1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Học tiếng Ấn nào!

Chủ đề trong 'Ấn Độ' bởi nhocyeuanh_260706, 24/01/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. viethuong279

    viethuong279 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2005
    Bài viết:
    3.223
    Đã được thích:
    4
    hehehe, tớ cứ nói đại, tại thấy d đứng trước nguyên âm thì đọc mềm đi nên tớ gọi nó là d mềm Chứ có biết gọi là gì đâu
    louise ơi, bọn tàu phát âm chữ r thì đứa được đứa không, còn chữ zh thì chắc chắn là không. tớ gặp trăm đứa thì trăm đứa như nhau Gớm có con tàu học chung lớp tiếng nga với tớ, nói tiếng nga với 1 tốc độ kinh hồn (tớ chỉ giá nói được bằng nửa nó), nhưng tớ nghe một chữ cũng không lọt, cái kiểu bọn tàu nói tiếng nga thì mọi người biết rồi đó, cuối cùng chịu chả hiểu nó nói gì. Vậy mà cô tiếng nga vẫn hiểu mới ghê, mình phục cô thật
  2. aliosha1970

    aliosha1970 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/12/2003
    Bài viết:
    636
    Đã được thích:
    0
    Bác làm gì nói tớ một bài kinh vậy
    Chắc bác xui, gặp phải người nói tiếng anh dở rồi,
    Ở chỗ tớ chắc cũng như trên Moscow trường nhà bác, bắc trung nam lẫn lộn cả. Trong đó có một số bạn từ Quảng Bình, Quảng Trị, nói tiếng Nga phát âm tớ thấy chuẩn nhất. Accent của tiếng miền trung sẵn nó ngang ngang, nên khi nói các thứ tiếng châu âu nó đỡ bị nhiễm cái gọi là vietnamese accent bác nhé
    Thứ nhất về phát âm, bác thấy mấy người Việt Nam nói tiếng nga mà đọc được chữ "d" mềm (như иде, ấy), người bắc thì phát âm cái gì ra như là iziot vậy, còn người nam thì nói thành iyot. Không tin bác để ý mà xem. Chỉ có các bạn miền trung đa số phát âm được "d" mềm chính xác.
    Chưa kể đến z, r, zh, (з, ?, ж) đùa bác chứ em nghe bao nhiêu người việt nói tiếng nga thì khó ai phát âm được tường tận chữ cái này với chữ cái nọ. Nhưng người miền trung họ phát âm đưọc rất rõ ràng.
    Về accent, người việt nam cứ nói bất cứ thứ tiếng gì đi nữa tớ nghe cái cũng biết là người việt nam, dù đó là anh hay pháp hay nga. Rất ít người nói có nhấn nhiếc và accent cho nó chuẩn chuẩn chút. Mấy bác miền trung tớ thấy accent của họ khá hay. Nhất là người miền trung nói tiếng pháp accent của họ rất tốt. Nghe mấy cô nhà đài (trung ương) nói tiếng pháp mà tớ thấy phát xấu hổ. Tiếng anh thì các cô nói rất điệu, nhiều cô nói điệu nghe còn hay hay, chắc có đi học nước ngoài, nhiều cô nghe giọng thì rõ là cái giọng american wanna-be đó bác, nghe thấy ghét
    Còn việc thi tuyển GV dạy tiếng anh, trước tiên phải tuyển người có đúng giọng standard thì em nghĩ lý do là việc truyền đạt lại cho học sinh bằng tiếng việt nó đòi hỏi phải nói tiếng việt dễ hiểu. Chứ còn để nói tiếng anh tốt thì phải nói tiếng việt chuẩn thì vô lý à nha Tiếng anh với tiếng việt thuộc hai họ ngôn ngữ hoàn toàn chả dây dưa rễ má gì, người việt nam nói giọng hà nội chuẩn chắc gì đã phát âm tiếng anh đúng, người anh nói giọng london chuẩn chắc gì đã phát âm tiếng việt hay
    Nói chung là kệ bác thấy buồn cười thì bác cứ cười, chứ tớ thì vẫn nghĩ vậy thôi à
    [/quote]
    Ấy chết, bác VH làm gì bực mình thế. Em ngưỡng mộ bác lắm mà.. Chỉ có điều em thấy quan điểm của bác về accent giọng miền trung làm em lạ lẫm quá thôi
    Bác có địa phương chủ nghĩa không đấy!??
    Cũng có thể em đã gặp người miền trung nói tiếng Anh tồi!??, nhưng còn con bạn gái cũ của em thì sao nè: Nói tiếng Anh cực giỏi (chẳng thua kém Huỳnh Thuận của VTV là mấy đâu nhé). Tốt nghiệp MA ở "lước ngoai" hẳn hoi, hiện đang là GV 1 trường ĐH ở SG. Thế mà nói chuyện với em, nó cũng phải tự nhận là người miền trung gặp rất nhiều khó khăn trong việc học ngoại ngữ, nhất là cái khoản phát âm. Mỗi lần dạy học cứ phải căng cái tai và cái họng đến mức ...lòi cả tĩ ra để đừng quên lâu lâu lại đá cái accent mẹ đẻ vào. Và cứ mỗi lần về Huế, nó lại hì hì với em là khỏe quá, được nói tiếng mẹ đẻ sao mà nó sướng gì đâu... Nó cứ khen em sao mà nói tiếng nước ngoài sao mà tự nhiên như thở thế (trùi ui, em lại tự huyễn hoặc rùi!!, hay là nó nịnh em nhẩy). Và nó cũng công nhận với em là hầu hết bạn bè nó, khi học ngoại ngữ (bất kể thứ gì), đều phải luyện ngữ âm cực kỹ, nếu không muôn người ta nghe thấy cái accent miền trung cố hữu lẫn lộn trong ngoại ngữ. Và đó cũng chính là lý do và tiêu chuẩn mà cái trường mà hồi xưa em từng dạy, khi tuyển dụng GV, đã đòi hỏi ở các ứng viên bác ạ, chứ ở đây người ta không nói đến hệ ngôn ngữ và lại càng chẳng liên quan gì đến việc người Hà Lội nói tiếng Anh hay Lân Đẩn nói tiếng Việt đâu
    Điều này không có nghĩa là em ko có những đồng nghiệp miền trung. Có chứ, thậm chí họ cực giỏi nữa (em chỉ đáng xách dép cho họ thui). Tuy nhiên, cậu nào cũng đều thừa nhận họ phải chỉnh phát âm lại hết í...
    Còn việc dân Cộng mình có ít người phát âm chuẩn tiếng nước ngoài (nhất là các ngôn ngữ thuộc hệ Ấn-Âu) cũng là điều dễ hiểu. Theo em, người nói tiếng đơn âm tiết sẽ mệt mỏi khi học các ngôn ngữ đa âm tiết. Tuy nhiên cũng còn tùy năng khiếu ngữ âm và khả năng bắt chước ngôn ngữ của từng người
    Riêng phần phát thanh ngoại ngữ của nhà đài mình thì em đồng ý với bác, nhưng chỉ 1 nửa thui. Cá nhân em thấy phần tiếng Pháp chỉ có một cô đọc tốt (chẳng còn nhớ tên), còn lại thì.. nhe-schitav, nhưng dầu sao vẫn còn đỡ hơn phần tiếng Pháp của nhà đài HTV, nghe mà... Phần tiếng Anh của VTV dạo này tiến bộ hơn cách đây 10 năm rất nhiều, tuy nhiên cũng còn nhiều điều phải bàn. Trong các đài nước ngoài phát bằng tiếng Anh (không phải là tiếng mẹ đẻ), em thích nhất là kênh DW của Đức, kế đến là CCTV9 của bạn Tàu. Kênh Rusian today của Nga cũng tốt, còn lại các kênh của các thằng Châu Á khác thì em chẳng xem
    Các bạn Tàu không đọc được chữ "r" mà lẫn lộn thành "l" ah? hay quá. nhờ các bác mà em mới biết đấy. Thế thì các bạn Nhật cũng thế roài.
    Riêng các âm tiếng Nga như z, r, zh, (з, ?, ж) thì em và các bạn nhà em đều phát âm cực tốt, chẳng gặp khó khăn rì, chắc là bác nhầm thế nào í..Lại còn các bạn ở Quảng Bình, Quảng Ngãi gì gì đấy, nói tiếng Nga mà bác VH thấy chuẩn nhất!?? lại làm em thêm 1 ngạc nhiên.. Thôi em cứ để bác cảm nhận theo cách riêng của mình vậy, không bác lại bảo em thất lễ..
    Vài dòng với bác
  3. aliosha1970

    aliosha1970 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/12/2003
    Bài viết:
    636
    Đã được thích:
    0
    Cái vàng vàng í, theo em thiển nghĩ là không đúng đâu ạh. Các âm "d" hay "gi" gì trong tiếng Việt đều được phát âm như nhau (kể cả người Bắc hay Nam), chỉ dùng để phân biệt chính tả thui. Riêng chữ r thì người bắc phát âm không chuẩn, nhưng em lại thích cái không chuẩn í hơn là cứ rung bật cả lưỡi như người miển trong này.
    Thật ra, xét về ngữ âm, khi học ai cũng học âm chuẩn, tuy nhiên ngoài đời, các âm tiết sẽ được thay đổi ít nhiều do giao thoa văn hóa. Chẳng hạn, chữ "g" trong tiếng Nhật thường được dân Tokyo phát âm thành "ng" (cho dù đó là cách phát âm không chuẩn), và người ta vẫn thích mình phát âm theo cái cách không chuẩn í hơn..
  4. Louise

    Louise Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/05/2002
    Bài viết:
    713
    Đã được thích:
    0
    hìhì, tớ chẳng biết nhà bác thế nào, chứ ngày bé tớ đi học tiểu học được dạy là d - gi - r là ba âm khác nhau, có cách đọc cũng khác nhau, nhưng tất nhiên khi nói chuyện với người khác thì mình vẫn phải dùng kiểu đọc phổ thông, chứ cứ đứng uốn lưỡi mà nói d/gi/r chuẩn cho nó giống sách giáo khoa dạy chắc người ta tưởng mình bị dở hơi
  5. Louise

    Louise Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/05/2002
    Bài viết:
    713
    Đã được thích:
    0
    Cái sự nghe thế nào cho thuận tai, nó chỉ là sở thích cá nhân thui ạ . Ví dụ tớ sinh ra ở cái làng nào đó ngọng stereo, cứ l thành n và ngược lại thì tớ nghe người ta nói đúng là tớ sẽ thấy ngang ngang sao đó
    p.s.: tớ khẩn thiết yêu cầu bác bỏ cho tớ từ "Cộng". Tớ rất dị ứng với từ này, nghe nó cứ (xin lỗi bác) hàng chợ sao đó
  6. Louise

    Louise Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/05/2002
    Bài viết:
    713
    Đã được thích:
    0
    Việc học ngôn ngữ, theo tớ, bản thân nó là một sự "bắt chước". Bắt chước nói sao cho giống người ta, sao cho đúng cách diễn đạt của người ta . HIx, tớ bị mama nhận xét là bây giờ nói tiếng Anh y như kiểu người Ấn nói
  7. viethuong279

    viethuong279 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2005
    Bài viết:
    3.223
    Đã được thích:
    4
    Trời địa phương chủ nghĩa gì đâu bác, tớ có sao nó dzị thôi, chứ nhà tớ tuy ông bà nôi người quảng ngãi nhưng tập kết ra bắc nên từ thế hệ bố tớ trở đi thì nói giọng bắc hết ráo. Nhà mẹ tớ thì gốc hà nội luôn à Nhưng có gì thì tớ nói đó thôi. Tớ thì không như bác, tớ thấy giọng vùng miền nào cũng hay cả, trừ giọng quảng ngỡi Giọng Hà nội thì lên lên xuống xuống rất tiểu thư, giọng huế thì nhẹ nhàng dễ thương, giọng sài gòn thì lanh lảnh dễ nghe, tớ chả thấy có giọng nào là khó chịu hết
    Tớ vẫn chưa hiểu cái đoạn bác bảo cái accent miền trung cố hữu trong ngoại ngữ à nha. Thiệt bác chứ khi một native speaker nghe người việt nói tiếng anh thì cái accent miền bắc hay miền nam trong ngoại ngữ cũng có hay hớm gì hơn accent miền trung đâu, Mà tớ cũng có nói là cứ phải người bắc hay người nam nào thì sẽ nói tiếng anh dở đâu, sao bác phản đối dữ dzị. Người này người kia chứ bác.
    Tớ thấy bác bảo các bạn nhà bác phát âm đều cực chuẩn mấy chữ cái tiếng nga, chắc tớ ở dưới này xui hay sao mà 10 người họa mới được một người phát âm gọi là. Khi nói chậm thì không sao, chứ nói gì dài dài chút là shto với sto nó như nhau, izobrozhatt'''' sẽ thành izobờrazat (híc), tên thầy là mikhail georgiyevich sẽ được hân hạnh thành mikhain geogiyevik Chưa kể tiếng việt đọc câm phụ âm cuối nên vô tiếng nga cũng phang vậy luôn, khổ thân tiếng nga, chữ cuối cứ gọi là bị nuốt chửng đi đâu mất. Nghe con bạn tớ nó đọc otnosishs''''a với cả otnosits''''a như nhau, "ov" trong ivanov với cả "ob" trong probnik cũng thành "op" hết, "miach" thì thành "miat", "bral" thì thành "bran". Mà đâu chi gì nó, tớ thấy người việt nam đa số nói tiếng nga cứ đều líu lưỡi cả.
    Tớ quan niệm thứ tiếng mẹ đẻ nó ảnh hưỏng đến việc học ngoại ngữ lắm. Tiếng nào càng nhiều âm rung, càng có sự đa dạng về phụ âm và càng... ít tonal thì học ngoại ngữ càng dễ dàng. Bởi vậy tớ mới bảo nguời miền trung khi học ngoại ngữ họ phát âm dễ hơn, trước tiên vì họ nói tiếng việt gần như là non-tonal. Bác đi nhiều, gặp nhiều người, nhưng tớ cũng gặp không ít.. Tớ cũng gặp đủ nhiều để có thể dám nhận xét.
    Người trong khu vực mà phát âm tiếng nga tốt chắc chỉ có malaysian và idonesian thôi. Myanmar, thái lan, lào hay việt nam nói ... dở như nhau cả. Tàu là nói tệ hại nhất
    bác bảo phì cười khi gặp cô bé kia nói tiếng anh bằng accent miền trung, tớ thấy bác dzô dziên quá trời, Tớ thì chả cần biết accent miền trung hay miền nào, cứ accent việt nam mà đá vào nói tiếng anh là tớ nghe thấy dở ẹc rồi, nhưng có gì mà đáng cười đâu bác. Ngoại ngữ không chỉ có năng khiếu mà còn qua rèn luyện nữa bác nhỉ.
    Đến ob của tớ mà hỏi ai nói tiếng nga hay nhất chắc chắn mọi người sẽ chỉ vào một anh quảng bình. Tất nhiên nói vẫn đá giọng miền trung đấy, nhưng về phát âm thì chữ nào ra chữ đấy, dù nói nhanh mấy cũng không có s sh r gi d r zh lẫn tùng phèo nhé.
    À quên, bạn tớ có một chị hà nội. Chị ấy phát âm tiếng anh tớ thề người anh mà nghe thì sẽ không hiểu chị ấy nói gì (cũng những lỗi như khi phát âm tiếng nga, không phân biệt được các phụ âm, cắt phăng luôn mấy phụ âm cuối của con người ta). Thế mà chị í tự hào là mình siêu tiếng anh lắm, phát âm tiếng anh cực chuẩn. Chả biết phải nói sao nữa, chả nhẽ khuyên chị í record vào băng cát sét để nghe chị ấy nói chuẩn thế nào à
    Được viethuong279 sửa chữa / chuyển vào 17:46 ngày 17/05/2008
  8. viethuong279

    viethuong279 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2005
    Bài viết:
    3.223
    Đã được thích:
    4

    À, nói lan man nhiều quá tớ quay về tiếng hindi chút nha.
    Chữ "r" trong tiếng việt mình, người bắc hay phát âm thành "z" thì không tính. Còn người nam có phát âm "r" nhưng không hẳn là "r" rung.
    Chữ "r" mà người miền nam phát âm ở trong bảng chữ cái tiếng hindi được phiên là "D" (không phải là "d"). Có nghĩa là phát âm nửa d, nửa r, đá đá l nữa. Tớ không biết diễn tả sao nữa. Nếu nghe một người Nam nói chữ "rồi" thì nó sẽ không phải là rr..rr..rr... ồi như "r" rung trong tiếng hindi, mà nó sẽ thành một kiểu chữ "r" mà đầu lưỡi chạm vào mép trong phía trên của hàm răng.
    Người thái cũng có thói quen đọc chữ r như thế. Nhưng đối với người ấn, đây không phải là chữ r.
    Chính vì thói quen này mà lâu lâu tớ lại gọi tên anh chàng với chữ "r" theo kiểu việt nam (miền nam), tớ thì nghĩ là mình nói rõ ràng Kamran rồi, nhưng hắn thì bảo ê tên anh kamran chứ không phải kamdan nhé, mà thôi em nói kamdan nghe cũng dễ thương
    À, louise bảo nằm lăn nằm bò ra học tiếng hắn, là louise học tiếng hindi hay tiếng Nepali vậy. Louise có nhớ pokhara (lấy ông xã người nepal) ở nhà mình không, hôm nọ vui chuyện tớ kể pokhara nghe chuyện của louise. Pokhara bảo louise chịu khó quá, pokhara thì ngoài yêu ông xã ra vẫn chưa thấm nhuần gì được văn hóa của ông xã kể cả tiếng nói (vụ này giống SBC à ha ), giờ chỉ có ông xã nhà pokhara đi học tiếng việt thôi chứ còn pokhara học tiếng nepal chắc không dám nghĩ tới. Pokhara bảo ngưỡng mộ louise quá, hí hí
  9. Louise

    Louise Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/05/2002
    Bài viết:
    713
    Đã được thích:
    0
    Ấy, ngưỡng mộ ai không ngưỡng mộ, ngưõng mộ tớ làm gì ? Tớ học tiếng với mục đích rất "đen tối" là... nghe lén xem có ai nói xấu mình hông , hoặc có tài liệu gì tuyệt mật của chàng ghi bằng tiếng Nepal thì mình còn dò ra được
    Tớ học Nepali, chết dở với cỡ nửa chục chữ D của nó . Túm lại tớ quán triệt quan điểm là ta không học sâu, học xa và không cần nói như người bản xứ , chỉ cần diễn vài câu, dù ngọng cũng được, không khéo nhà chồng đã cảm động rơi nước mắt rồi đấy chứ . Người ta cũng biết mình người nước ngoài, nên chỉ cần mình có cố gắng là chắc chắn được appreciate rồi. Cứ nhìn VN mà xem, có anh Tây nào nói được tiếng Việt lại chẳng lao vào bốc anh lên mây xanh ấy chứ
  10. Louise

    Louise Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/05/2002
    Bài viết:
    713
    Đã được thích:
    0
    Học ngoại ngữ nói có chuẩn hay không, nhiều khi không kể vùng miền mà còn phụ thuộc vào năng khiếu . Có những người phát âm đâu ra đấy, trong khi cũng có người sống hơn nửa đời người trên đất bạn nhưng... ngọng vẫn hoàn ngọng

Chia sẻ trang này