1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Học thuyết Freud và những điều thầm kín nhất của nội tâm con người

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi trietgia2006, 05/03/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. trietgia2006

    trietgia2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/11/2006
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    0
    Học thuyết Freud và những điều thầm kín nhất của nội tâm con người

    Không kể đến thời kỳ trước ; hai nhà khoa học có ảnh hưởng nhất thế kỉ XX có thể bầu cho A.Anhxtanh và Dimun Frớt (Sigmund Freud);một người đi sâu vào giới tự nhiên ;một người đi sâu vào lòng người !

    Nơi đây chúng ta có thể thảo luận về S.Freud và học thuyết của ông!!
  2. tom_xp

    tom_xp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/05/2006
    Bài viết:
    531
    Đã được thích:
    0
    Topic rất hay nhưng .. khó!
    Các cao thủ đâu rồi?
  3. trietgia2006

    trietgia2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/11/2006
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    0
    Có thể nói S.Freud đã làm một cuộc cách mạng trong Tâm Lý Học ;chỉ có điều ca ngợi ông vẫn không phải là vấn đề ;mà cái chính là cần nhìn nhận lại những gì mà học thuyết Freud đem lại
    Học thuyết Freud không chỉ có khả năng giúp người ta nhận rõ những gì đang bị ức chế trong Tâm của họ ;những sự tức giận , lòng đố kị...và đặc biệt là những ham muốn của con người ;những ham muốn mà họ không muốn nói ra; vì không phù hợp với đạo đức xã hội ;hay đơn giản chỉ vì chưa được xã hội chấp nhận ...không chỉ thế mà học thuyết còn giúp chúng ta nhìn thấy những gì chúng ta chưa nhìn thấy ; hay chưa nhìn rõ về bản thân mình .
    Đối với người bác sĩ phân tâm học; thì cái mà người bệnh không hề muốn nói ra ;điều đó chưa phải là cái khó khăn nhất ! Cái khó khăn như Freud nói "môn tâm phân học thực chất là một giáo dục học" ;cái đào tạo một con người chân chính còn khó hơn cả xây Kim Tự Tháp .
    Không một chút e dè Freud tuyên bố chúng ta đang sống trong một xã hội vừa thiếu khôn ngoan lại vừa thiếu thành thực. Đáng nực cưòi là cái xã hội nhân danh "Đạo đức" nó khắt khe với người này ,song lại để người khác tha hồ hưởng thụ
    Những điều sâu kín trong nội tâm có thể chia làm 2 tầng nấc :những điều ta thấy được (nhưng không muốn nói ra) ; và những điều ta không thấy được (ẩn sâu vào vô thức)
    (Triết phải đi học ! Lần sau sẽ bàn tiếp ! Chúc các bạn khỏe mạnh,tỉnh táo!)
  4. ngocquy10

    ngocquy10 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    396
    Đã được thích:
    0
    topic này cũng hay đấy chứ sao không ai tham gia nhỉ?
    dù sao S.Freud cũng đã phải chịu 10 năm cộ độc chỉ vì người ta cho rằng học thuyết của ông ta là quá thô tục và còn là một phương pháp không mang tính khoa học mà thực chất là dựa vào tà thuật.vì vậy hãy quan tâm đến ông ta một chút.
    tôi không có nhiều thời gian nên chỉo mới viết sơ lần sau vậy
  5. quangtri72

    quangtri72 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/02/2005
    Bài viết:
    611
    Đã được thích:
    0
    Freud thường dùng khái niệm "ẩn ức ********" để lý giải các hiện tượng bất thường về mặt tâm lý.
    Nên hiểu "ẩn ức ********" là các dục vọng, các dồn nén nội tâm, các ham muốn không được thoả mãn (thường là trái với các chuẩn xã hội thông thường); chứ không nên hiểu "********: chỉ là quan hệ thể xác.
    Tuy nhiên "********" với nghĩa quan hệ thể xác vẫn được ông cho là 1 loại ẩn ức quan trọng nhất. Có thể Freud hơi quá quan trọng hoá ********!
  6. Merganius

    Merganius Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/02/2006
    Bài viết:
    126
    Đã được thích:
    0
    ******** theo Freud có từ khi con người sinh ra cơ mà ....Có thể có những người ko nói ra , nhưng bản thân họ có rất nhiều những ẩn ức . Bản thân tớ ko bít có phải là đặc biệt ko , nhưng từ bé tớ đã cảm thấy có những dục vọng mà tớ nghĩ đến nhiều khi muốn sợ .
    Nếu như một ngày , ý thức con người ta bị mất dần , thì sẽ chẳng khác 1 loài thú , ko có sự kiềm chế và sẽ làm bất cứ điều gì mà nó hướng tới .
  7. trietgia2006

    trietgia2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/11/2006
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    0
    Phải chăng khái niệm "********" của Freud muốn nói đến trùng hợp với khái niệm "thị dục" ;bởi lẽ nếu ******** theo nghĩa bao hàm tất cả các ham muốn (trong đó có ******** thể xác) thì trong đó còn có cả những ham muốn tích cực .Giáo dục học của Freud muốn chúng ta giải phóng tư tưởng và đưa ra những biện pháp thấu tình đạt lý đối với các ham muốn .
    Trước hết cần phải nói về quan niệm về ham muốn của các Tôn Giáo:Theo Đạo Phật cái "Dục" (ham muốn) là nguồn gốc của đau khổ ;nên Phật giáo chủ trương "diệt dục" ;trừ khử mọi ham muốn, cũng là để kết liễu đau khổ
    Đạo Lão cũng nhấn mạnh sự "tiết dục" : "Người khôn ngoan chỉ muốn một điều là không muốn gì cả" (x.Đạo Đức Kinh .Lão Tử) ;chủ trương hồn nhiên vô tư như một đứa trẻ như vậy là có đức dày!
    Đạo Hồi càng khắt khe với ******** (đặc biệt là với phụ nữ) : phụ nữ ra đường phải chùm khăn kín người!
    Còn với Freud thì không chủ trương Diệt Dục ; cũng không Tiết Dục và không hề khắt khe: Phân tâm học đưa ra khái niệm Thăng Hoa với các ham muốn ,điều này có thể thấy ở các vĩ nhân ; tức là các ham muốn dồn về phía tích cực đến mức độ gây ra một ý nghĩa xã hội đặc biệt (có thể làm dịu bớt đến mức tối đa các ham muốn thể xác) ; cho nên một số nhà khoa học một số vị lãnh tụ có thể say mê cả đời với công việc; sự nghiệp mà không cần lấy vợ. Tình yêu đã thăng hoa tới mức có khi Người ấy trở về quê nhà , việc đầu tiên là cầm lên một hòn đất của quê hương mà rưng rưng nước mắt.
    ....Vấn đề không phải là từ chối ******** hay là sa đọa vào nó; mà quan trọng hơn cả là biết hưởng thụ một cách đúng lúc ;đúng thời điểm khi mà tạm thời xã hội chưa đủ nhận thức đối với vấn đề ******** (đúng hơn không phải xã hội mà là Dư Luận,gọi là sức mạnh của đám đông)
    (còn nữa)

  8. Merganius

    Merganius Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/02/2006
    Bài viết:
    126
    Đã được thích:
    0
    Uh , nếu mà hướng những sự thăng hoa tột bậc vào một cái gì tích cực thì mọi chuyện sẽ thật tốt đẹp . Tại sao xã hội Việt Nam vẫn chưa nhìn nhận vấn đề này một cách bình thường nhỉ .
  9. voiconlontalonton

    voiconlontalonton Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2003
    Bài viết:
    1.362
    Đã được thích:
    0
    Xã hội nào cũng phân chia các thành phần. Nếu ai đó cảm thấy không thích thành phần này thì hãy tìm cách chen vào thành phần khác, không thích trí thức, hãy chen vào tầng lớp thương nhân chẳng hạn. Xã hội VN vẫn có những người nhìn nhận vấn đề này bình thường và xã hội Mĩ vẫn có những người bệnh hoạn
  10. trietgia2006

    trietgia2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/11/2006
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    0
    Đúng là như bác voicon nói ;xã hội mình vẫn có những người nhìn nhận vấn đề này một cách bình thường!
    Còn về nền phân tâm học; thì thật sự là chỉ còn lác đác vài người am hiểu và vận dụng đúng trong công tác (của các bác sĩ tâm lý và tâm thần) ....nói nặng hơn một số bác sĩ không những hiểu sai mà còn ngu đần về về vấn đề này !

Chia sẻ trang này