1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Học tiếng anh qua video có phụ đề qua 6 bộ phim hoạt hình hay nhất

Chủ đề trong 'Tìm bạn/thày/lớp học ngoại ngữ' bởi hoctienganh234, 08/02/2017.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hoctienganh234

    hoctienganh234 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    25/02/2015
    Bài viết:
    197
    Đã được thích:
    1
    Học tiếng anh qua video phim là một cách luyện nghe tiếng anh rất hiệu quả. Bạn nên xem những bộ phim tiếng anh hàng ngày để khả năng nghe cũng như bắt từ của mình được tốt hơn. Tuy nhiên làm để tránh việc học khó khăn cũng như chán nản thì ban đầu các bạn nên chọn những bộ phim sao cho phù hợp với trình độ tiếng anh của mình.

    Học tiếng anh qua video có phụ đề với các bộ phim hoạt hình là một sự lựa chọn thích hợp nếu như bạn có trình độ tiếng anh không cao. Không chỉ hấp dẫn về mặt nội dung, các bộ phim hoạt hình dưới đây mình dưới thiệu còn là phim ăn khách nhất trong lịch sử điện ảnh thế giới. Các bạn cùng thảm khảo nhé:

    Thảm khảo thêm:

    >> Học tiếng anh qua video có phụ đề với lời phát biểu của bà Michelle Obama

    Martha Speaks

    Giới thiệu bộ phim:

    Nội dung phim kể về một chú chó học cách nói sau khi ăn món súp bảng chữ cái. mỗi đoạn đều có phần giải thích từ vựng trước và sau đoạn đó. Bộ phim này dạy từ mới, và

    Word Girl

    Giới thiệu bộ phim:

    Nội dung: Nếu bạn muốn học thêm những từ mới thì đây là một bộ phim phù hợp với bạn rồi đấy. Từ mới cũng được giải thích trong các đoạn phim. Trong phim này, một cô gái siêu anh hùng chống lại bọn người xấu thông qua sức mạnh của những câu nói.

    .Doki

    Giới thiệu bộ phim:


    Nội dung: Đây là một bộ phim không chỉ để dạy từ mới, mà còn dạy về các nền văn hóa. Đây là một bộ phim về đề tài thám hiểm, một hành trình của Doki và những người bạn trong mỗi tập phim. Doki và nhóm của mình đã khám phá những khu vực khác nhau của thế giới và học về những nền văn hóa mới và các từ mới liên quan.

    Postcards From Buster

    Giới thiệu bộ phim:


    Nhân vật chính của phim là chú thỏ. Phim có một phong cách thú vị pha trộn giữa phim hoạt hình với video người thật.

    Đây cũng là một bộ phim về những nền văn hóa và các chuyến đi nhưng nếu bạn không thích phong cách của “Doki”, bạn có thể xem “Postcards From Buster”.

    Regular Show

    Giới thiệu bộ phim:


    Bộ phim nói về những loài động vật giống người và những nhân vật làm việc trong một công viên, khi chúng gặp phải những tình huống xấu, thường là do lười biếng.

    Giống như “Adventure Time”, “Regular Show” hơi kỳ lạ vì một số câu nói đùa trẻ không thể hiểu.


    Dexter’s Laboratory

    Giới thiệu bộ phim:

    “Dexter’s Lab” không dạy từ mới nhưng Dexter cực kỳ thông minh và cậu nói chuyện cũng rất thông minh, dùng những từ ngữ phức tạp hơn


    Dexter là một cậu bé thần đồng có một căn phòng thí nghiệm bí mật – nơi mà cậu phát minh ra những công nghệ tuyệt vời. Và em gái Dee Dee của cậu đã phát hiện ra nó.

    Xem thêm:

    >> Video học tiếng anh song ngữ
  2. knddnk

    knddnk Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/10/2016
    Bài viết:
    82
    Đã được thích:
    2
    Giao tiếp tiếng Anh chỉ sau 3 tháng – Liệu có thể?


    Bài viết này mình sẽ giới thiệu cho các bạn một phương pháp học tiếng Anh khá mới mẻở Việt Nam mà mình tin rằng chưa một Trung tâm hay một trường học chính quy nào ở Việt Nam đã áp dụng phương pháp này. Phương pháp này mình tìm hiểu được qua 5 tháng thực tập tại Đại Học Tokyo – Một trong những trường Đại học nổi tiếng nhất của Nhật Bản và bạn có tin không: 80% sinh viên ở đây nói khá thành thạo tiếng Anh.


    Sau khi dành thời gian tìm hiểu phương pháp học tiếng Anh này, mình mới nhận ra rằng những phương pháp học lỗi thời đang tồn tại ở Việt Nam thật quá “stupid” và nó không những không giúp người Việt nói tiếng Anh tốt hơn mà còn làm giảm khả năng ngoại ngữ của cả một thế hệ người Việt. Những hệ thống giáo dục tiên tiến như Nhật Bản, Mỹ, Anh, Pháp… họ xây dựng một nền tảng phương pháp học ngoại ngữ rất khoa học và được nghiên cứu một cách kỹ lưỡng. Phương pháp học ngoại ngữ của những nền giáo dục này đều có một điểm chung: Học ngoại ngữ giống như một đứa trẻ.


    Có thể bạn sẽ thấy phương pháp trên khá quen thuộc nhưng thực sự chúng ta chưa biết cách áp dụng một cách triệt để và khoa học. Một chút nữa, mình sẽ nói chi tiết cách học từng kỹ năng trong một thời gian ngắn. Khi đó các bạn có thể không còn ngạc nhiên khi biết rằng một sinh viên ĐH Tokyo hay ĐH Harvard có thể biết đến 3 ngoại ngữ khác nhau.


    Bây giờ mình sẽ nói phương pháp học từng kỹ năng, mình viết khá dài nên hi vọng các bạn dành thời gian đọc hết.


    1. Kỹ năng học từ vựng


    Mình đưa kỹ năng này lên đầu tiên vì từ vựng là xương sống trong toàn bộ một ngoại ngữ. Tất cả các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết đều sử dụng vốn kiến thức từ vựng. Nhưng không phải ai cũng biết cách học kỹ năng này. Bạn có thể thấy một người có vốn từ vựng chỉ khoảng 500 từ nhưng có thể đọc hiểu khá tốt các loại tài liệu khác nhau so với một người có vốn từ vựng là hơn 1500 từ. Vì sao lại vậy?


    Trước khi trả lời cho câu hỏi này thì các bạn đã từng nghe nói đến nguyên lý Pareto. Nguyên lý này rất đúng trong nhiều lĩnh vực, nôm na ta có thể hiểu qua một số ví dụ như sau: Nguyên lý này liên quan đến tỉ lệ 80/20. Ví dụ như: Trong kinh doanh thì 80% doanh thu đến từ 20% khách hàng (đây là nhóm những khách hàng trung thành hoặc khách hàng lớn), 80% tài sản của một quốc gia nằm trong tay 20% dân số (đây là nhóm những người giàu nhất)…


    Thật bất ngờ, nguyên lý Pareto cũng đúng trong lĩnh vực từ vựng của một ngoại ngữ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Chỉ cần nắm được nhóm các từ vựng thông dụng ta có thể hiểu được nội dung của 80% các tình huống giao tiếp khác nhau. Và thật trùng hợp, nhóm các từ vựng thông dụng chỉ chiếm khoảng 20% trong tổng số các từ vựng. Vậy thế nào là một từ vựng thông dụng? Từ vựng thông dụng có nghĩa là từ đó được sử dụng thường xuyên trong giao tiếp thường nhật. VD các từ như: khách sạn, nhà hàng, đi bộ, thực đơn… là những từ thông dụng, còn các dạng từ vựng chỉ sử dụng trong một số lĩnh vực nhất định gọi là từ vựng chuyên ngành, hay được hiểu là từ vựng không thông dụng. Ví dụ như: từ “bộ phát tín hiệu” trong lĩnh vực truyền thông hay “đại phẫu” trong lĩnh vực y khoa…


    Vậy tóm lại chúng ta chỉ nên học những từ vựng thông dụng, như vậy đủ để các bạn có thể hiểu được đa số các tài liệu không quá đặc thù. Khi nghiên cứu sâu vào một lĩnh vực chuyên ngành cụ thể nào đó, bạn chỉ cần bổ sung thêm vốn từ vựng chuyên ngành là được.


    2. Kỹ năng nghe



    Kỹ năng nghe có liên quan mật thiết đến vốn từ vựng. Một người có càng nhiều vốn từ vựng thì khả năng nghe sẽ tốt hơn. Quay lại kỹ năng học từ vựng một chút, có thể các bạn sẽ hỏi làm sao để nhớ từ vựng được lâu vì nhiều khi học chỉ vài hôm là quên. Trả lời cho câu hỏi này nếu có thời gian thì mình sẽ nói cả một bài nghiên cứu khoa học về vấn đề ghi nhớ từ vựng trên não con người. Nhưng có thể tóm gọn lại thế này, não bộ con người muốn ghi nhớ một từ vựng thì người đó phải gặp từ vựng đó ít nhất là 5 lần trong các văn cảnh khác nhau. Vậy bạn đã hiểu tại sao đừng nên học từ vựng một cách riêng lẻ. Cách tốt nhất là hãy kết hợp học từ vựng với việc luyện kỹ năng nghe.


    Phương pháp nghe của sinh viên ĐH Tokyo rất đơn giản. Lên mạng tìm một video bản xứ ví dụ như một Video bản tin CNN có kèm file textscript. Đầu tiên hãy nghe vài lần và cố gắng vận dụng vốn từ sẵn có của mình để hiểu tối đa nội dung của video đó. Việc nghe qua bản tin có hình ảnh giúp cho mình đoán nghĩa và đoán nội dung liên quan tốt hơn. Sau đó hãy mở textscript, tra những từ thông dụng mà bạn không nghe được, nên nhớ chỉ tra những từ thông dụng thôi nhé. Sau đó hãy tắt textscript đi và bật video xem và nghe lại. Lúc đó bạn sẽ nghe được nhiều hơn nhờ những từ vựng mới học được. Hãy làm lại vài lần như vậy cho đến khi bạn có thể hiểu 80% nội dung mà không cần quá tập trung.


    Những từ vựng bạn mới học được bạn sẽ không nhớ được quá lâu. Đừng quá lo lắng, lần luyện nghe tiếp theo, hãy tìm một video khác (cùng một nguồn và có nôi dung liên quan. Ví dụ như một list các video về CNN Student News). Khi đó những từ vựng bạn mới học hôm trước sẽ được lặp lại ở các video tiếp theo. Vì đây là những từ thông dụng nên chúng có mặt ở rất nhiều video. Chỉ cần gặp đến lần thứ 3 ở 3 video khác nhau mình tin rằng bạn sẽ khó có thể quên được nghĩa từ đó. Một lưu ý khi học từ vựng qua kỹ năng nghe là các bạn không cần ghi lại từ vựng, chỉ cần nhìn để nhớ mặt chữ và nhớ cách đọc từ đó thôi, hãy vứt hết textbook và bút đi. Chỉ cần một cái laptop là quá đủ – không cần ghi chép – không cần cố gắng ghi nhớ – tự khắc từ vựng sẽ rơi vào đầu bạn


    Mình đã từng thực hiện phương pháp luyện nghe này với hơn 30 video trên chương trình CNN Student News và thấy được hiệu quả một cách vô cùng rõ rệt. Các video sau đó hầu như mình có thể hiểu được 70 đến 80% ngay từ lần nghe đầu tiên. Và đặc biệt là các series video này rất vui nhộn và luôn cập nhật các tin tức mới nhất trên thế giới nhé.


    3. Kỹ năng luyện viết


    Kỹ năng này thì thực sự các bạn chỉ cần chăm chỉ luyện viết thôi, nếu các bạn nào luyện viết dạng học thuật như thi IELTS thì cần luyện theo các form viết riêng, còn không thì không có gì khó khăn cho kỹ năng này. Vì vậy mình sẽ không trình bày nhiều về kỹ năng này.


    4. Kỹ năng luyện nói



    Oa! Chắc đây là kỹ năng khiến nhiều bạn kinh hồn bạt vía. Trước đây mình cũng vậy, nếu cho mình lựa chọn nói tiếng Anh trước đám đông hay nhịn ăn 1 tuần chắc mình sẽ lựa chọn phương án thứ 2.)) Nhưng hiện tại thì mình cảm thấy khá thoải mái khi nói tiếng Anh và đương nhiên là không còn sợ nói tiếng Anh nữa rồi. Đây được coi là kỹ năng khó nhất khi học tiếng Anh nói riếng và tất cả các ngoại ngữ nói chung. Khó vì đa số người Việt không có môi trường để tập luyện. Ngay cả đến những trung tâm đào tạo tiếng Anh khá chất lượng thì người học cũng chỉ có tối đa 20p để luyện nói. Vậy sinh viên những trường ĐH lớn trên thế giới họ luyện nói bằng cách nào trong khi họ cũng không có những môi trường chuyên nghiệp để giao tiếp tiếng Anh. Kỹ năng này nếu luyện một mình thì sẽ rất khó tiến bộ vì rất “boring” và không biết mình nói hoặc phát âm đúng hay sai. Để giải quyết vấn đề này, sinh viên các nền giáo dục phát triển như Nhật, Mỹ, Pháp… sẽ sử dụng các phần mềm chuyên biệt cho việc luyện giao tiếp. Đây là những công cụ khá mới mẻ đối với người học ở Việt Nam. Ở Đại học Tokyo, sinh viên thường sử dụng phần mềm Rosetta Stone để luyện kỹ năng nói, ngoài ra họ còn sử dụng phần mềm này để luyện nghe, luyện phát âm hoặc luyện từ vựng rất hiệu quả vì phần mềm dạy học từ vựng bằng hình ảnh và chỉ dạy những từ thông dụng.


    Điểm đặc biệt của phần mềm là giúp người học có thể “giao tiếp” trực tiếp với phần mềm thông qua máy tính hoặc smartphone. Ở đây mình nói giao tiếp một cách đúng nghĩa, có nghĩa là phần mềm hỏi người học trả lời và phần mềm sẽ đánh giá câu trả lời của người học đúng hay sai về mặt ngữ âm và ngữ nghĩa. Tại sao phần mềm có thể đánh giá được đúng hay sai, đó là nhờ công nghệ thu âm và phân tích giọng nói của phần mềm, nó giống như công nghệ trợ lý sảo Siri mà chúng ta dùng trên iPhone. Đây là công nghệ của Mỹ và mình tìm hiểu thì phần mềm này rất nổi tiếng trên thế giới và được áp dụng ở nhiều trường Đại học lớn.


    Nếu có thời gian, trong bài viết sắp tới mình sẽ nói thêm về cách đọc hiểu tài liệu tiếng Anh một cách nhanh nhất. Còn hiện tại mình khá là mỏi tay vì viết hơi dài rồi. Hi vọng với bài viết này, sẽ ít nhiều giúp ích được các bạn có một phương pháp học tiếng Anh mới nhanh hơn, hiệu quả hơn nhiều lần so với các phương pháp học truyền thống đã quá lỗi thời tại Việt Nam

    dạy tiếng anh trẻ em tại thanh xuân
  3. xethunglongbien

    xethunglongbien Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    17/10/2016
    Bài viết:
    140
    Đã được thích:
    4
    bài viết rất hay, cảm ơn bạn

Chia sẻ trang này