1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

học tu theo đạo phật, mời các bác tham dự trao đổi kinh nghiệm

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi trai-ban, 08/03/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. muadongbuon832001

    muadongbuon832001 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2006
    Bài viết:
    528
    Đã được thích:
    0
    MAHÀJANAKA JÀTAKA
    TRUYỆN MAHÀJANAKA
    BỒ TÁT TU HẠNH TINH TẤN BA LA MẬT

    --------------------------------------------------------------------------------
    ATITE KÀLE: Trong thuở quá khứ có một vị Hoàng Ðế danh là MAHÀJANAKA, trong kinh đô MITHILÀ. TASSA RANNO DEVAPUTTA: Ðức Hoàng Ðế có hai Hoàng Tử là: ARIKHAJANA và POJANA. Vua cha phong con trường (ARIKHAJANA) làm đông cung, con thứ (POJANA) làm đại tướng.
    Không bao lâu Hoàng Ðế băng hà, đông cung lên kế vị, rồi phong cho em POJANA làm thứ vương. Vì vua quá tin lời sàm tấu của nịnh thần, nên bắt em là thứ vương hạ ngục. Sau thứ vương vượt ngục trốn khỏi, chiêu binh mãi mã [1] trở về tranh ngôi báu, giết được vua anh (ARIKHAJANA) rồi đoạt vị.
    Hoàng Hậu của vua ARIKHAJANA, khi hay tin chồng tử trận, bà bèn tìm đường tẩu thoát. Lúc đó nhờ đức Bồ Tát thọ sanh vào trong thai bào, nên khiến trời Ðế Thích hiện xuống, giả làm xa phu thỉnh Hoàng Hậu lên xe, đưa bà đến kinh đô KÀLACAMPAKA tỵ nạn, rồi từ biệt biến mất. Hoàng Hậu tìm chỗ an nghỉ, nương náu trong một phước xá. Khi ấy có một vị Bà la môn trứ danh, giáo sư (DÌSÀPAMOKKHA) trong thành KÀLACAMPAKA dẫn năm trăm đồ đệ đi tắm, thấy Hoàng Hậu liền phát tâm thương hại như em ruột (do phước báu của đức Bồ Tát trong thai bào) nhìn làm em gái, rồi đem về cho vợ chăm nom như em ruột.
    Không bao lâu, Hoàng Hậu sanh được một hoàng nam diện mạo khôi ngô, xinh đẹp, màu da như vàng, đặt tên là MAHÀJANAKA. Lớn lên đùa giỡn với trẻ con. Bồ Tát có nhiều sức mạnh nên lũ trẻ rất kiêng nể. Bữa nọ, vì bất bình, Bồ Tát đánh bọn trẻ chạy, chúng mách cha mẹ chúng hay, rồi chỉ Bồ Tát mà rằng: "Ðây, nó là đứa không cha". Bồ Tát nghe qua lòng chẳng yên, về hỏi mẹ: Cha con đâu? Hỏi nhiều lần Hoàng Hậu khó giấu được, nên nói rõ tự sự.
    Từ đó, Bồ Tát an lòng thủ phận, trầm tư suy nghĩ. Lên 16 tuổi, Ngài rất thông minh, trong năm trăm đồ đệ của vị trứ danh giáo sư chẳng ai sánh bằng.
    Một hôm, Bồ Tát MAHÀJANAKA hỏi: Mẹ có vật chi quí giá chăng? Hoàng Hậu đáp: Khi ra khỏi thành, mẹ có đem theo nhiều báu vật để làm của cho con. Bồ Tát xin phân nữa dùng làm vốn buôn bán lấy lời, với mục đích là chiêu binh mãi mã trở về phục nghiệp.
    Ngài xin phép mẫu hậu xuống thuyền qua biển về kinh đô MITHILÀ (xứ Phụ Vương của Ngài đã trị vì). Không may, thuyền ra biển đến ngày thứ 7, bị trận bảo to phải chìm. Lúc bấy giờ, các thủy thủ sợ chết, khóc la, khẩn cầu ông này bà nọ bảo hộ, trái lại. Bồ Tát tìm thực phẩm độ cho no, rồi ấy y phục nhúng dầu, mặc vào, xong leo lên cột buồm, nhảy ra xa khỏi bầy cá đang ăn các thủy thủ. Ngài lội mãi như thế, đến ngày thứ 7, thấy trăng trò, biết là rằm, Ngài bèn dùng nước mặn súc miệng rồi nguyện thọ trì bát quan trai và không quên sự cố gắng, trong kiếp Ngài là Bồ Tát MAHÀJANAKA này, gọi là Bồ Tát tu hạnh tinh tấn đến bờ kia (VIRIYA PÀRAMÌ).
    Thuở đó, có một nàng Thiên nữ tên là MANÌMEKHALÀ lãnh trách nhiệm cứu vớt nạn nhân trên biển, song nàng mắc đi dự hội với các Thiên nữ nên không hay biết (do tiền nghiệp của Bồ Tát). Ðến ngày thứ 7 Thiên nữ mới rõ có Bồ Tát mắc nạn trong biển đã 7 ngày, nàng bèn bay đến ngay trên chỗ Bồ Tát đang lội, rồi cất tiếng gọi: Người thanh niên này! Vì sao ngươi đến chịu chết trong biển to như vậy?
    Bồ Tát nghĩ rằng chắc là Thiên nữ đến cứ''u giúp ta, rồi đáp: Mẹ ôi! Xin mẹ từ bi ra ơn cứu độ con với! Nàng tiên nữ nghe những lời cảm động như thế, liền hỏi tiếp: Do nguyên nhân nào, mà con phải lâm nạn trong biển này?
    - Vì tôi mong đi buôn lấy lời, để tìm dịp chiêu binh mãi mã về phục hồi đế nghiệp vua cha tôi. Ngài kể hết cho nàng Thiên nữ nghe
    - Thôi con đừng lo ngại, mẹ đến đây để cứu con được đắc kỳ sở nguyện. Nàng vớt Bồ Tát, bay đến kinh đô MITHILÀ, rồi trở về. Bồ Tát vào ngự uyển của Ðức vua MITHILÀ nằm nghỉ mê man, vì quá cực nhọc trọn 7 ngày đêm trong biển.
    Thuở đó Ðức vua thủ đô MITHILÀ đã thăng hà 7 ngày, mà chưa có người xứng đáng lên kế vị. Công chúa SÌVALÌ của vua thành tâm khẩu cầu người có trí tuệ lên ngôi vàng, thay thế vua cha, thì nàng cũng hoan hỉ làm Hoàng Hậu, để thừa kế đế nghiệp. Công chúa cho đòi vị cố vấn nào, cho ông biết ý thích của nàng.
    Vị cố vấn bèn tâu: Ðể hạ thần cầu khẩn Chư Thiên, rồi cho xe Rồng chạy vòng quanh kinh thành MITHILÀ, long xa ngừng ngay một nhân vật nào, hạ thần sẽ thỉnh vị ấy lên ngôi báu trị vì Thiên hạ. Công chúa hoan hỷ nhận lời
    Sáng ra, triều thần cho long xa nhiễu [2] ba vòng thành, rồi ra cửa đông chạy về hướng ngự uyển. Xe chạyrất nhanh, không ai theo kịp. Vị cố vấn ra lịnh, không cho chận xe, dù chạy đến 100 do tuần [3] cũng được, chúng ta cứ theo sau. Xe chạy đến chỗ Bồ Tát nằm, quay 3 vòng rồi ngừng bên cạnh Bồ Tát, dường như mong thỉnh Ngài lên xe. Vị cố vấn chạy đến, chờ các quan hội đông đủ, bảo cùng nhau rằng: "Vị nằm trên tảng đá có tướng mạo đoan trang, không biết có đáng lên ngôi báu chăng? Nếu thật là người có trí tuệ xứng đáng với ngôi Rồng, dù là nghe tiếng ngựa xe, tiếng trống, tiếng kèn cũng không vội ngồi dậy, xem bên này, ngó bên kia rồi chạy đi. Các ngươi hãy đánh trống, thổi kèn mau lên, như thế mới thấy rõ là người có phước hay bất hạnh".
    Khi đó, kẻ đánh trống, người thổi kèn một lược nghe vang rền. Nghe trống, kèn, Bồ Tát ngồi dậy xem thấy đám người, đoán biết ngai vàng đã đến, Ngài bình tâm nằm lại như cũ, nằm nghiên bên mặt. Vị cố vấn lại gần quan sát hai chân của Bồ Tát rồi tâu rằng: "Thật là bậc quý nhân, thỉnh Ngài ngồi dậy, ngôi trời đã đến cho Ngài rồi".
    Bồ Tát hỏi: - Chúa của các ngươi đi đâu?
    Tâu: - Hoàng Thượng của chúng tôi đã thăng hà 7 ngày
    - Ðức Hoàng Tử, thứ vương của vua không có sao?
    Tâu: - Không. Chỉ có một Công chúa mà thôi.
    Bồ Tát ngồi dậy và nhận lời cầu thỉnh. Triều thần đồng đến làm lễ,mặc long bào cho Ngài theo lễ tôn vương, xong thỉnh Ngài ngự lên long xa, hộ giá về thành MITHILÀ, thống trị dân hiệu là MAHÀJANAKA Hoàng Ðế. Ngài phán rằng: "Tất cả triều thần, trước ở tước vị nào, nay giữ như cũ"
    Khi Công chúa nghe vua ngự vào cung nội, bèn sai hoạn quan đến thỉnh vua, thử coi Ngài có trí tuệ thế nào. Hoạn quan tâu rằng: "Công chúa thỉnh Hoàng Thượng vào lập tức". Ðức vua nghe cũng tự nhiên, như không nghe biết, rồi tỏ lời rằng: "Toà lâu đài này đẹp". Hoạn quan không biết làm cách nào cho vua nghe lời tâu của mình được, rồi trở vào tâu với Công chúa: "Những lời mà lệnh bà dạy, hạ thần đến tâu, vua không để ý đến". Công chúa nghe qua hiểu rằng đấy là bậc đại phước. Công chúa sai hoạn quan đi tâu với Ðức vua 2, 3 lần như thế. Ðức vua cũng vẫn lãnh đạm như trước. Ngài từ từ bước đi như thường, uy phong lẫm liệt, khác nào như chúa sơm lâm. Công chúa xem thấy lấy kính phục, không dám trường mặt để được gặp Ngài và rất kính sợ nàng chỉ dám đưa tay lên làm dấu hiệu cho đức Bồ Tát dừng chân.
    Khi lên ngôi vàng Ðức vua dạy cất cất các phước xá tại các cửa thành cho Ngài bố thí mỗi ngày, có trữ đủ các vật dụng cho những kẻ bịnh tật, nghèo nàn đói khổ. Ðức Bồ Tát không quên cho triều thần đi rước mẹ và vị trứ danh giáo sư tại xứ KÀLACAMPAKA, về đến dâng đủ báu vật để báo hiếu về đền đáp ơn dày của vị giáo sư.
    Từ ngày lên ngôi thống trị trong nước, Bồ Tát ban bố phóng thích tội nhân, chiêu an bá tánh, chuẩn bần dân nghèo. Quốc dân hằng được an cư lạc nghiệp. Thật là đời thái bình thạnh trị. Thuở đó Bồ Tát là dòng dõi của chư Phật, thấy dân gian an hoà. Ngài nhớ đến lúc bị nạn 7 ngày trong biển, Ngài phát tâm hoan hỷ, phỉ lạc, tuyên bố rằng:
    ÀSINSATTHEVA PURISO NA BANDEYYA
    PAN***O PASSÀMIROHAM ATTÀNAM...
    " Người có trí tuệ hay cố gắng trong mọi phương diện. Sự tinh tấn là một đức tánh thanh cao, đem đến nhiều lợi ích cho mình và cho kẻ khác."
    Ta đã được thấy rõ điều đó trong lúc ấy rồi. Những người lười biếng đi cùng ta, đã phải làm mồi cho cá. Còn ta nhờ sự tinh tấn không dễ duôi, lội đến 7 ngày, gặp được nàng tiên nữ MANIMEKHALÀ cứu độ đến kinh đô MITHILÀ. Do đó, bậc trí tuệ, dù gặp phải khổ thân tâm đến đâu, cũng không bỏ sự tinh tấn, hãy đạt đến hạnh phúc tối cao, mới vừa có danh hiệu là bậc trí tuệ. Sanh ra có ngũ uẩn, trong vòng sanh tử luân hồi, có hạng được vui, kẻ lại chịu khổ, người được giàu sang mà vui, kẻ nhiều của cải mà khổ cũng có, vì bị tử thần giết hại, như bảy trăm thủy thủ đi cùng ta.
    Hơn nữa, chẳng phải người muốn chi được nấy, mong vật này lại được món khác, có lúc không cầu mà được. Như ta nào ngờ hôm nay mà được ngôi báu như vậy, cũng do sự tinh tấn của ta.
    Khi lên ngai vàng, Bồ Tát tinh tấn thực hành 10 pháp vương [4] (DASA KHAMMARÀJA) bố thí, trì giới trong sạch. Ngày nọ, đến mùa trái cây, quan giữ ngự uyển đem dâng các thứ quả và hoa thơm, Ngài bèn dạy dọn dẹp ngự uyển, Bồ Tát thấy xoài chín mong được dùng. Nơi đây có một cây có trái và một cây không trái. Quan ngự uyển bẻ xoài chín dâng đến đức Bồ Tát. Ðức Thứ vương " DÌGHÀVUKUMÀRA" (con Ngài) và các quan thấy thế, họ tranh nhau bẻ ăn, làm cho cây xoài có trái trở nên trơ trụi. Sau khi ngắm cảnh vật ngự uyển xong. Bồ Tát trở về ngang qua cây xoài có trái chín lúc nảy, bây giờ rụng lá, gãy cành, còn cây không trái vẫn sum suê tươi tốt.
    Ðức Bồ Tát hỏi: - Vì nhân nào mà trong hai cây xoài, một cây trơ trụi, một cây thì cành lá xanh tươi?
    Các quan tâu; - Cây xoài có trái, sau khi Hoàng Thượng đã thọ trái rồi, quan quân đồng nhau tranh giành hái bẻ, nên phải bị trụi lũi, cây kia không trái nên còn nguyên.
    Ðược nghe như thế, Bồ Tát bèn than rằng : "Ôi! Cây xoài có trái khác chi sự nghiệp Ðế Vương. Ta ngồi trên Ngài vàng, cũng như cây xoài có trái, biết bao kẻ nghịch đã trực sẳn giết hại ta. Nếu ta muốn khỏi người thù oán, thì nên xuất gia tìm đạo, mới được an nhàn như cây xoài không trái, nhành lá vẫn xanh tươi".
    Xét vậy, đức Bồ Tát liền cho đòi quan đại thần vào rồi phán: "Từ nay chỉ cho một người mỗi bữa đem thực phẫm, nước dùng và tăm xỉa răng cho Trẫm mà thôi, về việc triều chính, các ngươi đảm đương như cũ. Chẳng nên cho ai vào chầu ta, vì ta định tu hành".
    Ðáng thương xót cho triều thần lẫn dân gian, không được gần Thiên nhan, họ than van hoài cảm. Họ đồng nhau hỏi thăm người dâng cơm cho Bồ Tát mỗi ngày, có thấy Ngài nói lời chi chăng?
    Quan hầu đáp: - Phần nhiều chỉ thấy Ngài nín thinh
    Ðôi khi Ngài nhớ đến đức Ðộc giác là một vị sa môn ngụ trong lâm sơn thanh vắng, mới là hạnh phúc cao thượng. Các Ngài không còn bận lòng lo đến thế sự hảo huyền, cũng không bị phiền não cuốn lôi trong đường tội lỗi. Các Ngài chỉ tham thiền, quán tưởng ...
    "Ôi! Tôi xin hết lòng thành kính lễ bái các Ngài.
    "Ngẫm nghĩ đến cuộc đời vô thường, thật là đáng chán.
    "Ôi! Bao giờ ta mới được xuất gia, ra khỏi đền vàng, vào tu trong non tuyết lãnh, cho tâm thần được an tĩnh.
    "Ôi! Bao giờ ta mới thoát ly ngôi rồng gác tía, quan quân, bà la môn, cung phi mỹ nữ, họ làm cho ta phải bận lòng mệt trí. Bao giờ sự đi đứng, đó đây một mình, không người ràng buộc sẽ được kết quả đến ta.
    "Ôi! Giờ nào ta mới được xuất gia, cạo tóc, mặc y casa, mang bát, đi khất thực tự do theo ý chí ta.
    "Ôi! Bao giờ ta được đi trì bình, khất thực trong mùa mưa liên tiếp 7 ngày, dù y bị ước ta cũng không quên đi khất thực!
    "Ôi! Khi nào ta mới có sự tri túc, không thương tiếc sự vật, lìa cây này, đến bóng cây khác, ra khỏi rừng kia, sang rừng nọ, từ thạch động này tìm đến hang đá khác, chỉ trải đi một mình, không còn lo sợ chi cả! Dù ngũ dục hoặc cuộc giàu sang đến đâu ta cũng chẳng màng!"
    Ðức Bồ Tát ngự trong cung cấm tu hành được 4 tháng như vậy. Một hôm, Ngài dạy quân hầu đến chợ mua y casa và bình bát đem về dâng Ngài, đừng cho một ai hay biết. Ngài mặc y, mang bát lấy làm thoả thích và tuyên ngôn rằng: AHO SUKHAM PARÀMAM SUKHAM. Sự xuất gia này là hạnh phúc thực, hạnh phúc cao thượng thật. Trọn đêm mặc y casa, đến sáng sớm Ngài ngự ra khỏi thành.
    Hoàng Hậu SÌVALÌ, vì quá thương nhớ vua,liền cho đòi cả bảy trăm phi tần, dạy phải trang điểm xinh đẹp, để vào hầu vua sáng mai này. Các nàng ráng làm thế nào, để cám dỗ Ðức vuaở trong đời. Sáng ra, Hoàng Hậu và các phi tần đồng nhau vào thành nội, đang lên thì đức Bồ Tát ngự xuống. Thấy mặc y mang bát tưởng là đức độc giác đến dạy đạo, nên các bà không để ý. Khi lên tận tầng trên, thấy tóc cạo bỏ đó và long bào, ngọc báo cởi để lại long sàng, mới rõ khi nảy không phảilà đức Ðộc giác,mà là Ðức vua. Hoàng Hậu cùng cung phi lập tức chạy theo, để nài nỉ, cầu khẩu Bồ Tát trở lại. Thương thay! Hoàng Hậu cùng cung phi theo sau khóc than rằng: "Hoàng Thượng ôi! Ngài nở nào đành bỏ chúng tôi, không nơi nương tựa, không còn ai dạy bảo lẻ phải lời ngay, hết lòng thương xót, cứu vớt như Hoàng Thượng! Muôn tâu Hoàng Thượng! Khẩn lạy Ngài trở về cùng chúng tôi, tội nghiệp. Nếu mất Ngài, chúng tôi không an thân được!". Khóc than, kể lể làmồn ào náo động cả xứ. Chúng dân hay rõ câu chuyện, cũng đều cảm động khóc theo các cung phi. Hoàng Hậu và các cung phi theo kịp vua, đồng quì lạy khẩu cầu, than khóc trước mặt Ngài "Xin Hoàng Thượng trở lại". Nhưng đức Bồ Tát không đáp, cũng không ngó đến ai, vẫn tiến hành tự nhiên.
  2. muadongbuon832001

    muadongbuon832001 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2006
    Bài viết:
    528
    Đã được thích:
    0
    Tiếp..
    Hoàng Hậu nghĩ ra kế, bảo các quan trở về cho quân gom cỏ khô, vật cũ, đốt cháy tưng bừng trong đền, rồi kêu la cầu cứu rằng: "Ðền vua bị cháy" Hoàng Hậu thừa dịp ấy, quỳ tâu rằng: "Tâu Hoàng Thượng, xin Ngài nhìn xem, lửa cháy đỏ trời tại hoàng cung. Cầu Hoàng Thượng từ bi trở lại coi chửa lửa rồi sẽ ngự đi". Than van thế nào, Bồ Tát vẫn làm ngơ không đáp,không hỏi thăm,cũng không liếc xem. Thấy vậy, dân gian đồng chê trách Bồ Tát rằng: "Lửa cháy thành như thế, mà Ðức vua đành lãnh đạm, không nghĩ tưởng thương xót chúng dân đau khổ; dù Hoàng Thượng có ngự đi nơi nào chăng nữa, cũng nên về chữa lửa rồi sẽ đi, cũng không trở ngại." Tiếng la khóc càng vang rền: Lửa cháy đến kho vàng, kho báu, kho lương thực, mà Ðức vua cũng không dừng bước. Triều thần và dân chúng đồng khẩu cầu, nhất là Hoàng Hậu và cung phi lăn theo chân, vật mình than khóc rất thảm đạm rằng: "Xin Hoàng Thượng từ bi thương xót, trở về cứu độ chúng tôi". Ðức Bồ Tát trả lời rằng:
    "YE TAN NO NATTHI KINNCÀNAN.... Người nào không có phiền não, không bị phiền não dục và vật dục chi phối,kẻ ấy sống được hạnh phúc.
    "Như ta, không bận vì phiền não, ta đây là người xuất gia, chẳng có chi là của cải, dù thành nội kia bị cháy tiêu tan, cũng chẳng can chi đến ta, chẳng có một vật gì của ta bị cháy cả."

    Nói xong, Bồ Tát ra cửa bắc rồi tiến hành. Hoàng Hậu bèn bày kế: Dạy các quan giục quân giả làm giặc đến cướp phá hoàng cung, rồi cho quân phi báo rằng: "Tâu Hoàng Thượng, nay có quân cướp giết người đoạt của rất nhiều". Hoàng Hậu đến quỳ tâu: "Bây giờ, có nhiều kẻ cướp, suy mưu làm loạn, đoạt kho tàng, sát hại lương dân, lấy ngọc ngà châu báu, thành phố phải hư hại, nhân dân chịu nạn cướp bóc khổ sở vô cùng, Hoàng Thượng đành lòng nào sống một mình, mà để nhân dân phải chịu khổ. Xin Hoàng Thượng mở lượng từ bi thương xót, trở về trừ bọn cướp trước, rồi sau sẽ ngự đi cũng chẳng muộn." Bồ Tát biết rõ là mưu kế của Hoàng Hậu, Ngài ngâm câu kệ rằng:
    "SUKHAM VAJAVÀPA YESAM NO NATTHI KINCANAM... SÌVALÌ này! Người không bị phiền não dục và vật dục chi phối, người ấy hằng sống được an vui.
    "Như hôm nay, ta không bận vì phiền não đã là kẻ xuất gia vô tài sản, dù kẻ cướp đoạt hết thành MITHILÀ cũng chẳng có một vật gì là của ta cả.
    "Chúng cũng chẳng cướp được một vật gì của ta, bởi ta thường được phỉ lạc, dùng phỉ lạc làm thực phẩm, như các vị Phạm Thiên no lòng nhờ phỉ lạc. Chư Phạm Thiên nhập định và ở được an vui nhờ thiền định thế nào, ta cũng được an vui như thế ấy."
    Bồ Tát giảng giải thế nào, cũng không một ai chịu bỏ Ngài, họ vẫn theo bén gót không ngừng nghỉ. Khỏi kinh đô, lối hai ngàn thước, Bồ Tát muốn cho quần thần và Hoàng Hậu, cung phi trở về, nên Ngài lấy gạch một đường ngang qua con lộ làm dấu, xong Ngài phán hỏi các quần thần:
    - Ðây là đất của ai?
    Tâu: - Của Hoàng Thượng
    - Vậy kẻ nào qua khỏi hoặc làm mất dấu hiệu này, Trẫm sẽ chiếu theo luật hình mà trị tội.
    Nghe như thế, không ai dám vượt qua khỏi, hay làm mất dấu gạch ấy. Mọi người thấy vậy, nhào lăn, khóc than thảm đạm tại nơi đây. Còn Hoàng Hậu thì không dám theo vì quá nể lệnh vua, nhưng lại sợ mất người đáng kính mến, nên bà gieo mình vật vã khóc than, thật đáng thương hại. Vì quá quý mến, Hoàng Hậu không còn sợ chi liền đứng dậy chạy riết theo đức Bồ Tát. Quần thần cho rằng Hoàng Hậu đã lắp mất dấu gạch rồi nên đồng chạy theo sau. Bồ Tát nhắm hướng bắc đi ngay vào núi Tuyết Sơn. Hoàng Hậu dẫn đường quan quân đi theo Bồ Tát đến 20 do tuần.
    Thuở đó có một vị đạo sĩ danh là NÀRADA. Ðạo sĩ ngụ trong thạch động Tuyết Sơn, khi xuất định đạo sĩ tuyên minh rằng:"Ôi! Thật là hạnh phúc cao thượng, hạnh phúc thật." Ðạo sĩ nghĩ rằng: Trong đời này ai có chí hướng tìm hạnh phúc như vầy chăng? Ðạo sĩ biết có đức Bồ Tát MAHÀJANAKA là dòng dõi của bậc Toàn giác, đang xuất gia tìm đạo thanh cao,nhưng khó làm cho Hoàng Hậu và đại chúng trở về được sợ Ngài thối chuyển. Vậy, ta nên đến đó giúp cho Ngài càng phát đức tin trong sạch. Vị đạo sĩ bèn vận thần thông bay đến, ngồi trên hư không, trước mặt Bồ Tát,rồi thốt rằng:
    KIM MAHESO MAHÀGHO SO KANUGÀMEVA KIRIYÀ
    SAMANATANEVA PUCCHÀMI HATTHESOBHISATO JANOTI
    "Này thầy Sa môn thọ thọ trì phạm hạnh pháp! Tôi xin hỏi:"Do nhân chi mà đại chúng theo dính người, có cả tiếng ngựa,xe, rộn rực như cuộc đại lễ trong kinh thành? Nầy thầy Sa môn.Quần chúng theo hộ vệ đến đây là thế nào?"
    - Bạch đạo sĩ, Ngài đã rõ rồi, tiếng họ than van vì Ðức vua MAHÀJANAKA bỏ ngôi vàng,xuất gia hành đạo. Bạch Ngài, nay tôi lìa đế vị để tu phạm hạnh. Bậc trí tuệ không ưa thích sự huyên náo, không thương tiếc chỗ ăn ngon, ngủ kỹ, để tìm trí tuệ sáng suốt, tôi đây cũng thế. Nay tôi cũng chưa hoàn toàn xuất gia,vì còn bị đại chúng ràng buộc, họ muốn cho tôi trở về trị vì như trước, nên họ mới theo khẩn cầu tôi.
    - Này thầy sa môn! Ngươi không nên cho mình vướt khỏi phiền não. Bậc xuất gia chẳng phải chỉ mặc y casa, cạo tóc đó đâu,chưa lìa được lưới phiền não đâu? Phiền não làm hư hại đường trời, người.
    - Bạch Ngài, tôi từ bỏ ngai vàng, chẳng mong được ngũ dục ở cõi người và trời, như thế còn có chi nguy hiểm đến tôi nữa chăng?
    - Này thầy sa môn! điều nguy hiểm trong thân thể của ngươi, sẵn chờ cám dỗ ngươi chẳng ít.
    1) Tình trạng ngủ ngủ, thức thức là điều nguy hiểm.
    2) Lười biếng là điều nguy hiểm.
    3) Tình trạng mơ màng, ư a thích ngủ dục là điều nguy hiểm
    4) Tình trạng ưa thích nhục dục là điều nguy hiểm.
    5) Tình trạng ham ăn là điều nguy hiểm.
    Này sa môn! Ngươi có tướng mạo đẹp như vàng, khi cho họ hiểu rằng ta là vua, bỏ ngôi tìm đạo, họ dâng thực phẩm quí đầy bát, thọ thực no đủ, xong ngủ mê và ngây, đến lúc thức lại không dậy, trở ngủ nữa. Ngủ rồi thức, thức rồi ngủ như vậy là điều nguy hiểm, làm cho thối bộ sự xuất gia. Ngủ ngủ, thức thức như vậy là nhân sanh lười biếng, không quét chỗ ngụ, không xách nước để dùng, dần dần sẽ sanh dục tư duy [5] là nhân chán nản trong sự xuất gia. Tất cả điều nguy hiểm đó, đều phát sanh do ăn no ngủ kỹ.
    Này sa môn! Không nên cẩu thả, tưởng rằng ta có tăng tướng rồi là vượt khỏi hẳn phiền não đâu?
    - Bạch đạo sĩ, Ngài đến đây thức tỉnh tôi, thật là hân hạnh vô cùng. Bạch Ngài, xin cho tôi biết quý danh của Ngài?
    - Pháp danh tôi là NÀRADA đạo sĩ.
    - Vì thấy thầy là bậc cao quý, sẽ đem những lợi ích đến chúng sanh sau này, nên tôi mới gặp thầy. Này sa môn! Chẳng nên ưa thích nhục dục, chẳng nên chán nản trong sự xuất gia, hãy cố gắng tinh tấn, phát tâm hoan hỉ thực hành Chánh Pháp cho đến ngày mãn nguyện.
    Này sa môn! Thầy nên tinh tấn tu pháp "Tứ vô lượng tâm [6] đừng bỏ qua. Nên bổ túc giới định tuệ, cho viên mãn, chẳng nên ngã mạn rằng ta là vị vua xuất gia tu hành, cần phải thọ trì pháp nhẫn nại, quan tâm về sự dập tắt phiền não, không nên tự cao mà hại người, phải thực hành thập thiện nghiệp, ngủ thông, bát thiền cho hoàn bị. Như thế, sự xuất gia của thầy mới đem lại nhiều kết quả tốt, không thối bộ và hối hận về sau.
    Giảng giải xong vị đại sĩ từ giả trở về núi.
    Sau đó có một vị đạo sĩ nữa là MITÀJÀNA khi vừa xuất định như Ðạo sĩ NÀRADA, cũng đến khuyên giáo đức Bồ Tát. Ðạo sĩ hỏi: - Do thân nào mà Ngài xuất gia?
    - Bạch, tôi là Hoàng Ðế tại kinh đô MUTHILÀ vì xét thấy đời là khổ, chúng sanh mê đời, không thấy tình trạng vô thường của vạn vật, cho đời là vui thú hơn cả, nên say đắm cuộc đời mộng ảo. Họ gây biết bao nghiệp ác, vì lòng tham, sân thúc đẩy, rồi phải chịu hình phạt trong kiếp hiện tại, sau khi chết còn phải sa vào 4 đường ác đạo, không biết đời kiếp nào mới ra khỏi được. Bởi thấy thế, tôi phát tâm chán nản, ghê sợ không tiếc ngai vàng, của báu, vợ đẹp, hầu xinh, để tìm đường đạo đức, thoát ly thống khổ. Nếu còn quyến luyến, tôi không sao tránh khỏi như quần chúng.
    Ðạo sĩ MITÀJINA nghe được như thế, bèn hỏi: Những lời Ngài nói đó, ai là thầy của Ngài, hay là nhờ nghe đức Ðộc Giác chỉ dạy?
    - Bạch, tôi chưa từng nghe ai giáo huấn, vì khi còn ở ngôi báu, có ngày nọ tôi đi ngoạn cảnh, đến ngự uyển thấy hai cây xoài: Cây có trái bị trơ trụi, cây không trái còn nguyên.
    Tôi xét nghĩa rằng: Sự nghiệp Ðế Vương của tôi, ví như cây xoài có trái,, sẽ bị nhiều người tranh giành mai hậu. Kẻ vô tài sản như bậc xuất gia, tam y, quả bát, không nhà không cửa, thì hằng được an vui nhà cây xoài không trái, vẫn được xanh tươi. Tôi đem mình so sánh với hai cây xoài nên sanh lòng chánnản xuất gia như vầy: Bạch Ngài người giết cọp vì muốn được da, sát voi mong được ngà, hại người mong được của. Gia chủ không trí tuệ, ở một mình ắt bị kẻ nghịch sát hại, bằng có pháp trí tuệ thì hằng được vui, như cây xoài không trái; của cảinhiều thì lo nhiều, bị nhiều người ganh ghét oán thù. Hạng xuất gia chơn chánh là hạnh phúc thật. Vì thế tôi mới bỏ đế quyền, tìm tu một mình trong nơi thanh vắng. Bạch Ngài, hai cây xoài đó là thầy tổ của tôi, dạy tôi thực hành theo bậc xuất gia như vậy.
    - Này thầy sa môn! Thầy không nên cẩu thả, hãy tinh tấn trọ trì pháp xuất gia cho đến kỳ cùng. Khuyên Bồ Tát rồi, đạo sĩ trở về chỗ ngụ.
    Thì khi ấy, Hoàng Hậu quỳ tâu nài nỉ Bồ Tát trở về, vì chúng dâng khóc than, kể lễ không ai nương nhờ, xin Hoàng Thượng hồi trào tôn vương cho Hoàng Tử rồi sẽ ngự đi xuất gia.
    Bồ Tát đáp: Nay ta đã từ bỏ ngôi vàng, quan quân thân quyến không còn bận lòng một cái gì cả.
    Hoàng Hậu vật mình nhào lăn khóc than rằng: "Ôi! Kiếp trược tôi đã tạo nghiệp chi mà nay phải chịu phân ly chồng vợ như vầy. Hoàng Thượng xuất gia bỏ tôi một mình, biết nương cậy vào đâu!"
    - Này SÌVALÌ! Nên nghe ta chỉ giáo, người ở trong của cải là nhân khiến mình gây nghiệp ác. Khi nàng trở về thành tôn vương cho Hoàng Tử rồi phải giúp con trị vì trăm họ, gây thêm nghiệp thân, khẩu, ý ác, vì quyến luyến trong sự nghiệp. Ta đã dứt được tình thương nhỏ hẹp, trải đi khất thực nuôi mạng, do sự bố thí của mỗi nhà chút ít. Xuất gia là điều thoát khổ, của cải là nhân sanh những nghiệp tội. này SÌVALÌ nàng nên suy xét...
    Bồ Tát và Hoàng Hậu tranh luận nhau dài theo đường cho đến tối. Quan quân che trại cho Bồ Tát và Hoàng Hậu nghỉ. Nhưng Bồ Tát ngự đi tìm ngụ đưới bóng cây một mình.
    Sáng ra Bồ Tát vẫn tiến hành, Hoàng Hậu cùng quần chúng theo sau. Ði gần đến chợ, có người nướng thịt, để sơ ý nên chó tha, chạy đến thấy Bồ Tát và Hoàng Hậu đang đi, nó sợ hoảng chạy bỏ miếng thịt lại. Bồ Tát nghĩ rằng, miếng thịt này chó đã bỏ, không còn mến tiếc như vật vô chủ, thế là vô tội, đáng cho người xuất gia dùng. Ta thọ miếng thịt này. Ngài bèn lượm miếng thịt này, phủi bụi rồi đặt vào bát, đến nơi có nước Ngài tìm chỗ để thọ thực.
  3. muadongbuon832001

    muadongbuon832001 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2006
    Bài viết:
    528
    Đã được thích:
    0
    Tiếp...
    Hoàng Hậu xem thấy, kể lể khóc than rằng: "Hoàng Thượng không gớm thịt của chó tha mà lượm đem dùng. Ôi! Thật là thê thảm"
    Bồ Tát đáp: Nàng vô trí tuệ, đây là vật thực cao quý. Rồi Ngài tìm ngồi nơi khuất mắt Hoàng Hậu mà thọ thực. Hoàng Hậu trách Bồ Tát ăn thịt của chó tha không nhờm gớm.
    Bồ Tát đáp: Này SÌVALÌ! Vậy vô chủ là món trong sạch, đáng cho bậc xuất gia dùng. Trái lại vật không hợp pháp dù có giá trị dù 100 ngàn bạc thì ta nhờm gớm và hổ thẹn, không ước mong.
    Ði đến trước, gặp nhóm trẻ đang chơi cát, có một em gái, một tay đeo một chiếc xuyến, tay kia đeo hai chiếc. Tay đeo một chiếc không nghe khua động, tay đeo hai chiếc thì chạm nhau nghe lạch cạch. Bồ Tát liền nghĩ rằng: Nàng SÌVALÌ theo sau ta, không tốt vì phụ nữ là phiền não của xuất gia. Người đời xem thấy họ dèm siểm. Bồ Tát liền hỏi thử đứa bé:
    - Này cháu! Vì nhân nào mà tay chàu đeo một chiếc xuyến không nghe kêu, còn tay đeo hai chiếc lại nghe tiếng?
    Ðức bé đáp: - Vì có hai vật mới có chạm nhau ra tiếng, như có hai người sẽ có lời qua tiếng lại.
    - Bạch Ngài, Ngài là bậc xuất gia, tại sao lại có phụ nữ xinh đẹp theo sau? Lệ thường, dù là em gái, người xuất gia cũng chẳng nên đi chung, chỉ đi một mình mới được trong sạch.
    Bồ Tát nghe qua rất thỏa thích, bèn nói với nàng SÌVALÌ: - Nàng có nghe lời trẻ em nói y như ta chăng? Này SÌVALÌ! Ta đã bị trẻ nhỏ chê trách, vậy nàng chẳng nên theo ta nữa. Ðây là con đường rẽ hai, mỗi người đi mỗi ngã. Nàng vừa lòng đường nào thời cứ đời bước, ta đi đường khác. Nàng đừng theo sau tỏ ý chồng vợ cho người đời chê trách. Hoàng Hậu nghe Bồ Tát nói như thế, rất đau lòng xót dạ, nhưng cũng theo sau Ngài luôn. Ði đến một đoạn đường nữa, gặp một người thợ vót tên lấy cây vót rồi ngắm xem bằng một mắt. Bồ Tát lại gần hỏi: Nhân chi ngươi nheo mắt lại mà nhắm cây tên?
    - Bạch Ngài, nếu xerm cả hai mắt, thì thấy không ngay, vì hai mắt sẽ thấy cây tên khum quẹo, thế nào, người xuất gia cũng nên tu một mình mới có kết quả nếu tu hành mà dẫn vợ trang điểm như thế kia, hằng có tai hại và vô hiệu.
    Bồ Tát nói với Hoàng Hậu rằng: - Nàng SÌVALÌ này! Có nghe thợ vót tên nói chăng? Họ là người tay sai của ta, mà còn tỏ lời chê trách ta như thế, nàng không nên đi chung cùng ta nữa, hãy đi ngã khác đi.
    Hoàng Hậu vì quá nể, vâng lời cố gắng đi riêng một đoạn đường, đau lòng chịu không nỗi, liền dắt đại chúng trở lại theo sau Bồ Tát nữa. Ðến gần núi, Bồ Tát bèn nghĩa là gồi xuống nhổ một cọng cỏ, cho Hoàng Hậu xem và thốt rằng: "Cọng cỏ này, không còn dính liền với gốc nữa được, thế nào, nàng với ta, nàng với ta cũng chẳng phải là vợ chồng nữa, như cọng cỏ ấy. Nàng đừng theo gót ta mà luống công, hãy trở về ở một mình đi, ta cũng chỉ ở riêng một mình mà thôi. Như thế, mới mong thoát khổ được. Muốn giải thoát hãy tu hành như ta vậy".
    Nghe Bồ Tát nói những lời tuyệt vọng, Hoàng Hậu khóc nức nở, từ đây ta và MAHÀJANAKA (Bồ Tát) chẳng còn là vợ chồng nữa, hẳn rồi. Nàng nhào lăn ra khóc thảm thương vô cùng khổ não đền bất tỉnh. Thừa dịp Hoàng Hậu hôn mê, Bồ Tát đi nhanh vào rừng sâu tuyết lảnh, tham thiền đắc định được an vui như ý nguyện. Khi hết kiếp, Ngài được sanh lên cõi Phạm Thiên. Quan quân đến nơi thấy Hoàng Hậu nằm mê trên đất, vội vã dạy người đến cứu cấp. Khi tỉnh dậy Hoàng Hậu xem tứ phía không thấy Bồ Tát bèn hỏi:
    - Có ai thấy Hoàng Thượng đi nơi nào chăng?
    - Tâu lệnh bà, chúng tôi theo sau lệnh bà, nào thấy được.
    Hoàng Hậu liền sai người tìm đủ các hướng, cũng không một ai gặp Bồ Tát cả. Hoàng Hậu vật mình, kêu la khóc kể thật là đau đớn, thiết tha, không sao tả xiết, ai nghe cũng đều xúc động thương tâm; cung phi, triều thần; chí dân gian đều khóc và theo bà.
    Hoàng Hậu bèn dạy xây tháp để kỷ niệm và dâng hương hoa cứng dường trong các chỗ như:
    - Nơi đức Bồ Tát đứng trong giờ chót.
    - Nơi đức Bồ Tát hỏi người thợ vót tên.
    - Nơi đức Bồ Tát hỏi đứa bé đeo xuyến
    - Nơi đức Bồ Tát nghe vị đạo sĩ NÀRADA giảng đạo.
    Về thành, vào đến cung nội, thấy các nơi mà Bồ Tát thường đến ngọan thuởng (ao sen, vườn hoa, hồ tắm,...), Hoàng Hậu càng nghĩ tưởng, càng khóc than thảm đạm. Sáng ra lâm trào, Hoàng Hậu truyền cho bá quan văn võ làm lễ tôn vương cho đông cung lên kế vị ; xong, Hoàng Hậu cạo tóc xuất gia tu trong ngự uyển, thực hành theo lời dạy của Bồ Tát, tham thiền đắc định. Sau khi mệnh chung, bà được sanh lên cõi trời Phạm Thiên.
    đức Phật Tổ Thích Ca chúng ta, khi đã giảng thuyết xong tích đức Bồ Tát MAHÀJANAKA, gọi chư Tăng rằng: Này các Thầy! Như Lai chẳng phải bỏ ngai đi xuất gia trong kiếp cuối này đâu. Thuở Như Lai là MAHÀJANAKA được kế vị rồi cũng bỏ đi tu như đã giải...
    Ngài thuyết thêm pháp Tứ Diệu Ðế rồi họp Bổn sanh truyện như vầy:
    TASÀ SAKKO UNUMIDDHO AKOSI, SAMU DARAKKHITÀ DEVADHITÀ UPALAVANNÀEVA, NARADO SÀRIPUTTO, MITÀJINO MAGGALÀNO, KUMÀRIKÀ KHEMÀ BHIKKHUNÌ, USUKÀRO ÀNANDOCEVA, QESAPURISÀ BUDDHAPARISÀ, SÌVALIDEVÌ RÀHULOMÀTÀ, DÌGHAVUKUMÀRO, ÀHULO, MÀTÀPITARO MAHÀRÀJAKULÀNI AHESUN MAHÀJANAKARINADO ÀHA MEVA SAMMÀSAMBUDDHO AKOSÀTI.
    TASÀ: - Thuở đó, đức Ðế Thích nay là Tỳ khưu A Nậu Lầu Ða; nàng Thiên nữ cứư vớt nạn nhân trong biển, nay là Tỳ khưu UPALAVANNÀTHERÌ; đạo sĩ NÀRADA nay là Ðại ÐứcXá Lợi Phất, đạo sĩ MITÀJANA nay là Ðại Ðức Mục Kiền Liên, trẻ gái đao xuyến nay là Tỳ khưu ni KHEMÀ, người thợ vót tên nay là đức ANANDA. Tất cả những người thừa lại (đã có trong câu truyện) nay là hàng Phật tử Hoàng Hậu SÌVALÌ nay là mẹ RÀHULA, DÌGHÀVUKUMÀRA nay là RÀHULA. Cha mẹ của đức MAHÀJANAKA nay là đức Tịnh Phạn Vương và Hoàng Hậu MÀYÀ. Còn MAHÀJANAKA nay chính là đấng Chánh đẳng Chánh Giác tức là Như Lai đây.
    Chú thích:
    [1] mộ binh tập ngựa.
    [2] đi xoay quanh.
    [3] một do tuần bằng 16 cây số
    [4] pháp dành cho vua
    [5] là suy nghĩ ngũ dục.
    [6] từ, bi, hỷ, xã.

  4. muadongbuon832001

    muadongbuon832001 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2006
    Bài viết:
    528
    Đã được thích:
    0
    SUVANNASÀMA JÀTAKA
    TRUYỆN SUVANNASÀMA
    BỒ TÁT TU HẠNH BÁI ÁI BA LA MẬT

    --------------------------------------------------------------------------------
    Thuở nọ, đức Thế Tôn ngự tại Kỳ viên Tịnh xá của trưởng giả Cấp Cô Ðộc, vì lòng từ bi về lời thỉnh cầu của chư Tăng mà giảng thuyết rằng:
    ATITE KÀLE BHIKKHAVE... Này các thầy Tỳ khưu! Trong kiếp quá khứ, tại thủ đô BÀRÀNASÌ có Ðức vua KARALYAYAKSA trị vì, quốc dân được an vui lạc nghiệp.
    Thưở ấy, có hai ngư ông ngụ hai bên bờ một con sông kết bạn thân cùng nhau, hằng ngày thường lai vãng thăm viếng và có hứa cùng nhau rằng, nếu một bên sanh con trai, một bên sanh con gái, thì sẽ làm thông gia. Không bao lâu, hai người vợ của hai bạn ngư ông, một người sanh con trai, một người đẻ con gái. Cha mẹ bên gái đặt tên con là PÀRIKÀKUMARÌ, bên trai đặt danh con là DUKURAKUMÀRA.
    Khi hai con đến tuần cập kê, cả hai đều có nhan sắc xinh đẹp. Một hôm, cha mẹ cô PÀRIKÀ, hỏi con rằng: "Cha mẹ đã hứa từ lâu sẽ làm suôi với người bạn bên kia sông. Nay con đã lớn khôn, cha mẹ định gả con cho cháu DUKURAKUMÀRA là con của ngư ông ấy, con nghĩ thế nào?"
    Nàng PÀRIKÀ nghe cha dạy như thế, bèn nghĩ rằng: Cha mẹ ta là dòng dõi làm nghề sát sanh để nuôi sống, không hổ thẹn và ghê sợ tội, nếu ta nghe theo, ta cũng sẽ là hạng ngư ông, sau chết không khỏi sa trong ác đạo, phải chịu khổ nhiều đời kiếp. Nàng thưa rằng: "Con không ưa thích làm nghề sát sinh đâu". Cha mẹ nàng thấy vậy nín thinh.
    Về DUKURAKUMÀRA, cha mẹ chàng cũng khuyên chàng cưới cô PÀRIKÀ, DUKURAKUMÀRA nghĩa rằng: Cha mẹ ta chỉ biết làm nghề ác, nếu ta nghe theo ắt không tránh khỏi chịu quả khổ trong địa ngục. Vạn vật trong đời toàn là vô thường vắn vỏi, ta ưa thích phụ nữ làm gì! Ta hãy xuất gia tu hành thoát khỏi phiền não. Chàng thưa với cha mẹ, xin cho phép chàng xuất gia tìm đạo.
    Sáng hôm sau, vị thanh niên DUKURAKUMÀRA dậy sớm suy nghĩ rằng: Ta không vừa lòng thương tiếc trong phiền não dục, theo lời chỉ giáo của cha mẹ ta. Nhưng không rõ tâm của nàng PÀRIKÀ ra sao, vậy ta nên gởi thư hỏi thử ý kiến nàng xem, rồi chàng liền viết thư như vầy:
    "Này nàng thanh nữ PÀRIKÀ, nàng có sắc lịch thiên hương. Cha mẹ nàng vui lòng gả nàng cho ta. Ta không ưa thích ********, mong dứt bỏ phiền não để tránh khỏi địa ngục. Vậy nàng nghĩ thế nào?" Viết xong bảo kẻ ở chuyển giao đến nàng PÀRIKÀ.
    Xem qua thư của DUKURAKUMÀRA, nàng khen rằng: Chàng thanh niên này cũng có chí hướng như ta. Vậy sau khi làm lễ thành hôn ta sẽ tu hành, được dễ dàng hơn. Vị DUKURAKUMÀRA được thư trả lời như ý muốn, hết lòng hoan hỷ.
    Sau khi đã hành lễ cưới rồi, mỗi người đều giữ bổn phận ngủ riêng khác với thường nhân. Ngày nọ, vợ chồng bèn bàn cùng nhau, nếu ta ở chung với cha mẹ ta là người sát sanh như vầy, ta phải tuỳ cha mẹ, rồi bị sa địa ngục. Vậy ta hãy xin phép cha mẹ cho chúng ta vào non tu luyện, mới mong thoát ly ác đạo được.
    Sáng ra hai vợ chồng DUKURA đến lạy xin phép cha mẹ đi xuất gia vào rừng. Cha mẹ không vui lòng và nói rằng: "Hai con nên ở nhà rán tập rèn nghề nghiệp cho thuần thục, để nuôi mạng như cha mẹ, có hay chăng? Hai con không phải là kẻ tê bại chân tay mà bỏ nghề của cha mẹ".
    DUKURA nài nỉ rằng: "Chúng con không dám hành nghề sát sanh, vì sự giết hại sanh linh rất là tội lỗi, sau khi chết phải chịu khổ trong địa ngục, không ai cứu vớt được"
    Nghe con nói như vậy cha mẹ càng nổi giận mà mắng rằng: "Hai con là kẻ lười biếng. Vậy hai con muốn đi thì cứ đi, và từ đây đừng trở lại nhà này nữa". Ðược cha mẹ cho phép, vợ chồng DUKURA rất hoan hỷ, lạy từ tạ cha mẹ, rồi đồng nhau vào rừng hành đạo.
    Sự xuất gia của DUKURA và nàng PÀRIKÀ rất trong sạch, phát sanh lẽ cảm ứng đến đ?c Ðế Thích, Ngài biết rõ tự sự, bèn sai một vị trời xuống tế độ vợ chồng DUKURA. Vị trời ấy xuống phía trước gần nơi đó, biến ra hai tịnh thất nhỏ, rồi đề chữ trước thất rằng: Nếu người nam nữ nào đã phát nguyện làm đạo sĩ, hãy vào đây ngụ được tự do như của mình, vị trời ấy bay về tâu cho đức Ðế Thích rõ.
    Vợ chồng DUKURA đi đến hai tịnh thất, có đủ hụ tùng, nhìn lên thấy bảng đề lấy làm vui thích, rồi nguyện làm đạo sĩ, tu phạm hạnh không nhớ tưởng đến vật dục phiền não dục nữa.
    Thời gian qua, trời Ðế Thích xét thấy không bao lâu, vợ chồng đạo sĩ sẽ bị mù. Ngài từ bi hiện xuống để tế độ, Ngài khuyên hai đạo sĩ nên xả giới ở với nhau cho có con, để sau này nhờ con phụng dưỡng, trong khi già yếu bệnh tật. Vợ chồng đạo sĩ không thuận theo lời khuyên, vì mong thọ trì phạm hạnh cho được trong sạch, mặc dù bị nghiệp dữ đến cho quả. Ðức Ðế Thích bèn khuyên rằng: "Ngài có thể rờ bụng cô đại sĩ ba lần, được chăng?" Ông đạo sĩ đồng ý, nên làm thinh.
    Ðức Ðế Thích hiểu ý ông đạo sĩ khứng chịu, bèn trở về Ðạo Lợi thiên cung, thỉnh đức Bồ Tát giáng sanh.
  5. muadongbuon832001

    muadongbuon832001 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2006
    Bài viết:
    528
    Đã được thích:
    0
    Tiếp...
    Vị đạo sĩ nhớ làm theo lời dạy của đức Ðế Thích thì cô đạo sĩ thọ thai. Ðến kỳ khai hoa sanh ra được Bồ Tát, có Chư Thiên hiện xuống hộ trì săn sóc, tắm rữa cho đức Bồ Tát mỗi ngày, Bồ Tát lên 7 tuổi, đạo sĩ đặt tên là SUVANNASÀMA. Mỗi ngày, đạo sĩ vào rừng hái trái về nuôi Bồ Tát. Lúc sau, Bồ Tát xin theo, để giúp đở cha mẹ, được 7 ngày, đạo sĩ dạy Bồ Tát ở nhà, không cho theo nữa.
    Một ngày nọ, vợ chồng đạo sĩ vào rừng hái trái, bị cơn mưa to, nên tìm chỗ đụt nơi một gò mối cao ráo. Lúc ấy có một con rắn độc, xịt nọc ra làm nhằm mắt của hai đạo sĩ đều mù cả. Không thấy đường về, phải bơ vơ trong rừng. Ðây là cái quả của tiền nghiệp mà hai đạo sĩ đã tạo, từ kiếp trước cho thuốc trị mắt bệnh nhân, khi mắt đã lành, mà họ nói là chưa vì không muốn trả tiền công. Hai vợ chồng thầy thuốc bất bình, chế thuốc độc nhỏ vào mắt, làm cho bệnh nhân phải mù. Do tiền nghiệp đó mà phải chịu quả khổ, mù mắt cả vợ lẫn chồng.
    Thấy trời chiều mà cha mẹ chưa về, Bồ Tát đi tìm gặp mẹ cha bị mù loà, đang bối rối trong rừng, biết rõ nguồn cơn. Ngài than van kể lể, thương xót cha mẹ vô cùng, xong dẫn hai thân về tịnh thất.
    Từ đó, Bồ Tát hết lòng phụng dưỡng cha mẹ. Ngài cất nhà tắm, cầu xí, gánh nước sẳn cho cha mẹ cần dùng và luôn luôn Ngài niệm pháp bác ái. Mỗi ngày vào rừng hái trái ngon ngọt dâng đến cha mẹ. Những loài thú thấy Bồ Tát có tính hiếu đạo, nhất là từ bi đối với mọi loài, nên hằng theo chung quanh Ngài; khi vào rừng. Lúc đi gánh nước, chúng không lìa Ngài.
    Thưở đó, Ðức vua KARALIYAKSA trị vì trong kinh đô BÀRÀNASÌ, nhân dân được an cư lạc nghiệp, nưới giàu, dân mạnh, nên Ðức vua cẩu thả, chỉ biết say mê tửu sắc quên nghĩ đến tội phước chánh tà. Ðức vua nghĩa rằng Trẫm ngự trong đền không có chi là phi thường, để Trẫm vào rừng bắn thú cho mọi người rõ tài năng của Trẫm. Ngài vào tâu, xin phép vua cha và mẫu hậu. Ðược lịnh Phụ Vương phê chuẩn, Ðức vua KARALIYAKSA vào rừng săn bắn. Ði đến gần một rạch nước trong có rất nhiều thú rừng, Ngài thấy có các loài thú, lẩn quẩn theo một thanh niên, mang thùng đi gánh nước. Ðức vua lại gần thấy Bồ Tát rất đẹp trai, định hỏi thăm, song nghĩa rằng nếu ta lên tiếng, bầy thú chạy tan thì bắn sao được, khi trở về đền vua cha hỏi, có thịt thú lạ đâu mà dâng. Nghĩ thế Ngài bèn giương cung bắn trúng Bồ Tát té nhào. Vì tên có tẩm thuốc độc,làm cho Bồ Tát rất đau đớn. Ngài nghĩ phải chịu quả khổ của nghiệp ác đã tạo, Ngài không nên oán trách ai và cất tiếng mời người nào đã bắn tôi xin lại đây cho tôi tỏ vài lời.
    Ðức vua KARALIYAKSA nghe lấy làm lạ, người bị nạn đã không oán giận, mà lại còn mời ta đến để nói chuyện. Vậy ta nên đến đó xem. Ðức vua nghe Bồ Tát than rằng: Ai là người giết tôi? Từ khi tôi sanh ra đến nay được 16 tuổi, cha mẹ tôi và tôi chẳng bao giờ làm điều ác. Nay tôi phải chịu chết đã dành, nhưng rất thảm thương, cha mẹ tôi đều mù quáng biết lấy ai nương nhờ. Ông là ai mà đến đây hại tôi thế này?
    - Ta là Hoàng Ðế trong thủ đô BÀRÀNASÌ, vì ham việc săn bắn, mong tìm thịt thú, mà lỡ tay nhằm cháu, thật Trẫm không cố ý đâu.
    - Ðại Vương đã bắn trúng, bây giờ lại chối, tôi đâu tin được. Ôi! Tôi phải chết, bỏ cha mẹ mù loà biết lấy ai phụng dưỡng, thật là đáng thương xót cha mẹ tôi cô cùng.
    Ðức vua nghe thấy lời than van của Bồ Tát, lấy làm động lòng, chua xót nói rằng: Thôi! Cháu an tâm, để ta tìm đến chỗ ở, phụng sự hai vị đạo sĩ thay thế cháu, đến trọn đời của ta.
    Bồ Tát nghe đến đây phát tâm hoan hỷ, bèn tỏ lời Sàdhu [1] rồi tắt hơi.
    Lúc đó, có nàng Thiên nữ tên SUNADARÌ, ngự trên cây gần ấy. Nàng thường hộ trì Bồ Tát, song lúc Bồ Tát bị tên nàng mắc đi dự hội nên vắng mặt .Khi trở về nàng thấy Bồ Tát chết liền trách Ðức vua bằng nhiều lời rằng: Ðức vua sao không ghê sợ tội lỗi. Ngài sẽ sa địa ngục chẳng sai. Bồ Tát đây là người rất hiếu thuận hết lòng phụng dưỡng mẹ cha, là hai vị đạo sĩ,không rời. Ðức vua phạm tội như vầy, không sao tránh thoát quả khổ.
    Ðức vua KARALIYAKSA nghe tiếng mà chẳng thấy người, biết rằng là Chư Thiên, tinh thần hoảng hốt và cảm thương hại Bồ Tát. Ngài đến gần thi hài Bồ Tát mà khóc than, rải hoa cúng dường. Ngài nguyện phải phụng dưỡng hai đạo sĩ ấy thế Bồ Tát. Ðức vua gánh nước về đến tịnh thất và thưa với hai đạo sĩ rõ tự sự. Hai đạo sĩ kể lể khóc than, rồi yêu cầu Ðức vua dẫn đến chỗ Bồ Tát chết. Ðến nơi, hai đạo sĩ vuốt ve con và phát nguyện rằng:
    YENA SACCENA YAN SÀMO DHAMAMACÀRÌPURE AHU ETENA SACCAVAJJENA, VISANSÀMASSA HANNATÙTI.
    Con chúng tôi thực hành phạm hạnh pháp trong sạch, gồm có bác ái pháp, là người hiếu đạo, là nơi thương yêu của cha mẹ, thật là bậc tu hạnh bác ái. Do lời thành thật này, xin cho thuốc độc tiêu tan khỏi mình SUVANNASÀMA con chúng tôi lập tức.
    Vị Thiên nữ cũng nguyện:
    NA ME PIYATARO KOCIANNO SÀMEHI VIJJATI, ETENA SACCAVAJJENA VISANSAMASSA HANNATÙTI.
    Tôi ngụ trên núi GANDHAMÀDANA đã lâu, đạo sĩ SUVANNASÀMA người của tôi vừa lòng thương mến, không ai bằng. Do lời chân thật này, xin cho thuốc độc tiêu tan khỏi mình đạo sĩ tức khắc.
    Nhờ đức tu trong sạch và tiền nghiệp đã hết, nên khi đó thuốc độc không làm hại được. Tức thì Bồ Tát sống lại, luôn cả mắt của hai vị đạo sĩ cũng được sáng tỏ như xưa, thật là hạnh phúc biết bao.
    Sau khi đó, bèn đem nhau trở về tịnh thất. Ðức vua cũng về theo và xin thọ giới tu theo Bồ Tát và hai đạo sĩ.
    Khi đức Thế Tôn dẫn tích DUKURA, rồi Ngài giảng tiếp rằng: Ðạo sĩ KUDURA nay là KASAPA [2], cô đạo sĩ PÀRIKÀ nay là VAHAKÀPILÀ Tỳ khưu, SUNADARÌ nay là VADHAKÀPILÀ Tỳ khưu, Ngài SUVANNASÀMA Bồ Tát tức là Như Lai đây.
    Chú thích:
    [1] SÀDHU: đúng rồi.
    [2] Ca diếp

  6. muadongbuon832001

    muadongbuon832001 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2006
    Bài viết:
    528
    Đã được thích:
    0
    NEMIRÀJA JÀTAKA
    TRUYỆN NEMIRÀJA
    BỒ TÁT TU HẠNH QUYẾT ÐỊNH BA LA MẬT

    --------------------------------------------------------------------------------
    Thuở nọ, đức Thế Tôn ngự nơi vườn xoài của Ðức vua MAGHADEVARÀJÀ tại kinh đô MITHILÀ, Ngài hán rằng: "Này ANANDA! đây là kinh đô mà ngày xưa Như Lai đã sanh ra là Hoàng Ðế MAGHADEVARÀJA", rồi Ngài nín thinh.
    Ðức ANANDA bèn quỳ bạch, cầu đức Thế Tôn từ bi giảng tiếp cho chúng tôi nghe.
    Ðức Phật thuyết rằng: ATÌTE KÀLEBHIKKHAVE... Này các thầy Tỳ khưu! Trong thời quá khứ, Như Lai sanh ra là Hoàng Ðế MADHADEVARÀJA, thống trị tại thủ đô MITHILÀ này, tuổi thọ rất lâu. Nhưng Hoàng Ðế đó không say mê danh lợi, có bảo người thợ cạo nhớ, khi thấy có một sợi tóc bạc thì cho Ngài hay.
    Một hôm, người thợ cao nhỗ tóc bạc trình bày, Ngài bèn ban thưởng thợ cạo, rồi dạy Hoàng Tử vào để truyền ngôi báu. Trước khi ra đi xuất gia hành đạo. Ngài dặn dò Hoàng Tử rằng: Khi thấy có tóc bạc, con nên xuất gia ngay, đừng quên, con chớ bỏ qua tục lệ nhà ta. Vua cha dạy xong cạo tóc mặc y, tu đạo sĩ tham thiền tứ vô luợng tâm. Sau khi tan rã ngũ uẩn Ngài được sanh lên cõi Phạm Thiên.
    Hoàng Tử nối ngôi, khi được biết có một sợi tóc bạc, cũng xuất gia theo lời vua cha dạy bảo. Các con cháu phụ truyền tử như vậy được tám ngàn bốn trăm vị.
    Ðức vua xuất gia trước hết là MAGHADEVARÀJA khi đã sinh lên cõi Phạm Thiên, xét thấy dòng dõi ta đã tu hành theo tục lệ, trãi qua được tám ngàn bốn trăm vị nay còn 2 vị nữa sẽ không theo thói cũ, như thế sẽ mất dòng họ nhà vua và mất cả điều hạnh phúc. Vậy ta nên giáng sanh để nối dòng ngõ hầu tiếp độ quần sanh. Lập tức Ngài xuống thọ thai vào lòng Hoàng Hậu. Ðến ngày khai hoa là một Hoàng Tử xinh đẹp khác thường, màu da như vàng. Nhà chiêm tinh của vua cha xem tướng và tâu rằng: "Hoàng Tử có tướng rất quý, sau này sẽ nối dòng vua được lâu dài, là noi chí ông cha xuất gia tìm đạo". Vì thế nhà vua đặt tên là NEMIRÀJAKUMÀRA.
    Khi được lên ngôi cửu ngũ, đức NEMIRÀJAKUMÀRA Bồ Tát dạy cất 5 phuớc xá (tại 4 cửa thành và một giữa đền) trữ sẳn vật dụng thí cho mọi người cần dùng, mỗi ngày 5 ngàn lượng. Ngài thọ trì ngũ giới và bát quan trai giới rất trong sạch. Ngài dạy về tội phước chánh tà, làm lành được vui, gây dữ chịu khổ. Dân gian đều hoan hỷ hưởng ứng theo lời dạy của Ngài nên sau khi mệnh chung đều sanh lên Thiên cung cả.
    Những người được sanh lên cõi trời nhiều vô số, và thường hội họp nhau, tán dương công đức của vua NEMIRÀJAKUMÀRA Bồ Tát rằng: "Tất cả chúng ta đều nhờ đức Bồ Tát chỉ dạy tu hành, nay mới được hưởng quả vui như vầy. Thật hiếm có người đức tính như Hoàng Ðế NEMIRÀJAKUMÀRA Bồ Tát này. Ðến ngày bát quan trai giới, đức NEMIRÀJAKUMÀRA Bồ Tát nguyện thọ trì rất trong sạch, Ngài hằng suy nghĩ không biết giới và bố thí điều nào cao quý hơn. Ngài tìm hiểu mãi không ra, khiến cho đức Ðế Thích khó chịu, rồi xét biết. Ðức Ðế Thích bèn hiện xuống, ngự trên hư không cho đức NEMIRÀJAKUMÀRA Bồ Tát thấy, Bồ Tát bèn hỏi: - Ngài là ai xin cho Trẫm rõ?
    - Ta là vua trời, đến đây để giải đáp câu hỏi của Ðại Vương.
    - Tâu Ðại Vương, giới và bố thí, cái nào cao quý hơn?
    - Kẻ trì giới được làm người, không tà dâm gọi là giới thấp, có thể sanh vào nhà vua, được quả người như ý nguyện. Nếu trì giới mà đắc cận định, gọi là bậc trung sẽ sanh lên Dục giới thiên. Tham thiền đắc định, là bậc thượng, sẽ sanh lên cõi Phạm Thiên.
    Tỳ khưu trong Phật giáo, hành đạo trì giới trong sạch, mong lên Dục giới thiên, gọi là giới thấp. Vị nào đã có giới trong sạch, cố gắng tham thiền đắc định, sẽ thọ sanh trong Phạm Thiên, gọi là giới bậc trung. Những bậc trì giới, tham thiền và quán tưởng pháp minh sát sẽ thấy rõ Niết Bàn là giới bậc thượng.
    Còn những người bố thí trong sạch cũng sanh lên dục giới thiên, nhưng khó lên cõi Phạm Thiên. Song, hạng cư sĩ cần phải bố thí, trì giới mới trong sạch được.
    Có tích 7 vị vua là: SÀGARA, SELA, BHAJJA, BHÀGISARA, USINARA, ATTHAKA, ASSAKA, PUTHUJANA, cả 7 vị vua cố gắng bố thí rất nhiều, sau khi thăng hà đều được sanh lên cõi Dục thiên, không thể lên Phạm Thiên giới được. Ngoài ra có nhiều vị vua tinh tấn bố thí cũng không qua khỏi đời ma quỉ, tức là Lục Dục giới thiên.
    Có lời Chú giải rằng: Ðiều mà đức Ðế Thích gọi Lục Dục giới thiên và nhân gian chỉ danh là "cõi ma quỉ" (PETA LOKA) thật là đúng lắm. Vì Chư Thiên và người đều có tâm mong mõi ưa thích tình ái trong sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp. Nếu đã ước mong trong ngũ dục rồi, dù không phải là lìa nơi nương tựa cũng gọi là cô ái tử (con mồ côi cha mẹ) trong đời này. Nếu không có nơi nhờ cậy, mà không phải là ma quỉ, thì Lục Dục giới Thiên và nhân gian cũng đáng gọi là đời ma quỉ thật.
    Ðúng theo Phật ngôn như vầy:
    YEADUTIYÀ NARAMANTI... NASUKHÀVA RAVÀ...
    "Người nào ưa thích, cố gắng tìm phụ nữ, khi kiếm được đem về làm bạn trăm năm cùng nhau thì vừa lòng, nhược bằng không thì rầu rĩ. Người hạng này dù có của cải như Trời Ðế Thích, được vui nhờ kẻ khác cũng đáng gọi là mồ côi thật.
    Hơn nữa, kẻ nào không gặp, không thấy, không được, không tìm hương vị của phỉ lạc phát sanh từ cái tâm an tĩnh, tức là nhập định. Người như đây, dù có tài sản nhiều như đức Ðế Thích, cũng đáng gọi là cô ái tử thật"
    Ðức Ðế Thích giảng thuyết nhiều sự tích, đem so sánh để phá nghi Ðức vua NEMIRÀJAKUMÀRA cho thấy rõ rằng: Quả báo của giới, cao quý hơn phước bố thí. Song muốn trì giới được trong sạch, cần phải bố thí để dứt lòng tham lam bỏn xẻn.
    Ðức Ðế Thích lại dẫn thêm tính như sau.
    Thuở trước, có vị Hoàng Ðế trong thủ đô BÀRÀNASÌ, hằng ưa thích bố thí. Có một đạo sĩ thường ưa đến trì bình tại nhà vị cố vấn (PUROHITA) của Ðức vua. Vị PUROHITA thấy đạo sĩ, có giới hạng trang nghiêm bèn tín thành thỉnh vào nhà để bát luôn ba ngày. Vị cố vấn nghe được giáo lý, xin xuất gia. Ðạo sĩ dạy phải chờ lệnh vua. Vị cố vấn vào đền xin, vua cho phép và dặn dò, nên trở lại tế độ Trẫm với. Vị cố vấn theo đạo sĩ tu hành chẳng bao lâu cũng đắc định, được tự do đi khất thực. Bữa nọ, vị đạo sĩ mới này, nhớ tới lời yêu cầu của Ðức vua, bèn xin phép thầy vào thành trì bình. Ðức vua nhìn biết rồi thỉnh vào đền nội. Khi cúng dường xong, Ðức vua bạch hỏi: - Bạch đạo sĩ, Ngài ngụ một mình trong rừng hay sao?
    - Tâu đại vương, trong rừng có cả 10 ngàn vị.
    - Cầu Ngài thỉnh các vị đạo sĩ ấy đến cho tôi cúng dường.
    - Không tiện. Các Ngài không mong hưởng thực phẩm quý, nên khó thỉnh. Nếu Ðại Vươngvào rừng gần đó, tôi sẽ thỉnh cho.
    Ðức vua hoan hỉ vâng lời, liền dạy quan quân sắm sửa đầy đủ thực phẩm quí, để vào rừng dâng cúng 10 ngàn vị đạo sĩ
    Sáng hôm sau, vua đồng cùng triều thần vào đến rừng, được cúng dường như nguyện. Ðức vuaphát tâm trong sạch thỉnh tất cả 10 ngàn vị đạo sĩ cúng dường mỗi ngày, như thế đến một muôn năm [1].
    Tâu đại vương, mặc dù Ðức vua ấy có tâm trong sạch bố thí không trọn vị nào cao hoặc trung hay thấp hạ, cũng không phân giai cấp xã hội, cho rằng vị này trước nghèo, giàu hay sang hèn chi cả. Như thế, mà sau khi Ðức vua đó thăng hà, chỉ được sanh lên cõi Dục giới Thiên mà thôi. Còn 10 ngàn vị đạo sĩ toàn là hạng xuất gia, song có giới trong sạch, tham thiền đắc định. Sau khi mệnh chung, các Ngài đều thọ sanh lên cõi Phạm Thiên cả.
    Tâu Ðại Vương, Ðức vua trong thủ đô BÀRÀNASÌ thuở đó, chính là tôi đây. Giải cho đức NEMIRÀJAKUMÀRA biết rõ giới có phước cao quý hơn bố thí như thế, đức Ðế Thích liền trở về Ðạo Lợi thiên cung.
    Khi về đến, thấy Chư Thiên hội họp đông đủ tại phước xá, đức Ðế Thích bèn phán rằng: Các ông tụ hội nơi đây nên chú ý nghe Trẫm giảng thuyết. Trẫm xuống cõi người, để phá nghi cho Ðức vua NEMIRÀJAKUMÀRA. Ðức NEMIRÀJAKUMÀRA thật là một vị Hoàng Ðế đạo đức, bố thí, trì giới và khuyên nhân dân lánh dữ làm lành vô số kể. Ngài là một bậc trí tuệ hiếm người sánh kịp. Ngài không phân biệt giới với bố thí điều nào cao quí hơn. Trẫm đã giải phân minh cho đức NEMIRÀJAKUMÀRA hiểu rồi, nên mới trở về đây.
    Chư Thiên đồng tâu rằng: Ðức NEMIRÀJAKUMÀRA là thầy của chúng tôi, nhờ Ngài khuyên bảo, chúng tôi mới tạo nhiều nghiệp lành, nên sau khi thác đều được lên đ?o lợi Thiên cung này, hưởng phước cõi trời như mong muốn.
    Tất cả chúng tôi đồng khẩn cầu Hoàng Thượng từ bi cho vị trời MÀTALÌ xuống rước Ðức vua NEMIRÀJAKUMÀRA lên đây cho chúng tôi thấy mặt, vì chúng tôi nhớ ân đức của Ngài lắm.
    Ðức Ðế Thích hoan hỉ nhận lời yêu cầu của Chư Thiên, đòi vị MÀTALÌ đến phán rằng: Người hãy đem xe Rồng xuống rước Ðức vua NEMIRÀJAKUMÀRA.
    Khi xe trời xuống gần tới, nhằm ngày rằm trăng tỏ, chúng dân thấy rõ xe trời bay xuống, rất lấy làm lạ, rồi chờ xem xe ấy đến. Họ tin chắc là xe trời xuống rước Ðức vua, vì Ðức vua chúng ta bố thí, trì giới trong sạch, trong đời chưa ai sánh bằng.
    Xe trời xuống tới đền vua, vị trời MÀTALÌ tâu thỉnh Ðức vua NEMIRÀJAKUMÀRA, theo lời dạy của đức Ðế Thích.
    Ðức NEMIRÀJAKUMÀRA liền từ giả và dặn triều thần, ân cần xem xét việc triều chính và thay thế Ngài làm việc bố thí mỗi ngày, rồi lên xe trời đi cùng MÀTALÌ. MÀTALÌ tâu rằng: - Bây giờ Hoàng Thượng muốn đi ngã nào, nếu Hoàng Thượng muốn xem địa ngục, cho biết trong đó tội nhân bị hành phạt cách nào, tôi xin hộ giá đưa Ngài đi xem.
    Ðức NEMIRÀJAKUMÀRA đáp: Như thế, nên đi xem địa ngục trước, rồi sẽ lên Thiên cung.
  7. muadongbuon832001

    muadongbuon832001 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2006
    Bài viết:
    528
    Đã được thích:
    0
    Tiếp...
    Vị trời MÀTALÌ liền lái xe đi qua những địa ngục như:
    1) ÐỊA NGỤC CƯỜNG THỦY [2] trong địa ngục này nước vẫn sôi hoài. Tội nhân bị quỷ sứ dùng đủ thức vũ khí cháy đỏ (gươm, dao, đao, búa, riều...) đâm, chém, đập, bửa tội nhân té nhào trong địa ngục. Khi ở trong địa ngục, cũng có các khí giới chém đâm v.v... và bị nước chưa sôi thấm vào mình, chịu muôn vàn lần đau khổ, không kể xiết,cả ngày lẫn đêm chỉ nghe tiếng kêu la, than khóc không dứt.
    Tâu Hoàng Thượng, những tội nhân đó, ở thế gian ỷ mạnh hiếp yếu, chưởi, mắng, đánh, đập, hành hạ người, nên nay phải sa địa ngục này, thọ khổ như vậy.
    2) ÐỊA NGỤC CHÓ DỮ: - Trong địa ngục này có chó to bằng voi trắng, đen, đỏ, vàng đủ màu, chúng rượt cắn và xé tội nhân la khóc vang rền. Tội nhân chạy trống đường nào cũng không khỏi, chó cắn xé thịt, ăn đến xương, lại bị lửa cháy hoả hào thiêu đốt, rồi hườn hình sống lại liền, để chịu hình phạt như thế nữa, vì nghiệp duyên chưa hết.
    Tội nhân trong địa ngục này, vì kiếp trước bỏn xẻn, không bố thí giúp đở kẻ đói khác tật bệnh và khinh rẽ chưởi mắng bậc tu hành, lại còn khuyến dụ kẻ khác làm theo họ, nay phải chịu trị tội như vậy.
    3) ÐỊA NGỤC SẮT LỬA CHÁY ÐỎ: - Tội nhân trong địa ngục này bị quỷ sứ đánh bằng cây sắt cháy đỏ và đâm bằng lao trước mặt thấu đến lưng, đầu đến trôn, té ngã trong địa ngục, toàn thân thể bị cháy đỏ.
    Tội nhân trong địa ngục này, hà hiếp người vô tội
    4) ÐỊA NGỤC THAN LỬA: - Tội nhân bị quỷ sứ đánh bằng cây sắt đỏ, rồi liệng trong địa ngục than lửa. Quỷ sứ lấy búa, riều bửa đầu, chẻ thân hình ra nhiều đoạn, bị lửa than đốt cháy. Tội nhân la khóc kêu vang không kể xiết.
    Tội nhân trong địa ngục này, kiếp trước giả dối quyên tiền để cất chùa, xây tháp cúng dường Tam bảo, nhưng đem tiền về nuôi sống, nên phải sa đọa địa ngục này.
    5) ÐỊA NGỤC ÐỒNG SÔI: - Tội nhân bị bỏ vào đó, trôi qua, lại, chìm xuống tận đáy, bị nước đồng sôi, chịu khổ kêu la thảm đạm.
    Tội nhân trong địa ngục này, trước kia chưởi mắng khinh rẻ bậc tu hành, sa môn, Bà La Môn, nên nay phải thọ quả khổ như thế.
    6) ÐỊA NGỤC NƯỚC SẮT CHÁY ÐỎ: - Quỷ sứ bắt tội nhân vặn cổ bằng dây sắt cháy đỏ rồi liệng vào địa ngục này.
    Tội nhân trong địa ngục này, kiếp trước bắt chim vặn cổ nhổ lông, bẻ giò, nên nay phải sa đọa trong địa ngục này.
    7) ÐỊA NGỤC TRẤU: - Trong địa ngục này có đầy nước trong, tội nhân bị hành đốt nóng, thấy nước trong muốn uống cho mát, khi uống vào, nước thành trấu cháy thiêu thân mình.
    Tội nhân trong địa ngục này, kiếp trước dùng trấu trộn lộn với lúa để bán cho kẻ khác, nên nay phải bị hành phạt như vậy.
    8) ÐỊA NGỤC LAO: - Quỷ sứ dùng lao, đâm, chém, đứt làm nhiều đoạn.
    Tội nhân trong địa ngục này, trước kia trộm cướp của, tiền gạo, lúa, trâu, bò để nuôi sống, nên nay phải bị hành phạt như vậy
    9) ÐỊA NGỤC VŨ KHÍ CHÁY ÐỎ: - Quỷ sứ trói tội nhân bằng dây sắc cháy đỏ khi tội nhân té nằm, quỷ sứ dùng các khí giới đâm, chém, đập, bửa v.v....
    Tội nhân trong địa ngục này, bởi kiếp trước giết thú, heo, gà, vịt, tôm, cá v.v... đem bán, nên nay phải sa vào địa ngục này.
    10) ÐỊA NGỤC PHẨN VÀ NƯỚC TIỂU: - Tội nhân khi quá đói khát, quỷ sứ liệng vào địa ngục cho ăn phẩn và uống nước tiểu.
    Người nào kiếp trước quên ơn thầy, phản bạn và trộm của ân nhân, nên phải sa trong địa ngục này.
    11) ÐỊA NGỤC MÁU VÀ MỦ: - Quỷ sứ bỏ tội nhân trong địa ngục này, cho ăn máu và mủ làm cơm.
    Tội nhân trong địa ngục này, dành cho kẻ giết mẹ, cha, chưởi mắng Tỳ khưu.
    12) ÐỊA NGỤC HÀNH NGƯỜI GIAN XẢO: - Quỷ sứ dùng móc lưỡi cho chảy nước miếng, rồi lấy búa đập vào chân tội nhân.
    Tội nhân trong địa ngục này, trước kia gian xảo bán đồ quá giá,miệng nói lời dịu ngọt cho họ mua lầm.
    13) ÐỊA NGỤC NÚI SẮT: - Quỷ sứ liệng tội nhân trong địa ngục đồng sôi hoặc bị núi sắt ép, thân hình toàn là máu mủ.
    Những người phụ nữ nào mất trinh thất tiết với chồng, thông dâm với kẻ khác, mới sa trong địa ngục này.
    14) ÐỊA NGỤC HẦM THAN LỬA: - Quỷ sứ hành tội nhân bằng vũ khí đâm, chém v.v... rồi liệng trong địa ngục than lửa cháy đỏ.
    Ðịa ngu,c này dành cho người tà dâm vợ con kẻ khác.
    15) ÐỊA NGỤC TÀ KIẾN: Những người thấy không chơn chánh là hiểu rằng: Bố thí không có quả phước, cúng dường, làm lành, gây dữ không có quả báo, mẹ cha không phải là mẹ cha, đời này đời sau không có v.v... phải sa vào địa ngục.
    Vị trời MÀTALÌ tâu với Ðức vua NEMIRÀJA rằng: Chúng sanh vì vô minh ái dục không rõ đời là tội khổ, gây biết bao nghiệp ác nên chịu biết bao muôn vàn khổ não như thế, Hoàng Thượng đã xem thấy rõ, khi trở về thế gian nên tỏ bày cho nhân gian biết.
    Nói về đức Ðế Thích, dùng nhãn thông xem thấy MÀTALÌ đang đưa đức NEMIRÀJA quan sát địa ngục Ngài nghĩ rằng địa ngục rất nhiều nếu xem cho đều đủ, thì vua NEMIRÀJA phải thăng hà trước khi lên Thiên cung, nên Ngài sai vị trời MAHÀJAVANA đến triệu về.
    Khi MÀTALÌ được lịnh đức Ðế Thích, bèn tâu với đức NEMIRÀJA rằng lịnh Hoàng Thượng đã xem sơ lược địa ngục rồi, xin đưa Ngài lên cõi trời.
    Vị trời MÀTALÌ lái xe đến một dinh thự có hào quang sáng ngời rực rỡ. Vị trời MÀTALÌ tâu rằng: Ðây là dinh của một Thiên nữ. Thuở Phật KASSAPA ra đời, nàng là một nô tỳ của một Triệu phú Bà La Môn. Ông Bà La Môn này, muốn trai tăng bố thí đến chư sư, bèn lấy một ngàn lượng bạc dạy vợ con đi mua thực phẩm. Vợ con không vừa lòng làm theo, ông Bà La Môn liền bảo nô tỳ, cô tớ gái này rất hoan hỉ, đi chợ mua sắc các thứ thức ăn, đem về làm ra bữa trai tăng, có đủ thực phẩm quý. Cô tớ rất vui với sự bố thí đó, đến khi mạng chung, được sanh lên là vị Thiên nữ trong dinh thự này, có các tuỳ tùng hầu hạ.
    Vị trời MÀTALÌ, liền lái xe chạy tới nữa, thấy 7 toà lâu đài sáng đủ 7 báu, có rất nhiều Thiên nữ hầu hạ. Ðức vua NEMIRÀJA xem thấy rất thỏa thích bèn xin vị trời MÀTALÌ giảng cho biết sự tích.
    Tâu lệnh Hoàng Thượng: Hồi Phật KASSAPA, có một vị trưởng giả, tên SONADINNA, ngụ xứ KÀSIKARÀJA, phát tâm trong sạch cất 7 chánh điện dâng đến chư Tăng và cúng dường đủ 4 vật dụng. Ông trưởng giả tín thành lo săn sóc 7 chánh điện đó cho đến khi thác, sanh lên làm chủ 7 toà lâu đài này, thật là sang trọng.
    Vị trời MÀTALÌ, lái xe đến trước gặp một toà lầu lớn, cao 25 do tuần toàn là ngọc pha ly sáng rỡ, có cả Thiên nam, Thiên nữa, ca sang thật là vui thú.
    Ðức NEMIRÀJA xem thỏa mãn, cầu MÀTALÌ giảng cho biết.
    Tâu Chư Thiên ở trong toà lầu to bằng toàn ngọc pha ly, có rất đông Chư Thiên hầu hạ vui thú đó, là do tiền kiếp đã tạo nhiều nghiệp lành: Bố thí, trì giới và thọ bát quan trai cho đến ngày cùng, nên được sanh lên ở toà lầu quý báu như thế.
    Vị trời MÀTALÌ lái xe chạy tới trước cho đức NEMIRÀJA xem các dinh thực của Chư Thiên bằng ngọc pha ly, xà cừ, mã não, san hô, hổ phách, v.v... có hào quang chiếu dịu xem rất ngoạn mục.
    Ðức NEMIRÀJA hỏi về tiền kiếp của Chư Thiên này.
    MÀTALÌ tâu: - Chư Thiên đó Thuở làm người trong thế gian, đời Phật KASSAPA có bố thí, trì giới dâng vật dụng đến chư Tăng hằng ngày và thọ bát quan trai trong sạch, lập chùa, cất tịnh thất. Sau khi bỏ ngũ uẩn, được sanh về cõi này, ngự trong các toà lầu cao đẹp toàn bằng 7 báu, có nhiểu ngọc nữ hầu hạ, ca xang múa hát ngày đêm, như thế.
    Ðức Ðế Thích dùng nhãn thông thấy MÀTALÌ đang lái xe cho đức NEMIRÀJA xem các dinh thự Chư Thiên, Ngài bèn nghĩ rằng: Nếu MÀTALÌ cho đức NEMIRÀJA xem hết các lâu đài của Chư Thiên, thì tuổi thọ của Ngài phải hết trước. Ðức Ðế Thích liền sai vị khác đến triệu MÀTALÌ về gấp.
    MÀTALÌ được lịnh, liền quày xe lên Ðạo Lợi thiên cung. Xe đang bay trên hư không, đức NEMIRÀJA xem thấy 7 tầng núi chập chồng, xung quanh Tu Di sơn vương (MERURÀJA PABBATO), có biển SÌDHANTARA nước rất trong và rất sâu, không có thể dùng vận tải gì mà qua biển đó được cả, vật chi sa trong biển phải chìm ngay.
    Ðức NEMIRÀJA muốn biết rõ, bèn hỏi vị trời MÀTALI rằng:
    - Biển và núi đó tên gì?
    - Tâu, 7 lớp núi cao từng bậc theo thứ tự, từ thấp đến cao, nhất là núi SUKASSANA, rồi đến KHOKÀRA, SUKASSANA, KHOKÀRA, VIKAYUGUNADHARA, NEMINADARA, VINANTAKA, và HASSAKANNA.
    Nước biển SIDHANTAVA chảy theo cách khoảng, núi đó là nơi du lãm của GANDHABBA [3] và Dọa Xoa, là nơi cư ngụ của các đạo sĩ SIDHIVIDYÀDHARA và các KINNARA (mình chim đầu người).
    Lên đến Ðạo Lợi thiên cung, vua NEMIRÀJA thấy nhiều hình ảnh của đức Ðế Thích chung quanh Tu Di sơn vương.
    Ðức NEMIRÀJA hỏi do nhân nào như thế?
    MÀTALÌ tâu: - Ðó là để ngừa,không cho bọn nghịch đến phá, nhất là hạng A tu la thiên, khi lên núi thấy ảnh của đức Ðế Thích thì sợ.
    Vào đến phước xá SUDHAMMÀ DEVASABHÀ có cả Chư Thiên sẳn chờ đón tiếp và thỉnh đức NEMIRÀJA xuống xe vào trong phước xá.
    Ðức Ðế Thích mời ngồi và tâu rằng: "Xin thỉnh Ðức vua ở lại hưởng ngai vàng với Trẫm, đừng trở về nhân gian làm gì"
    Ðức NEMIRÀJA tâu: Tôi không dám! Vì chẳng phải là phước tôi tạo. Người không làm phước mà thọ của kẻ khác, ví như người ăn xin. Tôi chỉ mong cố gắng tạo phước báu, bố thí, trì giới, tham thiền, rồi quả lành sẽ đến cho tôi,mới là chánh đáng.
    Ðức Ðế Thích và Chư Thiên thỉnh cầu đức NEMIRÀJA thuyết pháp.
    Thuyết pháp xong, Ngài tán dương ân đức của MÀTALÌ. Nhờ vị MÀTALÌ nên Ngài thấy rõ địa ngục là nơi hành phạt những kẻ đã gây nghiệp ác và được xem các dinh thự của Chư Thiên có hào quang chói lọi, mong chi được nấy, cũng do các Ngài tạo đủ phước nơi kiếp trước.
    Ngự tại Ðạo Lợi thiên cung 7 ngày (tính theo ngày ở thế gian) rồi Ðức vua NEMIRÀJA từ biệt đức Ðế Thích và Chư Thiên trở về nhân gian.
    Ðức Ðế Thích cho MÀTALÌ lái xe đưa đức NEMIRÀJA về đến thành MITHILÀ.
    Các triều thần vào lạy mừng và tâu hỏi thăm về cõi trời Ðạo Lợi.
    Ðức NEMIRÀJA giảng thuyết nghe cõi trời rất là hạnh phúc, cũng là cảnh đẹp an vui. Nếu ai mong được sanh về cõi trời, cần phải tu hành tinh tấn, nghe pháp, bố thí, trì giới, thọ bát quan trai cho trong sạch, khi chết nhờ cái phước đã tạo, chắc sẽ thọ sanh lên Dục giới thiên.
    Ðức NEMIRÀJA không say mê sự nghiệp Ðế Vương. Ngài dặn thợ cạo khi thấy một sợi tóc bạc của Trẫm, thì cho Trẫm hay. Không bao lâu, thợ cạo nhổ một sợi tóc bạc dâng cho Ngài xem, thấy sợi tóc bạc Ngài giựt mình, biết là già yếu rồi, ta không còn sống bao lâu nữa, tử thần sẽ đến tìm ta. Vậy ta phải xuất gia hành đạo.
    Hoàng Tử quỳ tâu: Phụ Vương, do nhân nào mà Phụ Vương đành bỏ con đi xuất gia. Cầu Phụ Vương từ bi cho con biết trước.
    Ðức NEMIRÀJA phán rằng:
    UTTAMAN GARUKÀMEYHAN.... PABBAJÀ SAMAJO MANANTI.
    Này con! Phụ Vương nay đã già rồi, tóc bạc này là kẻ đem tin thứ nhì, đã phát sanh rõ rệt, cha đã qua khỏi tuổi trung niên rồi. Cha đang vào thời kỳ đến tay tử thần, không sao cẩu thả như trước được. Nay đến thời kỳ cho cha xuất gia tu hành, con hãy ở lại an vui.
    Ngài bèn làm lễ tôn vương cho Hoàng Tử. Chỉ dạy, dặn dò xong, Ngài bèn xuất gia làm đạo sĩ ngự tại ngự uyển tham thiền pháp tứ vô luợng tâm, đến khi mạng chung được lên cõi trời Phạm Thiên.
    Dòng dõi Ðế Vương này, phụ quyền tử kế và xuất gia liên tiếp được tám ngàn bốn trăm vị.
    Ðức Giáo Chủ Thích Ca Mâu Ni đã dẫn cổ tích, giảng thuyết như thế, Ngài bèn gọi chư Tăng và giảng tiếp rằng: Chẳng phải Như Lai chỉ xuất gia hành đạo ba la mật trong kiếp này mà thôi. Trong các tiền kiếp, Như Lai cũng có xuất gia tu thập độ vậy.
    Ngài hợp tiền kiếp lại như vầy: Thuở ấy, đức Ðế Thích nay trở lại là ANURUDDHO (A Nậu Lâu đà), vị trời MÀTALÌ nay là ANANDA, tất cả tám ngàn bốn trăm vị vua nay là hàng Phật tử, đức NEMIRÀJA nay là AHAM EVA! Như Lai SAMMÀSAMBUDDHO Giác ngộ Chánh Biết Tri như thế.
    Chú thích:
    [1] thời kỳ này nhân loại sống trên muôn tuổi
    [2] một thứ nước chua rất mạnh
    [3] Càn thác bà

  8. muadongbuon832001

    muadongbuon832001 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2006
    Bài viết:
    528
    Đã được thích:
    0
    MAHOSATHA JÀTAKA
    TRUYỆN MAHOSATHA
    BỒ TÁT TU HẠNH TRÍ TUỆ BA LA MẬT

    --------------------------------------------------------------------------------
    PANCÀLO SABBASENÀYÀTI IAM DHAMMADESANAN SATTHÀ JETAVANE VIHARANTO PANNÀPÀRAMÌ ARABBHA KATHESI.
    Thưở đức Giáo Chủ ngự trong Kỳ viên tịnh xá. Ngài thuyết về tích MAHOSATHA Bồ Tát tu hạnh trí tuệ Ba la mật, nhất là:
    PANCÀLO SABBSENÀYA ITI ...
    Giảng thuyết rộng ra rằng: EKADIVASAM. Một ngày nọ đức Thế Tôn gọi: Này các Tỳ khưu. Trong thời quá khứ có một vị Hoàng Ðế danh là VIDEHARÀJA thống trị trong thủ đô MITHILÀ. Ðức vua có bốn vị giáo sư là: SENAKA, KAMINDA, DEVINDA, và PAKUTTHA.
    Một đêm kia, Ðức vua nằm mộng thấy như có bốn đám lửa cháy lên ngọn bằng nhau. Có một tia lửa nhỏ bằng con đom đóm, ở giữa bốn đám lửa ấy, phực cháy lên ánh sáng rực rỡ chiếu diệu bốn phương trời (chỉ cõi Phạm Thiên)
    Chúng dân đều đem lễ vật đến cúng dường, đi dập trên ngọn lửa đó, nhưng không bị phỏng. Khi vua tỉnh giấc cho đòi bốn vị giáo sư vào dạy đoán điềm mộng của Ngài.
    Bốn vị giáo sư tâu: - Bốn đám lửa to, tức là bốn chúng tôi, thường hầu lệnh Hoàng Thượng mỗi ngày đây.
    Còn tia lửa nhỏ chiếu sáng bốn hướng, cao tột trời che áng bốn chúng tôi là bậc có nhiều trí tuệ.
    Nói về đức Bồ Tát từ cung trời Ðạo Lợi giáng sanh vào lòng bà SUMANADEVÌ, vợ ông Triệu phú SIRIVADDHANASETTHI ở phía đông nhà vua. Lúc ấy cũng có một ngàn vị trời cùng giánh sanh với đức Bồ Tát, làm con của một ngàn tiểu phú gia ở gần đó.
    Ðến kỳ khai hoa, đức Ðế Thích để một hoàn thuốc vào tay đức Bồ Tát, sanh ra khỏi lòng mẹ, đức Bồ Tát có cầm hòn thuốc, mẹ Ngài thấy vậy, hỏi con cầm vật chi trong tay?
    Bồ Tát tuy mới sanh mà biết nói đáp: - Thưa mẹ, đây là vị thuốc, ai có bệnh chi uống cũng mạnh.
    Lập tức mẹ Ngài cho mài thuốc, bảo đem cho chồng uống, vì ông Triệu phú mang bệnh đã 7 năm mà chữa không lành. Khi uống vào thì ông triệu phú bình phục như xưa. Do đó mà đặt tên Bồ Tát là MAHOSATHA.
    Từ đấy, tiếng đồn ai có bệnh chi đến xin thuốc uống đều lành cả.
    Lên 7 tuổi, đức Bồ Tát thường hiệp chơi với một ngàn trẻ nhỏ, con của tiểu phú gia. Một ngày nọ, đang cùng nhau chơi ngoài trời, bị trận bão to các trẻ đều sợ tìm đụt mưa gió, đức Bồ Tát có sức mạnh nên chạy đến trước, mấy trẻ nhỏ kia chạy sau bị mưa gió to té khóc. Sau lúc đó, đức Bồ Tát bèn nói với các trẻ nhỏ kia rằng: - chúng ta hãy nên đậu tiền mỗi người một lượng để cất phước xá. Các trẻ đồng ý. Ðược một ngàn lượng luôn cả đức Bồ Tát, rồi mướn thợ cất 5 phước xá:
    Phước xá dành cho các thầy sa môn, bà la môn.
    Phước xá dành cho người thương mãi
    Phước xá dành cho dành cho kẻ nghèo đói và phụ nữ mang thai
    Phước xá để giảng đạo phá nghi những điều khó hiểu
    Phước xá cho các diễn kịch viên
    Cất xong, cho thợ vẽ nhiều bức tranh ảnh rât có mỹ thuật (có ao sen trồng đủ thức cây, vườn hoa, hồ tắm) trông thật ngoạn mục, như trên Thiên cung.
    Những hành khách được đến đó đều ghé vào nghĩ mát, ngắm cảnh như ý muốn. Ðức Bồ Tát thường chăm nom, săn sóc và có trữ đủ các thức ăn, uống tắm rữa cho hành khách. ai có điều chi nghi ngờ, đều được đức Bồ Tát phá nghi, theo ý nguyện.
    Nói về Ðức vua VIDEHARÀJA, hằng tưởng nhớ đến lời dự đoán của bốn vi giáo sư, nên cho quan quân đi xem xét bốn phương, để tìm nghe tin tức bậc trí tuệ. Các thám tử, dò xét đến hướng đông, gặp các phước xá của đức Bồ Tát, mướn thợ cất thật là đẹp. Hỏi han thì chúng dân cho biết những phước xá này, không phải tự nhiên mà thợ làm được. Nhờ HOSATHA KUMÀRA [1] mới lên bảy, có nhiều trí tuệ, dạy cho thợ cất và vẽ tranh đó. Vị thám tử nghe qua, rồi tính từ ngày Ðức vua nằm mộng đến nay là 7 năm, nên định chắc rằng đây là bậc trí tuệ ứng nghiệm theo điềm mộng của vua. Vị thám tử bèn viết sớ tâu lên vua rõ.
    Ðức vua hỏi ý kiến bốn vị giáo sư, các vị này sợ có bậc trí tuệ đến thì mình sẽ mất lợi, nên tâu rằng: "Xin để cho quan quân xét nét rồi sẽ hay. Chớ sự cất phước xá dù tốt đẹp đến đâu ai cũng có thể tạo được"
    Ðức vua nghe theo nên truyền cho thám tử ở lại trong nơi đó, chờ xem có chi lạ nữa chăng?
  9. muadongbuon832001

    muadongbuon832001 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2006
    Bài viết:
    528
    Đã được thích:
    0
    Tiếp..
    1- Một ngày kia, có người lái bò ở gần đấy thả bò cho ăn, còn anh chàng thì nằm nghỉ dưới bóng cây rồi ngủ quên. Kẻ trộm thấy vậy dẫn bò đi. Người chủ thức không thấy bò, tìm xem biết kẻ trộm dắt bò đi, anh chủ bò rượt theo kịp, đòi bò lại. Kẻ trộm cũng dành là bò của y. hai người cãi nhau đến gần phước xá của đức Bồ Tát, Ngài nghe biết rõ là của ai, nhưng, muốn cho công chúng phân minh, Ngài bèn hỏi kẻ trộm rằng:
    - Bò này anh mua từ đâu?
    - Thưa, bò này của tôi, sanh ra tại nhà.
    - Anh cho nói ăn vật chi?
    - Thưa, tôi cho nói ăn cháo hoặc đậu.
    Ngài hỏi đến chủ bò:
    - Anh được bò này tại đâu?
    - Tôi đã mua nó tại làng kia, có nhiề người nghe thấy.
    - Anh cho nó ăn vật chi?
    - Thưa, tôi nghèo chỉ cho nó ăn cỏ.
    Ðức Bồ Tát dạy người đem cháo đậu và cỏ để coi bò ăn vật nào. Thấy rõ, nó chỉ ăn cỏ, theo lời khai của chủ bò, nên chủ được trả bò lại. Phần đông bèn đánh đập kẻ trộm rồi đuổi đi.
    2- Có một phụ nữ nghèo đến hồ tắm của đức Bồ Tát, thay y phục để trên bờ hồ, rồi xuống tắm. Có cô nọ thấy vật phát tâm tham, đi ngay đến hỏi thăm rồi lấy áo quần mặc thử xong, mang đi luôn. Người nữ đang tắm, bèn lên đuổi theo nắm kéo lại la rằng: Cô này lấy đồ của tôi. Cô trộm y phúc cãi rằng là của y. Phần đông nghe đều hội lại xem coi. Ðức Bồ Tát đang chơi với một ngàn trẻ em, nghe cãi nhau như thế liền hỏi:
    - Hai cô bằng lòng cho tôi xử đoán dùm cho chăng?
    - Thưa, chúng tôi vừa lòng lắm.
    Bồ Tát bèn hỏi cô trộm rằng:
    - Vật này cô ướp bằng mùi gì?
    - Thưa, tôi ướp bằng các mùi hoa thơm.
    Bồ Tát hỏi cô chủ, cô thấm y bằng vật gì?
    - Thưa, tôi chỉ thấm y bằng mùi hoa thường
    Ðức Bồ Tát bèn dạy nhờ người nữ khác, biết mùi ngửi thử coi, rõ thật chỉ có mùi hoa thường. Bồ Tát bèn dạy trả y phục lại cho cô chủ và Ngài khuyên cô trộm y chẳng nên làm nghiệp xấu xa như vậy nữa. Từ đó, tiếng đồn của đức Bồ Tát là bậc trí tuệ phi thường.
    3- Có một phụ nữ ẩm con đi tắm, rồi để con nằm trên y, cô xuống tắm trong hồ sen. Trong lúc đó, có một dọa xoa nữ thấy, muốn bắt đứa bé để ăn thịt, nên biết làm một cô gái đến hỏi đứa bé ngộ nghĩnh, rồi ẩm nựng, chốt lát bồng đứa bé đi luôn.
    Thấy vậy, người mẹ liền đuổi theo kịp la rằng: Tại sao bồng con tôi đi đâu?
    - đây là con của tôi, nào phải con của cô.
    Khi cả hai phụ nữ cãi nhau, đến phước xá của đức Bồ Tát. Bồ Tát mời vào, rồi thấy cử chỉ của phụ nữ, Ngài biết rõ tự sự, Ngài bèn hỏi rằng: Hai cô có muốn tôi đoán giùm cho chăng? cả hai cô đồng bằng lòng.
    Bồ Tát dạy để đứa bé nằm xuống, rồi bảo Dạ Xoa nắm tay trẻ, mẹ thiệt nắm chân trẻ.
    Ngài tuyên bố, người nào giành được là mẹ của đứa trẻ này. Hai phụ nữ kéo qua níu lại, làm cho đứa trẻ đau điếng, khóc la, người mẹ thấy con khóc, động lòng từ bi buông con ra, đứng dậy than van không nở làm cho con đau khổ.
    Khi ấy đức Bồ Tát tuyên bố rằng: Lệ thường phụ nữ không phải là mẹ thì không lòng thương xót con trẻ. Phụ nữ bắt được đứa trẻ là kẻ trộm. Cô kia là mẹ thực vì có tâm tội nghiệp con.
    Ðức Bồ Tát hỏi dọa Xoa nữ vì sao cô lại trộm con của người?
    - Thưa, tôi mong ăn thịt nó.
    - Này phụ nữ ác, từ đây ngươi không nên tạo nghiệp dữ nữa. Vì kiếp trước ngươi là kẻ ác, nay mới luân hồi làm Dọa Xoa. Ngươi làm như vầy có nên chăng?
    Ðức Bồ Tát khuyên bảo Dạ Xoa rồi dạy thọ trì ngũ giới. Người mẹ đứa trẻ hết lòng cảm tạ đức Bồ Tát rồi từ biệt ẩm con ra về.
    4- Có một thanh nam tên là AGOTRAKÀLA lùn, đi làm thuê 7 năm mới cưới được vợ, trang điểm xinh đẹp, dẫn vợ về quê hương. Ðến một con sông, cả hai vợ chồng đều sợ, không dáo lội qua, lúc đó có một anh nhà nghèo danh DIGHAPITTHÌ lưng dài cũng vừa đến nơi ấy. Anh lùn bèn hỏi; anh ôi! sông này sâu hay cạn?
    Biết là người sợ nước, nên dối rằng: Sông này sâu lắm, có cả cá dữ.
    - Anh có thể qua sông này được chăng?
    - Tôi thường qua lại, sấu và cá dữ đã quen nhau với tôi rồi, không làm gì tôi đâu.
    - Vậy, anh có thể đưa chúng tôi qua bên kia bờ được chăng?
    - Ðược, không sao đâu, mà thầy và cô muốn tôi đưa ai qua trước?
    - Ðưa vợ tôi trước.
    - Ðược.
    Rồi DIGHAPITTHÌ liền khòm cõng vợ anh lùn xuống sông, lúc ra xa bờ, anh này giả bộ rùn xuống làm cho anh kia thấy là sông sâu, rồi khuyên vợ anh lùn nên lấy anh làm chồng, vì anh giàu sang, có tôi tớ đông đủ. Bị gạt như vậy, vợ anh lùn hoan hỉ ưng thuận. Khi qua đến bờ rồi, bèn dắt nhau đi luôn. Thấy thế, sợ mất vợ, anh lùn liền lội đại xuống sông, nhưng rồi lại trở lên đôi ba lần như vậy. Cuối cùng, vì quá yêu vợ nên liều chết, ra đến giữa sông mới rõ rằng cạn, anh chàng liền rượt theo kịp, la bảo anh lưng dài phải trả vợ lại. Hai bên cãi cọ nhau đến phước xá của đức Bồ Tát.
    Bồ Tát dạy kêu hai bên vào, rồi hỏi anh lưng dài trước: Anh tên họ là gì, cha mẹ vợ tên gì, làm nghề gì, vợ anh tên chi?
    Rồi Ngài hỏi đến anh lùn: Vợ anh tên gì, cha mẹ vợ tên gì?
    Ðức Bồ Tát xin công chúng nghe và hiểu giùm coi ai phải ai quấy.
    Ngài hỏi DÌGHAPITTHI rằng: Có phải anh là người cướp vợ người chăng?
    - Dạ phải.
    - Anh chẳng nên làm việc xấu như vầy nữa .
    Bồ Tát dạy giao vợ lại cho anh ÀGOTRAKÀTA. Công chúng rất khen ngợi đức Bồ Tát là bậc trí tuệ.
    Vị thám tử vâng lệnh vua ở lại quan sát hành vi của Bồ Tát, có dâng sớ về đền tâu cho vua rõ tất cả những phán đoán của đức Bồ Tát. Ðức vua được tin như thế, bèn hỏi ý bốn vị giáo sư. Họ đồng tâu: Xin đức vua nên chờ xem đã.
    5- Có một người chủ xe, đem xe để gần vườn rồi đi tắm. Ðức Ðế Thích xem thấy nghĩ rằng để ta làm cho trí tuệ của đức Bồ Tát (là dòng dõi của Phật) rõ rệt trong đời. Ngài hiện xuống trộm chiếc xe, đem khỏi nơi ấy. Người chủ xe sau khi tắm xong, không thấy xe. Xem kỷ thấy người trộm đang đem xe đi. Ðuổi theo kịp, người chủ đòi xe lại. Hai bên đều viện lẽ là xe của mình, cãi nhau đến phước xá của đức Bồ Tát. Ðức Bồ Tát dạy mời người vào, rồi Ngài xem qua, rõ chắc ai là chủ xe. Ngài hỏi hai người có vui lòng cho tôi xử đoán chăng?
    - Thưa vâng.
    Bồ Tát dạy ai chạy theo kịp xe là của người đó. Chủ xe theo kịp một lúc rồi mệt, theo nừa không nỗi. Về phần đức Ðế Thích đuổi theo kịp xe, chẳng thấy mệt nhọc chi cả.
    Ðức Bồ Tát cho công chúng biết rằng: Người theo kịp mà không mệt nhọc chi cả, đó là đức trời Ðế Thích Ðạo Lợi Thiên cung. Rồi Ngài hỏi lại đức Ðế Thích rằng: Có phải Ngài là đức Ðế Thích hiện xuống đây chăng?
    - Này cháu là bậc trí tuệ, thật vậy ta là trời Ðế Thích.
    - Do nhân nào mà Ngài đến đây làm như thế?
    - Vì ta muốn cho trí tuệ của Bồ Tát thêm rõ rệt.
    Xong Ngài bay lên hư không, tuyên bố khen ngợi trí tuệ Ba la mật của Bồ Tát, rồi Ngài trở về trời.
    Về phần vị đại thần trở về trào tâu với Ðức vua VIDEHARÀJA rằng: Tâu Hoàng Thượng, em MAHOSETHA PAN***A xử đoán thật là phân minh theo công lý, cho đến đức Ðế Thích hiện xuống thử cũng cho là bậc trí tuệ phi thường.
    Ðức vua VIDEHARÀJA bèn phán hỏi bốn vị giáo sư rằng: Nên mời em trí tuệ đến hay thế nào?
    - Tâu, để chờ xem thêm nữa đã.
    Ðức vua VIDEHARÀJA cũng mặc tưởng. [2]
    Ngày nọ, Ðức vua muốn thử thách MAHOSETHA PAN***A, dạy người chuốc cây bằng thẳng hai đầu rồi gởi đến hỏi dân trong làng Bồ Tát, ai biết đầu nào là gốc ngọn. Người nào biết phân biệt rõ rệt, Trẫm sẽ ban thưởng một ngàn lượng. Nhân dân trong làng không một ai phân biệt được, bèn đem đến cho Triệu phú SIRIVADDHANA (cha Bồ Tát), vị Triệu phú gọi Bồ Tát đến, rồi trình bày khúc cây đó. Bồ Tát đem khúc cây thả trong nước, đầu chìm trước, đầu chìm sau và Ngài hỏi công chúng rằng: Lệ thường, (cây) đầu gốc nặng hay đầu ngọn nặng?
    - Thưa, phía gốc nặng hơn.
    - Phải rồi, gốc nặng hơn ngọn.
    Cha của Bồ Tát tâu lên Ðức vua rõ. Ðức vua rất thoả thích.
    6- Lần này Ðức vua gởi hai cái đầu người, dạy dân chúng quan sát coi đầu nào của phụ nữ, đầu nào của người nam. Chúng dân tìm không ra, nên đem đến đức Bồ Tát. Ngài giải rằng. Lệ thường đầu của phụ nữ có đường tóc rẽ cong, còn đầu của người nam thì đường tóc rẽ ngay. Các ngươi trả lời như thế đi.
    Ðức vua được nghe rất khen và hỏi ý kiến bốn vị giáo sư, họ cũng còn tâu để chờ xem nữa đã.
    7- Ðức vua dạy dân làng Bồ Tát phải nạp bò có sừng nơi chân, có đuôi ở đầu, kêu mỗi ngày 3 lần. Nếu kẻ nào không nạp sẽ bị phạt một ngàn lượng.
    Ðức Bồ Tát dạy: Ðiều nói có sừng ở chân tức là cựa gà, có đuôi ở đầu tức là mồng gà, kêu mỗi ngày 3 lần tức là gà gáy. Ðức vua nghe rất hoan hỷ.
    Ðã nhiều lần thấy Bồ Tát MAHOSATHA trả lời đứng đắn nghĩa là theo câu hỏi, Ðức vua hết lòng hoan hỷ, chỉ mong mau gặp được mặt Bồ Tát, nên bàn với bốn vị giáo sư. Họ cũng cản ngăn nữa. Phen này không cần hỏi nữa, Ngài dạy dọn long xa cho Ngài ngự đi rước Bồ Tát. Ra khỏi thành không bao xa, ngựa bị vấp chân té, đi không tiện nên phải trở về. Bốn vị giáo sư vào chầu thăm vua và tâu rằng: Vì không nghe lời tâu của hạ thần, nên Hoàng Thượng mang tai nạn như thế. Tâu lệnh Hoàng Thượng, không cần Hoàng Thượng ngự xe khỏi đền, Ngài chỉ gởi câu đố rằng: Ngày trước Trẫm ngự đi tìm cháu, ngựa bị vấp té, nên phải hồi trào. Cháu hãy gởi ngựa tốt hoặc ngựa hay hơn cho Trẫm. Nếu cháu MAHOSATHA vào trầu Bệ Hạ, bằng không sẽ có ông Triệu phú cha MAHOSATHA đến chầu. Ngựa tốt tức là cháu MAHOSATHA, ngựa hay hơn tức là thân sanh của MAHOSATHA. Nếu cháu MAHOSATHA là bậc trí tuệ thật cháu sẽ đến, bằng không cũng không cho thân sanh vào chầu. Bốn vị giáo sư tâu như vậy, Ðức vua bèn làm y theo.

  10. muadongbuon832001

    muadongbuon832001 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2006
    Bài viết:
    528
    Đã được thích:
    0
    Tiếp...
    Khi Bồ Tát MAHOSATHA được lệnh vua như thế, liền hiểu rằng Ðức vua muốn cho Ngài vào đền, Ngài bèn đến thưa với thân sanh rằng: Thưa cha nên cầm hộp trầm đựng đầy sữa và mật ong vào chầu, vua mời rồi ngồi, lúc cha thấy con ngó cha, cha nên đứng dậy, tránh khỏi nơi ấy, rồi gọi con đến ngồi nơi ghế của cha đã ngồi trước đó, ấy là câu thai cao thượng.
    Khi vào chầu, Ðức vua mời ngồi xong, hỏi thăm đến Bồ Tát. Vị triệu phú tâu: Con hạ thần sẽ vào sau. Ðức Bồ Tát điểm trang rất đẹp, đi đến đâu dân chúng đều ngoạn mục. Vì Ngài còn bé mà trí tuệ nhất trong đời, có cả một ngàn thiếu nam tuỳ tùng. Ngài thấy một con lừa ăn cỏ gần thành nội. Ngài dạy người bắt, buộc miệng không cho nó la được, lấy chiếu đắp lên mình nó và dẫn theo sau Ngài.
    Ðến sân rồng, Bồ Tát liếc xem cha Ngài, vị Triệu phú thấy, liền đứng dậy nhường chỗ cho đức Bồ Tát. Bồ Tát bèn đến ngồi chỗ của cha Ngài, những người thiếu trí tuệ, nhất là bốn vị giáo sư bèn vỗ tay cười nhạo rằng: Ðó là bậc trí tuệ nhất của Hoàng Thượng xem coi cha đứng dậy nhường chỗ để mời con ngồi có đúng chăng? Thật là một trẻ ngu ngốc, như thế phần đông có đáng khen là bậc trí tuệ chăng?
    Ðức vua nghe thấy nhiều người nhạo báng. Ngài rất hổ thẹn ngó xuống. Ðức Bồ Tát tâu hỏi Ðức vua: Vì sao lệnh Hoàng Thượng hổ ngươi?
    - Trước kia Trẫm hằng khen cháu là bậc trí tuệ trong đời. Nay thấy cháu làm những chuyện không hay như vầy, nên Trẫm buồn; vì cháu bảo cha cháu đứng dậy, rồi cháu lên ngồi lên ghế của cha cháu, bởi cha cháu là bậc cao quý hơn con đủ cả mọi phương diện.
    - Tâu, lệnh Hoàng Thượng có ra lệnh phải đem ngựa tốt hoặc ngựa hay nhất chăng? Rồi Bồ Tát dạy người dẫn con lừa lúc nảy đem vào cho nằm gần chân Ðức vua rồi tâu rằng:
    - Lừa này đáng giá nào?
    - Này cháu trí tuệ, con lừa này chỉ dùng được để kéo xe chở đồ mà thôi, đáng giá 8 đồng hoặc 8 lượng.
    - Tâu, ngựa tốt sanh ra từ lừa cái, đáng giá nào?
    - Này cháu trí tuệ! Ngựa đó vô giá.
    - Tâu, trước, lệnh Hoàng Thượng phán rằng cha cao quý hơn con đủ mọi phương diện, thật vậy con lừa này phải quý hơn ngựa hay. Vì con lừa này là cha của con ngựa hay. Nếu cha cao quý hơn con đủ mọi phương diện, thật như thế rồi, con lừa này cũng quý hơn con ngựa hay, phải vậy chăng lệnh Hoàng Thượng? Nếu lệnh Hoàng Thượng cho rằng cha cao quý hơn con, xin Hoàng Thượng dùng cha tôi đi, nếu con quí hơn cha thì Hoàng Thượng dùng tôi.
    Trước Hoàng Thượng ra lệnh, dạy tôi phải đem ngựa hay dâng.
    Nay lệnh Hoàng Thượng thấy rõ rằng cha quí hơn con, lệnh Hoàng Thượng bắt con lừa này để dùng đi, vì lừa này là cha của ngựa hay nhất, quí hơn ngựa tốt. Nếu lịnh Hoàng Thượng cho rằng ngựa hay hơn lừa thì lệnh Hoàng Thượng dùng tôi.
    Bốn vị giáo sư của Hoàng Thượng đây, Hoàng Thượng chọn từ đâu? Câu thai dễ dàng như thế mà tìm không ra, lại còn nhạo cười toe toét.
    Ðức vua nghe thấy làm cảm phục và rất vui thích. Các quan đại thần đều nhìn nhận Bồ Tát là bậc trí tuệ thật, đồng vỗ tay hoan hô vang rền, có vị lại đem vật quí đến cúng dường. Bốn vị giáo sư tỏ vẻ buồn thiu, hổ ngươi, gục đầu.
    Lời hỏi: Ðức Bồ Tát là bậc hiếu đạo, do nhân nào lại làm như thế?
    Ðáp: Không phải Bồ Tát làm bỉ mặt cha Ngài đâu. Vì Ðức vua có lệnh dạy phải đem ngựa tốt bằng không thì ngựa hay nhất. Như thế, nên đức Bồ Tát phải làm như vậy. hon nữa, phải làm cho vị giáo sư biết mình.
    Từ đó, Ðức vua ban thưởng cho ông Triệu phú SIRIVADDHANASETTHÀ và một ngàn tiểu phú gia, được trọn quyền hưởng lộc trong quận các Ngài ngự. Ðức vua cũng không quên ban vật báu đến mẹ của đức Bồ Tát, rồi xin Bồ Tát làm Hoàng Tử, ngự tại đền với Ngài.
    Ðức vua phán hỏi Bồ Tát: Này con, con vừa lòng ngự trong đền nội hay ở ngoài thành?
    - Tâu, hạ thần có rất nhiều kẻ tùy tùng, hạ thần xin ở thành ngoại.
    Ðức vua bèn cho tạo dinh thự và ban thưởng đầy đủ vật dụng cho Bồ Tát được an vui, cả một ngàn thiếu nam theo hầu Bồ Tát.
    Một ngày nọ, chúng dân thấy ánh sáng ngọc ma ni hiện trong ao sen, liền tâu cho Ðức vua rõ. Ðức vua bèn truyền đòi bốn vị giáo sư để tìm ngọc ma ni. Họ dạy tát nước ao cho cạn để lấy ngọc, mà vẫn chưa thấy ngọc ma ni. Ðức vua bèn hỏi Bồ Tát có thể tìm được chăng?
    - Tâu, muốn lấy ngọc ma ni, không khó, xin thỉnh Phụ Vương ngự đến đó cùng tôi.
    Ðức Bồ Tát đến mé ao đứng quan sát thấy rằng ngọc ma ni trên đọt cây thốt nốt, rồi tâu rằng: Ngọc ma ni không có trong ao nước đâu.
    - Cớ sao có ánh sáng trong nước, mà con nói rằng không có ngọc trong đó?
    Ðức Bồ Tát dạy người đem mâm nước đầy để tại nơi đó, rồi thỉnh Ðức vua xem. Ngài thấy ngọc ma ni như thấy trong ao, rồi Ðức vua hỏi tại sao nói không có ngọc trong ao?
    - Tâu, ngọc ma ni có tại trong ổ quạ, trên cây thốt nốt. Ðức Bồ Tát cho người leo lên đọt cây thốt nốt gần phía đông ao nước, lấy ngọc ma ni trong ổ quạ đem xuống dâng đến vua.
    Ðức vua rất thỏa mãn, rồi ban thưởng ngọc báu đang đeo trong mình đến Bồ Tát. Còn ngọc ma ni vừa tìm được Ðức vua tặng cho một ngàn thiếu nam tuỳ tùng Bồ Tát. Ðức vua dạy Bồ Tát mỗi khi vào trào phải trang điểm bằng ngọc báu này rồi phong Bồ Tát làm đại tướng.
    Một hôm, Ðức vua cùng triều thần ngự đi ngắm cảnh. Ðức vua chợt thấy con cắc kè to, từ ngọn cây bò xuống thấy Ðức vua rồi nó gật đầu. Ðức vua hỏi MAHOSATHA Bồ Tát: Con cắc kè làm gì đó?
    - Tâu, nó làm lễ lệnh Hoàng Thượng.
    Ðức vua nghe hoan hỷ bèn dạy người mỗi ngày lấy tiền mua thịt cho nó ăn. Ðến ngày bát quan trai, mua không được thịt, người đó lấy tiền đáng giá mua thịt buộc vào cổ nó. Từ đó, cắc kè tự đắc vì có tiền.

Chia sẻ trang này