1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Học thuyết hưởng lạc của mps

Chủ đề trong 'Văn học' bởi mps, 03/07/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. mps

    mps Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2004
    Bài viết:
    1.107
    Đã được thích:
    0
    Học thuyết hưởng lạc của mps

    Lâu ko ghé, làm 1 bài cho vui nào.


    Ai không hưởng lạc thì người đó chưa bao giờ cảm thấy được nếm mùi đời, cả cuộc đời thực sự là gì.

    Hưởng lạc của con người có phải là hưởng thụ cuộc sống cao nhất không? Trước khi trả lời là phải hay không phải, trước hết phải xem hưởng lạc là gì đã. Nó có phải là sự cá nhân hóa quan niệm sống không? Không phải. Nhưng nó vẫn chỉ tồn tại với tư cách là ý thức hưởng thụ cá nhân của hàng tỷ người trong quá khứ, hịen tại và tương lai. Song nếu tôi nói rằng sự hưởng lạc của tất cả những con người ấy là sự hưởng thụ cao nhất đối với cuộc sống, thì như thế là tôi đã nói một điều khá vô bổ. Vì sự hưởng lạc của chúng ta chắc chắn rằng hầu như khác nhau ở mỗi người, căn cứ vào vào tất cả kinh nghiệm từ trước đến nay của chúng ta thì những sự hưởng lạc ấy, không trừ một kinh nghiệm nào, ở mỗi người bao giờ cũng chứa đựng những yếu tố có thể cái tiến được nhiều hơn nhiều so với những yếu tố không cần một sự cải tiến như thế ở người khác trong việc hưởng lạc. : )). Theo ý nghĩa đó thì hưởng lạc vừa là hưởng thụ cao nhất vừa là không cao nhất, và khả năng hưởng lạc của mỗi người vừa là vô hạn vừa là có hạn. Cao nhất và vô hạn ?" xét theo bản tính, khả năng và mục đích sống; không cao nhất và có hạn ?" xét theo sự thực hiện cá biệt và thực tế của mỗi cá nhân hưởng lạc trong mỗi một thời điểm nhất định.

    Nếu như trong vấn đề đạo đức, sự hưởng lạc phải đối mặt với phán xét đúng đắn và sai lầm, thì trong vấn đề thiện và ác, tình hình lại càng tồi tệ hơn nữa. Từ người này sang người khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác, những quan niệm về thiện và ác đối với hưởng lạc đã biến đổi nhiều đến mức chúng thường trái ngược hẳn nhau . Nếu chúng ta thấy rằng trong cuộc sống hiện đại, mỗi người đều có đạo đức riêng của mình, thì từ đó chúng ta chỉ có thể rút ra kết luận nói rằng con người ta, dù tự giác hay không tự giác, rút cuộc đều rút những quan niệm hưởng lạc của mình ra từ những quan hệ đạo đức đang làm cơ sở cho quan hệ xã hội của mình

    Hai người, một người đàn ông và một người đàn bà họp thành một cặp hoặc thành một gia đình, hình thức đơn giản nhất và đầu tiên của sự hưởng lạc nhằm mục đích hưởng thụ cuộc sống. Hai người đàn ông hoặc hai người đàn bà, với tư cách là như vậy, đều hòan toàn bình đẳng với nhau, khi kết lại thành một đôi thì đó chẳng những không phải là một sự hưởng lạc thuần túy mà thậm chí lại là một sự cường điệu hướng lạc quá đáng. Hai người ngang nhau về giới tính - tòan bộ mục đích sống để hưởng lạc ?" nếu tạm thời chúng ta tán thành cái trò đồng giới này, thì nhất định ngay từ đầu cái sự hưởng lạc tương lai sẽ không tránh khỏi phải diệt vong, vì hai người đàn ông hay hai hai người đàn bà ở với nhau không bao giiờ đẻ con được. Trong khi đó, về đạo đức và pháp lý thì hai người khác giiới, cụ thể là trong hai người thì A không thể buộc B nhằm hưởng lạc bằng một uy quyền nào được mà chỉ bằng cách đặt B lâm vào một tình trạng không thể không cần đến A. Hai người A và B hay ý chí của hai người này đối với vấn đề hưởng lạc, về mặt hình thức, là hoàn toàn bình đẳng và cả hai đều công nhận như vậy. Nhưng về mặt vật chất lại có một sự bất bình đẳng lớn. A thì quả quyết và cương nghị, B thì do dự và mềm yếu ; A thì tinh khôn, B thì khờ khạo. Phải bao nhiêu lâu thì A mới có thể bắt được B phải tuân theo ý chí của mình một cách thuyết phục nhằm hưởng lạc và sau đó là do thói quen, nhưng bao giờ cũng dưới hình thức tự nguyện ? Dù cho hình thức tự nguyện được tuân thủ, hay bị khinh miệt, thì sự hưởng lạc đã diễn ra và tồn tại mãi cho tới khi A hoặc B hay cả hai không còn cần đến nhau.

    Một cách ngụy biện thì con người có tính người có thể chống lại con người có thú tính đến mức nào, con người có tính người ấy có thể sử dụng sự nghi ngờ, mưu chước, những thủ đoạn nghiêm khắc, thậm chí cả thủ đoạn đê tiện hoặc lừa bịp đến mức nào để chống lại con người thú tính mà vẫn không vi phạm một chút nào đến đạo đức hưởng lạc cả; Nhưng bản thân cái sự kiện là con người xuất thân từ loài thú vật, cũng đã quyết định việc con người không bao giờ hoàn toàn thoát ly khỏi những đặc tính vốn có của thú vật, thành thử bao giờ cũng chỉ có thể nói đến việc những đặc tính ấy có nhiều hay ít, đến sự chênh lệch về mức độ thú tính và tính người đối với hưởng lạc mà thôi.

    Như vậy, quan niệm về hưởng lạc, dưới hình thức này cũng như dưới hình thức khác, bản thân là một sản phẩm con người, mà muốn hình thành thì cần phải có những điều kiện nhất định, bản thân những điều kiện này lại giả định phải có một quá trình tác động lâu dài lẫn nhau trước đó. Cho nên quan niệm về hưởng lạc là cái gì cũng được, những quyết định không phải là một sự hưởng thụ cao nhất. Và nếu như theo nghĩa này hay nghĩa khác, nó trở thành một điều dĩ nhiên đối với mọi người, thì nó không phải là kết quả của tính người hay thú tính, mà là kết quả của việc những mục đích sống của mỗi người được thực hiện và vẫn còn giữ ý nghĩa của họ cho đến tận cuối đời. Vậy, hưởng lạc là hoàn toàn tự nhiên. Nhưng tại sao quan niệm ấy lại có vẻ tự nhiên đối với người này lại không tự nhiên đối với người khác!

  2. Tequila

    Tequila Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/09/2001
    Bài viết:
    1.536
    Đã được thích:
    0
    Lâu mới lại mò vào box VH hưởng lạc, nào ngờ đọc phải Học thuyết hưởng lạc của mps, thành ra không sao hưởng lạc nổi. Anh chả hiểu chú mps định viết học thuyết kiểu gì, mà ý tứ rối rắm loạn xà ngầu thế. Có khi phải đưa bọn bác học đọc thì may ra chúng nó hiểu.
    Chú Mps không rạch ròi hoặc không thấy rõ bản chất của các cặp phạm trù đạo đức - vô đạo đức, đúng đắn - sai lầm, thiện - ác, nhân tính - thú tính. Những thứ này chỉ là quan niệm, phán xét của xã hội con người. Tại sao con người lại phải bịa ra những quan niệm ấy? Bởi vì của cải và những thứ để hưởng lạc thì chỉ có hạn thôi. Không thể có chuyện tất cả các ông cùng sướng hết cỡ được.
    Loài người đẻ ra các quy ước, các phạm trù như trên để phần nào tạo nên sự công bằng (hoặc cào bằng) để mỗi ông sướng một tí. Về bản chất thì cả loài người hay loài vật đều tuân theo quy luật của kẻ mạnh. Loài vật thì con mạnh là con cắn khoẻ hơn. Loài người thì phức tạp hơn một chút:
    - 1 loại được các quy ước bảo hộ: vua chúa, thằng điên...
    - Các loại khác: Thằng nào sử dụng quy ước tốt hơn thì thằng ấy thắng và được hưởng lạc nhiều hơn.
    Hiểu rõ như thế, thì nhân tính - thú tính, đạo đức - vô đạo, anh hùng - sát nhân,... đều có thể được tính toán định lượng dựa trên các bảng quy ước (luật pháp). Chả có gì là kỳ bí ở đây. Hưởng lạc là hoàn toàn tự nhiên, nhưng thằng nào phạm quy trong khi hưởng lạc thì thằng ấy bị xử lý.
    Nói chung xã hội càng văn minh thì các quy ước càng nhiều và càng chặt chẽ. Thành thử ra người ta cần phải học tập rất nhiều để có một nhận thức cao thì mới có thể xử lý các bản quy ước sao cho mình hưởng lạc mà thằng khác không nói gì được.
    Góp ý thế cho chú Mps viết tiếp.
    À giờ anh đố chú một câu đố nhé.
    Có một thằng A muốn tán một cô gái (hay theo chủ đề topic này thì thằng A muốn hưởng lạc). Đố chú mps tìm ra công thức tính toán đạo đức của thằng A khi hưởng lạc.
  3. mps

    mps Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2004
    Bài viết:
    1.107
    Đã được thích:
    0
    "Góp ý thế cho chú Mps viết tiếp."
    Bác nói thế thì thôi, em chả viết tiếp đâu, có khi bác viết hưởng lạc hay hơn nhiều ấy , vậy bác vui lòng viết tiếp giúp đi, hài hưóc một chút nha
    "À giờ anh đố chú một câu đố nhé.
    Có một thằng A muốn tán một cô gái (hay theo chủ đề topic này thì thằng A muốn hưởng lạc). Đố chú mps tìm ra công thức tính toán đạo đức của thằng A khi hưởng lạc. "
    Bác khiêng thêm cái con B đặt cạnh thằng A, nắm cổ thằng C hoặc con D nào đó đó xếp kề đấy thì mới có cơ sở tính toán cái sự hưởng lạc theo đạo đức. Hay thế này, để cụ thể hơn cứ lấy mấy cái nick vào đây trả lời nha
    Thằng A : mps
    Thằng C: Tequila
    Vì còn thiếu nhiều yếu tố chưa xuất hiện ở đây nên công thức dek có
    Nếu bác vẫn viết được công thức em kính bác mấy chục ly
  4. Tequila

    Tequila Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/09/2001
    Bài viết:
    1.536
    Đã được thích:
    0
    Cái chú này!
    Đạo đức khi hưởng lạc là vấn đề hết sức lằng nhằng. Anh đã phải tối giản hoá thành chỉ có thằng A và cô gái thôi, cho nó dễ. Chú còn muốn đưa thêm vào thêm mấy biến và thêm cả đống phương trình quan hệ giữa các biến!!! Vật lý Newton chú chưa giải xong, lại đòi giải vật lý Anh sờ tanh!
    Vậy, trong bài toán lớp 1 này, chúng ta chỉ xét trường hợp đơn giản nhất. Một giai và một gái. Công thức như sau:
    D = a x n
    trong đó:
    D: Đạo đức
    a: sự đồng thuận/không đồng thuận của cô gái. Hệ số này chỉ có hai giá trị là âm (-) hoặc dương (+)
    n: số lần hưởng được lạc.
    Từ công thức này ta có thể tính được đạo đức:
    - Nếu không có đồng thuận của cô gái. Dấu (-). Thì tức là cưỡng bức. n càng cao thì D càng thấp.
    - Nếu đồng thuận. Dấu (+). n càng cao thì D càng cao. Chú công nhận không
  5. TheBagpiper

    TheBagpiper Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/06/2003
    Bài viết:
    447
    Đã được thích:
    0
    Công thức của bác Teq không đầy đủ, kế thừa nghiên cứu ban đầu của bác tôi xin hoàn thiện công thức như sau:
    Đ = Σ(a[sub]i[/sub]) - Σ(b[sub]i[/sub])
    Trong đó:
    Đ : chỉ số đạo đức
    i = 1,2,3,...n với n là số nguyên dương.
    a: giá trị lạc thú trung bình thu được của hai người trong một lần hưởng lạc mà cô gái đồng thuận.
    b: giá trị lạc thú trung bình thu được của hai người trong một lần hưởng lạc mà cô gái không đồng thuận.
    Đồng thời: Nếu chia một lần hưởng lạc thứ i bất kỳ (i = 1,2,3,...n) thành các pha (phase), gọi F (force) là cường độ hưởng lạc của thằng kia (đơn vị tính tạm gọi là L, hy vọng không trùng với đơn vị đo lường vật lý nào), R (reinforce/resist) là mức độ cộng hưởng/ phản kháng của cô gái (đơn vị cũng là L), thì a và b được tính như sau:
    a[sub]i[/sub] = Σ[(F[sub]i[/sub] + R[sub]i[/sub])].K/f
    i = 1,2,3,...n với n là số nguyên dương.
    f là số pha trong một lần hưởng lạc
    F luôn luôn dương.
    R có giá trị dương nếu cộng hưởng trong pha đang xét, âm nếu phản kháng.
    K là hệ số quy đổi, tuỳ thuộc vào gia tốc trọng trường lại địa điểm hưởng lạc. Theo thực nghiệm, thì:
    K = α.g
    Với α = 1,027(s2/L.m) là hằng số Irish, g(m/s2)là gia tốc trọng trường.
    b cũng được tính tương tự a.
    Giá trị lạc thú trung bình được xem là a nếu trong một lần hưởng lạc số pha cô gái cộng hưởng nhiều hơn số pha phản kháng, ngược lại thì được xếp là b.
    Các giá trị F và R được đo lường bằng thiết bị hiện đại trong môi trường có điều kiện chặt chẽ, và được tính toán bằng hệ thống công thức phức tạp mà trong khuôn khổ một bài viết online tôi không thể trình bày hết được. Xin chân thành cáo lỗi.
  6. Tequila

    Tequila Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/09/2001
    Bài viết:
    1.536
    Đã được thích:
    0
    Bác Kèn túi quả là xuất chúng. Tôi vô cùng hâm mộ.
    Nghiên cứu ban đầu của tôi thực chất chỉ là một cách đặt vấn đề. Nhờ có tư duy của bác mà vấn đề trở nên rất sáng sủa. Tôi đề nghị đặt tên cho phương trình trên là Phương trình Irish.
    Tuy nhiên tôi có một câu hỏi. Trong phương trình của bác có một hằng số a gọi là hằng số Irish. Hằng số này bác có được từ đâu? Bác tính toán một mình trong phòng thí nghiệm, hay đã được kiểm nghiệm thực tế trong nhiều trường hợp và nhiều môi trường khác nhau?
  7. khongcanbiet

    khongcanbiet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2004
    Bài viết:
    857
    Đã được thích:
    0
    Cái vế sau của công thức này anh thấy *** hợp lý
    Cần phải chia ra 2 trường hợp :
    Trường hợp gái là phò , là **** hay là những loại tương tự thế . Khi đó , cái giá trị lạc thú thu được không phụ thuộc vào việc gái có đồng thuận hay không ( *** thuận có khi ăn tát ngay ) , mà nó phụ thuộc vào số tiền bỏ ra nhiều hay ít , địa điểm khách sạn 5* hay cái nhà nghỉ tối tăm , hôi hám như chuồng lợn vv..vvv... Như vậy trong trường hợp này , chỉ số đạo đức " Đ " luôn luôn tăng , do đó chú dùng dấu " - " là sai .
    Trường hợp gái là con nhà lành , ngoan ngoãn , trí thức thì vế sau của công thức là vô nghĩa . Vì một khi gái đã dãy đành đạch *** đồng ý thì làm *** gì còn lạc thú nữa mà giá với chẳng trị .
  8. TheBagpiper

    TheBagpiper Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/06/2003
    Bài viết:
    447
    Đã được thích:
    0
    Error
    Được TheBagpiper sửa chữa / chuyển vào 18:49 ngày 04/07/2006
  9. TheBagpiper

    TheBagpiper Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/06/2003
    Bài viết:
    447
    Đã được thích:
    0
    He he!
    Hoá ra "kiến thức" về phụ nữ của mình vẫn còn khá hơn nhiều "bậc dày dạn".
    He he!
    @Teq: Hằng số blah blah thì thường là tổng kết từ thực nghiệm, sau đó thì người ta giải thích được.
    Được TheBagpiper sửa chữa / chuyển vào 18:55 ngày 04/07/2006
  10. mps

    mps Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2004
    Bài viết:
    1.107
    Đã được thích:
    0
    Chúng ta đã làm quen với phương pháp định lượng hưởng lạc của ông Tequila. Phương pháp này phân chia mỗi nhóm đối tượng của sự hưởng lạc ra thành những yếu tố gọi là đơn giản nhất của nó, làm như thế đây là đang nói đến những hình thức cơ bản... đơn giản của toán học, rồi đem ứng dụng vào những yếu tố ấy những phương trình cũng đơn giản như thế, gọi là hiển nhiên, rồi sau đó lại tiếp tục vận dụng những kết luận đã đạt được như vậy. Ngay cả một vấn đề thuộc lĩnh vực đạo đức.
    Và như vậy là việc ứng dụng phương pháp toán học vào đạo đức, ngay cả là hưởng lạc ở đây nữa, cũng phải mang lại cho chúng ta một sự xác thực có tính chất toán học của những kết luận đã đạt được, phải mang lại cho những kết quả có cái tính chất xác thực rút kết từ những kinh nghiệm. Ông Tequila đã đặt cơ sở cho phương pháp ấy thì đến lượt ông Irish, phương pháp ấy một lần nữa lại được phát triển thêm nhiều, sự tiến triển không ngờ đó đã khiến ông Tequila không ít lần cảm động đến ứa nước mắt. Thế nhưng, đó cũng chỉ là một hình thức gọi là phương pháp định lượng hưởng lạc đạo đức, một phương pháp không coi những đặc tính của đối tượng bằng cách rút những đặc tính ấy từ bản thân đối tượng ra mà bằng cách rút chúng một cách suy diễn từ khái niệm về đối tượng, tức là phương trình hưởng lạc Tequila . Trước hết, ông Tequila xuất phát từ đối tượng để tạo ra khái niệm về đối tượng, tức là tạo ra phương trình hưởng lạc Tequila ; sau đó ông Irish kế thừa xuất phát điểm của ông Tequila, rồi đảo ngược tất cả lại và đo đối tượng bằng hình ảnh của đối tượng, tức là bằng khái niệm về đối tượng. Bây giờ thì không phải là khái niệm phải phù hợp với đối tượng, mà đối tượng phải phù hợp với khái niệm, hay nói cách khác là sự hưởng lạc bây giờ phải phù hợp với phương trình hưởng lạc Irish chứ không phải phương trình Irish phải phù hợp với sự hưởng lạc. Ở ông Irish, những yếu tố giản đơn nhất, những trừu tượng cuối cùng của sự hưởng lạc mà ông đạt được, lại giữ vai trò khái niệm, những điều đó không làm thay đổi vấn đề một chút nào cả ; nhiều lắm thì những yếu tố giản đơn nhất ấy chỉ mang tính chất thuần tuý khái niệm tóan học thôi.
    Nhưng chúng ta hãy tạm gác chuyện đó lại. Cứ cho rằng phương pháp định lượng của ông Irish đã thuyết phục được chúng ta và chúng ta hết sức hân hoan về đạo đức hưởng lạc đó. Vậy nhân tiện có ông Irish, hân hạnh mời ông chứng minh phương trình hưởng lạc Irish trong các trường hợp sau:
    1. Hai người, một đàn ông và một đàn bà đều mong muốn hưởng lạc như nhau
    2. Một khi hai người đó không còn mong muốn hưởng lạc, mà biến thành hưởng lạc cá nhân tự túc hay là sự tự hưởng lạc.
    3. Hai người đều mong muốn hưởng lạc như nhau nhưng một trong hai và thậm chí cả hai mắc chứng bất lực. ( về trường hợp này phương trình hưởng lạc Irish không biết có đành bất lực không)
    4. Trường hợp mong muốn hưởng lạc với một người thứ ba ( đàn ông hoặc đàn bà).

Chia sẻ trang này