1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Học tiếng Anh,hành việc thiện!

Chủ đề trong 'Anh (English Club)' bởi Tinhnguyen08, 25/05/2013.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Kính gửi những tấm lòng nhân ái!

    Mỗi chúng ta tuy có thể khác nhau về tuổi tác, giới tính, hoàn cảnh,...nhưng máu chúng ta đều đỏ, nước mắt chúng ta đều mặn, chúng ta đều ấm lòng mỗi khi được người khác quan tâm, xót xa khi khi người thân đau yếu.
    Nếu chúng ta mạnh khỏe, chúng ta có cả ngàn ước mơ, nhưng nếu chúng ta đau ốm, chúng ta chỉ có một ước mơ là được mạnh khỏe.
    Với ước nguyện lan tỏa niềm tin yêu giữa giông bão cuộc đời, giúp những người bệnh nhanh chóng phục hồi để trở lại cuộc sống thường ngày, đem niềm vui đến cho bản thân, gia đình, cộng đồng. Nhóm Ngàn việc thiện muốn góp phần bé nhỏ giúp xã hội luôn có những người khỏe mạnh cả thể chất, tinh thần; chúng tôi mong được đồng hành cùng quý vị trong chương trình "Người thân yêu".
    Nhà tài trợ chính là những "Người thân yêu" sẽ đều đặn đóng góp tùytâm, mức gợi ý là 50.000VND/tháng, để hỗ trợ cho một số bệnh nhân có hoàn cảnh vô cùng khó khăn tại bệnh viện Việt Đức (và/hoặc ) bệnh viện Bạch Mai, Bệnh Viện K Quán Sứ, Hà Nội.
    Mọi đóng góp sẽ được cập nhật trên website, qua email, và trực tiếp cho các nhà tài trợ!

    Chi tiết xin liên hệ:
    1. Ms Cao Thị Hải Yến
    ĐT: 0983 65 68 79
    YM: caohaiyen@yahoo.com

    2. Trần Anh Tuấn
    ĐT: 0903449950
    YM: forever1082@yahoo.com.vn

    3. Ms Nguyễn Thúy Hằng
    ĐT: 0979812408
    Mail:hangnguyenthuy@gmail.com

    4. Ms Nguyễn Thị Loan
    ĐT: 0978056717
    YM: loanntmaxan@yahoo.com
    Số TK: 1382 059 22 13016 Ngân hàng Techcombank chi nhánh Hà Thành

    Chủ TK: Cao Thị Hải Yến

    Khi gửi tiền vào tài khoản, mong quý vị thông tin rõ tên, địa chỉ, điện thoại vào mail: caohaiyen@yahoo.com để chúng tôi tiện cập nhật
    thông tin.
    Xin cảm ơn những tấm lòng!

    >>Báo cáo Thu - Chi<<

    http://thientam.freevnn.com
    http://nguonsang.com/tuthien
  2. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Cuộc gặp định mệnh của tử tù với vị Đại đức từ tâm

    Cơ duyên giúp kẻ bị biệt giam Phạm Xuân Cường gặp trụ trì chùa Ba Vàng. Sự tận tâm của vị Đại đức đã giúp hồ sơ vụ án của Cường đến tay người có trách nhiệm để xem xét lại, tử tù này được đưa "từ cõi chết trở về".

    Phạm Xuân Cường (28 tuổi, ở tại thị trấn Trới, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh) là tử tù mang tội giết người, bị biệt giam ở Trại tạm giam Công an tỉnh Quảng Ninh từ năm 2009. Bên cạnh phạm nhân đặc biệt này lúc nào cũng đặt một cuốn kinh Phật đã được đọc đi đọc lại đến thuộc làu. Cường cũng đang đợi phép màu đến với mình sau khi gửi đơn xin ân xá lên *************.

    Tháng 1/2011, sau phán quyết của tòa phúc thẩm, tử tù Cường đã hơn một năm biệt giam. Dịp giáp Tết âm lịch, Đại đức Thích Trúc Thái Minh, trụ trì chùa Ba Vàng (thuộc phường Quang Trung, thành phố Uông Bí) đến nói chuyện, thăm và tặng quà cho một số phạm nhân. Khi thấy Đại đức, Cường đã với tay lấy từ chỗ nằm ra cuốn kinh Phật và xin được nhà sư chỉ dạy cách tụng niệm.


    Đại đức Thích Trúc Thái Minh, trụ trì chùa Ba Vàng.
    Cường nói đây là cuốn kinh do em gái mang vào dặn dò ngày ngày tụng kinh niệm Phật và anh ta đã làm theo, nhưng nhiều chỗ đọc vẫn không hiểu nên xin Đại đức chỉ dạy.

    Hôm đó, Cường đã được Đại đức cảm kích cho quy y tam bảo và chỉ dẫn cách tụng niệm kinh Phật. Khi nhà sư chuẩn bị rời đi, Cường òa khóc, hỏi với theo xin biết danh tính, nơi nhà sư trụ trì rồi nói: “Thầy ơi! Hoàn cảnh gia đình con tan nát hết rồi. Con ân hận lắm. Con còn một đứa em gái. Nó bơ vơ giữa đời. Thầy làm ơn, làm phúc cứu giúp em con...”, và nhà sư nhận lời.

    Một tuần sau, trong số rất đông du khách và Phật tử đến chùa đầu xuân, Đại đức Thích Trúc Thái Minh nhận thấy có một cô gái chừng ngoài 20 tuổi cứ nem nép như muốn nói điều gì. Nhà sư ôn tồn hỏi mới hay cô chính là em gái của tử tù đặc biệt lần trước. Từ đây gia cảnh tội nghiệp của hai anh em mới được giãi bày.

    Gia đình Cường vốn khá giả nhờ người cha làm nghề sửa chữa xe ôtô vào loại giỏi ở thị trấn Trới, xây được nhà cao, mua đất, mở rộng cơ sơ kinh doanh. Người mẹ làm nội trợ gia đình và giúp bố quản lý. Năm 2004, mâu thuẫn lớn xảy ra, người cha không kìm được nóng giận đã đâm chết vợ rồi nhảy lầu tự tử nhưng không chết.

    Sau 8 tháng chữa trị, ra viện, người cha lĩnh án tù 14 năm; hai anh em Cường bỗng chốc trở thành côi cút, mẹ chết, cha đi tù. Cường tiếp tục công việc thay dầu rửa xe, nuôi mình và em ăn học, hết cấp 3 và Cao đẳng Sư phạm. Em gái ra trường xin dạy hợp đồng ở một trường tiểu học ở một xã vùng khó khăn nhất của huyện miền núi Hoành Bồ. Tháng 7/2009, Cường gây án mạng bị bắt giam. Cô em gái cũng không được dạy học nữa, hàng ngày phải quảy gánh hàng nước bán rong kiếm tiền tự nuôi mình và thỉnh thoảng đi thăm nuôi bố và anh.

    Nghe xong câu chuyện, Đại đức Thích Trúc Thái Minh se lòng, nhà sư phát tâm chở che cứu giúp cho hai anh em tử tù. Câu chuyện được nhà sư chia sẻ với một luật gia. Vị này nhận lời và tìm cách nghiên cứu lại hồ sơ vụ án. Cùng thời gian đó, đơn xin ân giảm án tử hình cho Cường được đưa đến Văn phòng *************, thời gian chưa thi hành bản án được kéo dài thêm.

    Trong khi đó, phạm nhân đặc biệt vẫn không ngừng tụng kinh niệm Phật và hy vọng… Lại thêm một cái Tết, nhiều phạm nhân am đã được ân giảm án nhưng không có tên Phạm Xuân Cường.

    Lần gặp người nhà trong chiều 30 Tết, Cường đã nghẹn ngào dặn sau khi thi hành án xin đưa cậu về nằm bên cạnh mộ của mẹ. Nhưng ở bên ngoài phòng giam, hành trình cứu sống tử tù vẫn không ngừng nghỉ. Những người trước đó hoàn toàn xa lạ với Cường nhưng nay đều dồn hết tâm huyết để giúp đỡ phạm nhân đặc biệt này. Toàn bộ hồ sơ vụ án được nghiên cứu lại, sự sống của phạm nhân vẫn đang chờ một sự định đoạt.

    Đúng ngày lễ khai hội xuân Yên Tử, một vị lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước đã có mặt trong ngày hội. Luật gia nọ đã cố gắng để tận tay gửi lá đơn đề nghị xem xét lại bản án của Phạm Xuân Cường kèm một số chứng cứ cốt yếu đến tay vị lãnh đạo. Lá đơn được xem ngay trước giờ khai hội ở giữa kinh đô Phật giáo. Và hành trình tiếp đó là sự đẩy đưa của những duyên do tưởng như rất tình cờ. Đại đức Thích Trúc Thái Minh cũng có lời thỉnh cầu và may mắn có dịp trình bày kỹ lưỡng vụ án và gia cảnh kẻ phạm tội với những người có trách nhiệm cao để xin xem xét lại trường hợp này.

    Phép màu đã đến với tử tù Cường, sau hơn hai năm tính từ ngày bản án phúc thẩm tuyên, cuối năm 2012, anh ta được nhận Quyết định giảm án từ mức tử hình xuống chung thân. Cường không khỏi bàng hoàng khi nghe cán bộ Trại tạm giam đọc Quyết định dù trước đó là bao ngày tháng chỉ sống trong chờ đợi.

    Cô em gái của Cường cũng được nhiều người tốt giúp đỡ tạo công ăn việc làm để tiếp tục sống, thăm nuôi bố và anh trong tù. Khi người anh được giảm án cứu được sự sống, người em gái cũng gặp được chàng trai yêu thương mình và xây dựng gia đình. Đám cưới đơn sơ của cô gái đã được chính Đại đức Thích Trúc Thái Minh và những người có tấm lòng Phật tử làm lễ chúc phúc. Trong ngôi nhà từng xảy ra bao nhiêu chuyện đau lòng dẫn đến gia đình ly tán, một tổ ấm mới lại hình thành và sẽ là nơi chờ đợi những con người lầm lạc trở về sau thời gian trả án.

    Theo Pháp luật Việt Nam
  3. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Lợi íchtừ việc tích lũy phước đức
    Thích Phước Đạt

    Bạn thực sự có khát vọng trở thành người giàu có và sống vui vẻ, hạnh phúc, an lạc trong đời sống hiện tại, cũng như tương lai thì ngay từ bây giờ hãy nhanh chân đầu tư vào ngân hàng "Phước đức". Một địa chỉ đầu tư vô cùng an toàn, lãi suất không chỉ đong đếm bằng các giá trị vật chất thông thường mà còn có cả giá trị làm thăng hoa đời sống tâm linh.
    Ngay từ thời Đức Phật còn hiện hữu, Ngài đã khuyến cáo từng cá nhân hãy nỗ lực thực thi làm các việc công đức bằng cả sự nhiệt tâm, tinh cần để đem lại lợi ích lớn. Bạn nên nhớ một việc làm thiện tâm dù rất nhỏ, nhưng hiệu quả tốt đẹp của hành động đó có tác động rất lớn đối với nhiều người.
    Xem ra, sự tích lũy các giá trị về công đức về việc làm, lời nói, ý nghĩ của thân khẩu ý sẽ tạo cho bạn một gia tài "Phước đức" để thọ hưởng, nếu hữu dư thì con cháu và những người khác kế thừa. Đây chính là ngân hàng "Phước đức" mà không ai khác hơn, mỗi cá thể đều có khả năng đầu tư, dù bạn là ai, đang sống ở đâu, đang làm gì, thu nhập ra sao, tuỳ theo khả năng đầu tư các công hạnh hữu ích mà có lãi suất thu nhập "phước đức" cho chính mình. Rõ ràng, "phước đức" không phải tự nhiên mà có, đó là cả quá trình đầu tư của mỗi cá thể trong việc thực thi đời sống tu tập tự thân hướng nội, sống đúng Chánh pháp và làm các việc hữu ích cho đời. Giống như một khu vườn, nếu bạn không đầu tư chăm sóc từ việc gieo hạt, bón phân, và thực hiện các công đoạn khác, thì chẳng bao giờ tận hưởng được hương thơm quả ngọt tốt lành.
    Cho nên, bạn phải nhanh chân đầu tư vào ngân hàng "Phước đức" ở mọi lúc, mọi nơi. Chỉ cần bạn có ý thức tự nguyện tinh tấn làm các việc phước lành thì sẽ có hiệu quả ngay. Bằng cách, thông qua việc nỗ lực thực hành 6 pháp Ba la mật mà Đức Phật từng khuyến cáo, bất cứ ai muốn thực hiện đời sống hướng nội và thực thi hạnh nguyện Bồ tát độ mình và cứu đời thì có thể trở thành nhà đầu tư hữu ích nhất của xã hội. Đó là bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí tuệ. Sáu phương thức thực thi đầu tư "Phước đức".
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Bố thí là phương thức hữu hiệu nhất mà bất cứ ai hiện sống trên cõi đời này đều có khả năng thực thi được. Cho dù bạn là người sở hữu tài sản kếch xù, hay là kẻ bần cùng đều có cơ may thực hành hạnh nguyện đó. Có ba cách bố thí, chia sẻ những khổ đau với người khác: bố thí tài sản vật chất, bố thí pháp, bố thí sự vô úy.
    Rõ ràng, không có ai có thể không thực thi một hình thức bố thí nào đó. Dù bạn đang lâm vào tình trạng khánh kiệt, thất nghiệp cũng có thể bố thí, chia sẻ những nỗi đau túng thiếu, mất mát của người khác hiện còn tệ hơn mình, hay có thể giúp vào các việc công ích bằng sự bố thí, dù nhỏ nhặt, nếu người ấy khao khát được thực hiện. Ngay cả một người hoàn toàn không thể làm được vậy, người ấy cũng có thể có ích cho người khác và xã hội bằng cách phát tâm phục vụ.
    Một người có kiến thức, trí tuệ về lãnh vực chuyên môn nào đó cũng có thể dạy hay dẫn dắt người khác trong trường hợp người ấy không có tiền hay yếu kém về thể chất. Nói chung, người có hoàn cảnh khó khăn cũng có thể thực hiện sự bố thí pháp, như chỉ bảo người ta đi nghe pháp, hành pháp từ một vị giảng sư nào đó.
    Một phương thức đầu tư ngân hàng "Phước đức" được bạn thể hiện nữa, bằng cách thực thi việc sống đúng các nguyên tắc giới luật, luật lệ được cộng đồng, tổ chức, xã hội định chế. Điều tối thiểu bạn cần nhận thức rõ là khi tự thân sống đúng Chánh pháp thì không chỉ cá nhân mình an lạc mà còn tác động đến ngưới khác theo chiều hướng đưa đến sự bình an, hạnh phúc; ngược lại sẽ dẫn đến khổ đau cho chính mình và đưa đến sự bất an, thậm chí gây tổn thương đến người khác. Tính tích cực của việc trì giới là phục vụ mọi người trong khát vọng ai cũng được an lạc. Càng thể hiện nhiều điều thiện lành thì bạn càng nâng cao mình lên và có khả năng phục vụ người khác hiệu quả nhiều hơn.
  4. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Phương thức thể hiện thứ ba cho việc đầu tư phước đức là thể hiện hạnh nguyện nhẫn nhục. Tính tích cực của sự nhẫn nhục trong mọi môi trường, hoàn cảnh sống là phát triển đức hạnh độ lượng. Chúng ta sẽ không còn giận dữ hay trách mắng người khác khi không vừa ý với chính mình. Nếu bạn không có hạnh nguyện nhẫn nhục, nhẫn nại hay độ lượng trong những tình huống như thế, hẳn sẽ gây khổ đau cho mình và người khác.
    Phật từng dạy, một niệm sân khởi lên thì sẽ đốt cháy rừng công đức. Do đó, thực thi phương thức đầu tư này bạn sẽ có nhiều phước đức do tâm trí thanh thản, không còn có các cảm thọ về giận dữ và thù ghét những người gây tổn thương, sỉ nhục hay phản bội mà còn ra sức giúp đỡ họ nữa. Trên hết, bạn không bị dao động tâm lý trước sự vui buồn đối đãi mà chỉ biết yên lặng tỉnh thức để đưa ra quyết định chính xác lợi mình lợi người. Trạng thái tâm thức này là đỉnh điểm của sự tu tập nhẫn nhục, làm hóa hiện lòng từ bi đem đến hạnh phúc cho con người và hòa bình thế giới.
    Tinh tấn là điều kiện cần và đủ để tạo ra phước đức. Tinh tấn đoạn tận các điều bất thiện chưa sanh, đừng cho chúng phát sinh và cả khi chúng đã sanh thì dứt khoát từ bỏ. Đồng thời bạn tinh tấn làm các điều thiện chưa sanh làm cho chúng hiện hành và cả lúc chúng phát sinh rồi thì làm cho thăng hoá nữa. Điều quan trọng, bạn phải nỗ lực làm các việc công đức dù là chuyện nhỏ nhất cũng không thể bỏ qua, kiên tâm phụng sự lý tưởng hạnh nguyện của mình.
    Thiền định là sự đầu tư phước trí song tu, vô cùng quan trọng đối với một người hướng tâm tu tập giải thoát. Chúng ta không chỉ nỗ lực thực hành giáo lý nhà Phật mà còn biết nhìn sự vật bằng một cái tâm tĩnh lặng và suy nghĩ về sự vật đúng đắn. Sự quyết định đúng đắn để giải quyết vấn đề có thể đem lại những giá trị công ích và huân tập sự phước đức càng nhiều hơn.
    Phương thức cuối cùng để đầu tư là trí tuệ. Bạn sẽ giải quyết mọi vấn đề không trọn vẹn nếu không trí tuệ rọi chiếu. Đơn cử, bạn gặp người đang đau đớn quằn quại vì thiếu thuốc, vì lòng thương hại mà bạn bố thí ít tiền thì thật sai lầm. Điều quan trọng là bạn phải hướng họ đi vào trường cai nghiện, thì việc làm ấy mới đem lại giá trị hữu ích đối với người đó. Xem ra, trí tuệ là nhân tố quan yếu đi đến sự thành công của con người.
    Thực thi các phương thức đầu tư như thế, bạn sẽ là người trở nên người giàu có và hạnh phúc an lạc đời này và đời sau nhờ sự tích luỹ và lợi nhuận từ ngân hàng "Phước đức". Trường hợp vị Sa di thay vì chết yểu, chỉ còn được sống trong bảy ngày trở nên trường thọ là nhờ phước đức cứu sống đàn kiến khi trên đường trở về nhà. Có người nhờ bố thí ngọn đèn sáng, nhân đó mà cả nhà đoàn tụ. Một ngọn đèn của người phụ nữ nghèo đã thắp sáng trí tuệ mọi người, nhờ nhân thiện lành đó mà gặp được người giàu có, cho nên phước báu đến không ngừng… và nhiều trường hợp khác còn hơn thế nữa như sử sách kinh điển ghi lại. Còn chờ đợi gì nữa, hỡi bạn, mà không mạnh dạn đầu tư!
    ( theo: http://www.hoituthienphohien.com/phuocduc.html)
  5. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    http://nguonsang.com/tuthien/chuong-trinh-cung-em-vui-don-nam-hoc-moi-tai-lao-cai-12880.htm
    Chương trình “Cùng em vui đón năm học mới” tại Lào Cai


    Kính thưa quý vị và các bạn!

    Vừa qua, chúng tôi có dịp tới thăm trường tiểu học số 2 xã Xuân Hòa, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. Dù đã biết Xuân Hòa là xã đặc biệt khó khăn qua các phương tiện truyền thông, nhưng chúng tôi vẫn thấy lòng se lại khi tận mắt chứng kiến những khó khăn cơ cực của đồng bào nghèo nơi đây, đặc biệt là các em nhỏ còn đang ở tuổi cắp sách tới trường.

    Thuộc diện xã nghèo đặc biệt 135 nên điểm trường chính đã được Nhà nước hỗ trợ xây dựng khá khang trang, tuy nhiên tại các điểm trường khác, đặc biệt là phân hiệu Mo của trường thì tình trạng rất sập sệ. Nơi đây thậm chí còn chưa có điện lưới, nhiều phòng học đều là lớp học tạm bằng tranh tre lứa lá, chỗ thủng, chỗ dột.. Vào mùa lạnh, mưa gió có thể vô tư ùa vào thách thức những thân hình bé nhỏ đang co ro trong làn áo mỏng manh. Năm học mới sắp đến, phân hiệu Mo sẽ đón chào 1 lớp học sinh mới, tuy nhiên hiện tại chưa có lớp để học.

    Ngay gần đó là trường mầm non số 2 Xuân Hòa có gần 60 em đang học. Ngoài những khó khăn khác, các em nhỏ ở đây đang rất thiếu nước, đặc biệt là vào mùa khô. Hiện có 1 téc nước 3 mét khối đủ dùng trong vài ngày.

    Dân cư nơi đây chủ yếu là dân tộc Mông, dân trí thấp và chưa thực sự hiểu tầm quan trọng của việc học tập của con em mình. Cùng với điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt (mưa đá, tố lốc…), có lẽ đây là lý do chính khiến cái nghèo cứ bám theo họ mãi qua nhiều thế hệ.

    Tận mắt chứng kiến những cảnh tượng trên, Quỹ Nguồn Sáng quyết định kêu gọi những nhà hảo tâm chung tay trong chương trình “Cùng em vui đón năm học mới” tại Lào Cai, với hy vọng động viên về tinh thần, chia sẻ bớt những khó khăn của cô trò nơi đây.

    Trong chuyến đi Lào Cai lần này, dự kiến CLB "Vì sức khỏe cộng đồng" Trường ĐH Y Hà Nội sẽ tham gia khám bệnh, phát thuốc và truyền thông giáo dục sức khỏe cho các em HS nơi đây.

    Chúng tôi rất mong nhận được sự ủng hộ và hỗ trợ của những tấm lòng vàng!

    Xin chân thành cám ơn quý vị!

    Đồ quyên góp:

    + Hiện vật: đồ dùng học tập (vở oly, bút bi…), sách bồi dưỡng, truyện (hướng thiện, tri thức cũ hoặc mới), đồ dùng gia đình, quần áo cũ (còn dùng tốt)… cho các em.

    + Tiền mặt: Xin gửi về Tài khoản của Quỹ Nguồn Sáng: 0011004026666- Ngân hàng Vietcombank
    Tên Chủ TK: Cao Thị Hải Yến (caohaiyen@yahoo.com)

    Khi gửi tiền mặt, xin quý vị ghi rõ: “Ủng hộ chương trình đón năm học mới ở Lào Cai” để chúng tôi tiện cập nhật và thống kê tại ĐÂY

    Thời hạn quyên góp: Giai đoạn 1: Từ nay đến ngày 30.6.2013

    Địa điểm nhận đồ quyên góp: Nhà số 18, Ngõ 34 Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội

    Chi tiết xin liên hệ:
    Mr. Lý Bá Thiện – ĐT: 0904931185

    Hoặc qua nick chat Yahoo: nguonsang_com
  6. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Chương trình phóng sinh ngày 25/5/2013 Nhóm Ngàn việc thiện tại Hà Nội:
    Bầu trời trong xanh
    Cây mát trong lành
    Chúng tôi vòng quanh
    Chắp tay khấn nguyện
    Nguyện cầu sức khỏe
    Nguyện cầu tự do
    Nguyện cầu hạnh phúc
    Ấm no muôn loài
    Lòng mong thiết tha
    Giữ gìn sự sống
    Tất cả chúng sinh
    Nguyện cầu phóng sinh
    Hồi hướng công đức
    Ông bà cha mẹ
    Âm siêu dương thái
    Thoát khỏi bi ai
    Kính lạy Đức Phật
    Nghìn mắt nghìn tay
    Chứng minh công đức
    Nam Mô A Di Đà Phật!
    http://thientam.freevnn.com/hinh-anh-ve-dot-phong-sinh-lan-2/
    Quý vị muốn cùng trồng cây (ăn quả, bóng mát…) tại các Chùa, Đình, Đền, Nhà Thờ, phóng sinh…tại Hà Nội và vùng lân cận xin liên hệ:
    Ms Nguyễn Thúy Hằng, ĐT:0979812408
    hangnguyenthuy@gmail.com.
    Xin cảm ơn!
  7. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Trong cuộc sống hằng ngày chúng ta thường nghe nói: Người này "có phúc" quá, cho nên mới được vừa giàu sang, vừa học giỏi, vừa đẹp đẽ, vừa mạnh khỏe, vừa may mắn, cầu con được con, cầu của được của, vạn sự như ý, tùy tâm mãn nguyện.


    Hoặc cũng có khi chúng ta nghe nói: Người này "bạc phúc" quá, cho nên làm chuyện gì cũng thua lỗ, tính toán việc gì cũng hỏng, muốn gì cũng không nên, cầu gì cũng chẳng được, tai họa xảy ra tới tấp, gặp xui xẻo liên miên!

    Khi được may mắn, khi được sung sướng, khi được những sự như ý, khi được tất cả những điều gọi là "có phúc", người đời thường nghĩ rằng, cho rằng: mình có phúc báu như vậy là do trời thương, trời ban cho mình! Những người đó không chịu tìm hiểu thêm: Tại sao ông trời lại thương mình và ban cho mình phúc báu như vậy, mà không ban cho biết bao nhiêu người khác? Như vậy có phải là bất công chăng? Như vậy có đúng chăng? Tại sao con người lại có ý nghĩ như vậy?

    Sở dĩ con người có ý nghĩ như vậy là do tâm ích kỷ nhiều đời, do tập khí tham lam bỏn sẻn, do tính ganh tị đố kỵ mà ra. Con người khi được sung sướng, thì mặc kệ người khác ra sao, chẳng bận tâm đoái hoài, đó là tâm ích kỷ. Con người khi được toại nguyện, muốn gì được nấy, thì mặc kệ người khác ra sao, thậm chí trong lòng còn chẳng muốn ai khác được như vậy, đó là tập khí tham lam bỏn sẻn. Con người khi được thành công thắng lợi, thì mặc kệ người khác ra sao, chẳng muốn ai khác bằng mình hay hơn mình, đó là tính ganh tị đố kỵ vậy.

    Thực ra, không có ông trời, thượng đế, hay đấng tạo hóa nào làm những chuyện bất công, thiên vị như vậy. Những "phúc báu" chúng ta đã hưởng, đang hưởng, và sẽ hưởng, chính do chúng ta đã tạo trong nhiều kiếp trước và ngay trong kiếp này. "Mình làm mình chịu, mình làm mình hưởng" mới là lẽ công bằng tuyệt đối vậy. Cũng không ít người thắc mắc: Làm sao biết mình "có phúc" hay không? Làm sao để tạo phúc? Ðồng thời chúng ta cũng cần nên biết: thế nào là phúc hữu lậu và thế nào là phúc vô lậu? Và khi làm phúc giúp đỡ ai điều gì, mình nên nguyện như thế nào?

    * * *



    Trên thế gian này, nếu ngước nhìn lên chúng ta sẽ thấy không biết bao nhiêu người giàu sang hơn mình, học thức hơn mình, khỏe mạnh hơn mình, sung sướng hơn mình, đẹp đẽ hơn mình, địa vị hơn mình, quyền thế hơn mình, may mắn hơn mình, nhàn nhã hơn mình, bình yên hơn mình, thông minh hơn mình, sáng suốt hơn mình, nhứt là không biết bao nhiêu người tu tập giác ngộ hơn mình, được an lạc và hạnh phúc hơn mình. Những người như vậy chính là những người "có phúc" hơn mình.

    Trái lại, khi nhìn xuống chúng ta sẽ thấy không biết bao nhiêu người nghèo hèn hơn mình, dốt nát hơn mình, yếu đuối hơn mình, khổ sở hơn mình, xấu xí hơn mình, thấp kém hơn mình, cô thế hơn mình, xui xẻo hơn mình, cực khổ hơn mình, hoạn nạn hơn mình, đần độn hơn mình, tối tăm hơn mình, nhứt là không biết bao nhiêu người không được sống an lạc và hạnh phúc như mình. Những người như vậy chính là những người "bạc phúc" hơn mình.

    Như vậy, rõ ràng chúng ta được gọi là "có phúc", hay đang thọ hưởng "phúc báo", nếu như chúng ta có đủ tay chân, mắt mũi vẹn toàn, cơm ăn áo mặc, khỏe mạnh ít đau, sống lâu trăm tuổi, tâm trí bình thường, gia đình hạnh phúc, cuộc sống tương đối đầy đủ, cuộc đời tương đối bình yên, không gặp hoạn nạn, không gặp hiểm nguy, không gặp tai biến, không gặp chiến tranh, không gặp đói khát, không gặp kẻ thù, không gặp thiên tai, hỏa hoạn động đất, bão lụt cuồng phong.

    Khi nào bị đau mắt, không còn nhìn thấy được gì nữa cả, chúng ta mới thấy giá trị của đôi mắt, giá trị của thị giác, mà hằng ngày chúng ta không lưu tâm. Ðến khi gặp thầy gặp thuốc, được chữa lành bệnh, đôi mắt trở lại như xưa, chúng ta mới thấy là mình đang "có phúc"! Hoặc khi nào bị bệnh bại xuội cả hai chân, không còn đi đứng được bình thường, phải dùng xe lăn. Ðến khi khỏi bệnh, được bình phục như xưa, chúng ta mới thấy là mình đang "có phúc"!

    Thí dụ như trên một chuyến máy bay, một chuyến tàu thủy hay một chuyến xe lửa gặp tai nạn, hằng trăm người thương tích tử vong, những người được sống sót chính là những người "đại phúc" vậy. Họ là những người theo đủ mọi tôn giáo, thuộc đủ mọi sắc dân, thuộc đủ mọi thành phần trong xã hội, gồm đủ mọi lứa tuổi, nhưng điểm quan trọng là: chính họ đã "tu nhân tích phúc" nhiều đời nhiều kiếp trước, mới được sống còn như vậy, chứ không phải do họ cầu nguyện van xin thánh thần thiên địa gì cả, dù là chí thành và khẩn thiết lắm, trong lúc ngộ nạn, mà được đâu!

    Chúng ta thử suy nghĩ: trong khi lâm nạn, người thì cầu Ðức Mẹ cứu giúp, người thì cầu Bồ Tát Quán Âm cứu tai, cứu khổ, cứu nạn. Vậy, khi cả hai người cùng thoát được nạn, vị nào thực sự đã tế độ họ? Thực sự chính "phúc báo" của mỗi người đã cứu chính họ mà thôi. Người có "phúc báo" nhiều hơn, thoát nạn một cách an ổn hơn. Người có "phúc báo" ít hơn, thoát nạn với một chút xây xát. Người hết phúc báo, không phúc báo, thì đã vong mạng!

    Thậm chí trong số những người tử vong trong các tai nạn, nhiều trường hợp có cả các chức sắc thuộc các tôn giáo, có cả những người đã từng đại diện thượng đế tha tội cho nhiều người khác! Còn chính họ có tội nghiệp, đến lúc phải trả, vẫn phải đền trả quả báo, nghiệp báo như mọi người khác vậy!

    Chúng ta đọc báo cũng thấy có những chuyến hành hương cầu nguyện của các tôn giáo, bị lật xe trên đường đi hoặc trên đường về, gặp nạn hỏa hoạn tại thánh địa, tại khu vực hành lễ, khiến cho hàng trăm người, hàng ngàn người tử vong thương tích. Ðiều này giúp cho chúng ta nhận định rất rõ ràng rằng: con người tạo nghiệp báo, dù vô tình hay cố ý, cho đến lúc quả báo chín mùi, lại không có phúc báo che chở, thì cầu nguyện van xin cũng chẳng ích lợi gì, chẳng có hiệu quả gì.

    Trong Kinh Pháp Cú, Ðức Phật có dạy: "Dù lên non, xuống biển, vào hang, nghiệp báo vẫn theo con người như hình với bóng, không ai có thể tránh được". Nghĩa là nếu như con người không biết tu nhân tích phúc, chỉ lo tạo tội tạo nghiệp, trong cuộc sống đấu tranh giành giựt hằng ngày, cho đến khi quả báo thuần thục, không ai có thể tránh được, dù cho người đó là bất cứ ai trong thế gian này, không phân biệt vua quan, chức quyền hay thường dân, giàu sang hay nghèo hèn, học thức hay bình dân, nam phụ lão ấu, tín đồ hay chức sắc!

    Có ông Liêm Sứ ở Hồng Châu, đến hỏi Thiền sư Mã Tổ Ðạo Nhất: Uống rượu ăn thịt là nên hay không nên? Mã Tổ Ðạo Nhất đáp: Uống rượu ăn thịt là cái "lộc" của ngài. Không uống rượu ăn thịt là cái "phúc" của ngài! Có phúc mới hưởng lộc. Có phúc mới trường thọ. Không phúc sao được hưởng lộc, sao được trường thọ? Như vậy, chúng ta đã tạm hiểu thế nào là "có phúc". Bây giờ chúng ta thử tìm hiểu vấn đề: trong cuộc sống hằng ngày, những phương cách nào, những pháp môn nào, những việc làm nào, những hành động nào, những lời nói nào, hay những ý nghĩ nào có thể tạo "phúc báu", công năng và ích lợi của "phúc báu" như thế nào?
  8. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Nhọc nhằn nghề bán “giấc mơ”

    Mỗi tờ vé số lời khoảng 480 đồng, ngày kiếm được dăm chục ngàn nếu bán được 100 vé, những người bán vé số phải đi trệt cẳng khắp nẻo đường ngõ phố. Họ từ nhiều tỉnh khác nhau và chọn bán vé số làm nghề mưu sinh. Tiền bán vé số chỉ đủ đắp đổi qua ngày, song điều đáng quý là họ biết vượt khó mưu sinh chân chính kiếm từng đồng tiền lẻ dẫu đổ không ít mồ hôi.

    Lặng lẽ mưu sinh

    Cơn mưa đêm tầm tã vừa ngớt, vợ chồng anh Dương lục đục lôi chiếc xe đạp “cởi truồng” không phanh, không gác đờ-bu rồi dặn con gái “ngủ với em rồi mẹ về đưa đi học”. Điệp khúc ấy, sáng nào cũng lặp đi lặp lại khi hai con chị đang ngủ và có lẽ chúng cũng chẳng nghe. Ra khỏi nhà, chị vợ đạp xe ngược Nghẹo ông Từ (ngã ba ông Từ phường 12 TP Vũng Tàu), còn anh Dương xuôi về thành phố.

    Vợ chồng anh phải đi sớm bán cho người dân đi lễ nhà thờ và uống cà phê sớm. 6 giờ sáng, chị vợ quay về nhà ở đồi Nhái (bãi tắm trại Nhái) phường 11 đánh thức con dậy và cho chúng đến trường. Ăn vội ổ bánh mì khô khốc, chị lại đạp xe đi bán tăng hai.

    Vợ chồng anh Dương chọn bán vé số làm nghề mưu sinh. Bởi ở thành phố du lịch Vũng Tàu đông đúc này, với thân hình tật nguyền của anh Dương và đôi mắt dị tật bẩm sinh của chị Hiền khó có thể xin một công việc kiếm sống với đồng lương ổn định. Đã 11 năm qua, cả gia đình anh sống bằng nghề bán vé số. Dương cười mỗi khi ai đó ngoắc tay “ê, bán cho tờ vé số” hoặc có ai đó kêu “số ơi”.

    Dương bảo, “khi chưa có vợ em cũng bán vé số. Cả hai vợ chồng em làm nghề này chỉ đắp đổi qua ngày. Nắng đắt mưa ế. Ngày nắng bán được nhiều hơn, ngày mưa là tắt bữa, vì không có ai ra đường”. Một tấm vé anh lời bao nhiêu? - “Lời 480 đồng. Ngày bán được 100 vé là lời 48 ngàn. Họa may, có người trúng số cho em 200 ngàn là vợ chồng em sống cả tuần rồi”.

    Anh kể: Quê anh ở Nam Định. Dương là con thứ 4 của gia đình 8 chị em. Ở phường 11 ai cũng gọi anh là thằng Dương dở người, vì anh đi cà nhắc (chấm phẩy) và lúc nào cũng nhe răng cười. Vậy mà nói đến hoàn cảnh, ai cũng thương và mua vé số cho anh. Căn nhà anh ở hiện nay là do UBND phường 11 xây theo diện nhà tình nghĩa.

    Hai con nhỏ đứa lớp 4, đứa lớp 1, tự nấu ăn, tự đi ngủ, tự học bài mỗi khi bố mẹ chúng đi bán vé số đêm. Lâu lắm mẹ mới chở chúng đi học bằng xe đạp một lần. Hằn lên trên khuôn mặt ngây thơ, lúc nào hai con chị Hiền cũng thèm khát. Em Thương (con gái chị Hiền) bảo “cả tháng mẹ mới mua một bữa thịt heo. Bữa nào cũng ăn cơm cá khô”.

    Một hoàn cảnh đáng thương khác là em Nguyễn Văn Đức người Tiền Giang. Đức lên thành phố Vũng Tàu bán vé số kiếm tiền gửi về cho bố và dì ở quê. Em tâm sự: “Gia đình con nghèo lắm. Bố con có dì hai không thương con. Con thường bị dì đánh và bắt đi kiếm tiền. Không có tiền, dì không cho ăn”. - Em học lớp mấy rồi? - “Con học lớp 4. Con muốn đi học như các bạn nhưng bố nghe lời dì không cho đi”.

    Những người bán vé số ở cùng phòng với em Đức bảo: “Từ hôm qua đến giờ nó ốm. Sốt cao lắm. Mới hôm rồi, bố nó lên lấy tiền. Sáng nay nó vẫn đi bán. Bây giờ sốt vầy bán sao được nữa”. Tôi mua cho em ly sữa đậu nành. Đức nhìn tôi ứa hai hàng nước mắt, môi mấp máy như nói điều gì đó mà không thành tiếng. Em khóc, mấy người bán vé số cũng khóc theo.

    Cuộc đời của anh Thương ở khu phố Phước An phường 10 thành phố Vũng Tàu cũng lắm éo le. Anh Thương bị tật nguyền bẩm sinh. Hằng ngày trên chiếc xe lăn đi bán vé số kiếm tiền cho con ăn học Anh bảo: “Cả hai vợ chồng tôi bán vé số mà không đủ ăn. Nếu cả hai vợ chồng đi từ sáng sớm thì được 60 đến 70 ngàn là nhiều. Tôi phải dành tiền mua thuốc cho má đang ốm ở nhà, còn lại mới dùng”. Số tiền ấy không đủ cho đứa trẻ con nhà giàu ăn sáng, vậy mà vợ chồng anh phải dầm mưa dãi nắng khắp thành phố cả ngày mới có được.

    Thành phố Vũng Tàu có biết bao những mảnh đời vé số, mỗi người có một hoàn cảnh gia đình đáng thương khác nhau, nhưng tựu trung lại họ đều biết vươn lên số phận làm chủ cuộc sống, kiếm miếng cơm manh áo, nhặt nhạnh từng đồng từng cắc, dẫu công việc của họ nhọc nhằn mưa nắng và đổ không ít mồ hôi. Và điều đáng trân trọng là họ có tấm lòng hiếu thảo với cha mẹ, trách nhiệm với những người cùng cảnh ngộ, chia ngọt sẻ bùi lúc khó khăn hoạn nạn.



    Niềm vui của anh Dương sau một ngày bán được nhiều vé số

    Cùng cảnh ngộ

    Trên chiếc xe đạp cũ nát, chị Mai rướn người đạp từng bước nặng nề leo dốc. Khuôn mặt hốc hác sạm đen vì nắng. Chị ngồi bệt xuống triền cát ven đường, ngửa nón đếm từng đồng tiền xu, tiền giấy lẫn lộn, lẩm bẩm: “Cả ngày hôm nay chỉ được 40 ngàn, còn 9 tờ nữa không bán cho ai được. Thôi mình ôm luôn biết đâu lại đổi đời”. - “Ôm như thế không trúng lấy tiền đâu mà bù?”. - “Thì mình bỏ tiền ra. Đại lý chỉ hỗ trợ 10% nếu những vé mình ôm không trúng bất kỳ giải nào và phải giữ nguyên vé nộp cho đại lý trước giờ xổ số. Còn trúng thì nói gì nữa”. - “Có bao giờ chị ôm mà trúng chưa?” - “Làm gì có chú ơi. Lỡ may ai nào trúng, thương tình cho một, hai trăm ngàn là coi như mình trúng số rồi”.

    Rồi chị kể cho tôi nghe cuộc đời “ba chìm bảy nổi” của chị. Năm 1998, chị bỏ miền sơn cước Hương Sơn, Hà Tĩnh vào Vũng Tàu sinh sống cùng với cái thai không tác giả. Đất khách quê người, hai bàn tay trắng không nghề nghiệp. Trong túi vẻn vẹn còn 30 ngàn, chị liều đi mua 15 tờ vé số (mỗi tờ lúc đó là 2 ngàn đồng) rồi “nhập” cùng bọn trẻ cơ nhỡ đi bán dạo khắp bờ biển Vũng Tàu mỗi đêm. Ban ngày chị đi rửa bát cho tiệm phở kiếm cơm ăn. Trong một lần lấy vé số nơi đại lý, chị tình cờ gặp anh Hách người Quỳnh Lưu Nghệ An (anh Hách cũng có hoàn cảnh éo le nghèo khổ). Họ nên vợ thành chồng không cưới hỏi.

    Anh Hách thông cảm với hoàn cảnh của chị. Chị Mai thương anh Hách nghèo khổ mồ côi. Không nhà cửa, không gia tài. Chị Mai đi bán vé số, anh Hách chặt cành cây dựng lều. Chiếc lều của họ cheo leo giữa đồi hoang vắng. Không điện, không nước, không người qua lại. Hai người tựa vào nhau lay lắt qua ngày. Đứa con của chị Mai ra đời trong túp lều cỏ ấy.

    Chị gạt nước mắt chỉ tay về sau lưng: “Chú biết răng không. Tui có cái nhà ni là là trời cho vợ chồng tui đó. Ba năm trước, trong một đêm mưa tầm tã tui nằn nèo một ông mua vé số cho tôi. Ông ta nhìn tôi ái ngại và mua cả 20 tờ. Ông chẳng để ý đến vé mà mua như giúp tôi. Dè đâu, tối hôm sau vợ chồng ông đến chỗ cũ tìm tôi và cho tôi 10 triệu. Nghe đâu ông ấy trúng hơn tỉ đồng. Vậy là tôi có nhà ni. Ở đời, ở hiền gặp lành chú hề. Chú mua cho tôi đi, biết đâu mai chú lại trở thành tỉ phú”. Rồi chị cười móc từ chiếc bóp cũ kỹ một tập vé số của ngày hôm sau: “Tập vé ni tôi cố bán đêm nay cho hết. Ngày mai tôi không đi được, vì ở nhà trông anh ấy bệnh”…

    Màn đêm buông xuống, bãi Trước, bãi Sau, bãi Dứa, bãi Dâu lung linh sắc màu ánh điện. Đối lập với dòng người tấp nập nối đuôi nhau trên đường phố, đi xem ca nhạc, đi uống cà phê, đi khách sạn nhà hàng ăn uống vui chơi giải trí ngày nghỉ cuối tuần, là những em bé, người già, phụ nữ, người đạp xe, người đi bộ với tập vé số trên tay chìa cho người này, chìa cho người kia trông đợi, để kiếm từng đồng tiền mua gạo mưu sinh.

    Theo Trần Mạnh Tuấn (Lao Động)
  9. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Nhóm Ngàn Việc Thiện xin kính chúc quý vị sức khỏe, niềm vui, thành công, hạnh phúc!
    Nhóm xin được gửi đến quý vị lịch hoạt động tháng 6/2013:
    http://thientam.freevnn.com/
    1. Nhằm gìn giữ và bảo tồn những nét đẹp truyền thống của cha ông, giúp thế hệ trẻ tiếp cận và hiểu đúng về văn hóa truyền thống dân tộc Việt Nam, Nhóm Ngàn việc thiện tổ chức hoạt động giúp dọn dẹp chùa , mỗi tháng 1-2 lần vào các buổi cuối tuần có thể là trước hoặc sau những ngày lễ (rằm và mùng 1 âm lịch) Thân mời các bạn sinh viên, những người nhiệt tình, trách nhiệm, sắp xếp được thời gian, có mong muốn đóng góp cho cộng đồng cùng tham gia.
    Chi tiết xin liên hệ:
    Ms Lê Huế
    ĐT: 01649557760
    Mail: Huele91tma@gmail.com

    Ms: Thu Hoài
    ĐT:01693923853
    Mail: thuhoai.bnvn@gmail.com
    Hoạt động sắp tới:
    Chủ nhật, 8h Ngày 09/06/2013 nhóm tổ chức dọn dẹp giúp Chùa Chân Tiên(151 phố Bà Triệu, phường Lê Đại Hành, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội)
    2.Lịch phóng sinh tiếp theo được tổ chức vào lúc 9h, Thứ 7 ngày 22/6/2013, tại Hồ trong Đền Ông Hoàng Ba -Đằng sau Trung tâm hội nghị quốc gia. Xóm 1 - Mễ trì thượng, đi đường Phạm Hùng (từ phía Trần Duy Hưng lên), rẽ trái sang đường Đỗ Đức Dục đi đến cuối đường Đỗ Đức Dục, bên phía tay trái có biển màu đỏ rất to ghi là Đền ông Hoàng Ba). Chi tiết xin liên hệ:
    Ms Nguyễn Hằng, 0979812408, hangnguyenthuy@gmail.com
    Mọi đóng góp quỹ phóng sinh xin gửi về:
    Chủ TK Nguyễn Thúy Hằng
    STK: 0451000229087, ngân hàng Vietcombank chi nhánh Thành Công
    Kính mời mọi người tham dự!
    3.Chương trình thăm và hỗ trợ bệnh nhân nghèo hàng tháng
    Chương trình sẽ đi thăm và tặng quà bệnh nhân nghèo viện K Quán Sứ thứ 7 ngày 22/6/2013
    Quý vị ủng hộ nhân lực tài chính
    xin liên hệ
    Ms Cao Hải Yến: 0983 65 68 79.
    YM: caohaiyen@yahoo.com .
    Mr Trần Anh Tuấn 0903449950
    YM: forever1082@yahoo.com.vn
    Số TK: 1382 059 22 13016 Ngân hàng Techcombank chi nhánh Hà Thành
    Chủ TK: Cao Thị Hải Yến
    Xin cảm ơn quý vị!
    Xin quý vị thông tin cho những người quan tâm!
    Kính chúc quý vị an lạc!
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Nhóm Ngàn Việc Thiện xin kính chúc quý vị sức khỏe, niềm vui, thành công, hạnh phúc!
    Nhóm xin được gửi đến quý vị lịch hoạt động tháng 6/2013:
    http://thientam.freevnn.com/
    1. Nhằm gìn giữ và bảo tồn những nét đẹp truyền thống của cha ông, giúp thế hệ trẻ tiếp cận và hiểu đúng về văn hóa truyền thống dân tộc Việt Nam, Nhóm Ngàn việc thiện tổ chức hoạt động giúp dọn dẹp chùa , mỗi tháng 1-2 lần vào các buổi cuối tuần có thể là trước hoặc sau những ngày lễ (rằm và mùng 1 âm lịch) Thân mời các bạn sinh viên, những người nhiệt tình, trách nhiệm, sắp xếp được thời gian, có mong muốn đóng góp cho cộng đồng cùng tham gia.
    Chi tiết xin liên hệ:
    Ms Lê Huế
    ĐT: 01649557760
    Mail: Huele91tma@gmail.com

    Ms: Thu Hoài
    ĐT:01693923853
    Mail: thuhoai.bnvn@gmail.com
    Hoạt động sắp tới:
    Chủ nhật, 8h Ngày 09/06/2013 nhóm tổ chức dọn dẹp giúp Chùa Chân Tiên(151 phố Bà Triệu, phường Lê Đại Hành, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội)
    2.Lịch phóng sinh tiếp theo được tổ chức vào lúc 9h, Thứ 7 ngày 22/6/2013, tại Hồ trong Đền Ông Hoàng Ba -Đằng sau Trung tâm hội nghị quốc gia. Xóm 1 - Mễ trì thượng, đi đường Phạm Hùng (từ phía Trần Duy Hưng lên), rẽ trái sang đường Đỗ Đức Dục đi đến cuối đường Đỗ Đức Dục, bên phía tay trái có biển màu đỏ rất to ghi là Đền ông Hoàng Ba). Chi tiết xin liên hệ:
    Ms Nguyễn Hằng, 0979812408, hangnguyenthuy@gmail.com
    Mọi đóng góp quỹ phóng sinh xin gửi về:
    Chủ TK Nguyễn Thúy Hằng
    STK: 0451000229087, ngân hàng Vietcombank chi nhánh Thành Công
    Kính mời mọi người tham dự!
    3.Chương trình thăm và hỗ trợ bệnh nhân nghèo hàng tháng
    Chương trình sẽ đi thăm và tặng quà bệnh nhân nghèo viện K Quán Sứ thứ 7 ngày 22/6/2013
    Quý vị ủng hộ nhân lực tài chính
    xin liên hệ
    Ms Cao Hải Yến: 0983 65 68 79.
    YM: caohaiyen@yahoo.com .
    Mr Trần Anh Tuấn 0903449950
    YM: forever1082@yahoo.com.vn
    Số TK: 1382 059 22 13016 Ngân hàng Techcombank chi nhánh Hà Thành
    Chủ TK: Cao Thị Hải Yến
    Xin cảm ơn quý vị!
    Xin quý vị thông tin cho những người quan tâm!
    Kính chúc quý vị an lạc!
  10. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Cun Cút Mẹ và Đàn Con

    Cun cút mẹ ấp nở được một đàn con trong ruộng kiều mạch và thấp thỏm lo sợ ngày một ngày hai người chủ ruộng đến gặt lúa. Bữa ấy cun cút mẹ bay đi kiếm mồi và dặn lũ con phải lắng nghe rồi về nói lại cho mẹ biết người đã nói những gì. Chiều tối cun cút mẹ bay về, lũ con bèn thưa:
    - Khốn rồi mẹ ơi, người chủ với anh con trai đến, ông ta bảo: “Kiều mạch chín rồi. Con đến các bác hàng xóm, bạn bè, nhờ họ đến gặt giúp kiều mạch”. Khốn rồi, mẹ ơi, mẹ chuyển chỗ cho chúng con đi chứ không sáng sớm mai là hàng xóm họ đến gặt lúa mất.

    Cun cút mẹ nghe xong liền nói :
    - Không sao cả, các con, còn lâu họ mới gặt kiều mạch, các con cứ yên tâm ngồi đấy.

    Và sáng sớm mai cun cút mẹ lại bay đi, dặn các con nghe xem người chủ sẽ bảo gì. Khi cun cút mẹ bay trở về, lũ con thưa với mẹ:
    - Thế này này, mẹ ơi, người chủ lại đến, đợi mãi bạn bè và hàng xóm chẳng ai đến cả. Ông ta mới bảo con trai: ”Con hãy đến ngay chỗ các anh em trai, anh em rể, anh em nuôi, nói với họ là bố sai đến bảo ngày mai nhất thiết phải gặt kiều mạch”.
    - Các con đừng sợ các con ạ ngày mai họ cũng sẽ chẳng gặt đâu.Cun cút mẹ nói.

    Khi trở về, cun cút mẹ hỏi :
    - Thế nào ?
    - Người chủ lại đến với anh con trai, lại đợi chờ người nhà.

    Chẳng có ai đến. Ông ta mới bảo anh con:
    - Thôi, con ạ, rõ là chẳng hơi sức đâu mà trông đợi. Kiều mạch chín rồi. Con hãy sửa hái, sớm mai tự chúng ta đến mà gặt thôi.
    - Các con ạ, – cun cút mẹ nói – nếu như chính người ta tự bắt tay vào công việc chứ không trông đợi ở những người khác thì người ta sẽ làm. Phải thu xếp đi khỏi đây thôi.

    Truyện ngụ ngôn Ê-dốp

Chia sẻ trang này