1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

học tu theo đạo phật, mời các bác tham dự trao đổi kinh nghiệm

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi trai-ban, 08/03/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. trai-ban

    trai-ban Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/06/2002
    Bài viết:
    541
    Đã được thích:
    0
    bác này yêu cầu nói đúng chủ đề, đây kông phải là vấn đề bạn đùa cợt,
    phải suy nghĩ, đánh giá 1 cách nghiêm túc, nếu ai có tâm huyết thì xin viết đừng chệch nội dung
  2. muadongbuon832001

    muadongbuon832001 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2006
    Bài viết:
    528
    Đã được thích:
    0
    Vạn pháp tức pháp Phật.
    Phi pháp tức pháp Phật.
    Phi phi phap tức pháp Phật.
    Thế thì lấy gì gọi là nghiêm túc hay không nghiêm túc. Tâm huyết hay không tâm huyết.
  3. dat_mel

    dat_mel Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2005
    Bài viết:
    1.671
    Đã được thích:
    0
    Nhà cháu chỉ thấy mỗi bài của tình nguyện là hợp lý. Đọc mà nghe cứ khoái khoái thế nào đới.
    Vậy ta nói với nhau bằng "ngôn ngữ hông lời" hén?
  4. muadongbuon832001

    muadongbuon832001 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2006
    Bài viết:
    528
    Đã được thích:
    0
    Nhà bác Mel lại vô đây trù úm em rồi. Nay em có cuốn Thập độ Ba - La - Mật, post lên đây cho mọi người cùng đọc, cùng luận.
    LỜI TỰA
    Thập độ là chính đạo yếu điểm của đức Thế Tôn mà hành học Phật cần phải hiểu biết cho tinh tường là điều quan trọng nhất.
    Chúng ta người mong được thành Phật, phải học và hành pháp Ba la mật là giáo pháp chính thức của đức Phật, mà người sẽ thành Phật trước tiên, phải tu hạnh Bồ Tát, hành pháp Ba la mật.
    Bồ Tát có nghĩa là bậc sẽ giác ngộ pháp tối cao, không cho sanh già bịnh chết, thoát ly thống khổ luân hồi. Hơn nữa sự thông hiểu cổ tích Bồ Tát là một phương pháp phát sanh trí tuệ, đem đến nhiều hạnh phúc và cho ta trở nên bậc thượng lưu quân tử (trước khi chưa thành Phật), vì Bồ Tát có đủ tài đức đặc biệt phi thường.
    Mong chư vị Phật tử nhận được và thấu rõ pháp Thập độ cứu cánh giải thoát, chúng tôi không nệ tài hèn , học kém, tìm phiên dịch 10 tích Bồ Tát (các tiền kiếp của Ðức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni) tu đầy đủ phạm hạnh Ba la mật. Trong mỗi chuyện đều có nêu gương chí thiện của Bồ Tát.
    Chúng tôi, chỉ hy vọng cho tất cả muôn loài được lãnh hội chánh pháp, ngõ hầu mau đạt đến Niết Bàn vô sinh bất diệt.
    Mong thay!
    Hộ Tông Tỳ khưu
  5. muadongbuon832001

    muadongbuon832001 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2006
    Bài viết:
    528
    Đã được thích:
    0
    RATANATTAYAPUJA
    DASA PÀRAMÌ
    PHÁP THẬP ÐỘ
    (hay THẬP BA LA MẬT)
    --------------------------------------------------------------------------------
    Phạn ngữ: PÀRAMÌ hay PÀRAMITA (Ba-la-mật) [1] dịch là Ðộ hoặc "Ðáo bỉ ngạn", nghĩa là đến bờ kia. Ba la mật là nhân đến bờ kia hoặc là pháp báu của các bậc cao nhân, là con đường đi của đấng:
    - Chánh đẳng Chánh Giác (sammàsambuddha)
    - Ðộc giác (paccekabuddha)
    - Thinh Văn giác (savakabuddha)
    Những người tu Phật,nếu muốn thành một trong 3 bậc giác ấy, cần phải một lòng tinh tấn tu hành theo pháp Thập độ cho được viên mãn, bằng chẳng vậy thì không thể đắc đạo quả Niết Bàn được.
    Thập độ là pháp giải thoát, ngăn ngừa ái dục, ngã mạn, tà kiến không cho nhiễm vào tâm, do lòng từ thiện.
    Nếu bố thí, trì giới mà còn vọng cầu danh lợi hoặc ngã mạn tự cao, khinh bỉ kẻ khác thì chẳng đáng gọi là người tu Thập độ, vỉ không lòng từ bi đối với chúng sanh.
    Hơn nữa, bậc tu pháp Thập độ nếu bị chê trách hoặc người ngợi khen thì các Ngài vẫn tự nhiên bất động, ví như tảng đá liền lạc, dù bị mưa gió to lớn cũng không lay chuyển. Như thế mới đáng gọi là người tu Thập độ.
    Các bậc trí tuệ không hay tưởng đến những việc của mình đã làm, nghĩa là không lòng năn, than tiếc hoặc bất bình đến người nhạo báng mình.
    Hỏi: Cớ sao bậc trí tuệ không đem lòng phiền trách kẻ nhạo báng mình ?
    Ðáp: Vì các Ngài không hay để ý những lời chê khen của người đời. Dầu có người nào hạp ý khen tặng rằng: anh hoặc thầy là hạng thông minh tài trí, các Ngài cũng không tỏ vẻ ưa thích.
    Hỏi: Tại sao vậy ?
    Ðáp: Bởi các Ngài thầm xét rằng: Nếu ta làm lành thì cái quả lành ấy sẽ cho ta hưởng những hạnh phúc, từ đây. Lại nữa, các Ngài thường làm những việc mà người khó làm, vì có đức tin nhiều và giàu lòng sốt sắng bởi các Ngài có trí tuệ thông rõ thời vụ.
    Hỏi: đáo bỉ ngạn hoặc Ba la mật có mấy pháp ?
    Ðáp: Có 10 pháp.
    1) Dànam: Thí, là đem của cải hoặc Phật Pháp mà cho chúng sanh.
    2) Sìlam: Giới, là không phạm điều luật của đức Phật đã răn cấm hoặc gìn giữ thân và khẩu được trong sạch.
    3) Nekkhammam: xuất gia, là sự đi tìm đạo đức cao thượng hoặc dứt bỏ vợ con, của cải mà đi tu hành.
    4) Pannà: Trí tuệ, là thông suốt tất cả các pháp.
    5) Viriyam: Tinh tấn, là một lòng cố gắng tu hành tấn tới.
    6) Khantì: Nhẫn nhục, là gắng chịu những điều s? nhục
    7) Saccam: Chân thật, là không gian tà, giả dối.
    8) Àdhitthànam: Quyết định, là quyết định không thay đổi chí hướng.
    9) Mettà: Bác ái, hiền lành, nhân từ, mong cho tất cả mọi loài được vui.
    10) Upkkhà: Xả, là không vui, không buồn, thờ ơ không để ý, có tâm bình đẳng.
    I. BỐ THÍ BA LA MẬT ( DÀNA PÀRAMI)
    Sẵn có tác ý lành, đem tài vật của mình như: vật thực, y phục, chỗ ở, thuốc men, cho chúng sanh do lòng bác ái gọi là bố thí Ba la mật.
    Bồ Tát hằng có lòng hoan hỉ trong việc bố thí, Ngài rất thỏa mãn khi tìm được dịp đem của cho người, cho nên Ngài rán bố thí một lòng bất hối.
    Xem chuyện như sau đây rồi rõ. Kinh Jàtaka trang 323 có dẫn tích đức Bồ Tát (tiền kiếp của Phật Thích Ca Mâu Ni) trong một kiếp nọ, Ngài sanh làm quan đại thần của vua Brahmadatta. Quan đại thần ấy, rất mong được đôi giày và cây dù bằng lá thốt nốt của Ðức vua. Trong 12 năm mà Ngài không dám xin của người. Vì thế, Bồ Tát hay tìm dịp bố thí.
    Nhưng Bồ Tát khi đem vật gì cho ai rồi, Ngài không cần được báo đáp, hoặc trông mong được lợi ích riêng. Ngài làm như quên hoặc kể như vật thí ấy mất đi vậy, không lòng thương tiếc, muốn người trả ơn.
    Lại nữa, Ngài không giấu giếm một vật gì cả. Nếu có người muốn xin món chi thì Bồ Tát liền cho món ấy hoặc có kẻ nào muốn xin vật gì mà không dám tỏ lời, xin biết được Ngài hoan hỷ cho ngay. Khi Bồ Tát cho vật thực thì Ngài không bao giờ đem vật không ngon hoặc không vừa lòng người mà cho; Ngài thường cho những thức ăn vừa ý người. Cách bố thí của Bồ Tát như vậy mới đáng gọi là bố thí chân thành.
    Về các vật dụng, Ngài thường bố thí 10 món như sau:
    1) Annadàna: Thí các món ăn thì ngài nguyện cầu cho tất cả chúng sanh đều được 5 điều hạnh phúc:
    Sắc đẹp.
    Yên vui
    Mạnh khỏe
    Trí tuệ.
    Thánh quả.
    Mà người hằng đem lòng hoan hỷ
    2) Pànadàna: Thí nước lạnh hoặc nước nóng, Ngài cầu cho tất cả chúng sanh đều khỏi sự đói khát.
    3) Vatthudàna: Thí y phục thì Ngài cầu được nhan sắc xinh đẹp như kim thân để giác ngộ và hổ thẹn các tội lỗi.
    4) Yànadàna: Thí xe, ngựa, kiệu, võng, thì Ngài cầu đắc lục thông được an lạc ở Niết Bàn
    5) Gandhadàna: Thí các vật thơm thì Ngài cầu được món giới hương
    6) Màlàvilepanadàna: Thí tràng hoa và các vật để tắm, thì Ngài cầu được tướng trang nghiêm của Phật.
    7) Àsanadàna: Thí chỗ ngồi, thì Ngài cầu được bồ đoàn của Phật tọa.
    8) Seyyadàna: Thí chỗ nằm, thì Ngài cầu được chỗ nằm của Phật ngọa
    9) Avàsadàna: Thí chỗ ở, thì Ngài cầu thành Phật thì tất cả chúng sanh đều qui y theo Ngài.
    10) Padìpeyyadàna: Thí đèn đuốc, thì Ngài cầu được ngũ nhãn, nhất là nhãn thông.
    Lại nữa, đức Bồ Tát còn bố thí thêm 6 món như sau:
    1) Rùpadàna: Thí sắc, là dùng tràng hoa, y phục xinh đẹp cùng dường đến Tam Bảo, thì Ngài cầu cho được hào quang phóng ra một sải, chung quanh thân Ngài.
    2) Saddadàna: Thí tiếng là dùng đờn kèn cúng dường đến Tam Bảo hoặc dâng cúng nuớc mía, dầu, dùng làm thuốc cho các vị pháp sư, khuyên người đi nghe pháp hoặc tự mình nói pháp cho người nghe, thì Ngài cầu cho có tiếng thanh tao, dịu dàng như tiếng của vị Ðại Phạm Thiên
    3) Gandhadàna: Thí các mùi thơm cúng dường đến Tam bảo, Ngài nguyện khi được chứng quả Bồ đề, thì chúng sanh đều đem lòng cảm mến Ngài.
    4) Rasadàna: Thí vật cao lương cúng dường đến Tam Bảo. Ngài nguyện khi được chứng quả Bồ đề, thì chúng sanh đều đem lòng cảm mến Ngài.
    5) Patthabbadàna: Thí chỗ nghỉ ngơi (giường, ghế, ván ngựa) cúng dường đến Tam bảo, thì Ngài nguyện cho thành bậc Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
    6) Bhesajjadàna: Thí thuốc men, nước mía, dầu, mật ong, vv... cúng dường đến Tam Bảo, thì Ngài nguyện cho khỏi sanh, lão, bệnh, tử, khổ.
    Bồ Tát còn thí thêm 10 món nữa:
    1) Dàsànambhijjissadàna: Thí tôi tớ, là thả kẻ hầu hạ khỏi vòng nô lệ, thì Ngài nguyện cho được sự giải thoát, dứt phiền não và lòng ái dục.
    2) Anavajjakhiddhà vatihetudàna: Thí những sự chơi vô tội, thì Ngài nguyện chúng sanh phát lòng hoan hỷ nghe pháp của Ngài.
    3) Puttadàna: Thí con trai, Ngài nguyện khi chứng được Phật quả, thì con của Ngài cũng được gặp Ngài.
    4) Dàradàna: Thí vợ, thì Ngài nguyện cho đắc pháp vô thượng Bồ đề.
    5) Ràjadàna: Thí ngôi vua, thì Ngài nguyện cho thành vị pháp vương.
    6) Ràjadàna: Thí tay, thì Ngài nguyện cho tay Ngài nắm cả pháp báu để tế độ chúng sanh và cho Ngài được thoát khỏi 5 đại hồng thủy [2] nhất là ngũ dục hồng thủy.
    7) Kànànasàdidàna: Thí thân thể (tai, mũi), thì Ngài nguyện cho được ngũ căn thanh tịnh.
    8) Cakkudàna: Thí mắt, thì Ngài nguyện cho được ngũ nhãn [3] nhất là Thiên nhãn.
    9) Mamsalohitadàna: Thí máu thịt, Ngài nguyện cho có thân thể tròn đủ.
    10) Uttamanga dàna: Thí đầu, thì Ngài nguyện cho thành Vô Thượng đại giác.
    Các sự bố thí ấy, chia ra làm 3 hạng:
    a) Pháp dứt bỏ các món dùng của mình (vợ, con, của) mà cho, gọi là bố thí đến bờ kia (dànapàrami).
    b) Pháp dứt bỏ tay, chân, mắt, thịt mà cho, gọi là bố thí đến bờ trên (dàna upapàrami).
    c) Pháp dứt bỏ mạng sống của mình mà cho, gọi là bố thí đến bờ cao thượng (dàna paramattha pàrami).
    Ðức Bồ Tát đã bố thí các vật ngoài thân của Ngài, mà Ngài chưa vừa ý, nên Ngài thí đến tay, chân, mắt, mũi, da, thịt của Ngài. Tuy vậy, cũng chưa mãn nguyện, nên thí đến mạng sống của Ngài, Ngài mới an lòng.
    Trong kiếp đầu thai làm thái tử Vessan tararàja, lúc lên 8 tuổi Ngài có nguyện rằng: Nếu có người đến hỏi xin trái tim, là nơi nương tựa của tâm, là sanh mạng của ta, thì ta mổ ngực lấy tim đem thí chẳng sai. Nếu họ hỏi xin mắt thì ta dùng dao bén rọc lấy mắt để trên bàn tay mà cho người. Tuy nhiêu, nếu có người hỏi xin thịt, ta sẽ cắt thịt mà cho, với lòng hoan hỷ của ta.
    Các pháp bố thí (đại hoặc tiểu thí) đã giải trên đều trích trong kinh MÀHÀ-SÙDASSANA JÀTAKA trang 95, kinh SASAJÀTAKA trang 316, kinh SAMKHABRAHMANA JÀTAKA trang 442, kinh AKITTA BRAHMANA JÀTAKA trang 480, kinh SIVIJÀTAKA trang 499, kinh NIMI JÀTAKA trang 411, kinh VESSANTARA JÀTAKA trang 547. Xin các bậc thiện trí thức, nếu muốn biết thêm, nên xem trong các thứ kinh JÀTAKA (Tiền thân Ðức Phật) ấy.​
  6. muadongbuon832001

    muadongbuon832001 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2006
    Bài viết:
    528
    Đã được thích:
    0
    II. TRÌ GIỚI BA LA MẬT (SÌLA PÀRAMI)
    Lời ngay thật mà đức Bồ Tát hằng trau dồi, cho sự sáng trí và thương xót chúng sanh (nghĩa là: Ngài hằng thốt lời ngay thật và hữu ích) bởi Ngài có lòng từ bi đối với chúng sanh không phân gia cấp, gọi là trì giới trong sạch.
    Bồ Tát hằng tránh xa tội lỗi và cố tìm làm việc lợi ích. Bởi đạo hạnh của Ngài như vậy, nên gọi là trì giới đến bờ kia.
    Dầu xuất gia hay cư sĩ, Ngài vẫn trì giới trong sạch không khi nào để lấm nhơ.
    Lúc tại gia, Ngài giữ giới cư sĩ không vi phạm. Khi xuất gia, Ngài càng hết lòng tinh tấn, thọ trì tứ thanh tịnh giới rất trong sạch theo 4 pháp là:
    1) Giới bổn thanh tịnh vì đức tin.
    2) Ngũ căn thanh tịnh giới vì trí nhớ.
    3) Chánh mạng thanh tịnh giới do tinh tấn.
    4) Quán tưởng thanh tịnh giới do tuệ lực.
    Trong mỗi kiếp chuyển sanh đức Bồ Tát đều trì giói được trong sạch. Cách hành đạo của Bồ Tát có giải rõ trong kinh Ganavera Jàtaka số 318.
    Giới Ba la mật chia là 3 hạng:
    a) Dẫu có sự thiệt thòi đến vợ, con, đức Bồ Tát cũng quyết giữ giới được trong sạch, gọi là trì giới đến bờ bên kia (sìla pàrami)
    b) Dẫu có sự tai hại đến thân thể, Bồ Tát cũng chẳng vi phạm giới luật mà Ngài đã nguyện thọ trì, gọi là trì giới đến bờ trên (sìla upapàrami)
    c) Nếu có hại đến sanh mạng đi nữa, Bồ Tát quyết không phá giới. Gọi là trì giới đến bờ cao thượng (sìla paramattha pàrami)
    Các bậc thiện hữu trí thức muốn biết rõ giới Ba La Mật, nên tìm xem trong các kinh JÀTAKA, nhất là kinh SÌLAVANAGA số 72, LOMAHAMSA số 94, KURUDNMMA số 276, BANGÀMALA số 421, RURAMIGA số 482, CAMPEYYA số 506, CHADDANDA số 514 và BHÙRIDATTA JÀTAKA số 543
    III. XUẤT GIA BA LA MẬT ( NEKKHAMMA PÀRAMI)
    Ðức Bồ Tát hằng có trí xuất gia, vì lòng từ bi, nhất là Ngài thường thấy những điều tội lỗi của ngũ dục và suy xét để tránh xa.
    Vì thế, nên Ngài quyết định xuất gia tu hành đến bờ kia. Tiếng Pabbajjà nghĩa là là pháp xuất gia đu tu hành, dứt bỏ vợ con, của cải.
    Lại nữa, các công đức cao thượng nhất là nhập định, đều là phương pháp của bậc xuất gia. h?ng này có thể dứt trừ phiền não, xa lìa dục giới. Nếu đức Bồ Tát không xuất gia ở nhà hành đạo cư sĩ, Ngài trì phạm hạnh pháp (brahmacarya dhamma) không sai phạm như đã có giải trong kinh Darimukkha Jàtaka.
    Xuất gia Ba la mật chia làm 3 hạng là:
    a) Cách dứt bỏ vợ, con, là nhân vật yêu mến mà xuất gia, gọi là xuất gia đến bờ kia (nekkhamma pàrami)
    b) Cách dứt bỏ thân thể, tứ chi mà xuất gia, gọi là xuất gia đến bờ trên (nekkhamma uppàrami)
    c) Cách dứt bỏ sự sống mà xuất gia, gọi là xuất gia bờ cao thượng (nekkhamma paramattha pàrami)
    IV. TRÍ TUỆ BA LA MẬT (PANNÀ PÀRAMI)
    Pháp thấu rõ 3 tướng (vô thường, khổ não, vô ngã) để trừ diệt tà kiến mà đức Bồ Tát hằng nguyện đạt đến, gọi là trí tuệ đến bờ kia. Giải rằng: Các danh sắc đều phải hư hoại do 3 tướng đã giải trên. Trí tuệ thấy chắc như vậy gọi là samannlalakkhana là pháp thấy rõ sự khổ về danh [4], sắc [5]. Hơn nữa, danh hằng duyên theo trần cảnh đều phải hư hoại, vì thời tiết (nóng, lạnh). Trí tuệ xét rõ như vậy, gọi là trí tuệ cao thượng.
    Các bậc Bồ Tát hằng ghi nhớ đến 3 tướng ấy, không bao giờ quên, dù là các Ngài chưa đạt đến bậc toàn giác.
    Hỏi: Tại sao con người và Chư Thiên đều hết lòng cầu nguyện cho được đắc đạo quả A la hán. Còn đức Bồ Tát thì lại chẳng mong được đạo quả ấy.
    Ðáp: Bởi Ngài đã chí hướng theo bậc Chánh Biến tri. Trí tuệ của Ngài thường hồi hướng cho chúng sanh .hon nữa, chư Bồ Tát khi rõ được pháp nào chơn chánh thì các Ngài hằng đem ra giảng giải cho Thiên hạ, không giấu giếm.
    Trí tuệ Ba la mật chia ra làm 3 hạng:
    a) Ðức Bồ Tát ít quyến luyến vợ, con, Ngài hằng lo làm những việc lợi ích đến chúng sanh, nên gọi là trí tuệ đến bờ kia (pannà pàrami)
    b) Ðức Bồ Tát hằng hy sinh thân thể của Ngài để tìm sự lợi ích cho chúng sanh , nên gọi là trí tuệ bờ trên (pannà upapàrami)
    c) Ðức Bồ Tát không màng đến mạng sống của Ngài, chỉ mong được sự lợi ích cho chúng sanh, nên gọi là trí tuệ đến bờ cao thượng (pannà paramattha pàrami)
    V. TINH TẤN BA LA MẬT (VIRIYA PÀRAMI)
    Ðức Bồ Tát hằng cố gắng tìm làm những lợi ích cho chúng sanh, không thối chuyển, dầu có việc chẳng lành đến cho Ngài, Ngài cũng giữ một lòng tu hành tinh tấn. Nếu rõ điều nào chơn chánh thì Ngài cố gắng thực hành, để chúng sanh thấy mà xu hướng theo.
    Tinh tấn đáo bỉ ngạn chia ra làm 3 hạng:
    a) Dứt bỏ vợ, con, cố sức làm những việc lành, gọi là tinh tấn đến bờ kia (Viriya pàrami)
    b) Dứt bỏ tứ chi, máu, thịt không than tiếc, nhất tâm tu hành không gián đoạn, gọi là tinh tấn đến bờ trên (viriya upapàrami)
    c) Cố gắng tận diệt hoặc nghiệp dù có sự hại đến sanh mạng, Ngài cũng một lòng bất thối, gọi là tinh tấn đến bờ cao thượng (viriya paramattha pàrami)
    Những người tu Phật muốn biết rộng thêm về phép tinh tấn, nên tìm xem kinh VANAPATHA JÀTAKA số 2, SERIVANIJJA JÀTAKA 3, KURUNJA số 21, BHOJÀJANIYA JÀTAKA số 23
    VI. NHẪN NHỤC BA LA MẬT (KHANTI PÀRAMI)
    Ðức Bồ Tát thường tu hạnh nhẫn nhục, dằn lòng sân hận, vì tâm từ bi của Ngài đối với chúng sanh. Ngài hằng thương xót và hiền lành, không oan giận chúng sanh, gọi là nhẫn nhục đến bờ kia.
    Ðức Bồ Tát hay ghi nhớ rằng: Chúng sanh toàn là thân bằng quyến thuộc của Ngài ; Ngài hằng xá tội lỗi cho chúng sanh vì lòng hỉ xả của Ngài.
    Nếu có kẻ nóng giận chưởi mắng Ngài vô cớ, Ngài chẳng chấp trách ; cho nên ngài ít hay tỏ ý bất bình. Dẫu có ai đại nộ muốn đánh hoặc cắt tay chân Ngài, Ngài cũng chẳng đem lòng oán thù hay nói xấu kẻ ấy. Ngài lại cầu nguyện cho họ được an vui trường thọ.
    Nhẫn nhục đáo bỉ ngạn chia ra làm 3 hạng:
    a) Nhẫn nhục về việc lầm lỗi của chúng sanh đối với vợ, con, gọi là nhẫn nhục đến bờ kia (Nhẫn nhục chẳng phải chỉ nín thinh, mà cần nói lời ôn hoà cao thượng và lợi ích mới gọi là nhẫn nhục đáo bỉ ngạn) (khanti pàrami)
    b) Nhẫn nhục với việc làm sai của chúng sanh phạm đến thân thể, gọi là nhẫn nhục đến bờ trên (khanti upapàrami)
    c) Nhẫn nhục đến việc quấy của chúng sanh phạm đến mạng sống mà Ngài chẳng nóng giận (oán thù), gọi là nhẫn nhục đến bờ cao thượng (khanti paramattha pàrami)
    VII. CHÂN CHÁNH BA LA MẬT (SACCA PÀRAMI)
    Sự xa lánh lời nói không thật vì lòng từ bi của Bồ Tát, gọi là chân chánh đến bờ kia
    Lời thật ấy chia ra làm 3 bậc:
    a) Dẫu có tai hại đến vợ, con Ngài chẳng nói sai lời, gọi là ngay thật đến bờ kia (sacca pàrami)
    b) Dù có sự tai hại đến thân thể nhưng chẳng nói sai lời, gọi là ngay thật đến bờ trên (sacca upàrami)
    c) Dù có tai hại đến mạng sống, cũng chẳng nói sai lời gọi là ngay thật đến bờ cao thượng (sacca paramattha pàrami)
    VIII. QUYẾT ÐỊNH BA LA MẬT (ADHITTHÀNA PÀRAMI)
    Chí nguyện một lòng bất thối, nghĩa là: Nếu Bồ Tát đã quyết định tu thì Ngài nhất tâm hành đạo, y theo lời nguyện của Ngài không lòng thối chuyển, gọi là quyết định đến bờ kia.
    Quyết định chia ra làm 3 bậc:
    a) Nếu vợ, hoặc con của đức Bồ Tát có sự khó khăn đến đâu, Ngài không bỏ qua lời nguyện. Sự tu hành tinh tấn như thế gọi là quyết định đến bờ kia (adhitthàna pàrami)
    b) Dù có sự thiệt thòi đến tứ chi, thân thể của Ngài, Ngài vẫn nắm giữ lời nguyện, không thoái bộ, gọi là quyết định đến bờ trên (adhithàna upapàrami)
    c) Dẫu có sự hại đến mạng sống, Ngài chẳng khi nào thụt lùi bỏ lời nguyện, gọi là quyết định đến bờ cao thượng (adhitthàna paramattha pàrami)
    IX. BÁC ÁI BA LA MẬT (METTÀ PÀRAMI)
    Cách tìm sự lợi ích an vui cho chúng sanh và không lòng sân hận mà đức Bồ Tát hằng thực hành gọi là bác ái đến bờ kia. Bác ái Ba la mật chia làm 3 bậc:
    a) Không làm mất sự lợi ích an vui của chúng sanh, mặc dù có việc dự đến vợ, con, thì Ngài cũng chẳng sân hận. (mettà parami)
    b) Dẫu có kẻ làm hại đến tứ chi, thân thể, Ngài vẫn không bất bình, gọi à bác ái đến bờ trên (mettà upapàrami)
    c) Dẫu có kẻ hại đến mạng sống của Ngài, Ngài vẫn thương xót, gọi là bác ái đến bờ cao thượng (mettà pàramettha pàrami)
    X. XẢ BA LA MẬT (UPEKKHA PÀRAMI)
    Ðức Bồ Tát hằng đè nén lòng ưa thích và sự bất bình theo ******** của chúng sanh, do tâm bác ái của Ngài gọi là xả đến bờ kia. Xả Ba la mật chia ra làm 3 bậc:
    a) Ðức Bồ Tát hằng có lòng không thiên vị đối với người, nhất là với vợ, con của Ngài, xả như thế gọi là xả đến bờ kia (upekkha pàrami)
    b) Ðức Bồ Tát hằng giữ lòng trung thực, với những người ân hoặc vô ân với Ngài, không lòng thiên vị, gọi là xả đến bờ trên (upekkha upapàrami)
    c) Dẫu có kẻ nào hại đến mạng sống hoặc cứu tử Ngài, thì Ngài vẫn giữ tâm điềm nhiêm đối với những người ấy, gọi là xả đến bờ cao thượng (upekkha paramattha pàrami)
    Phép Thập độ này trong mỗi bộ có chia ra làm 3 bậc: Ðáo bỉ ngạn đến bờ kia (pàrami), đáo bỉ ngạn đến bờ trên (upàrami), đáo bỉ ngạn đến bờ cao thượng (paramattha pàrami). Tổng cộng là Tam Thập độ.
    Thập độ có thể độ người chứng 3 quả Bồ đề:
    - Chánh đẳng chánh giác (sammasambodhi)
    - Duyên giác (paccekabodhi)
    - Thinh Văn giác (savakabodhi)
    Những người tu Phật tuỳ sở thích, nên cầu nguyện cho được kết quả một trong 3 bậc giác này. Hằng học Phật nếu chẳng thực hành theo pháp Thập độ, vì chẳng mong đạt đến Niết Bàn. Vì thế các bậc thiện hữu chí thức tinh tấn tu hành theo pháp Thập độ này, không dễ duôi, thì sẽ ắt đoạt đến bậc tiêu dao, tự tại chẳng sai.
    - DỨT PHÁP THẬP ÐỘ -
    Chú thích:
    [1] Tàu âm là: Ba La Mật (Sanskrit: PARAMITA, Ba-la-mật-đa)
    [2] Phiền não ví như nước lụt to, nhận chúng sanh chìm trong bể khổ: Ngũ dục hồng thủy (KAMOGKHA); sắc giới hồng thuỷ (BHAVOGHA); tà kiến hồng thuỷ (***THOGHA); vô minh hồng thuỷ (AVJJOGHA)
    [3] Tiên nhãn (DIBBACAKKHU); nhục nhãn (MAMSACAKKHU); huệ nhãn (PANNÀCAKKHU); Phật nhãn (BUDDHACAKKHU); toàn nhãn (SAMANTECAKKHU).
    [4] thọ, tưởng, hành, thức.
    [5] Sắc thân tứ đại là: đất, nước, gió, lửa

  7. muadongbuon832001

    muadongbuon832001 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2006
    Bài viết:
    528
    Đã được thích:
    0
    BODHISATTA - BODHISATVA
    TRUYỆN ÐỨC BỒ TÁT

    --------------------------------------------------------------------------------
    Những người mong hiểu Phật giáo, nên đọc chuyện Bồ Tát. Vì tiếng Phật giáo có nghĩa là lời Phật dạy, mà người sẽ là Phật, trước tiên phải tu hạnh Bồ Tát. hon nữa, sự thông rõ sử kinh về đức Bồ Tát là một phương pháp phát sanh trí tuệ, đem đến cho ta nhiều lợi ích, giúp cho ta nên bậc quí nhân.
    Truyện Bồ Tát, hay nói một cách khác là cổ tích của vị anh hùng (virapurasa) hoặc bậc đại nhân (mAhàpurasa) vì là bậc xuất chúng, đáng làm gương độ đời trở thành người hào kiệt hoặc đại nhân được, bằng không cũng khiến cho người đời phát tâm trong sạch, xác nhận trung thành đối với Tam bảo họ càng thấu rõ chơn lý, tự xét đoán, quyết định rồi hoan hỷ, mát mẻ thực hành theo, tâm linh của người thêm sáng suốt thanh cao.
    Với tên Bồ Tát, chúng ta nên quan sát tỉ mỉ mẫu chuyện sau đây, rồi đem so sánh với tài trí của mình với đức tính của Bồ Tát có danh hiệu là người anh hùng và đại nhân.
    BODHISATTA - ÐỨC BỒ TÁT
    Tiếng Bồ Tát (bodhisatta hoặc bodhisatva) dịch là người sẽ giác ngộ pháp tối cao, không thể so sánh được, hoặc là sự thông suốt pháp không cho sanh, già, bịnh, chết, và những khổ não, dù là một tí ti nào. Các sự hiểu biết khác nhau là: Sáng tác văn chương, sáng tạo máy móc v.v... chỉ có lợi ích trong đời, không sao sửa được sự sanh, già, bệnh, chết là những điều khổ trọng đại vậy.
    Những bậc đắc pháp Ba la mật là: Dàna (bố thí), sìla (trì giới), nekkhamma (xuất gia), pannà (trí tuệ), viriya ( tinh tấn), khantì (nhẫn nại), sacca (ngay thật), adhitthàna (quyết định), mettà (bác ái), upekkhà (xả), cả bậc thấy, bậc trung và bậc cao, đều gọi là Bồ Tát, bậc này sẽ chứng quả Chánh đẳng Chánh Giác là pháp giác ngộ thoát ly sanh tử luân hồi, lẫn tất cả sự thống khổ ở đời.
    Lại nữa, Bồ Tát có 3 hạng: Pannàdhika, Saddhàhika, Viriyàdhika.
    Chú giải:
    Pannàdhika: Hạng có trí tuệ nhất. Bồ Tát hạng này có trí tuệ nhiều hơn các đức tính khác. Nghĩa là cũng có đức tin, tinh tấn, vv... Nhưng kém hoặc yếu hơn trí tuệ.
    Saddhàhika: Hạng có đức tin nhất. Bồ Tát hạng này, có đức tin nhiều hơn các đức tính khác.
    Viriyàdhika: Hạng có tinh tấn nhất. Bồ Tát hạng này, có tinh tấn nhiều hơn các đức tính khác.
    Tóm tắt: Bồ Tát hạng nhất có trí tuệ hướng dẫn, hạng nhì có đức tin hướng dẫn, hạng ba có tinh tấn hướng dẫn.
    HẠN KỲ TU HẠNH BA LA MẬT (PÀRAMI) CỦA BỒ TÁT
    Cả 3 hạng Bồ Tát đều phải thực hành tròn đủ 30 phép Ba la mật (PÀRAMI: đến bờ kia, Sangkrit: PÀRAMITA), nhưng mau hoặc lâu khác nhau.
    1) Pannàdhika bodhisatta: Bồ Tát có trí tuệ nhất phải tu 20 a tăng kỳ (asankheyya) và 100.000 kiếp. Trong thời đại tu chia ra làm 3 thời lỳ:
    - Thời kỳ trù định (âm thầm ước nguyện) sẽ cố gắng cho được thành bậc Chánh đẳng Chánh Giác, phải trải qua 7 a tăng kỳ.
    - Thời kỳ thuyết minh (nguyện ra lời), phải trải qua 9 A tăng kỳ.
    - Thời kỳ được Phật dự đoán, phải trải qua 4 A tăng kỳ và 100.000 đại kiếp.
    2) Saddhàdhika bodhisatta: Bồ Tát có đức tín nhất, phải tu 40 A tăng kỳ và 100.000 kiếp.
    - Thời kỳ trù định, phải trải qua 14 A tăng kỳ.
    - Thời kỳ thuyết minh, phải trải qua 8 A tăng kỳ và 100.000 kiếp.
    - Thời kỳ được Phật dự đoán, phải trải qua 8 A tăng kỳ và 100.000 kiếp
    3) Viriyàdhika bodhisatta: Bồ Tát có tinh tấn nhất phải tu 80 A tăng kỳ và 100.000 kiếp.
    - Thời kỳ trù định, phải trải qua 14 A tăng kỳ.
    - Thời kỳ thuyết minh, phải trải qua 36 A tăng kỳ
    - Thời kỳ được Phật dự đoán, phải trải qua 16 A tăng kỳ và 100.000 kiếp
  8. muadongbuon832001

    muadongbuon832001 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2006
    Bài viết:
    528
    Đã được thích:
    0
    BA DANH HIỆU ÐỨC BỒ TÁT
    Bồ Tát có trí tuệ nhất gọi là Ugghatitannù: Có thể chứng quả, khi đức Phật vừa khởi đầu duyên pháp. Bồ Tát hạng này, được nghe Phật thuyết pháp, nếu cần quả Thinh Văn giác phân tích, khi vừa nghe Phật thuyết đầu đề thì được chứng quả ngay.
    Bồ Tát có đức tin nhất gọi là Vipacitannù: Có thể chứng quả, khi đức Phật vừa thuyết pháp xong. Bồ Tát hạng này, được nghe pháp đức Phật, nếu muốn chứng quả Thinh Văn giác, lục thông sẽ đắc khi vừa nghe xong thời pháp.
    Bồ Tát có tinh tấn nhất gọi là Neyya: Có thể tiến dẫn được. Bồ Tát hạng này, muốn chứng quả Thinh Văn giác lục thông có lẽ chứng được khi đã nghe Phật thuyết pháp tỉ mỉ rõ ràng từ chi tiết.
    HAI HẠNG BỒ TÁT
    Trong 3 hạng Bồ Tát đã giải rút ngắn lại còn 2 là: Bất định (aniyata) và Xác định (niyata)
    1) Bất định Bồ Tát: Cả 3 hạng Bồ Tát, nếu chưa được Phật dự đoán gọi là Bất định Bồ Tát, nghĩa là không định chắc sẽ thành Phật vị lai, có thể sẽ thành Phật đ?c giác hoặc Thinh Văn giác.
    2) Xác định Bồ Tát: Khi đã được Phật dự đoán gọi là Xác định Bồ Tát, nghĩa là định chắc sẽ chứng quả Chánh Biết Tri
    SAMODHÀDHAMMA - TÁM LIÊN HỢP PHÁP
    Bồ Tát được Phật dự đoán, cần phải có đầy đủ 8 liên hợp pháp là:
    1) Manussattam: Phải là người nam thật.
    2) Lingasampatti: Phải có đầy đủ hình tướng của người nam
    3) Hetu: Phải có đặc sắc đắc Thinh Văn giác như Sumedha đạo sĩ v.v... nghĩa là nếu cần thành Thinh Văn giác thì đắc ngay trong thời đó.
    4) Satthàradasanam: Phải gặp Phật và làm điều cao thượng, dâng đến đức Phật như vị đạo sĩ Sumedha trải thân làm cầu dâng cho Ðỉnh Quang Phật (dipankàra) ngự đi.
    5) Pabbajjà: Phải là người xuất gia chơn chánh (đạo sĩ cũng được)
    6) Gunasampatti: Phải có đủ đức tính phi thường, nhất là ngũ thông, bát thiền.
    7) Adhikàro: Phải được làm việc tốt cao thượng là thí sinh mệnh và vợ con, do tác ý, mong được chứng bậc Toàn Giác.
    8) Chandatà: Phải có tâm hăng hái đầy đủ trong sự tu chứng đạo quả, không mong điều chi khác, dù khổ não thế nào cũng không nao núng.
    Khi được đủ cả 8 đức tánh trên trong kiếp nào thì mới Phật dự đoán là Xác định Bồ Tát.
    BUDDHABHÙMIDHARMA - TRÌNH ÐỘ PHÁP
    Là pháp chỉ về đạo đức với tài năng cao, thấp của đức Bồ Tát, xác định Bồ Tát là bậc chắc sẽ chứng quả Phật Toàn Giác, phỉ có trình độ xuất chúng phi thường.
    BỐN TRÌNH ÐỘ PHÁP
    Ussàha: Có nghị lực
    Ummagga: Có nhiều trí tuệ
    Avatthànan: Có sự quyết định kiên cố.
    Hitacariyà: Chỉ làm điều lợi ích.
    Chú giải:
    Ussàha: Có nghị lực. Xác định Bồ Tát có khả năng quả quyết trong khi làm công việc lành, không thối bộ.
    Ummagga: Có nhiều trí tuệ. Xác định Bồ Tát có sự hiểu biết tinh tường trong nhân quả của mọi việc, rằng thế nào là điều lành, dữ, rồi tránh nhân ác, cố tạo điều lành để thọ quả vui.
    Avatthànan: Có sự quyết định kiên cố. Xác định Bồ Tát khi đã làm điều thiện nào, thì nguyện làm cho thành tựu, không bỏ dở.
    Hitacariyà: Chỉ làm điều lợi ích. Xác định Bồ Tát chỉ làm điều lợi ích cho mình và cho người, lánh xa nghiệp ác.
    Trong 4 pháp trên, nên sắp theo thứ tự như vầy:
    Ummagga: Có nhiều trí tuệ.
    Hitacariyà: Chỉ làm điều lợi ích.
    Avatthànan: Có sự quyết định kiên cố
    Ussàha: Có nghị lực.
    Chú giải:
    Khi làm một việc gì thì cần phải áp dụng theo thứ tự của trình độ pháp. Trước tiên, phải dùng trí tuệ (trình độ pháp thứ nhất) quan sát rồi mới bắt đầu làm (trình độ pháp thứ nhì), tiếp theo dùng sự quyết định (trình độ pháp thứ ba) sau cùng đến nghị lực (trình độ pháp thứ tư).
    Ðức Xác định Bồ Tát, mỗi khi hành động một việc gì dù lớn hay nhỏ, Ngài hằng suy nghĩ, dự liệu tinh tường, thấy có lợi ích thật rồi, quyết chú tâm làm cho kỳ được, dù gian lao đến đâu cũng không ngã lòng, bỏ dở.
    Hạng phàm nhân, chưa phải là Xác định Bồ Tát, cũng nên trì chí trụ trong 4 trình độ pháp như thế, mới mong đem mình ra khỏi bể khổ luân hồi, khỏi vòng sanh tử, hưởng quả vị siêu thoát.
    Bậc có 4 trình độ pháp, mới gọi là người thượng lưu (panitapuggala). Người chưa có đủ 4 trình độ pháp, gọi là kẻ hạ lưu (omakapuggala).
    AJJHÀSAYADHARMA - SÁU KHUYNH HƯỚNG PHÁP
    Lệ thường Xác định Bồ Tát thường có 6 khuynh hướng là:
    Alobhajjhàsaya: Thiên về không tham.
    Adosajjhàsaya: Thiên về không sân.
    Amohajjhàsaya: Thiên về không si.
    Nekkhammajjhàsaya: Thiên về xuất gia
    Pavivekajjhàsaya: Thiên về an tĩnh
    Nissaranajjhàsaya: Thiên về thoát ly
    Chú giải:
    Thiên về không tham: Là không mong được riêng về mình, hằng quan tâm những ích cho kẻ khác, tức là sẳn có tác ý bố thí.
    Thiên về không sân: Là chận đứng tâm không cho nóng giận, khi phát sân thì lấy đức từ bi đè nén.
    Thiên về không si.: Là không ngay dại, có trí tuệ không vội tin, Xác định Bồ Tát hay suy nguyên nhân quả rồi mới tin
    Thiên về xuất gia: Xác định Bồ Tát, hằng bỏ đi tu, lìa khỏi sự yêu thương, quyến luyến ngũ dục.
    Thiên về an tĩnh: Xác định Bồ Tát, hằng lánh xa chốn huyên náo, tìm ngụ trong nơi thanh vắng một mình.
    Thiên về giải thoát: Là tìm đường ra khỏi phiền não, để thoát ly các sự thống khổ ở đời.
    Như thế, chúng ta thấy rõ Bồ Tát có đặc tính ra sao, có khuynh hướng khác thường thế nào. Chúng ta nên cố gắng hành theo, để hưởng quả vui cho mình và cho kẻ khác.
    ACCHARIYADHARMA NIYATABODHISATTA - PHI THƯỜNG PHÁP CỦA XÁC ÐỊNH BỒ TÁT.
    Ðức Xác định Bồ Tát có 7 pháp phi thường, đáng cho trời, người nhận rằng cao thượng vượt khỏi thường nhân là:
    Pàpapatikuthacitto: Có tâm chán nản điều ác.
    Pàsarnacitto: Có tâm truyền thiện.
    Adhimuttakàlakiriyà: Có tâm khuynh hướng về sự chết.
    Visesajanattam: Người đặc biệt không giống kẻ khác.
    Tikalannù: Biết rõ ba thời kỳ.
    Pasùtikàlo: Khi đản sinh
    Manussajàtiyo: Sinh ra làm người.
    Chú giải:
    1) Pàpapatikuthacitto: Có tâm chán nản điều ác. Xác định Bồ Tát, hằng hổ thẹn (hiri) và ghê sợ (ottappa) tội lỗi, vừa thấy điều chi xấu xa thì Ngài liền ngã lòng ví như lông gà bị cháy.
    2) Pàsarnacitto: Có tâm truyền thiện. Xác định Bồ Tát hằng có tâm hoan hỉ với việc lành, không thoái bỏ trước lẽ phải. Nếu làm việc gì mà chưa toại nguyện thì không khi nào chán nản bỏ qua.
    3) Adhimuttakàlakiriyà: Có tâm khuynh hướng về sự chết. Xác định Bồ Tát, sanh trong cõi trời trường sinh, Ngài sợ mất thì giờ tu pháp Ba la mật, nên Ngài nguyện rằng: xin cho sinh mạng tôi đừng tồn tại nữa. Nguyện xong, Ngài đi thọ sanh ngay (điều này nếu chưa phải là Xác định Bồ Tát thì không thi hành được).
    4) Visesajanattam: Người đặc biệt không giống kẻ khác. Xác định Bồ Tát trong kiếp chót, thọ sanh vào lòng mẹ không giống như thường nhân.
    Thường nhân: Khi ở trong thai bào hết sức là u tối và vấy bẩn. Phải úp mặt vào lưng mẹ, lưng xoay ra bụng mẹ.
    Trái lại Xác định Bồ Tát ngự trong nơi sạch sẽ, không chút bợn nhơ dính mình. Ngài ngồi xoay mặt ra phía trước và ngồi bán già như vị pháp sư trên pháp tọa.
    5) Tikalannù: Biết rõ ba thời kỳ. Xác định Bồ Tát trong kiếp chót biết rõ 3 thời kỳ: Khi giáng sinh từ cõi trờ vào lòng mẹ; Khi ngự trong thai bào 10 tháng; Khi đản sinh.
    Ðức Ðộc Giác và 2 thủ đệ tử Phật là Dvikàlannù chỉ biết 2 thời kỳ: Khi sanh vào lòng mẹ và lúc ở trong thai bào.
    Tám mươi vị Thinh Văn giác là Ekakàlannù chỉ biết một thời kỳ là khi thọ sanh vào lòng mẹ
    Ngoài ra ra, phàm phu chẳng có ai biết như ba hạng trên.
    6) Pasùtikàlo: Khi đản sinh. Xác định Bồ Tát trong kiếp chót, giờ đản sanh, Ngài duổi 2 tay ra theo 2 chân, trong thoáng mát, Ngài ra khỏi thai bào, hình như vị pháp sư đang xuống tọa, trong khi bà mẹ Ngài đang đứng, mẹ Ngài và Ngài không thọ khổ chi cả. Ngày đức Bồ Tát đản sinh vạn vật trong vũ trụ đều rung rinh.
    7) Manussajàtiyo: Sinh ra làm người. Xác định Bồ Tát trong kiếp chót, Ngài có thế lực sinh ra theo 3 nhân là:
    - Ðời vừa cho Ngài truyền bá Phật pháp.
    - Hân hạnh có người xuất gia để thừa hành giáo pháp của Ngài.
    - Nơi có dịp để lưu truyền Xá lợi, sau khi Phật nhập Niết Bàn.
    Sự phi thường của Xác định Bồ Tát trong kiếp chót, chỉ có 3 là pháp thứ 5, 6, 7.
  9. muadongbuon832001

    muadongbuon832001 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2006
    Bài viết:
    528
    Đã được thích:
    0
    TEMIYA JÀTAKA
    TRUYỆN ÐỨC TEMIYA
    BỒ TÁT TU HẠNH XUẤT GIA BA LA MẬT
    --------------------------------------------------------------------------------
    MÀPATICCA YAM VIBHANEYYA IDAM SATTHÀ JETANE VIHARANTO MAHABHINEKAKKHAMMA PARAMÌNÀRABBHA KATHESI.

    Thuở đức Thế Tôn là đấng Giáo Chủ của trời người. Ngài ngự nơi kỳ Viên Tịnh xá, có đề xướng hạnh tu xuất gia Ba la mật của Ngài trong tiền kiếp như dưới đây:
    Ngày nọ, chư Tăng hội họp trong giảng đường, tán dương oai lực của đấng Cứu Thế. Nhờ nhĩ thông, đức Thế Tôn hiểu rõ, rồi ngự đến giảng đường hỏi chư Tăng rằng: "Các ngươi luận về điều chi?"
    Có vị Tỳ khưu bạch: Chúng tôi không nói chi khác hơn là bàn về đức Thế Tôn từ bỏ ngai vàng xuất gia tìm đạo.
    Như Lai chẳng phải chỉ có xuất gia trong kiếp cuối cùng này đâu, trong các kiếp trước cũng có xuất gia vậy, nói đến đây rồi Ngài nín thinh.
    Chư Tăng bèn bạch xin đức Thế Tôn từ bi diễn giải tiền kiếp cho chúng tôi nghe.
    Ðức Phật bèn gọi các thầy Tỳ khưu: Bhikkhave, Này các thầy! Atite kàle, Trong thời quá khứ có một hiền vương danh hiệu là Kàsikaràja trị vì trong xứ Bàrànasì. Hoàng Hậu là Candadavi. Không bao lâu Hoàng Hậu thọ thai và đến ngày măn nguyệt khai hoa.
    Ðây nói về đức Bồ Tát giáng sinh từ cung trời Ðạo Lợi vào lòng mẹ là Hoàng Hậu của vua Bàrànasì. Ngày ấy gió mưa tầm tả khắp mọi nơi, khiến cho toàn dân đều mát mẻ hoan hỷ.
    Nhà chiêm tinh của vua vào tâu rằng: Hoàng Tử có đủ tướng tốt, có thể làm cho đời được an vui, vì thế ngày đức Bồ Tát đản sanh, vua, Hoàng Hậu, hoàng thân quốc thích đồng đặt tên là Temiyakumàra.
    Trước khi giáng sanh, Temiya Bồ Tát đã là một vị Hoàng Ðế trị vì trong xứ Bàrànasì 20 năm. Khi thăng hà, Ngài bị sa trong địa ngục đồng sôi (Ussudanaraka) tám mươi ngàn năm, bởi nghiệp ác đã tạo. Khi hết kiếp Ngài được sanh trên cung Trời Ðạo Lợi, rồi giáng sanh làm Hoàng Tử của vua Bàrànasì tên Temiya như đã giải.
    Sinh ra được một tháng, nhũ mẫu bồng Hoàng Tử đến hầu vua cha, được vua ẵm vào lòng nâng niu, yêu mến. Khi đó có quân dẫn 4 tội nhân vào tâu để vua cha phân xử. Ðức vua tuỳ tội nặng nhẹ mà phán đoán tử hình và phạt tù 4 tội nhân. Ðược nghe vua cha phán đoán, Hoàng Tử rất ghê sợ đối với hình phạt, Ngài liền hồi tưởng rằng: "Ta từ đâu mà sanh lên đây", nhờ có trực giác Ngài biết được tiền kiếp [1] (Jàtisasarannàna). Kế tiếp ta từ Ðạo Lợi Thiên cung giáng sanh xuống. Ngài xét nghĩ thêm: " Trước kia ta ở đâu mà đến Ðạo Lợi Thiên cung". Ngài biết rằng từ địa ngục đồng sôi. Trước khi sa địa ngục là một Hoàng Ðế tại thủ đô Bàrànasì này. Ngài bèn nghĩ rằng: Rồi đây khi ta trưởng thành sẽ kế vị vua cha, lên án tội nhân (xử trảm hay gông cùm, xiềng xích...), như thế ta sẽ sa địa ngục như kiếp trước chẳng sai. Xét thấy vậy làm cho Ngài phát tâm chán nản, rất ghê sợ sự nghiệp Ðế Vương.
    Sau khi nhũ mẫu bồng Ngài về cung nội, Ngài quá lo sợ và nghĩ: Thế nào cho ta khỏi làm vua, do tâm lành của Ngài, có vị Chư Thiên nữ là mẹ của Ngài trong kiếp trước hiện xuống khuyên nhủ (chỉ cho Hoàng Tử nghe biết mà thôi):
    -- Này Temiya con ôi! Nếu con muốn lánh ngai vàng, con phải là người liệt, câm và điếc đi, như thế mới mong thoát khỏi được. Chỉ rõ phương pháp cho Hoàng Tử, rồi vị Thiên nữ liền biết mất, Hoàng Tử rất vui mừng. Khi nhận được lời giáo huấn của vị Thiên nữ, Ngài bèn thực hành y theo lời dạy, cho đến ngày ra khỏi đền vàng.
    Từ đó Hoàng Tử không cử động, không khóc la, kẻ nào kêu gọi, trêu chọc, Ngài tỏ ra như không hay, biết. Vì thế, các nhũ mẫu lấy làm lo sợ, buồn rầu, bèn tau với Hoàng Hậu. Hoàng Hậu khám xét tỏ tự sự rồi tâu lên Ðức vua. Vua cho ngự y đến khám, tìm không ra căn bệnh của Hoàng Tử. Ai ai cũng lấy làm ngạc nhiên. Ðến giờ ăn các nhũ mẫu cho Hoàng Tử dùng như thường, nhưng Ngài không cử động, la khóc, như dáng điệu người tê liệt, câm điếc. Không hiểu vì sao lại như thế? Do đó, mới bày ra 17 cách thử thách là: Thử bằng sữa, bánh, trái cây, đồ chơi, thực phẫm, lửa, voi, rắn, diễn kịch, múa đao, tiếng tù và, tiếng trống, đèn, ruồi, nước tiểu và phẩn, than lửa, thanh nữ theo thứ tự của mỗi cách.
    1) Cách thử bằng sữa: Không cho Hoàng Tử bú, để xem Ngài có phải liệt, câm, điếc thật chăng? Nếu không, Ngài phải la khóc trong khi đói khát.
    Nhưng lúc đói nhiều, Hoàng Tử có trí nhớ tự hoá rằng: "Này Temiya! Sự đói này không bằng Thuở ngươi bị hình phạt đói khổ trong địa ngục đồng sôi đâu. Nếu ngươi bất thường,làm cho thất nguyện mà cử động, la khóc, ngươi sẽ không thoát khỏi ngai vàng, là nhân gây nhiều tội ác, rồi phải xa địa ngục nữa". Ðược tự khuyên mình như thế, Ngài nhẫn nại với sự đói khổ, rồi nằm yên
    2) Cách thử bằng bánh: Các nhũ mẫu để Hoàng Tử nằm trên long sàn, xung quanh có những đồng nam, rồi đem bánh trưng bày trước mặt gần Hoàng Tử, cho các tẻ con giành nhau ăn, để rình xem Hoàng Tử có tranh lấy bánh chăng. Nhưng không thấy Ngài động đậy.
    3) Cách thử bằng trái cây: Thừa lúc Hoàng Tử đói, dùng trái cây để trước mặt Ngài,cho trẻ con tranh nhau như trước, Hoàng Tử cũng vẫn an tĩnh tự nhiên.
    4) Cách thử bằng đồ chơi: Thông thường trẻ con thích đồ chơi (voi, ngựa, xe...). Một hôm các nhũ mẫu đem các vật chơi như xe, ngưa voi đến dâng cho Hoàng Tử, để xem cử chỉ của Ngài, song cũng vô ích.
    5) Cách thử bằng thực phẩm: Ðển quá giờ ăn, đem thực phẫm cho trẻ con ăn trước mặt Hoàng Tử, mà chẳng thấy Ngài đòi hỏi chi cả.
    6) Cách thử bằng lửa: Hoàng Tử đã lên 5 tuổi, các nhũ mẫu bồng Ngài để giữa đám trẻ đang chơi đùa. Bổng nhiên họ đốt lá cây, lửa cháy xung quanh làm cho các trẻ em sợ, la hoảng chạy trốn. Nhưng Hoàng Tử vẫn im lặng.
    7) Cách thử bằng voi: Các nhũ mẫu ẩm Hoàng Tử để nằm chơi đồng trống, có cả trẻ nhỏ tuỳ tùng chơi tại đó, đoạn cho thả voi chạy ngang qua chỗ Hoàng Tử, các trẻ kinh hãi kiếm đường lánh nạn, mà Hoàng Tử làm như không hay biết chi cả.
    8) Cách thử bằng rắn: Vua cho người đem rắn quấn quanh dấn chân Hoàng Tử. Rắn cũng không đủ làm cho Ngài lo sợ chi cả.
    9) Cách thử bằng kịch vui: Vua cho bọn hát múa đến diễn kịch, có c? trẻ nhỏ tuỳ tùng cùng xem. Ðến lúc giễu cợt, các nhi đồng vỗ tay, reo cười cố trêu ghẹo Hoàng Tử, mà Ngài vẫn bất động.
    10) Cách thử bằng dao: Hoàng Tử lên 9 tuổi, vua cho đao phủ múa gươm vào ngay Hoàng Tử, dường như muốn sát hại Ngài, để xem cử chỉ của Ngài, nhưng vô hiệu quả.
    11) Cách thử bằng tiếng tù và: Vua cho bồng Hoàng Tử để ngồi giữa đám đông, thình lình họ đồng thổi tù và một lược nghe rất rùng rợn, để xem coi Hoàng Tử có thật điếc chăng?
    Lệ thường, khi chúng ta ngồi hoặc nằm, mà ngẫu nhiên nghe tiếng vang động, thì giựt mình hoảng hốt. Song Hoàng Tử làm như chẳng nghe chi cả.
    12) Cách thử bằng trống: Thừa lúc Hoàng Tử đang yên giấc, vua cho đánh trống vang rền, rất huyên náo. Nhưng Hoàng Tử vẫn nằm im.
    13) Cách thử bằng đèn: Hoàng Tử lên 12 tuổi. Vua cho đem đèn rất nhiều để xung quanh giường của Hoàng Tử, rồi đồng thời đốt lên sáng loà, đọan từ từ họ cho đèn cháy lu đều nhau, sau cùng tắt hết, chỉ chừa một ngọn đèn to, vặn tim lên cho cháy thật sáng, để xem cử chỉ của Hoàng Tử, coi Ngài có liếc xem chăng?
    Lệ thường ta có thái độ bất thường trước nghịch cảnh, song Hoàng Tử không động đậy chi cả.
    14) Cách thử bằng ruồi: Hoàng Tử lên 13 tuổi, vua cho thị vệ lấy nước mía thoa vào khắp thân thể Hoàng Tử, rồi bồng Ngài đem để chỗ trống cho ruồi bu nút. Hoàng Tử vẫn chiến thắng với sự khổ, không chút than phiền.
    15) Cách thử bằng nước tiểu và phẩn: Trải qua hai ngày, Hoàng Tử đại tiểu tiện không ai tắm rữa. Trước cảnh bẩn thỉu hôi thúi như thế, nhưng Hoàng Tử không chút than phiền.
    16) Cách thử bằng lửa: Vua cho đem than lửa, để chung quanh gần mình Hoàng Tử. Theo người thường không ai chịu nổi, mà Ngài vẫn điềm nhiên.
    17) Cách thử bằng thanh nữ: Hoàng Tử lên 16 tuổi. Vua cho các Công chúa, tiểu thư trang điểm, xinh lịch vào khiêu gợi tình ái của Hoàng Tử. Hoàng Tử vẫn bất động. Ðây là cách thử cuối cùng của vua cha.
    Sau khi đã thi hành 17 cách thử thách, làm cho Ðức vua cùng triều thần đều hết phương kế, đồng cho Hoàng Tử là liệt, câm, điếc thật, là kẻ bất hạnh không nên dưỡng sinh [2] trong đền nữa. Vua cha định cho người đem đi hạ sát, mặc dù Hoàng Hậu hết sức thỉnh cầu, cũng không chuẩn cho. Vua bèn truyền cho đao phủ đem Hoàng Tử lên xe, ra cửa thành tây đưa vào rừng chôn sống. Vào đến rừng bọn đao phủ ngừng xe, đào hầm để chôn sống Hoàng Tử.
  10. muadongbuon832001

    muadongbuon832001 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2006
    Bài viết:
    528
    Đã được thích:
    0
    (Tiếp...)
    Trong khi ấy, Hoàng Tử thấy là dịp may được lìa khỏi ngôi vàng mà từ lâu Ngài đã mong muốn. Ngài nghĩ rằng: "Ðây là cơ hội thuận tiện và cũng vừa lúc cho ta bày tỏ sự thật". Vừa nhận xét như thế, Ngài liền duỗi tay, chân để thứ sức mình. Thấy rằng có đủ lực lượng như thường. Ngài bèn xuống nắm gọng xe đưa lên khỏi đầu quây nghe vụt vụt.
    Lúc đó bọn đao phủ xem thấy kinh hồn, cho là phi thường, họ đến quì trước Hoàng Tử mà tạ tội, rồi phi báo cho vua và Hoàng Hậu hay. Vua cùng triều thần đồng ngự đến nơi, thỉnh cầu Hoàng Tử trở về kế vị vua cha. Hoàng Tử từ tạ và tâu cho vua cha rõ nguyên nhân mà Hoàng Tử phải nhận nhục với những thử thách đến 16 năm. Ngài mong thoát ly kế vị, để được xuất gia và xin vua cha cho phép tu đại sĩ. Thấu rõ nguồn cơn về trí nguyện cao cả của Hoàng Tử, vua cha không thể ép uổng và bất đắc dĩ phải phê chuẩn.
    Chẳng bao lâu, nhờ sự tinh tấn tu hành, đức Bồ Tát tham thiền đắc định phi thường. Ngài hiện thần thông,biến hoá cho mọi người thấy và thuyết về tội ngũ dục, khiến cho quân thần nhất là vua cha và mẫu hậu của Ngài đều phát tâm hoan hỷ trong sạch xin xuất gia tu theo rất đông.
    Khi mệnh chung Ngài được sanh lên cõi Phạm Thiên. Những người đã tu theo giáo pháp của Ngài cũng đều tuỳ định lực mà được sanh lên cõi trời Dục giới và Sắc giới cả.
    Khi chúng sanh được xem truyện Temiya Bồ Tát đã giải tóm tắt, quí độc giả nên tự hỏi mình rằng: Sự hành động của Temiya Bồ Tát có chi là quan trọng hay cao thượng chăng? Nếu chỉ xem sơ thiểu thì quí vị chỉ nghĩ rằng Bồ Tát Temiya vì quá mong được xuất gia, nên mới rán chịu bao thử thách đến 16 năm. Có khi cũng dám chê trách Ngài rằng sao quá nông nỗi.
    Quí vị nào có nhiều duyên lành mong sự giải thoát, rồi thẩm sát mới thấy rõ chơn lý mà phát tâm trong sạch. Vì sự tích của Temiya Bồ Tát có đầy đủ 4 trình độ pháp và 6 khuynh hướng pháp, phân tích như sau:
    - Ðức Temiya Bồ Tát cam tâm chịu với bao thử thách trọn 16 năm trường (thuộc về trình độ pháp thứ nhất "có nghị lực")
    - Ðức Temiya Bồ Tát quán tưởng thấy tội khổ trong địa ngục và đế vị là nguyên nhân cẩu thả, có thể gây nghiệp ác to tát. Ngài chán nản ghê sợ, ngôi vua sẽ đến cho Ngài, ví như người ghê tởm ô trược. Ngài quá sợ địa ngục hơn các cách thử thách mà vua cha đã ban hành đối với Ngài (thuộc trình độ pháp thứ nhì "có nhiều trí tuệ")
    - Ðức Temiya Bồ Tát, từ khi được nghe vị Thiên nữ khuyên phải nên Ngài quyết chí làm người liệt, câm, điếc cam chịu với các thử thách cho đến khi ra khỏi đền vàng, được như ý nguyện, dù là phải nhẫn nhục đến 16 năm (trình độ pháp thứ ba "quyết định kiên cố")
    - Ðức Temiya Bồ Tát cam chịu nhiều điều cực nhọc với chi xuất gia. Ngài tinh tấn tu chứng bát thiền và hướng dẫn phần đông, nhất là vua cha và mẹ Ngài cùng xuất gia theo giáo pháp của Ngài. Tất cả đạo sĩ hành theo đạo Ngài, từ thấp đến cao đều được sanh lên cõi trời (thuộc về trình độ pháp thứ tư "chỉ làm những điều lợi ích")
    Nói về bẩm tính của Temiya Bồ Tát, chúng ta thấy rằng Ngài "khuynh hướng không tham". Nhưng lúc họ bỏ, không cho Ngài thọ thực, trọn một, hai ngày mà Ngài vẫn điềm nhiên, không cử động. Chỉ cho ta thấy rằng Ngài có khuynh hướng không tham ăn, nhất là không tham ngai vàng, thật là một bậc phi thường vậy. Những điểm ấy cũng chưa cực kỳ quan trọng hơn là cách thử cuối cùng là vua cho đem các thanh nữ trang điểm xinh đẹp, toàn là con giòng vua, quan trong triều, đến khuê gợi tình ái,mà Ngài vẫn lãnh đạm. Ngài rất sợ về tình trường [3]. Ðiều này chứng tỏ rằng, Ngài có khuynh hướng không tham trong xúc thực phẫm (phassàhàra) tức là vật ăn mê mẫn tinh thần của phàm nhơn.
    Ðây chỉ cho ta thấy rằng: Xác định Bồ Tát hằng khuynh hướng không tham, dù là đối với thực phẫm và ngũ dục.
    Ðức Xác định Bồ Tát hằng khuynh hướng không sân là đối với các thử thách. Nếu kẻ khác bị bỏ không cho ăn 1, hai ngày thì phát sân, kêu la, than khóc là thường tình; hoặc có người đem nước mía thoa khắp mình, bỏ cho ruồi bu nút, thử hỏi mình có chịu được chăng? Ðây là đức tính phi thường của Xác định Bồ Tát.
    Ðức Xác định Bồ Tát hằng khuynh hướng xuất gia, bởi ngũ dục là nhân sanh tội lỗi, nhiều khổ hơn vui, là những điểm ám ảnh đời người phải chìm đắp trong bể khổ.
    Ðức Xác định Bồ Tát hằng khuynh hướng an tĩnh, là người hoan hỷ cho đao phủ trở Ngài vào rừng để chôn sống. Ngài không vừa lòng ở chốn huyên náo, ồn ào, rất trở ngại cho Ngài tu chứng Bát thiền được. Cần phải ngụ trong nơi thanh vắng, mới có thể làm được những đều thanh cao mau chóng và hướng dẫn kẻ khác làm điều lợi ích được dễ dàng. Ðây là đức tính phi thường của Xác định Bồ Tát.
    Sự an tĩnh có hai là:
    - An tĩnh bên ngoài: Là xa lánh náo nhiệt.
    - An tĩnh bên trong: Là yên lặng phiền não.
    Ðức Xác định Bồ Tát, hằng khuynh hướng thoát ly đế quyền, xuất gia tu đạo sĩ.
    Ngài cố gắng thực hành Chánh pháp, từ bỏ những vui thích thế sự, ảo mộng, vô thường bằng pháp thiền định, ấy là chí hướng phi thường của Xác định Bồ Tát.
    Chữ Xác định Bồ Tát, cũng như Temiya Bồ Tát, đều phải luôn luôn hành 30 Ba la mật, 4 trình độ pháp và 6 khuynh hướng pháp. Những pháp ấy hằng in sâu vào tâm não của các Ngài.
    Truyện Temiya Bồ Tát, đã diễn giải tóm tắt trên đây, chỉ cho ta thấy rằng: Chư Xác định Bồ Tát hay có tâm quả quyết trong sự xuất gia. Dù là một việc phước thiện nào, các Ngài cũng nhất định thực hành đầy đủ 4 trình độ là: Nghị lực, trí tuệ, quyết định, chỉ làm nhữnglợi ích đến mình và cho kẻ khác. Khi làm một việc gì, các Ngài hằng dùng trí tuệ trước tiên, để tìm xét theo nhân quả, thấy rõ có hiệu nghiệm, mới quyết định kiên cố thực hành cho đến khi mãn nguyện.
    Hơn nữa, các Ngài có đủ pháp khuynh hướng không tham, không sân, không si, xuất gia tìm nơi an tĩnh và thoát tục; không say đắm trong bả lợi danh của cuộc đời ảo mộng, cố công tu luyện cho đến khi chứng quả Phật.
    Quan sát cho tỉ mỉ, ta thấy rằng: Xác định Bồ Tát là bậc xuất chúng xứng đáng với lời mà đức Siddhattha tuyên bố trong lúc Ngài đản sanh rằng:
    AGGOHAMASMI SETTHO
    AGGOHAMASMI JETTHO
    AGGOHAMASMI ANUTTARO
    AYAMANTI MÀ JÀTI NATTHI DÀMI. PUNABBHAVO.
    Ta là bậc cao nhất trên đời
    Ta là người quí nhất trên đời
    Ta là bậc trí tôn trên đời
    Sự sinh ra của ta kiếp này, là kiếp cuối cùng,
    Nay ta chẳng còn sinh nữa.
    SATTHÀ IMAM DHAMMADESANAM ÀHARITVÀ:
    Ðức Thế Tôn thuyết xong, gọi chư Tăng mà rằng:
    BHIKKHAVE - Này các Thầy! Chẳng phải Như Lai từ bỏ ngai vàng trong kiếp này đâu, kiếp sanh ra làm Temiya, Như Lai cũng bỏ đế vị vậy.
    SAMODHÀNESU - Ngài họp các tiền kiếp lại rằng; BHIKKHAVE: Này các Thầy! DEVADHITÀ: Nàng tiên nữ khuyên hỏi ta đó, sau này là Tỳ khưu ni UPALAVANNATHERÌ; SARATHÌ: xa phu sau là Xá Lợi Phất Tỳ khưu: SAKKO; Trời Ðế Thích sau là A Nậu Lầu đà Tỳ khưu; MÀTÀPITARO; cha mẹ của ta sau là Tịng Phạn Vương và MAYÀ Hoàng Hậu. SESAPARISA những bộ hạ tuỳ tùng, sau là hàng Phật tử. TEMIYA PAN***O: bậc hiền minh TEMIYA sau là (ÀHAMEVA) Như Lai vậy.
    -ooOoo-
    Chú thích:
    [1] có kiếp Ngài biết được như thế.
    [2] nuôi giữ sức khỏe
    [3] cuộc ái tình trai gái

Chia sẻ trang này