làm trợ lý một lúc với ba đại gia cũng chẳng có gì lạ. Mới đây, Vân bắt đầu chơi tennis. Cô bỏ ra bạc triệu để mua quần áo, vợt tennis và đóng tiền học về môn thể thao này.

    Vân cho biết, cô từng cặp với một đại gia trong những lần đi chơi bowling khi trò chơi này là mốt của giới sành điệu. Sau này, khi bowling trở nên đại chúng, cô chơi tennis cho quý tộc.

    Theo Vân, ở các sân chơi thể thao, cô hấp dẫn giới mày râu (mà hầu hết là các đại gia lắm tiền nhiều của) ở vẻ đẹp khỏe khoắn, năng động. Trong bộ short trắng, cặp chân dài của Vân đủ làm xiêu lòng bất cứ đại gia nào.

    Điều đặc biệt là Vân không che giấu mối quan hệ giữa mình với những người đàn ông khác, ngay cả với ba ông bồ chính thức.

    Cô bỏ ngoài tai những lời gièm pha, đàm tiếu vì, theo cô, họ đàm tiếu là vì ghen ăn tức ở. Vì họ không làm được những điều mà cô đang làm.

    Cô còn tuyên bố thẳng với các ông bồ là mình không hề yêu họ, chỉ đơn giản là thấy ngưỡng mộ và không cưỡng lại sức hấp dẫn của họ mặc dù có hai trong số ba ông bồ của Vân thuộc dạng ?oxấu xấu bẩn bẩn không ai tán?.


  3. Footfall_Fancier

    Footfall_Fancier Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/08/2006
    Bài viết:
    528
    Đã được thích:
    0
    3)Những nữ sinh ở biệt thự, đi xe hơi


    Biệt thự và xe hơi đưa đón đã khiến không ít nữ sinh sa ngã.
    Đó là những nữ sinh Trung Quốc xinh đẹp, trẻ trung ở trong những ngôi biệt thự cao cấp. Nhưng có ai ngờ họ ra sức giấu biệt thân phận thật của mình: Làm vợ lẽ của các đại gia!
    Trương, một nam sinh viên con nhà giàu nói với phóng viên: Hiện nhiều đại gia có thú bao bồ là sinh viên. Đã có mấy ông bạn thân của bố cậu ta nhờ giới thiệu cho các cô bạn học để họ ?okết bạn?, nhưng cậu đã thẳng thừng từ chối.

    Các nữ sinh làm nghề này ?ođời lên hương? rất nhanh. Có một lần, người anh họ của cậu nhờ cậu tìm giúp một nữ sinh viên. Cậu biết trong lớp có một cô bạn vừa ?oxé hợp đồng? với một đại gia nên nhận lời hỏi giúp. Cô bạn kia nhận lời ngay. Nhưng sau đó, khi ông anh hẹn gặp để thỏa thuận hợp đồng thì cô bạn kia cho biết đã nhận lời một đại gia khác mất rồi!

    Trương nói, những người nhờ cậy cậu giúp đỡ đều rất nhiều tiền và không ít người đã có cả vợ lẽ rồi. Lý do họ tìm đến nhờ cậu cũng rất khác nhau: người thì nói do chán thương trường đầy rẫy sự lừa lọc, họ cho rằng sinh viên là những người trong sáng, thuần khiết, có đầu óc nên muốn bao nuôi một cô để tạo nên tổ ấm, thỉnh thoảng đi về nghỉ ngơi khi cần.

    Có người nói sợ phiền hà rắc rối, kết bạn với sinh viên tránh được những chuyện không đâu. Bởi nữ sinh viên bị nhà trường quản chặt, họ ra ngoài làm vợ lẽ rất sợ bị phát hiện, nếu lộ ra sẽ bị đuổi học. Phần lớn họ đều muốn có bằng đại học nên không dám làm già khi có chuyện.

    Mặt khác, nữ sinh nhận làm vợ lẽ do quẫn bách về kinh tế. Khi đã tốt nghiệp, họ sẽ từ bỏ con đường này, hai bên vui vẻ chia tay, không bám riết gây phiền hà cho đại gia.

    Lại có vị nói mình tiền nhiều nhưng chữ ít, muốn cặp với nữ sinh viên để ?otrở nên phong lưu tao nhã? (!?), khoe mẽ với bạn bè trong giới làm ăn. Đối với họ, bao nuôi được vợ lẽ là sinh viên là niềm tự hào, thoả mãn về mặt tâm lý, ?odanh giá? hơn. Bao nuôi được nữ sinh viên trường càng nổi tiếng thì họ càng thấy mình sang hơn.

    Hoàng Anh, một nam sinh viên khác kể lại với phóng viên chuyện có thật mà cậu đã chứng kiến: Một lần, Hoàng đến khách sạn nọ để thăm bạn thì tình cờ gặp một cô bạn cùng lớp đang ngồi với một người đàn ông đã luống tuổi ở quầy giải khát.

    Người đàn ông đang rất tức giận, còn cô bạn thì đang cố giải thích điều gì đó và ra sức lấy lòng ông ta. Sau đó cô bạn cũng nhìn thấy Hoàng, đỏ bừng mặt mũi, vội kéo người đàn ông đi nơi khác.

    Hoàng kể, hồi còn học phổ thông trung học cậu đã nghe chuyện đại gia bao nuôi sinh viên làm vợ lẽ. Khi đó cậu cho rằng có sao đâu, hai bên đều tự nguyện là được. Nhưng khi đối mặt với thực tế thì cậu cảm thấy rất khó chấp nhận.

    Nhìn các nữ sinh ríu rít, dập dìu cùng nhau trong sân trường hay ngoài đường phố, cậu thấy họ đẹp đẽ và thiêng liêng, không thể xâm phạm. Nhưng dưới ánh đèn, thấy họ say khướt, dung tục và đáng khinh, cậu đâm ra căm hận hiện thực. Các nữ sinh cần phải biết yêu bản thân mình, còn đám đàn ông thì phải biết tôn trọng các phụ nữ trẻ.

    A Mai có một vẻ đẹp tự nhiên, năm 1999 cô thi đỗ vào trường đại học X ở Quảng Đông, đến học kỳ đầu của năm thứ hai thì bắt đầu làm vợ bao. A Mai sống cùng mẹ mà không có bố. Bà mẹ không có nghề nghiệp cố định, sống rất vất vả để kiếm tiền cho con ăn học.
    Khi cô vào đại học, tiền mẹ chỉ đủ cho đóng học phí. Cô đành phải đi làm thêm. Một lần đi tiếp thị cho một loại sản phẩm thì cô gặp phải ông Tăng, hơn cô hai mươi mấy tuổi - là ?olão bản? của cô hiện nay. Ông Tăng người Hồng Kông, có phi vụ làm ăn ở Quảng Châu.

    Tuy không đẹp trai, nhưng ở Tăng toát lên vẻ từng trải, lịch lãm, đối xử với A Mai rất chu đáo, tận tình. Mỗi khi ở bên ông, A Mai thấy rất vui. Trong quá trình giao du với ông Tăng, A Mai thấy được giá trị của tiền bạc.

    Một buổi tối 2 tháng sau khi quen nhau, ăn xong, Tăng không đưa A Mai về nhà mà dẫn cô đến một căn hộ. Tăng nói, căn hộ này ông ta mua cho cô, chỉ cần cô tốt với ông thì mọi việc của cô từ nay về sau ông bao cho hết.

    Khỏi cần suy nghĩ thêm, Mai đồng ý ngay. Mai nói, gia đình tan vỡ và sự thiếu thốn đã khiến cô trở thành người rất thực dụng, cô biết sắc đẹp là cái vốn của mình.

    Cô biết rõ ông Tăng đã có vợ con ở Hồng Kông và mình chẳng hề yêu ông ta, nhưng cô mong chờ một cuộc sống đầy đủ và không phải ưu phiền như thế này. Trong trường có nhiều bạn trai theo đuổi cô, nhưng những thứ cô cần họ đều không đáp ứng được.

    Thứ tình cảm lãng mạn họ dành cho cô thì cô lại không cần. Giờ đây cô không thể để thoát một người đàn ông vừa giàu có vừa chu đáo như ông Tăng. Cô phải tận dụng tuổi trẻ và sắc đẹp để kiếm tiền và hưởng thụ cuộc sống giàu sang.

    Theo A Mai, hiện nay số nữ sinh trẻ đẹp dùng thân thể để đổi lấy tiền bạc và hưởng lạc có không ít. Nhiều cô bạn của cô đều đi theo con đường này. Đặc điểm chung của họ là: trẻ đẹp nhưng không có tiền và tiền đồ thì không thể đoán trước được.

    Có một cô gái người Tứ Xuyên, rất xinh đẹp, là sinh viên trường nghệ thuật. Khi mới quen biết, cô bạn thề thốt sẽ cố gắng hết sức mình để phát triển sự nghiệp tại Quảng Châu. Thế nhưng giờ đây cô đã bỏ học và trở thành gái bao cho các đại gia lắm tiền.


  4. Footfall_Fancier

    Footfall_Fancier Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/08/2006
    Bài viết:
    528
    Đã được thích:
    0
    16 tuổi và bài học đầu đời


    Không tìm được câu trả từ mẹ, các em đành tự mày mò "khám phá". (Ảnh minh họa: Momsandkids.org)
    Mẹ né tránh trả lời câu hỏi về giới tính của Thủy, khiến cô bé 16 tuổi phải đến hỏi... chính cậu bạn bằng tuổi. Câu trả lời cuối cùng: Thủy và Nam đều trượt cấp 3, còn chuyện tình cảm thì chẳng đi đến đâu.
    16 tuổi, Thủy hồn nhiên với tất cả sự vô tư vốn có của mình. Cuộc sống và việc học của Thủy sẽ vẫn diễn ra êm đềm nếu không có một ngày Nam chuyển trường từ Nha Trang ra Hà Nội học và ngồi cạnh Thủy trong lớp.
    Nam học giỏi vui tính, giúp đỡ Thủy nhiệt tình trong các bài tập và dần hai bạn có tình cảm từ bao giờ không ai biết.
    Bố mẹ Thủy kinh doanh đồ nội thất, công việc rất bận, không quan tâm nhiều được tới con, dù Thủy là con một.
    Nam thường xuyên đến nhà Thủy chơi, có khi là để học nhóm, nhưng cũng có khi là cùng nhau giải trí bằng các bộ phim Mỹ. Nhiều lần thấy các diễn viên trong phim hôn nhau, Thủy đỏ mặt không biết sao lại thế.
    Em đem chuyện này hỏi mẹ trong bữa cơm tối hiếm hoi mẹ về sớm ?ongười ta hôn nhau để làm gì hả mẹ?? nhưng chỉ nhận được câu trả lời ?ohỏi vớ vẩn? từ phía mẹ.
    Càng tò mò, trong một lần xem phim khác ở nhà mình cùng Nam, Thủy đã tâm sự với Nam thắc mắc của mình, Nam cười và bảo ?ocậu chờ tớ một tí?.
    Ngay sau đó ít phút, Nam cầm một đĩa phim *** và mở cho Thủy cùng xem. Ban đầu Thủy còn thấy ngượng, nhưng sau đó lại thấy rất hứng thú, theo dõi chi tiết từng cảnh trong phim, toàn thân thấy rạo rực, một cảm giác khó tả.
    Nam ngồi sát bên Thủy, bàn tay Nam chuyển động, điều đó càng làm Thủy ham muốn. Không có lý trí nào mách bảo Thủy đừng hành động, cũng không có lời dạy nào của cha mẹ Thủy về điều này, trong suy nghĩ của cô bé 16 tuổi lúc này chỉ là muốn được ?okhám phá?, được biết ?omột phần của cuộc sống đích thực?.
    Nam và Thủy đã ?ohọc bài? theo phim rất nhanh, chuyện đó đã xảy ra, không chỉ một lần mà nhiều lần tiếp sau.
    Cả hai học sa sút dần, giờ học trên lớp là những phút lãng đãng, trao tình qua ánh mắt và mẩu giấy ?ochat?. Cô giáo chủ nhiệm đã thấy có dấu hiệu khả nghi và tách họ ra hai bàn khác nhau, nhưng kết quả cũng không khả quan.
    Cuối cấp, cả hai không đỗ vào trường công lập. Nam học dân lập trong ngậm ngùi tiếc nuối, một phần bởi những lời chỉ trích của bố mẹ, Nam nhìn về ?oquá khứ? với Thủy như một trò chơi và quên ngay sau khi nhập trường mới.
    Còn Thủy, em thấy đau đớn và tủi hổ, bài học đầu đời em đã phải trả giá quá đắt, tại sao bố mẹ không chỉ bảo cho em mà phải để em tìm đến một bạn nam?

  5. Footfall_Fancier

    Footfall_Fancier Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/08/2006
    Bài viết:
    528
    Đã được thích:
    0
    Nghỉ hè, du học sinh về nước... quậy



    Quần tụt ?otrễ tràng?, tóc dựng đứng... xanh màu cỏ. Đầu luôn gật gù, miệng hát lải nhải điệu hip hop: ?oNăm gặp bạn bè có một lần, nể chúng nó mời, đi là phải uống, thua chúng nó để đâu hết nhục?.
    Đó là phác thảo sơ qua chân dung một số du học sinh Việt Nam khi nghỉ hè ở quê nhà.
    Những con ?osâu? rượu
    Tuấn, du học sinh Trung Quốc, trở về nước sau hai năm ?odùi mài kinh sử?, không nỡ từ chối bất cứ lời mời nào của bạn thân cũng như sơ. Với tâm lý ?onể nên mới nhậu?, chỉ trong mấy tháng được chiến hữu ?orèn luyện?, Tuấn trở thành con sâu rượu.
    Luôn trong tư thế thắng trận nhưng lần nào Tuấn về nhà cũng ?ochân nam đá chân chiêu?. Cho đến một ngày, Tuấn ?ogửi lại? đâu đó trên quãng đường từ quán nhậu về nhà chiếc Dream của mẹ khi một sáng cậu tỉnh dậy bên góc đường gần... bãi rác.
    Bị bố mẹ giam lỏng tại gia, Tuấn nhanh chóng lấy vé sang Trung Quốc để tranh thủ ?ohọc ôn thi? cùng mấy người bạn. Triền miên trong những tiệc rượu, chỉ gần một tháng sau, Tuấn phải vào viện vì nghi chảy máu dạ dày.
    Du học sinh nam uống rượu đã đành, du học sinh nữ nhà ta cũng không chịu kém cạnh. Trang - du học sinh Nga được bạn bè đặt cho cái biệt danh ?ongười tình của rượu?.
    Bố mẹ bỏ nhau rồi lập gia đình riêng, Trang được ?ođẩy?sang Nga học. Buồn, chán đời, Trang bắt đầu mượn rượu giải sầu.
    Kỳ nghỉ hè của Trang triền miên trong các quán bar, bên cạnh chai rượu. Uống mãi cũng chán, Trang nghe lời bạn ?ocắn thuốc? để thử cảm giác phê. Có lần lên sàn, Trang cắn thuốc rồi tỉnh dậy bên cạnh người đàn ông xa lạ.
    ?oĐã lỡ rồi thì chẳng còn gì để mất cả? - Trang vẫn không ngừng uống, ?ocắn thuốc? và lắc. Chỉ đến khi cô chính thức bị đuổi học thì bố mẹ cô mới phát hiện ra Trang ?oxài thuốc? và đưa cô đi xét nghiệm.
    Yêu không điểm dừng
    ?oYêu phải trải nghiệm, trải nghiệm thì không có điểm dừng mà đã không có điểm dừng rồi thì hậu quả chỉ là ... chuyện nhỏ? - Tú, du học sinh ở Singapore trở về trong dịp hè vung tay, lớn tiếng tuyên bố.
    Để ?okhai hóa? cho lũ bạn ?ogà quê? cái khoản ?otự do dân chủ? trong yêu đương, Tú vừa chân ướt chân ráo về nước đã tìm ngay cho mình 2 cô bạn gái và áp dụng luôn chiêu thức chia lịch cho 2 cô bồ theo dạng 2 - 4 - 6, 3- 5 - 7. Như thế là công bằng nhất vì ?okhông trùng lặp và không em nào bị thiệt?.
    Theo Vy - một sinh viên xinh đẹp, giỏi giang đang học tại Đức thì ?okhoảng cách sẽ giết chết tình yêu!?. Tình yêu đến ngay cái nhìn đầu tiên, có lẽ thế nên vừa về Việt Nam, Vy cặp luôn với một anh chàng người Phi kém mình 3 tuổi đến Việt Nam du lịch.
    Không biết rồi cuộc tình ?osét đánh? của Vy có được cái kết có hậu hay không khi mà chỉ còn vài ngày nữa cậu bạn trai của cô trở về cố hương sau ?otua? du lịch?
    Chơi... tẹt ga
    Không có cái khoản trai gái ?olằng nhằng? như Tú nhưng Hải - du học sinh ở Maxcơva lại nghỉ hè bằng một lịch trình bận rộn, kín mít, dày đặc: sáng ngủ, chiều cà phê - billard, tối lên bar - vũ trường.
    Với ?ocon? @ mượn của bố, ?odế? độc có giá trên 10 triệu đồng - món tiền mượn bạn trước khi về nước, nên điểm dừng của Hải là những MTV, Saigon phố, New Window... sang trọng và sành điệu bậc nhất nhì TPHCM.
    Đẹp trai, lịch lãm không ít các cô gái vây quanh Hải. Để trang trải cho các cuộc nhậu làm quen, sinh nhật cưới xin... cho đúng ?omác? sành điệu, Hải quyết định làm thêm để chơi tẹt ga.
    Nghe lời môi giới của đứa bạn làm trong một quán bar, Hải tìm được việc làm nhẹ nhàng, ?olương? cao và rất tự do, hợp với yêu cầu của mình. Đó là ?ophục vụ? một bà giàu có gần bằng tuổi mẹ mình.
    Lịch trình của Hải thay đổi hơn một chút: sáng ngủ, chiều cà phê - billard, tối ?ođi làm thêm?, khuya cùng bạn gái tâm sự thâu đêm. Không ngại ngùng, không giấu giếm, Hải mang chiến tích của mình kể lại cho mấy ?ochiến hữu? nghe như một đề tài để ?ohọc tập và rút kinh nghiệm?.
    Chẳng biết câu chuyện của Hải còn đi tới đâu nếu không có một ngày chồng của người đàn bà Hải vẫn thường ?ophục vụ? bất chợt đi công tác về sớm hơn dự định. Mẹ Hải đành ?omuối mặt? đến ký giấy cam kết với chồng của ?obồ? con mình để xin cho con về rồi nhanh chóng ?otống cổ? cậu quý tử về Maxcơva.

  6. monitor_vn_2005

    monitor_vn_2005 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/03/2006
    Bài viết:
    1.197
    Đã được thích:
    0
    những bài học giá trị đấy nhỉ, nhưng biết làm sao được , biết vẫn mắc phải, chuyện bình thường và đầy ở ngoài đời, kể sao cho hết.
  7. boy_kinhcan2783hn

    boy_kinhcan2783hn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/07/2006
    Bài viết:
    2.639
    Đã được thích:
    0
    phải nói là toàn chuyện biết rồi nhưng đọc vẫn cứ thấy hay
  8. nokia668123

    nokia668123 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/04/2006
    Bài viết:
    1.638
    Đã được thích:
    0
    Khôn cũng chết,dại cũng chết,chỉ có biết mà tránh thì không chết
  9. meonhocdangyeu

    meonhocdangyeu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2004
    Bài viết:
    3.337
    Đã được thích:
    0
    Giải quyết tất cả mọi việc = cách iu một ng bình thường, cs bình thường, công việc ổn định, giải quyết đc những vấn đề tài chính tối thiểu, với lại quan trọng là tình iu làm ng ta suy nghĩ thông suốt hơn nhìu cái........
  10. guitar2509

    guitar2509 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2006
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    0
    Buồn cười.Các bác nhà báo Việt Nam được cái tài là:Viết về một cá nhân,hay một số cá thể vô cùng nhỏ so với 80 triệu con người nhưng cứ làm cho người đọc cảm thấy như xã hội này ngày càng suy đồi và xuống cấp nghiêm trọng.Nhưng mà lạ thiệt,tờ đầu thì đăng những bài mang tính cảnh bảo về những chuyện mà bạn Footfall đã viết,còn trang sau thì đăng quảng cáo và những bài viết về giới tính, về chốn phòng the một cách thô thiển và nhí nhố hết biết(đặc biết là các câu trả lời bằng tin nhắn).Báo chí đáng lẽ phải làm sao để thúc đấy cái quy luật phát triển của một xã hội nó tiến nhanh hơn,vượt qua cái khó khăn,cái cam go của một giai đoạn để nó tiến đến cái đích cần đến,họ chưa làm được điều đó.
    Những bài viết thế này chỉ làm mọi người nhìn nhận cuộc sống một cách bi quan,nó không giúp ích được gì.
    Tất nhiên xã hội sẽ tiến lên chứ chẳng bao giờ lùi lại,những cái đó sẽ tạo ra mâu thuẫn trong xã hội và dần dần nó sẽ bị đào thải....riêng tớ,tớ tin vào nhân quả.
    Được guitar2509 sửa chữa / chuyển vào 23:39 ngày 02/09/2006

Chia sẻ trang này