1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Học thuyết về sản xuất giá trị thặng dư của Marx đúng hay sai?

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi voiconlontalonton, 25/04/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. voiconlontalonton

    voiconlontalonton Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2003
    Bài viết:
    1.362
    Đã được thích:
    0
    Học thuyết về sản xuất giá trị thặng dư của Marx đúng hay sai?

    Chỉ nói về học thuyết của Marx, không nói về tình hình chính trị nhé các bác.

    Có tư cách là học thuyết độc tôn ở Việt Nam, vì vậy chúng ta cũng nên bình luận về học thuyết của ông trên tinh thần học thuật, hi vọng các mod không khoá chủ đề của em ạ.

    Nói về sản xuất giá trị thặng dư được coi là phát kiến vĩ đại của Marx được nhiều người công nhận. Em được học dưới mái trường XHCN, và em tóm tắt theo quan điểm của em (chẳng nhớ có chính xác từ ngữ không):

    Lao động là hoạt động đặc trưng của con người tác động vào tự nhiên, cải tạo tự nhiên phục vụ mục đích của mình

    Quá trình lao động hay sản xuất ra của cải vật chất bao gồm:
    Sức lao động của con người

    Tư liệu sản xuất gồm:
    +Đối tượng lao động là những thứ con người tác động vào để biến đổi theo mục đích của mình
    +Công cụ lao động là những thứ làm nhiệm vụ trung gian cho sức lao động để biến đổi đối tượng lao động

    Ví dụ: khi con người làm một cái bàn, họ dùng sức tác động vào gỗ bằng cưa, búa, để biến gỗ thành cái bàn.
    Ở đây ngoài sức lao động thì cưa, búa là công cụ lao động, gỗ là đối tượng lao động

    Quá trình sản xuất giá trị thặng dư như thế này:
    Nhà tư bản bỏ tiền mua tư liệu sản xuất và sức lao động của công nhân, c là giá trị mua tư liệu và v là giá trị mua sức lao động
    Sau khi sản xuất nhà tư bản bán sản phẩm được giá trị là h>c+v

    Phần h-(c+v)=m gọi là giá trị thặng dư
    Theo Marx:
    Giá trị của tư liệu sản xuất sẽ chuyển dần vào sản phẩm do đó không sinh ra giá trị thặng dư.
    Chỉ có sức lao động là hàng hoá đặc biệt. Giá trị của sức lao động bằng giá trị để tạo ra sức lao động như ăn uống, nghỉ ngơi,.. nhưng sức lao động có khả năng đặc biệt là tạo ra được giá trị lớn hơn bản thân nó và phần dư ra chính là giá trị thặng dư. Vd một người chỉ ăn hết 1 cân gạo nhưng nhờ đó có sức lao động để trồng lúa ra được 2 cân gạo

    Đó là những nét chính của Marx về sản xuất giá trị thặng dư.

    Theo các bác lý thuyết đó có đúng không? Tại sao? Ý kiến của các bác về nó như thế nào ạ?

    Em làm cái bình chọn xem đa số ý kiến mọi người thế nào

    Em hỏi thêm, các ý kiến trên thế giới về học thuyết của Marx như thế nào?
  2. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Ý của Mac theo tôi chẳng đúng chẳng sai, mà đó là sự thật. Ở nước Anh, cái nôi của CNTB, chẳng ai có thể làm gì được giới TB có lẽ vì họ tôn trọng phát kiến của nhà TB. Nhưng khi nền công nghiệp lan tràn đến Châu Âu thì mọi người đều biết, đều thừa hưởng phát kiến này. Thế cho nên Mác thấy rằng giai cấp CN cũng có quyền thừa hưởng. Xa hơn Châu Âu là nước Nga, họ đã thực hiện được ý tưởng của Mác.
    Tại sao ta không so sánh những nhà tư bản thời xưa với những nhà tư bản thời nay (như Bill Gates chẳng hạn) ? VN chúng ta xa lắc xa lơ cả về không gian và thời gian, chẳng phải quê hương của CNTB hay CNXH, cũng chẳng có ai là nhà tư tưởng có tầm ảnh hưởng thế giới. Xưa nay VN vẫn "nhập khẩu" tư tưởng tiên tiến từ Trung Hoa, Ấn Độ rồi Đức, Nga, Anh, Mỹ đấy thôi.
  3. voiconlontalonton

    voiconlontalonton Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2003
    Bài viết:
    1.362
    Đã được thích:
    0
    Bác nào thấy Marx nói sai thì có thể chỉ ra được không? Em cũng nghĩ là Marx sai.
    Hihi, bác Tran_Thang ơi, như nào là sự thật vậy bác? Sự thật thì chẳng đúng chẳng sai hả bác?
    Những điều Marx nói là sự thật, thế tức là những điều Marx nói là không đúng rồi.
    Nếu bác thích thì bác bảo vệ ý kiến của Marx cho em tấn công nhé
  4. DANKOVN21

    DANKOVN21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2005
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    Đúng nhưng chưa đủ!
    Học thuyết đó còn thiếu nhiều vấn đề của thực tiễn cuộc sống, đặc biệt là trong thời đại mới:
    * Xét về bản chất con người:
    - Sự khác biệt của các các nhân dẫn đến sự khác biệt của nhu cầu cuộc sống.
    VD:
    Một anh một ngày hút 5 điếu xì-gà nhưng không uống rượu.
    Một anh một ngày uống 5 cốc rượu nhưng không hút xì-gà.
    - Sự rủi do của trong đầu tư của các tích luỹ tư bản.
    ...
    * Xét về bản chất của tự nhiên:
    CNTB hợp với tự nhiên luận.
    Khi chưa có loài người những con thú sống trong những khu rùng. Các loài khác nhau có nhu cầu và khả năng khác nhau, sự khác biệt đó tạo nên luật, luật "rừng". Thú ăn thịt là chúa tể, loài ăn cỏ yéu ớt nên đông hơn.
    Vì nó là tự nhiên nên nó hợp lý, vì nó hợp lý nên nó tồn tại.
  5. voiconlontalonton

    voiconlontalonton Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2003
    Bài viết:
    1.362
    Đã được thích:
    0
    Em nghĩ là sai bét bác ạ.
    Em chỉ nói về sự mô tả quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư thôi. Em không biết chủ nghĩa tư bản, nhu cầu cuộc sống, rủi ro gì cả
    Bác DANKOVN21 bảo vệ hộ Marx nhé!
    Em hỏi bác
    Hai người thợ cùng làm việc trong xưởng để sản xuất ra một đồ vật thì giá trị thặng dư của đồ vật đó do ai tạo ra?
  6. DANKOVN21

    DANKOVN21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2005
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    - Hai người làm ra một đồ vật hay một loạt đồ vật?
    - Hai người làm một đồ vật và một người làm một đồ vật thì giá khác nhau chứ?
    Mình không chuyên nhưng đối thoại, mình nghĩ mình đủ khả năng.
  7. voiconlontalonton

    voiconlontalonton Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2003
    Bài viết:
    1.362
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn bác DANKOVN21 đã tham gia
    Bác xem em tóm tắt về lý thuyết của Marx có đúng không vì em sẽ dựa vào nó để suy diễn
    Còn ví dụ của em thế này:
    Hai người làm ra một đồ vật để tính giá trị thặng dư trong đó thôi
    Em không nghĩ hai người làm một đồ vật với một người làm thì giá khác nhau? Em nghĩ chẳng có gì khác nhau cả vì giá cả không phụ thuộc bao nhiêu người làm
    Tức là hai người làm ra một đồ vật thì có phải cả hai người đều tạo ra giá trị thặng dư không? Em thì nghĩ là cả hai người đều tạo ra giá trị thặng dư
  8. neufriend

    neufriend Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/06/2003
    Bài viết:
    379
    Đã được thích:
    0
    Theo em thấy vấn đề trước đây, người công nhân ko hưởng đúng giá trị do sức lao động làm ra, học thuyết Marx rất đúng.
  9. DANKOVN21

    DANKOVN21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2005
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    Sản phẩm được làm ra bởi các yếu tố:
    - Nguyên nhiên vật liệu.
    - Máy móc, công nghệ
    - Sức lao động con người, kể các chất xám trong thiết kế và sản xuất.
    - Chất xám của ông chủ khi quyết định đầu tư và trong quá trình quản lý.
    Về nguyên tắc:
    - Sức lao động cũng là một loại hàng hoá, con người cũng bị khấu hao nên có chế độ lương hưu.
    - Không lãi trong nguyên nhiên vật liệu.
    - Hao mòn máy móc, không tính hỏng
    - Chỉ lãi trong tổ chức sản xuất, anh khoa học và không khoa học mà thôi.
    Người lao động làm gia giá trị thặng dư và giá trị khấu hao cho bản thân họ.
    Thân ái!
    NLV
  10. voiconlontalonton

    voiconlontalonton Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2003
    Bài viết:
    1.362
    Đã được thích:
    0
    Thế theo bác giá trị thặng dư do đâu mà có?

Chia sẻ trang này