1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Học thuyết về sản xuất giá trị thặng dư của Marx đúng hay sai?

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi voiconlontalonton, 25/04/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. marketPlayer

    marketPlayer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/03/2005
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    0
    ==> Tất cả các nhân tố này cũng đều phải hữu ích chứ phải không bác? Nếu không hữu ích thì nó có giống như ví dụ "nhiệt tình + ngu dốt" của bác không?
    Hì hì...., em phải cám ơn bác đã chỉ bảo.
    Em cũng tài hèn trí mọn. Mà kiến thức thì mênh mông bể khổ. Tới đây có thì giờ rảnh rỗi em sẽ bổ khuyết các kiến thức này.
    - Bọn em có nghiên cứu cái lý thuyết trò chơi trong phân tích luồng tiền, kiểm định giả thiết, xây dựng mô hình ....; mấy cái này cũng có vận dụng kiến thức về cung cầu. Cái này thì không được gọi là Game theory hả bác. Bác có tài liệu nào về cái này thì advise cho em với.
    - "Irrational investor", em nhớ ra cái thằng này roài. Trong lý thuyết tài chính, đặc biệt là trong sự phân tích stock market, em có nghe đề cập đến cái này. Hình như cái này có gắn liền với behavioral finance, và có người còn gọi là left side of sentiments, có phải không bác. Bác có tài liệu chuẩn về cái này cũng cho em xin với.
    - "Supply chain management": lý thuyết này nghe có vẻ đơn giản nhỉ. Vì em thấy bác đưa lên không thấy giải thích sơ qua gì cả, mà dịch nghĩa thô thì giống như cái cách tổ chức quản lý của mấy gã khổng lồ Cacten hay Consortium. Nếu nó đã trở thành trào lưu thì là mới với em đây. Không biết trong ngành của em nó có dùng không, hoặc hay nó lại biến tướng thành tên gọi khác. Cứ ngành này, lĩnh vực này nó lại cứ có cách gọi tên khác nhau. Mấy cái mới này bác cứ cho em thông tin và tài liệu nhé.
  2. marketPlayer

    marketPlayer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/03/2005
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    0
    To: bác Monmerdefr,
    Em đọc hai cái ví dụ này của bác, bây giời mời thấy ngờ ngợ. Hờ hờ .... có gì nhầm nhọt ở đây chăng. Hình như bác thì đang nói về giá trị tăng thêm (supplement value), còn em thì lại đề cập đến giá trị dôi ra/ dư ra (surplus value)
    - GT tăng thêm được hiểu nôm na là:
    Bác Monmerdefr mua về một cục sắt giá $10. Bác sử dụng sức LĐ của bác để làm ra một cái đinh; bác cho rằng bác bỏ sức LĐ ra để biến cục sắt thành cái đinh có giá trị tương đương là 10$; sau đó bác lại thích biến cái đinh thành cái kim; sức LĐ của bác bỏ ra là tương đương là $10. Như vậy, từ một cục sắt là $10, bác bổ sung vào đấy sức LĐ của bác thành cái kim là $30.
    Nếu cái kim đấy đem cho tiêu dùng các nhân bác thì bác được GT sử dụng khác
    Nếu bác đem cái kim đi trao đổi mua bán (trao đổi ngang giá), bác được $30. Trong đó có $10 hoàn vốn mua cục sắt; và bác thu đủ $20 do LĐ của bác tạo ra. Hì hì, bác không bị ai bóc lột gì nhé. Từ một cục sắt $10, qua lao động của bác, biến thành cái kim $30; sau đó bác thu đủ cả giá trị của của cục sắt và giá trị sức LĐ của bác; thì GT này là GT tăng thêm, mà bác thu lại đủ rồi nhé -> Không có sự dôi ra.
    - Em thì lại đề cập đến giá trị dôi ra ; tức là quá trình tạo ra GT mới lớn hơn GT bản thân/ nội tại (để hiểu nôm na có thể cho là giá trị ban đầu). GT dôi ra Marx gọi là GTTD.
    Bây giờ nhà tư bản đi mua một cục sắt $10; sau đó thuê sức LĐ của bác Monmerdefr để sx ra cái kim trong 10 giờ; nhà tư bản trả tiền công trong 10 giờ làm việc là $10. Bác Monmerdefr bỏ sức LĐ ra như ở trên, giá trị của cái kim được sx ra là $30. Nhà tư bản bán cái kim trrên thị trường (trao đổi ngang giá) thì thu được $30. Nhà tư bản hoàn được tư bản ứng ra ban đầu là giá trị của cục sắt ($10), tiền công của bác Monmerdefr ($10). Phần còn lại dôi ra ngoài giá trị ban đầu ($10 cục sắt + $10 tiền công), nhà tư bản thu được là GT TD ($10 = $30 - $10 - $10).
    Nhà tư bản tiếp tục mua cục sắt và thuê Monmerdefr thì quá trình sx đó là tái sx giản đơn. Khi nhà tư bản mua hai cục sắt và thuê tiếp bác Voicon thì đây là quá trình tái sx mở rộng (cái này đòi hỏi phải có sự tích luỹ).
    Sau một thời gian, nhà tư bản đầu tư máy móc thiết bị hiện đại, cải tiến kỹ thuật, đào tạo lại hai bác, để nâng cao năng suất LĐ; Trong 10 giờ làm việc hai bác tạo ra được nhiều hàng hoá hơn. Giá trị dôi ra do hai bác tạo ra nhiều hơn. Đây là biện pháp sx GTTD tương đối.
    Lại sau một thời gian, hai bác làm ăn dở ẹc, hai bác bị xa thải; nhà tư bản bị phá sản, bị sát nhập, bị thôn tính. Nhà tư bản này tổ chức sản xuất hiện đại; sử dụng sức LĐ của MP và bác Mixture; với sự chuyên môn hoá và phân công LĐ; MP và bác Mixture hoặc LĐ tạo ra mũi kim hoặc tạo ra lỗ kim hoặc cùng một lúc tạo ra một sản phẩm (-> cái này có liên quan đến xã hội hoá sản xuất). Sau khi bù đắp giá trị đầu vào, trả công cho MP và bác Mixture, nhà tư bản lại thu được giá trị dôi ra (GTTD).
    Quá trình sản xuất-lưu thông, chịu tác động của qui luật cạnh tranh dẫn đến việc mở rộng qui mô, sát nhập thôn tích (-> cái này có liên quan đến tích tụ và tập trung tư bản)
    Mệt wá .....
  3. Monmerdefr

    Monmerdefr Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/04/2002
    Bài viết:
    334
    Đã được thích:
    0
    ==> Tất cả các nhân tố này cũng đều phải hữu ích chứ phải không bác? Nếu không hữu ích thì nó có giống như ví dụ "nhiệt tình + ngu dốt" của bác không? <<<< Thế mới nói LD không phải lúc nào cũng sinh ra GTTD và không chỉ có LD sinh ra GTTD.
    ==> Hì hì... em sợ nó đi hơi xa quá chăng? <<< hình như bác đã có ý tưởng về nó ở đoạn dưới.
    Khi bàn về thực chất của tích luỹ, Marx đã vạch ra được qui luật chung của tích luỹ; trong đó đã chỉ ra Lực lượng sản xuất ngày càng có tính xã hội hoá. Marx cũng có những nhận xét và phán đoán có tính khoa học: Sự phát triển của xã hội hoá sản xuất dựa trên cơ sở chuyên môn hoá, phân công LĐ và tiến bộ khoa học kỹ thuật; người công nhân bây giờ không thể một mình tạo ra một thứ hàng hoá (sản phẩm) hoàn chỉnh; nó yêu cầu phải có sự phối hợp các hoạt động chung và do đó đòi hỏi phải có sự tổ chức và kiểm soát quá trình (phối hơp) này. <<<< cao hơn nữa sẽ là tự động hóa, làm phai mờ ranh giới giữa các nghề nghiệp chuyên môn hóa >>> XH hóa LD
    Trong khoa học quản lý hiện nay, khi đề cập đến vấn đề tổ chức sản xuất, các từ ngữ được ưa chuộng sử dụng là Group team - Operation - Control (Nhóm làm việc, điều khiển và kiểm soát). <<< theo tôi bi giờ nó chỉ là 1 từ : co-operation.
    Hì hì...., em phải cám ơn bác đã chỉ bảo.
    Em cũng tài hèn trí mọn. Mà kiến thức thì mênh mông bể khổ. Tới đây có thì giờ rảnh rỗi em sẽ bổ khuyết các kiến thức này.
    - Bọn em có nghiên cứu cái lý thuyết trò chơi trong phân tích luồng tiền, kiểm định giả thiết, xây dựng mô hình ....; mấy cái này cũng có vận dụng kiến thức về cung cầu. Cái này thì không được gọi là Game theory hả bác. Bác có tài liệu nào về cái này thì advise cho em với. <<< chỉ bảo thì không dám, cái game này hình như bác chưa xem bản chính thống của nó, chỉ là application thui. Chân chính của nó là prisoner dilemma, game repeated n time, choix simultanous, asymetric information...
    .
    - "Irrational investor", em nhớ ra cái thằng này roài. Trong lý thuyết tài chính, đặc biệt là trong sự phân tích stock market, em có nghe đề cập đến cái này. Hình như cái này có gắn liền với behavioral finance, và có người còn gọi là left side of sentiments, có phải không bác. Bác có tài liệu chuẩn về cái này cũng cho em xin với. <<< Chính nó đấy, manual mí lại published article thì tôi ko có, đắt óe toàn 3-40 $/ paper thui. Chịu khó lục lọi đống working paper đi http://ideas.repec.org/ trong đấy nó cũng có nhiều link ra các trang khác. Cái chính là lý thuyết duy SX không còn chỗ đứng thì bác lại không thấy đề cập đến.
    - "Supply chain management": lý thuyết này nghe có vẻ đơn giản nhỉ. Vì em thấy bác đưa lên không thấy giải thích sơ qua gì cả, mà dịch nghĩa thô thì giống như cái cách tổ chức quản lý của mấy gã khổng lồ Cacten hay Consortium. Nếu nó đã trở thành trào lưu thì là mới với em đây. Không biết trong ngành của em nó có dùng không, hoặc hay nó lại biến tướng thành tên gọi khác. Cứ ngành này, lĩnh vực này nó lại cứ có cách gọi tên khác nhau. Mấy cái mới này bác cứ cho em thông tin và tài liệu nhé. <<<< cái này hơi thiên về logistic, nếu như bác học finance thì chắc không dùng đến. Nếu cần tài liệu gì thì theo tôi cứ vào google search là ra ngay. Nếu có thời gian thì qua xem thêm cái này nữa www.sciencesdirect.com có cả tấn các ngành trong đấy.
  4. Monmerdefr

    Monmerdefr Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/04/2002
    Bài viết:
    334
    Đã được thích:
    0
    Tôi thì chẩng nhầm nhọt gì cả về surplus value,VD của bác rất rõ ràng nhưng không gãi vào chỗ ngứa của tôi. Vấn đề ở chỗ là cái klm do tôi SX khác xa so với cái kim do máy SX. Trong VD của tôi, tôi đã nhấn mạnh là bây giờ, có nghĩa là vào thời điểm hiện tại. Tôi mài cục sắt thành cái kim rồi đem bán, liệu LD của tôi có tạo ra GTTD không ? Liệu 1 cái kim có giá 30$ không trong khi GT sức LD của tôi và cục sắt là 10$ + 10$. ?
  5. marketPlayer

    marketPlayer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/03/2005
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    0
    Hi Bac Monmerdefr,
    Thời tiết nóng quá bác nhảy. Em kính bác một li bia trước nhé . Em vừa mới ở Tuần Châu về. Đễn mấy chỗ này mới thấy đời sống vật chất, văn hoá và tinh thần của dân mình dạo này được nâng cao đáng kể..... Àh thôi, em với bác lại bàn luận tiếp đi nhỉ.
    Trong khi chỉ ra hạnc hế của Marx, bác đã phát biểu "chỉ có LĐ hữu ích mới sinh ra GT TD"
    Nhưng trong bài trước khi bác vừa tự hỏi, vừa tự trả lời "Cái gì sinh ra GTTD ? Lao động sống, lao động quá khứ ( máy móc chẳng hạn), và tài nguyên (nếu có dùng). Nếu xét đến những hàng hóa thời hiện đại như software chẳng hạn có lẽ phải tính đến cả knowledge capital" hình như bác quên gõ từ "hữu ích" vào thì phải. Vậy em mới phải hỏi lại bác. Nếu không bác lại rơi vào vòng luẩn quẩn vừa phê phán trong khi mình lại mắc đúng sai lầm đó.
    Thực ra khi đọc học thuyết của Marx, khi đề cập đến vai trò của LĐ thì đâu cần phải mổ xẻ đến mức quan trọng với hai từ đó. Marx đã chỉ ra GTTD là một phần giá trị mới do LĐ tạo ra. Marx đã ngầm định chỉ ra rằng khi nào có GTTD, đó là khi LĐ tạo ra giá trị mới, và nó là một phần của GT mới này
  6. Monmerdefr

    Monmerdefr Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/04/2002
    Bài viết:
    334
    Đã được thích:
    0
    Sướng thía, đi Tuần Châu có vụ gì hay ho kể nghe chơi đi. He he, tôi thấy cái vụ " đời sống vật chất, văn hoá và tinh thần của dân mình dạo này được nâng cao đáng kể..... " nghe đã thấy phê roài.
    Nhưng trong bài trước khi bác vừa tự hỏi, vừa tự trả lời "Cái gì sinh ra GTTD ? Lao động sống, lao động quá khứ ( máy móc chẳng hạn), và tài nguyên (nếu có dùng). Nếu xét đến những hàng hóa thời hiện đại như software chẳng hạn có lẽ phải tính đến cả knowledge capital" hình như bác quên gõ từ "hữu ích" vào thì phải. Vậy em mới phải hỏi lại bác. Nếu không bác lại rơi vào vòng luẩn quẩn vừa phê phán trong khi mình lại mắc đúng sai lầm đó. <<< Vẫn trả lời như cũ : LĐ hữu ích nói riêng và LĐ nói chung không nhất thiết sinh ra GTTD và không chỉ có LĐ sinh ra GTTD.
    Thực ra khi đọc học thuyết của Marx, khi đề cập đến vai trò của LĐ thì đâu cần phải mổ xẻ đến mức quan trọng với hai từ đó. Marx đã chỉ ra GTTD là một phần giá trị mới do LĐ tạo ra. <<< OK
    Marx đã ngầm định chỉ ra rằng khi nào có GTTD, đó là khi LĐ tạo ra giá trị mới, và nó là một phần của GT mới này <<< OK luôn, nhưng đối với M, LD là yếu tố duy nhất sinh ra GTTD. Có khi nào trường hợp sử dụng 100k LĐ sinh ra 105K GT mới ==> GTTD = 5k không nhỉ. Nếu có thì hình thức SX này liệu có bị hình thức khác vượt qua không ?
  7. marketPlayer

    marketPlayer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/03/2005
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    0
    Hi bác Monmerdefr,
    Với câu hỏi này của bác, học thuyết marx đã giải thích như sau:
    Tác động của qui luật giá trị - là qui luật của sự vận động hao phí lao động. Yêu cầu của qui luật này trong sản xuất được biểu hiện là hao phí LĐ cá biện phải nhỏ hơn hoặc bằng hao phí LĐ xã hội. Đáp ứng được yêu cầu này thì trao đổi hàng hoá mới được thực hiện. Khi đó GT của hao phí LĐ cá biệt sẽ được xã hội đánh giá tương ứng với GT của hao phí LĐ chung. Bác sử dụng 100k LĐ để sx ra hàng hoá. Khi trao đổi XH đánh giá 100k LĐ của bác tương ứng với 105K GT của hao phí LĐ XH (trong điều kiện sx trung bình). XH đánh giá như vậy và sẽ trả cho bác đúng GT trao đổi. Bác thu đủ GT để bù đắp hao phí LĐ đã được XH thừa nhận.
  8. Monmerdefr

    Monmerdefr Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/04/2002
    Bài viết:
    334
    Đã được thích:
    0
    Vẫn chưa trả lời câu hỏi chính
  9. marketPlayer

    marketPlayer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/03/2005
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    0
    Em đã vận dụng qui luật giá trị để gải thích ví dụ vê loại hình sản xuất của bác rồi mà. Qui luật giá trị là qui luật kinh tế cơ bản của sản xuất và trao đổi hàng hoá.
    Bác có thể nói rõ hơn và cụ thể hơn về yêu càu của bác. Nếu tốt hơn bác có thể đưa ra các ví dụ cụ thể.
  10. voiconlontalonton

    voiconlontalonton Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2003
    Bài viết:
    1.362
    Đã được thích:
    0
    Thế bác MP có muốn cãi nhau với em không? Đảm bảo bác thua ngay. Nhưng cãi nhau với em thì từ ngữ phải trong sáng, chứ em dốt ngoại ngữ lắm

Chia sẻ trang này