1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

học tu theo đạo phật, mời các bác tham dự trao đổi kinh nghiệm

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi trai-ban, 08/03/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. muadongbuon832001

    muadongbuon832001 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2006
    Bài viết:
    528
    Đã được thích:
    0
    Rồi Ngài dạy quân binh mở cửa đường hầm thì các phòng đường hầm sáng trưng rực rỡ, tốt đẹp như cõi trời. Bồ Tát bèn thỉnh Ðức vua VIDEHARÀJA xuống lầu, SENAKA lột mão ra, vén quần lên, cởi áo buộc ngang hông. Bồ Tát hỏi: Tại sao ông làm như vậy?
    - Nếu không làm vậy, thì vào đường hầm sao tiện?
    - Phải bò đi sao? Ðứng lên như thường. Ðường hầm của tôi cao đến 5 thước và rộng lắm, ngựa chạy cũng được, không có chi trở ngại cả.
    Bồ Tát cho SENAKA đi trước, Ðức vua ngự đi giữa, còn chính Ngài thì theo sau. Tất cả quan binh hộ tống hai bên; vừa đi vừa ăn uống vui chơi như thường, như đi trong chợ vậy. Ðức vua ngự đi xem thấy trong đường hầm trần thiết thật đẹp, xem rất ngoạn mục như cõi trời, nên vừa đi vừa ngắm. Khi Ðức vua vừa đi đến cửa ra đường hầm thì gặp bốn Hoàng gia (Hoàng thái hậu, Hoàng Hậu, Hoàng Tử và Công chúa) của Ðức vua CULANÌ, các vị này xem thấy rất kinh khủng, sợ chết. Hoàng Hậu bèn la hoảng, khi nghe tiếng la, Ðức vua CULANÌ ở không xa nên nghe được và tin rằng đó là tiếng của Hoàng Hậu mà không dám nói, e quân lính biết, rồi cười nhạo rằng: Ta đã chinh chiến mà còn nhớ đến vợ con hổ thẹn mà nín thinh.
    Về phần đức Bồ Tát thỉnh Ðức vua VIDEHARÀJA và Công chúa lên ngồi trên giường ngọc, rồi tôn Công chúa lên Hoàng Hậu của Ðức vua VIDEHARÀJA.
    Ngài thỉnh cả bốn vị Hoàng gia lên ngồi thuyền đã xếp đặt sẳn trong nơi ấy, khi đó đức Bồ Tát chỉ giáo cho Ðức vuabiết rằng: Tâu Bệ Hạ, DALACANDÌ là em Hoàng Hậu. Bệ Hạ nên từ bi thương xót như em ruột của Bệ Hạ. Bà NANDÀ đây là mẹ vợ, Bệ Hạ phải phụng sự như mẹ của Bệ Hạ. Bệ Hạ ngự đi đến lần này chỉ mong được nàng PANCÀLACANDÌ, nàng là Hoàng Hậu của Bệ Hạ rồi, tuỳ theo chí hướng của Bệ Hạ. Nhưng với bà NANDÀ, Bệ Hạ phải bảo vệ phụng sự cho chơn chánh.
    Ðức Bồ Tát tâu, khuyên bảo như thế, vì không tin bụng Ðức vua VIDEHARÀJA. Về phần Hoàng thái hậu đã già, không cần phải dặn bảo, hay phải lo như bà NANDÀ.
    Ðức vua xuống ngự trên thuyền rồi gọi đức Bồ Tát rằng: Con MAHOSATHA, con ở lại làm gì, hãy về luôn với Trẫm.
    - Tâu, hạ thần đi về chưa tiện, vì còn nhiều binh lính của mình trong thành. Chúng còn đang ăn uống, chưa biết bệ hạ đã ngự đi rồi. Hạ thần không thể bỏ chúng được, dù là một người. Thỉnh Bệ Hạ ngự về, vì hạ thần đã xếp đặt quân binh ngự sẳn, để rước Bệ Hạ và thay đổi ngựa, xe cho Bệ Hạ được an vui ngự về đến xứ MITHILÀ.
    - Này con! Còn quân lính ít, làm thế nào cự địch nỗi với muôn vàn binh lực của vua CULANÌ?
    - Tâu, mặc dù ít lính, xong có trí tuệ rồi thì không khó, ví như một mặt trời vẹt tan sự tối tăm, có thể chiếu minh [6] cả thế giới được.
    Xong đức Bồ Tát tạ từ vua VIDEHARÀJA mà trở lại. Ðức vua vidaharàja nhớ đến ân đức Bồ Tát rằng: Ta được thoát nạn đây cũng nhờ MAHOSATHA, được nàng Công chúa PANCÀLACANDÌ cũng nương MAHOSATHA.
    Nhớ đến ân đức của đức Bồ Tát như thế, Ngài rất thỏa thích rồi phán SENAKA giáo sư rằng: Này SENAKA! đuợc thân cận với bậc trí tuệ rất có nhiều lợi ích, như Trẫm và các khanh mà được khỏi nạn nhờ MAHOSATHA, khác gì người thả chim khỏi ***g, phóng sanh cá thoát lưới. SENAKA thấy thế nào?
    - Tâu, tốt lắm. SENAKA tuyên bố, tán dương công đức Bồ Tát, như Ðức vua VIDEHARÀJA. Khi lên khỏi thuyền, đến các trại, cho quân lính thay ngựa xe mà Bồ Tát đã dự sẳn, không bao lâu Ðức vua về đến kinh đô MITHILÀ.
    Nói về đức Bồ Tát khi tiển biệt Ðức vua rồi, bèn trở lại đường hầm đến cung điện tắm rửa, thọ thực xong vào phòng nghĩ rằng: Sự ước mong của ta đã được kết quả như nguyện, rồi phát tâm phỉ lạc, ngủ một giất rất ngon.
    Nói về vua CULANÌBRAHMADATTA dẫn hùng binh và 101 tiểu vương bao vây cung điện của vua VIDEHARÀJA, trùng trùng điệp điệp không một người qua lọt, quân lính canh phòng nghiêm nhặt trọn đêm. Ðức vua trông sáng ra công kích vào cung điện của Ðức vuaVIHEDARÀJA. Còn đức Bồ Tát, sai khi đã nghỉ an một đêm có sức khỏe lại rồi, thức dậy tắm rửa điểm tâm xong, mặc triều phục lên tầng lầu cao, xem thấy Ðức vua CULANÌ dẫn vô số quân binh quyết bắt cho được Ðức vua VIDAHARÀJA, nên đức Bồ Tát liền tâu rằng: Ðại Vương định chắc sẽ hạ sát được chúng tôi theo sở nguyện chăng? Cung tên và các vũ khí khác, Ðại Vương nên liệng bỏ cả đi, đừng mang mà nhọc mình rồng, nên trở về đền nghĩ cho khỏe, mưu chước của Ðại Vươngvà KEVATA, tôi đã thấu rõ hết rồi. Hôm nay Ðại Vương ví như ngồi trên ngựa què, thì chạy sao kịp Ðức vua VIDEHARÀJA. Ngài đã hồi trào gần tới thành MITHILÀ rồi.
    Tâu, Ðức vua VIHEDARÀJA đã lên thuyền về nước từ hôm qua. Ngài không phải hồi loan một mình mà đi với các quân binh. Tâu, những chó sói thấy hoa vàng rớt trong đêm vì ánh sáng của trăng tưởng là miếng thịt rồi bao vây mà nghĩ rằng: Sáng sớm chúng ta sẽ ăn miếng thịt cho được. Sáng ra thấy rõ là hoa vàng rớt rồi lén đi, thế nào, Ðại Vương đem binh vây chúng tôi hôm nay khi đã rõ được vua VIDEHARÀJA đã hồi trào thì không còn mong mõi chi, rồi kéo binh đi cũng như vậy.
    Ðức vua CULANÌ nghe Bồ Tát tâu những lời rất khẳng khái, không sợ sệt như thế, Ngài nghĩ rằng: Ta định bắt cho được cả hai là VIDEHARÀJA và MAHOSATHA. Nay ta đã bắt được một MAHOSATHA thì cũng nên. Ðức vua bèn khiến quân tấn công vào thành bắt cho được MAHOSATHA rồi cắt tay, chặt chân, xả thịt ra từng mảnh cho Trẫm.
    Ðức Bồ Tát nghĩ rằng: Ðức vua CULANÌ này chưa rõ hoàng tộc đã bị ta bất nên quá tự hào khiến quân bắt ta để sát hại cho hả giận. Nên tâu rằng: Ðại Vương khiến quân hạ sát tôi, đến khi Ðức vua VIDEHARÀJA biết được sẽ đem hoàng tộc của Ðại Vương ra hành hạ, đánh đập, rồi Ðại Vương nghĩ sao?
    Tâu, tôi và Ðức vua VIDEHARÀJA đã dự định kín cùng nhau rằng: Nếu bên này Ðức vua CULANÌ giận tra tấn làm hại tôi thế nào, thì Ðức vua VIDEHARÀJA sẽ hành phạt Công chúa, Hoàng Hậu, Hoàng thái hậu và Thái tử như thế ấy.
    Tâu, da tôi đã khác chi 100 lớp sắt, có thể ngăn ngừa tên đạn được như thế nào, cũng bảo tồn được thân thể như thế ấy. Da sắt, tức là trí tuệ của tôi, có thể phòng vệ những mũi tên tức là sự trù tính của Ðại Vương, tự vệ và tránh khổ được, lại còn đem hạnh phúc đến cho vua VIDEHARÀJA.
    Khi Ðức vua CULANÌ nghe đức Bồ Tát thuyết lý như thế, bèn nghĩ rằng: Vì sao MAHOSATHA nói, nếu ta hành tội hắn, thì vua VIDEHARÀJA sẽ làm khổ vợ con ta? Có lẽ, MAHOSATHA không biết vợ, con ta có quân binh bảo hộ nghiệm nhặt rồi ư, hay là MAHOSATHA sợ chết rồi nói sảng, ta không tin đuợc.
    Ðức Bồ Tát biết Ðức vua CULANÌ không tin, nên tâu: Nếu Ngài nghi ngờ thì xin Ngài cho quân đi xem trong cung nội của Ngài trống không. hoàng thái hậu, Hoàng Hậu, thái tử và Công chúa của Ngài, tôi đã dạy quân thỉnh đi theo đường hầm cùng với Ðức vua VIDEHARÀJA về đến kinh đô MITHILÀ rồi.
    Ðức vua CULANÌ nghe qua giựt mình, Ngài nghĩ rằng: MAHOSATHA nói cương quyết, có lẽ là sự thật vì đêm nay ta có nghe tiếng giống như tiếng của Hoàng Hậu. Xét thế, Ngài rất cảm động, xong Ngài cố gắng gượng, sai một đại thần dẫn binh về khám thành nội. Vị nầy đi vào đến thành nội, thấy quân lính bị bắt cột tay, chơn, bịt miệng trói vào cây, đồ dùng trong bếp nát bét, rải rác cùng nhà, ngọc ngà cùng vàng bạc cũng chẳng còn. Các loài điểu thú đến lôi ăn thực phẩm đổ tùm lum, v.v. như nhà hoang hoặc nơi mộ địa. Quân lính cả kinh, liền trở về tâu với vua CULANÌ rằng: MAHOSATHA nói đúng sự thật, cung nội như chốn tha ma, chỉ thấy loài quạ đến kêu la mổ ăn thực phẩm. Ðức vua nghe tâu lấy làm đau lòng xót dạ và xét rằng: Ðây là do MAHOSATHA mà ra cả, nên Ngài phát thịnh nộ.
    Ðức Bồ Tát biết bèn nghĩ rằng: Ðức vua này có nhiều quân binh, vì oán giận, Ngài quên cả vợ con, có thể hại ta được. Vậy ta nên tùy cơ tả sắc đẹp của Hoàng hậu cho Ngài xúc động tình thương thì ta mới thoát khỏi tai hại.
    Ðức Bồ Tát bèn đưa tay chỉ mà rằng: Ðây là con đường mà Hoàng hậu đã ngự đi rồi tả sắc đẹp duyên dáng của bà: Tâu Hoàng thượng, lệnh bà có đủ tướng tốt, dáng điệu yêu kiều thướt tha, màu da mịn màng, thật là cành vàng gót ngọc, tiếng nói của bà thanh tao êm dịu, giống như tiếng hạc con, mày tằm mắt phụng, thế gian hi hữu như ngọc nữ trên thiên cung, thật là sắc nước hương trời làm cho người người đều cảm mến. Tâu, bà Hoàng hậu đi theo ngõ này.
    Nghe Bồ Tát diễn tả dung mạo và dáng điệu của Hoàng hậu như thế, đức vua CULANÌ phát động lòng thương yêu Hoàng hậu vô cùng.
    Ðức Bồ tát tâu: Như vậy Ðại vương đành lòng để cho Hoàng hậu chết chăng? Ngài đại nộ dạy người giết tôi. Nếu đại vương giết tôi thì đứa vua VIDEHARÀJA chẳng dung tha Hoàng hậu của Ngài đâu. Bà xuống diêm vương, tôi cũng xuống diêm vương. Diêm chúa thấy tôi và bà bị giết như thế, sẽ đem bà gả cho tôi, tôi chết mà được vợ báu như vậy thì đâu có ân hận.

  2. muadongbuon832001

    muadongbuon832001 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2006
    Bài viết:
    528
    Đã được thích:
    0
    [Vấn: - Vì sao đức Bồ Tát chỉ mô tả dung nhan, hình dáng của hòang hậu mà chẳng nói đến ba vị hoàng tộc kia?
    Ðáp: - Lệ thường, chúng sinh hay thương yêu và quyến luyến người vợ nhiều hơn kẻ khác, chỉ có vợ con là quan trọng hơn cả, cho nên đức Bồ Tát chỉ diễn tả dung nhan của Hoàng hậu NANDÀ]
    Ðức Bồ Tát tâu về hình dung của bà NANDÀ như vậy, làm cho đức vua CULANÌ rất nhớ thương như thấy bà đứng trước mặt, rồi Ngài xét rằng: Ngoài MAHOSATHA ra, chẳng có ai đem Hoàng hậu yêu quí của ta về được, chỉ có một MAHOSATHA thôi. Nghĩ vậy, Ngài rất thê thảm xót xa, nhớ thương Hoàng hậu vô cùng, làm Ngài không ngồi vừng trên lưng voi.
    Ðức Bồ Tát thấy thế, tỏ lời an ủi Ðức vua CULANÌ rằng: Tâu Ðại Vương chớ lo ngại, ba vị Hoàng gia là bà hoàng thái hậu, Hoàng Hậu, và Hoàng Tử, khi tôi về đến thành MITHILÀ giờ nào, tôi sẽ cho người đưa về ngay. Xin Ðại Vương an lòng đừng phiền muộn.
    Ðức vua CULANÌ nghe rồi không còn nghi ngờ lo sợ và nghĩ rằng: Kinh đô của ta đã cho người gìn giữ phòng thủ cẩn mật, có quân binh đông đúc,cớ sao MAHOSATHA lại bắt được cả bảy vị hoàng tộc, đi từ thành này đến thành nọ được và Ðức vua VIDEHARÀJA cùng quân binh trở về nước,mà chẳng có một ai hay biết. Như thế MAHOSATHA có phép che mắt người chăng?
    Nghĩ rồi Ngài bèn phán hỏi đức Bồ Tát rằng: Này bậc trí tuệ MAHOSATHA, người có học phép thần thông chăng? Hay là ngươi có phép che mắt người, nên ngươi mới giải nạn cho vua VIDEHARÀJA ra khỏi tay Trẫm?
    - Tâu, tôi biết phép thần thông. Lệ thường bậc trí tuệ hằng có học phép thần thông ngừa khi tai nạn, đem dùng giải khổ cho mình và kẻ khác. Những quân lính trẻ trung của tôi, tôi đã tập luyện thuần thục và tinh nhuệ, nên sai họ tạo đường hầm, mới đem Ðức vua VIDEHARÀJA về đến xứ MITHILÀ theo đường hầm đó.
    Ðức vua CULANÌ nghe rồi muốn xem đường hầm. Bồ Tát hiểu ý bèn tâu: Nếu Ðại Vương muốn xem đường hầm, hạ thần xin thỉnh Ðại Vương xem như ý nguyện. Ðường hầm này, tôi cho người trần thiết tốt đẹp bằng cách hoạ tranh, nhất là hình voi, ngựa, xe lính v.v... Ðường hầm này, sáng sủa như ban ngày và tốt đẹp như cõi trời, có tám mươi cửa lớn, 64 cửa nhỏ, 101 phòng ngủ và hằng nghìn ngọn đèn, nếu Ðại Vương thật lòng với tôi, không còn thù hận nhau nữa, tôi xin thỉnh Ngài vào xem sự cao sang của đường hầm. Ðây, tôi xin mở cửa rước Ðại Vương.
    Ðức vua nghe theo lời, đức Bồ Tát bèn cho mở cửa. Ðức vua CULANÌ cùng 101 tiểu vương có quân binh hộ giá vào thành đường hầm. Ðức vua CULANÌ xem thấy sự trang hoàng trong đường hầm thật là mỹ thuật, đẹp đẻ, vinh hoa phú quý, Ngài rất hài lòng, khen ngợi tài năng của đức Bồ Tát rằng: Này bậc trí tuệ MAHOSATHA, bậc trí tuệ thông minh như người, nếu ở trong xóm làng, quận châu, hay quốc độ nào, người người đều chung hưởng an vui hạnh phúc, Ðức vua càng nhìn xem càng tán tụng tài đức của Bồ Tát. Ðức vua CULANÌ ngự đi trước, kế đến Bồ Tát cùng các tiểu vương và quan quân đồng đi theo sau. Vừa đi vừa ngắm cảnh đường hầm trang trí thật là mỹ quan [7], chưa từng thấy. Khi Ðức vua CULANÌ ngự đi gần đến cửa đường hầm bên mé sông, vừa ra khỏi cửa, đức Bồ Tát theo bên cạnh liền giựt máy làm cho 80 cửa to và 64 cửa nhỏ đóng kín lại, nhiều ngọn đèn đều tắt một lượt.
    Trong đường hầm tối đen, khiến tất cả những vị tiểu vương, quan quân đều sợ hãi, chỉ có đức Bồ Tát và vua CULANÌ ra khỏi cửa mà thôi. Ðức Bồ Tát liền rút gươm ra đưa lên, hỏi rằng: Tâu Ðại Vương, tài sản trong thế gian này là của ai?
    Ðức vua kinh sợ đáp: Tất cả của cải trong đời là của ngươi, nên tha tội cho Trẫm đi.
    - Tâu, Ðại Vương, tôi đưa kiếm lên đây không phải là mong hại sát Ðại Vương, chỉ cố ý trình bày cho thấy rõ uy thế của trí tuệ. Ðức Bồ Tát bèn trao kiếm cho Ðức vua CULANÌ và tâu rằng: Nếu Ðại Vương muốn giết tôi thì dùng kiếm này mà giết tôi đi, bằng Ðại Vương từ bi tha thứ cho tôi cũng được.
    - Này bậc trí tuệ MAHOSATHA, Trẫm xá tội cho người, ngươi chớ lo ngại.
    Lúc ấy cả hai là đức Bồ Tát và Ðức vua CULANÌ đồng nhau thề nguyện không giết hại lẫn nhau và một lòng đoàn kết thương yêu nhau. Ðức vua CULANÌ phán hỏi rằng:
    - Này bậc trí tuệ MAHOSATHA, người gồm đủ trí tuệ như vầy, vì sao ngươi không mong đế vị?
    - Tâu, nếu tôi muốn đế quyền thì đã hại tất cả vị vua trong hôm nay, rồi đoạt ngôi báu. Nhưng sự giết người và đoạt vị ấy, lấy của đó, không phải là điều đáng cho bậc trí tuệ ngợi khen.
    - Này bậc trí tuệ MAHOSATHA, bây giờ đây tất cả vị vương và đại chúng còn ở trong đường hầm, chưa ra khỏi được đang kêu la cầu cứu. Xin bậc trí tuệ hãy cho sinh mệnh đến chúng đi.
    Ðức Bồ Tát liền mở cửa đường hầm, lúc bầy giờ đường hầm trở nên sáng sủa. Ðại chúng hết lòng mừng rỡ, cả 101 vị tiểu vương ra khỏi đường hầm đến trước mặt Bồ Tát. Ðức Bồ Tát dẫn Ðức vua CULANÌ vào một phước xá rồi tâu: Tôi đã hành lễ thành hôn cho Ðức vua VIDEHARÀJA và Công chúa PANCÀLACANDÌ trên giường ngọc, tại nơi đây rồi mới đưa đi.
    Tiếp theo 101 vị tiểu vương nói với Bồ Tát rằng: Ngài ôi! Chúng tôi chỉ nhờ một mình Ngài mới khỏi chết, nếu Ngài không từ bi mở cử đường hầm, trong chốc lát thì tất cả chúng tôi đều tử nạn.
    - Tâu, chẳng phải quý Ngài chỉ nhờ ơn cứu tử của tôi trong kỳ này đâu, khi trước quý Ngài cũng nhờ tôi mà thoát khỏi chết.
    - Này, bậc trí tuệ! Ngài nói rằng: Khi trước cũng nhờ Ngài, vậy trong lúc nào?
    - Tâu, sau khi Ðức vua CULANÌ được làm bá chủ trong thế gian này chỉ trừ thành MITHILÀ. Ðức vua trở về thành UTTARAPANCÀ định tổ chức lễ ẩm tửu khải hoàn trong vườn thượng uyển, quí Ngài còn nhớ chăng?
    - Chúng tôi còn nhớ.
    - Tâu, Ðức vua CULANÌ và vị cố vấn KEVATA dạy bỏ thuốc độc vào rượu vào vật thực để đãi quý Ngài dùng cho tuyệt mạng hết. Rõ biết như thế tôi nghĩ rằng: Giờ nào còn tại tiền, tôi không nên lãnh đạm ngồi yên, đành để cho quí Ngài lại bị hại, nên tôi có sai quân lính đến tuỳ cơ mà tấn công đột nhập vào đập bể tất cả hủ rượu, đỗ đồ nấu ăn có độc dược không cho quý Ngài dùng, mới cứu thoát quí Ngài được.
    Các vị tiểu vương nghe qua rùng mình rởn óc bèn tâu hỏi Ðức vua CULANÌ có phải thật như vậy không?
    - Ðúng vậy, lúc đó tôi nghe lời của KEVATA mà hành động như vậy thật.
    Tất cả 101 tiểu vương đồng nhau tạ ơn Bồ Tát rằng: Ngài ôi! Trí tuệ của Ngài là nơi nương tựa của chúng tôi, chúng tôi cậy vào Ngài mới được sinh tồn đến hôm nay. Các vị tiểu vương cúng dường đến đức Bồ Tát rất nhiều vật báu.
    Ðức Bồ Tát bèn tâu vua CULANÌ xin tạ tội với các vị tiểu vương và quan quân trọng thể, có cả kịch vui chơi trong đường hầm đến 7 ngày đêm, mới trở về thành đô UTTARAPANCÀ. Ðức vua CULANÌ ban thưởng Bồ Tát rất nhiều của báu và yêu cầu Ngài ở lại trong nước rằng: Này bậc trí tuệ, ngươi đừng trở về với Ðức vua VIDEHARÀJA nữa, ở lại đây, Trẫm sẽ trọng đãi ngươi hơn Ðức vua VIDEHARÀJA, vậy ngươi hãy ở lại với Trẫm đi.
    - Tâu, bỏ chủ mà ham danh lợi là điều không tốt, phải bị người chê trách để đời. Tâu, bao giờ Ðức vua VIDEHARÀJA còn thống trị tôi không thể bỏ Ngài mà đi thờ một vị Hoàng Ðế nào khác.
    - Như vậy, ngươi nên hứa rằng: Ngày nào Ðức vua VIDEHARÀJA băng hà, ngươi sẽ trở qua ở với Trẫm đi.
    Bồ Tát bèn hứa chịu, Ngài ở lại thêm 7 ngày, rồi vào tâu xin trở về thành MITHILÀ. Ðức vua CULANÌ ban thưởng đức Bồ Tát rất nhiều châu báu, cho thu thuế trong 7 quận gần biên thuỳ xứ MITHILÀ cấp cho bốn trăm tôi trai, tớ gái, một trăm người vợ ngoài ra còn nhiều vật quí không kể xiết
    - Tâu, Ðại Vương đừng lo ngại đến các vị hoàng tộc của Ðại Vương. Khi Ðức vua VIDEHARÀJA trở về xứ, hạ thần có tâu gởi gấm rằng, phải trọng đãi đức Hoàng Hậu CANDÀDEVÌ như mẹ đẻ. Khi về đến thành MITHILÀ, tôi sẽ sai quân hộ giá đưa hoàng thái hậu, Hoàng Hậu, Hoàng Tử trở về lập tức.
    Ðức vua CULANÌ nói SÀDHU (tốt lắm) rồi sắp đặt các nữ trang báu vật gởi qua cho Công chúa. Tất cả 101 vị tiểu vương cũng sắp sữa lễ vật biết cho Bồ Tát rất nhiều vô số kể. Các thám tử cũng từ giã chư vương theo đức Bồ Tát trở về thành MITHILÀ
    Khi về gần đến thành MITHILÀ, quân vào báo cho bốn vị giáo sư hay trước, để bốn vị vào tâu Ðức vua VIDEHARÀJA rõ. Vua tôi đều mừng rỡ. Ðồng nhau lên tầng lầu cao xem xét. Ðức vua thấy quân binh binh đông đảo bèn giựt mình lo sợ, nghĩ rằng có lẽ vua CULANÌ kéo quân đến báo thù nữa chăng? Ðức vua liền hỏi: Này các khanh voi, ngựa, xe và bộ binh sao mà quá nhiều như thếm đáng lo ngại lắm, vậy các khanh xem kỹ là quân binh của ai?
    SENAKA tâu: - Xin Bệ Hạ hoan hỉ vui mừng đi. Ngài MAHOSATHA PAN***A dẫn quân binh thắng trận hồi trào đã có thám tử vào phi báo trước, Ngài sẽ đến đây bay giờ.
    - Này SENAKA, quân binh của MAHOSATHA ít, đâu có quá nhiều vậy.
    - Tâu, có Ðức vua CULANÌ phát tâm thỏa thích vui lòng cho quân binh hộ tống đưa Ngài MAHOSATHA về chớ không có chi lạ cả.
    Ðức vua dạy quân đem chiên trống đán h rao cho chúng dân biết để trang hoàng trưng dọn, treo cờ kết hoa v.v... từ thành thị chí thôn quê để đón rước Bồ Tát.
    Ðức Bồ Tát vào đền. Ðức vua VIDEHARÀJA bước xuống ngai vàng đến hôn đức Bồ Tát mà hỏi rằng: Con MAHOSATHA Ôi! Cha bỏ con ở lại trong xứ người, cha rất đau lòng nên đêm trông ngày đợi. Vậy con ở lại, con dùng phương pháp nào mới thoát nạn được mà về đây, con hãy tỏ cho Trẫm nghe.
    Bồ Tát tường thuật lại đầu đuôi tự sự câu chuyện cho Ðức vua VIDEHARÀJA nghe. Ðức vua vô cùng mừng rỡ. Bồ Tát tâu tiếp về Ðức vua CULANÌ ban thưởng rất nhiều báu vật. Ðức vua VIDEHARÀJA càng nghe càng ưa thích, rồi tỏ lời tán tụng tài đức của Bồ Tát. Ðức vua VIDEHARÀJA liền bá cáo cho dân chúng hay, để làm lễ diễn kịch trọn 7 ngày đêm ăn mừng cho đức Bồ Tát thắng trận khải hoàn. Quốc dân diễn kịch vui chơi đờn ca xướng hát, trống kẻn vang rền trong thành MITHILÀ. Tất cả quân dân trang điểm y phục đem lễ vật đến cúng dường đức Bồ Tát vô số kể.
    Cử hành xong đại lễ khải hoàn, đức Bồ Tát bèn vào tâu vua, cho phép đưa ba vị hoàng tộc của Ðức vua CULANÌ về nước. Ðức vua VIDEHARÀJA khen phải, rồi dạy đức Bồ Tát xếp đặt xe giá để tiễn đưa 3 vị hoàng tộc về.
    Hoàng Hậu của Ðức vua CULANÌ và của Ðức vua VIDEHARÀJA (tức là Công chúa của Ðức vuaCULKANÌ), mẹ con than khóc lưu luyến nhau trước cảnh phân ly kẻ ở người đi thật là thảm thiết. Ðức Bồ Tát giao cho quân binh tất cả bốn trăm tôi trai tớ gái, 100 người vợ mà Ðức vua CULANÌ đã ban thưởng trước kia, theo hộ tống 3 vị hoàng tộc về đến xứ UTTARAPANCÀ. Ðức vua CULANÌ hay tin rất mừng ra tiếp rước 3 vị hoàng tộc là hoàng thái hậu, Hoàng Hậu và Hoàng Tử vào đền. Ðức vua CULANÌ phán hỏi: Lúc ở bên xứ MITHILÀ, Ðức vua VIDEHARÀJA tiếp đã thế nào?
    Bà hoàng thái hậu đáp: Ðức vua VIDEHARÀJA trọng đãi bà như vị trời lớn, cung dưỡng Hoàng Hậu như mẹ ruột và Hoàng Tử như em ruột.

  3. muadongbuon832001

    muadongbuon832001 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2006
    Bài viết:
    528
    Đã được thích:
    0
    Ðức vua CULANÌ lấy làm vừa lòng đẹp dạ, càng ban thưởng cho quân binh của Ðức vua VIDEHARÀJA và gởi tặng nhiều vật báu đến Ðức vuaVIDEHARÀJA. Từ đây hai nước CULANÌ PANCÀ và MITHILÀ trở nên thân thiết bang giao, quốc thới dân an, người người lạc nghiệp.
    Nói về nàng PANCÀLACANDÌ tức là Hoàng Hậu thành MITHILÀ, rất được lòng nhà vua VIDEHARÀJA thương yêu. Hai năm sau, Hoàng Hậu sanh được một trai và một gái. Ðến năm thứ 12, Hoàng Tử lên 10 tuổi, thì Ðức vua VIDEHARÀJA thăng hà. Ðức Bồ Tát làm lễ tôn vương có Hoàng Tử, rồi từ giã qua ở cùng với vua CULANÌ. Ấu chúa ngăn rằng: Ngài đừng từ bỏ tôi sớm, vì tôi còn trẻ lắm. Trẫm xin tôn trọng cúng dường Ngài như cha. Bà hoàng thái hậu PANCÀLACANDÌ cũng khẩn cầu rằng: xin Ngài từ bi ở lại, Ngài đi rồi còn ai là nơi nương tựa của ấu chúa.
    - Tâu, tôi ở lại không được vì tôi đã hứa hẹn với Hoàng Tổ Phụ trước kia rồi.
    Từ các quan cho đến dân gian ai ai cũng cảm mến ân đức, khóc than đưa đức Bồ Tát.
    Qua đến xứ UTTARAPANCÀ vào chầu Ðức vua CULANÌ. Ðức vua tiếp rước trọng thể và ban cho đức Bồ Tát dinh thự xứng đáng. Từ đó đức Bồ Tát vào ra chầu Ðức vua CULANÌ.
    Thuở đó, có một ni cô danh là PHERÌPARIBBÀJÌ có nhiều trí tuệ, hay vào thọ thực trong đền nội của vua CULANÌ. Ni cô này chưa từng gặp mặt đức Bồ Tát, nhưng có nghe danh MAHOSATHA PAN***A thường vào chầu Ðức vua CULANÌ. Ðức Bồ Tát cũng đã nghe nói về Ni cô PARIBBÀJÌ hay vào thọ thực trong đền nội, nhưng chưa từng giáp mặt.
    Nói về bà Hoàng Hậu chỉ nhớ đến con là Công chúa PANCÀLACANDÌ chừng nào thì càng giận Bồ Tát chừng ấy, nên tìm dịp để báo thù. Bà dạy những cung nữ thân cận đáng tin cậy rình xem bắt tội Bồ Tát. Ngày kia ni cô PARIBBÀJÌ vào thọ thực trong cung nội, khi trở ra gặp Bồ Tát vào chầu vua. Bồ Tát đưa tay lên thi lễ ni cô rồi đứng nép một bên.
    Ni cô PARIBBÀJÌ tin chắc rằng là MAHOSATHA. Ni cố muốn biết Bồ Tát có trí tuệ thực hay là thế nào, nên ni cô định ra câu đố, hỏi thử. Nghĩ rồi ni cô bèn xòe bàn tay ra trước mặt Bồ Tát cố ý hỏi rằng: Ðức vua mời Ngài sang đây, thường ngày Ðức vua có ban thưởng của cải chi thêm chăng?
    Ðức Bồ Tát hiểu ý ni cô hỏi, nên đáp ngay, bằng nắm tay lại dụng ý nói rằng: Chưa ban thưởng vật chi thêm.
    Ni cô đưa tay lên vuốt đầu là hỏi đố rằng: Như thế thì Ngài cực khổ lắm, vậy Ngài có thể xuất gia như ta, hay thế nào?
    Ðức Bồ Tát bèn lấy tay vuốt bụng, cố ý đáp rằng: Tôi chưa xuất gia được , vì có vợ con nhiều phải cần nuôi nấng.
    Chỉ nói với nhau bằng tâm chí như thế, rồi ni cô ra về chỗ ngụ, Bồ Tát vào chầu vua.
    Phần các cung nữ mà Hoàng Hậu CANDÀ đã sai đi rình, tìm lỗi Bồ Tát đó. Khi thấy được điều như thế,bèn vào tâu cho đức Hoàng Hậu hay. Hoàng Hậu việc cớ tâu với vua rằng:
    - Chúng tôi gặp ni cô PARIBBÀJÌ và Ngài MAHOSATHA ra câu đố nhau muốn đoạt ngai vàng của Hoàng Thượng. Sau khi thọ thực, ni cô vừa ra khỏi đền ngặp Ngài MAHOSATHA hỏi ý rằng: Ngài bắt Ðức vua rồi đoạt đế vị có được chăng? Ngài MAHOSATHA nắm bàn tay lại đáp, có nghĩa là: hai ngày nữa tôi sẽ bắt hạ sát Ðức vua để đoạt ngai vàng. Ni cô đưa tay lên vuốt đầu hỏi, có nghĩa rằng: Chặt đầu đi, đừng để lâu. MAHOSATHA đưa tay vuốt bụng đáp, có nghĩa là: Tôi chặt đầu không tiện, đễ tôi chém ngang mình. Tâu, lệnh Hoàng Thượng nên giết MAHOSATHA cho mau đừng chậm trễ, không nên dễ duôi mà lâm nạn.
    Nghe tâu, Ðức vua CULANÌ bèn nghĩ: Có lẽ đâu MAHOSATHA lại dám hại ta? Vậy để ta hỏi lại ni cô cho rõ đã. Sáng ra, ni cô vào thọ thực, Ðức vua CULANÌ bèn hỏi: Bạch,bà với MAHOSATHA có gặp nhau chăng?
    - Tâu, có được gặp nhau tại ngày hôm qua ngay trước đền.
    - Bạch bà có nói chuyện chi với MAHOSATHA chăng?
    - Tâu, không có nói lời chi cả, chỉ ra câu đó rằng: Tôi xoè bàn tay ra, có ý hỏi. Ðức vua mời Ngài qua đây có ban thưởng thêm chi chăng?
    MAHOSATHA nắm tay lại đáp, có nghĩa là: Chưa ban thưởng chi thêm.
    - Tôi đưa bàn tay kên vuốt đầu, có ý hỏi: Như thế Ngài khổ lắm, vậy nên xuất gia như tôi vậy Ngài nghĩ sao?
    MAHOSATHA đưa tay vuốt bụng đáp, có nghĩa là: Tôi có vợ con nhiều cần phải nuôi nấng.
    Chỉ có ra thai hỏi và đáp như thế thôi, rồi tôi ra về, MAHOSATHA vào chầu.
    - Bạch, bà xem MAHOSATHA là bậc có trí tuệ nhiều thật chăng, hay thế nào?
    - Tâu, trong đời này, không ai sánh bằng trí tuệ MAHOSATHA.
    Tâu xong, ni cô từ tạ trở về am an nghĩ. Khi ni cô vừa ra về, Bồ Tát vào chầu, Ðức vua phán hỏi: Này MAHOSATHA! Khanh với ni cô PARIBBÀJÌ có gặp nhau lần nào chăng?
    - Tâu, hôm qua hạ thần có gặp ni cô trước đền.
    - Có trò chuyện cùng nhau chăng?
    - Tâu, không có nói bằng lời mà chỉ trao đổi ý kiến bằng cử chỉ câu thai, để vấn đáp, Bồ Tát liền tâu rõ tự sự cho Ðức vua nghe.
    Ðức vua CULANÌ rất hoan hỉ liền phong cho MAHOSATHA làm đại tướng, rồi giao phó cho tất cả công việc triều chính cho Bồ Tát. Từ đây uy quyền của đức Bồ Tát càng vẻ vang chói lọi. Sau khi đó, đức Bồ Tát nghĩ rằng: Tại sao Ðức vua giao phó công việc triều đình cho ta trọn quyền nắm giữ như vầy, thật là khó hiểu. Có khi Ngài mưu chước hại mình cũng có. Vậy để ta tìm xét thử coi, ngoài ni cô ra không ai hiểu được Ðức vua, để ta đến bạch hỏi xem?
    Khi vào lễ bái cúng dường ni cô rồi, đức Bồ Tát bạch: Thưa bà từ ngày bà tán tụng đức tính của tôi, Ðức vua nghe được rồi ban thưởng tôi rất trọng hậu, nhưng không rõ Ðức vua có lòng tin tưởng tôi thật chăng? Cầu bà, tuỳ dịp hỏi Ðức vua, rồi cho tôi biết. Ni cô hứa chịu.
    Sáng ra vào đền, ni cô mong tìm hỏi Ðức vua, nhưng lo ngại vó nhiều người sợ vua không nói thật, nên tâu rằng: Tôi có việc kín xin tâu với Ðại Vương.
    Ðức vua liền bảo mọi người ra khỏi sân rồng chỉ còn Ngài và ni cô. Ni cô tâu: Tất cả 7 người là: hoàng thái hậu, Hoàng Hậu, thứ vương, vị THÙSEKKHA, vị cố vấn SEVATA, bậc trí tuệ MAHOSATHA và Ðại Vương. Tất cả 7 vị đồng nhau xuống thuyền ra đến giữa biển, có một con quái vật nước to, lên tìm ăn thịt người. Quái vật nước ấy vệt nước ra nổi lên nắm chặt chiếc thuyền, hắn hỏi Ðại Vương rằng: Ngài phải cho ta ăn 6 người trong thuyền này,thì ta tha Ngài. Khi quái vật nói như thế, Ðại Vương cho hắn ăn người nào trước?
    - Bạch, như thế thì tôi cho quái vật ăn mẹ tôi trước, thứ nhì là nàng NANDÀ (Hoàng Hậu) thứ ba là thứ vương, thứ bốn là THÙSEKKHA, thứ năm là KEVATA, còn thứ sáu, tôi biểu quái vật nước hả miệng tôi vén cẩm bào lên cho gọn, nhảy ngay và mồn quái vật cho nó ăn tôi. Còn bậc trí tuệ MAHOSATHA tôi không cho hắn ăn đâu!

  4. muadongbuon832001

    muadongbuon832001 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2006
    Bài viết:
    528
    Đã được thích:
    0
    Nghe Ðức vua đáp như vậy, bà ni cô hiểu rằng Ðức vua thương MAHOSATHA thật. Biết rõ lòng vua, bà ni cô mong làm cho tài đức của MAHOSATHA càng thêm rõ rệt. Bà yêu cầu cho mời tất cả mọi người trog cung nội hội hiệp lại rồi tâu hỏi Ðức vua về con quái vật nước. Ðức vua bằng lòng cho quái vật ăn mẹ trước v.v... Bà ni tâu: Mẹ của Ðại Vương có rất nhiều ân đức, nhất là công lao sanh thành dưỡng dục, nào là tắm rữa lau chùi những vật ô uế. Khi Ðại Vương còn thơ ấu, bà lo từng miếng ăn, tắm mặc, lúc khóc la, khi đau ốm, dạy bảo cho Ðại Vương được an vui cho đến lục căn thu thúc giới trưởng thành. Khi Ðại Vương bị CHÀBBIBRÀHMANA làm hại, đức mẹ của Ðại Vương tìm đủ phương cách để cứu vớt Ðại Vương, không có bà mẹ nào sánh bằng. thật là ân đức sâu dày. Tại sao Ðại Vương lại cho quái vật nước ăn bà mẹ trước, bà có lỗi chi?
    Có lời hỏi rằng: Tại sao ni cô PARIBBÀJÌ lại tâu như vậy? Bởi thuở trước Ðức vua CULANÌ còn bé, bà hoàng thái hậu thương yêu CHÀBBIBRÀHMANA, rồi hại vua CULANÌ đem đế vị dâng đến CHÀBBIBRÀHMANA, bà trở thành Hoàng Hậu của CHÀBBIBRÀHMANA.
    Ngày nọ Hoàng Nhi CULANÌ đến nói với mẹ rằng: Con đói bụng. Bà mẹ tức Hoàng Hậu đem nước mía đến cho dùng, nhưng ruồi bay lại đậu hút nước mía xung quanh mình trẻ CULANÌ. Hoàng Nhi CULANÌ rải một chút nước mía lên đất, rồi đuổi cho ruồi đậu hút nước mía ấy xong trở lại dùng nước tự do, khỏi phải đuổi ruồi nữa.
    CHÀBBIBRÀHMANA thấy vậy bèn nghĩ rằng; Hoàng Nhi này rất khôn ngoan, khi trưởng thành đâu có để cho ta giữ an ngai vàng. Vậy ta hãy giết trẻ này cho được. CHÀBBIBRÀHMANA tính rồi nói với Hoàng Hậu. Hoàng Hậu tâu dối rằng: Bệ Hạ đừng lo ngại, chồng tôi trước kia tôi còn hại được, huống chi đức trẻ nhỏ này, giết giờ nào mà không được, song nếu hại nó thì đừng cho ai biết, Hoàng Hậu tâu dối như thế bởi bà có mưu. Bà gọi người đầu bếp vào rồi dạy kín rằng: Con trai ta và con trai của ngươi, sanh ra trùng ngày, trùng tháng và thường hay gần gủi thân thiết nhau lắm, nay CHÀBBIBRÀHMANA muốn giết con trai ta. Vậy ngươi nên cứu tử CULANÌ, con trai ta với đi.
    - Tâu lệnh bà muốn tôi làm thế nào?
    - Này đầu bếp, ngươi cùng con trai ta và con trai ngươi cả 3 bên thường ngủ trong nhà bếp, song chớ cho ai rõ được, rồi ngươi tìm lượm nhặt xương dê đem để tại chỗ mà 3 người thường hay ngủ đó. Ðêm khuya vào giờ ngọ ngủ mê, ngươi hãy đem lửa đốt nhà bếp và dẫn con ta, con ngươi chạy ra khỏi cửu thành, tìm ngụ nơi biên thuỳ,mà cũng chẳng nên cho ai biết CULANÌ là con của Ðức vua cả, hãy giữ cho kín miệng thì sẽ được hạnh phúc ngày sau. Hoàng Hậu lén lấy nhiều vật báu cho người đầu bếp. Một hôm vào lúc nữa đêm thanh vắng đầu bếp bèn nổi lửa đốt nhà bếp, dẫn hai trẻ chạy ra ngoài bang tìm ở với Ðức vua MADDHARÀJA tại kinh đô SÀKALA.
    Ðức vua bèn thu nhận, cho làm đầu bếp. Mỗi khi đầu bếp vào chầu vua, hai trẻ là CULANÌ và THÙSENAKKHA cùng vào theo luôn. Ðức vua hỏi: Này đầu bếp, hai trẻ này là con của ai?
    - Tâu, chúng là của hạ thần
    - Tại sao lại không giống nhau?
    - Tâu, vì khác mẹ nhau.
    Hai trẻ thường vào ra trong đền nội nên quen. Một ngày nọ gặp Công chúa của Ðức vua MADDHARÀJA, cùng chơi với nhau. Trẻ CULANÌ dạy Công chúa đi bắt dế kiếm dây buộc dế mà Công chúa không đi, CULANÌ đánh Công chúa la khóc.
    Ðức vua nghe, hỏi ai đánh con Trẫm?
    - Các cung nữ chạy hỏi NANDÀ Công chúa. Ai đánh Công chúa? Trẻ NANDÀ nghe rồi nghĩ rằng nếu ta nói bị CULANÌ đánh thì, Phụ Vương ta bắt tội (vì thương trẻ CULANÌ) nên Công chúa NANDÀ đáp, không có ai đánh cả, rồi cũng giởn chơi với CULANÌ.
    Một bữa nọ, chính Ðức vua MADDHARÀJA xem thấy con mình bị CULANÌ đánh. Ngài xét, đứa trẻ này mặt mày khôi ngô không giống người đầu bếp chút nào, nó không kiêng nể ai cả, khác hơn đứa trẻ của người đầu bếp. từ đó, Ðức vua MADDHARÀJA để ý phân biệt cử chỉ của trẻ CULANÌ.
    Các cung nữ đem bánh dâng cho Công chúa, Công chúa đem chia cho những trẻ chơi cùng nhau, đứa nào đến lấy bánh cũng có ý kiêng dè cuối đầu mà thọ bánh. Trừ trẻ CULANÌ đi đến tự nhiên, rồi chen lấn giành lấy bánh. Ngày nọ các trẻ chơi cùng nhau, vào gần chỗ long sàn của Ðức vua, trẻ nào cũng chun dưới giừơng kiếm đồ chơi, còn trẻ CULANÌ chỉ lấy cây khều ra chớ không chịu chun dưới giừơng. Ðức vua MADDHARÀJA thấy khác thường hơn các trẻ nhiều lần như thế, quyết định rằng: Em CULANÌ không phải là con của thường dân, Ðức vua dạy cho đòi đầu bếp đến, rồi Ngài rút gươm ra, đưa lên mà nói rằng:
    - Trẫm chắc trẻ CULANÌ này không phải là con đẻ của ngươi. Vậy ngươi nên khai thật,bằng không Trẫm sẽ chém đầu.
    Anh đầu bếp kinh hồn bèn tâu ngay: Tâu, đây là Hoàng Tử của Ðức vua CULANÌ. Sau khi biết rõ nguồn cơn, Ðức vua MADDHARÀJA bèn gả Công chúa NANDÀ cho CULANÌ.
    Ðây nói về bà hoàng thái hậu CHALAKÀDEVÌ thấy nhà bếp cháy hết, rồi dạy người đi nhặt xương dê đem trình cho CHÀBBIBRÀHMANA rằng: Ðây là hài cốt của trẻ CULANÌ, nó đi ngủ chung của đầu bếp bị cháy, nên nó phải bị chết thiêu như vậy. CHÀBBIBRÀHMANA nghe được rất hài lòng.
    Bà ni cô PARIBBÀJÌ tâu: Khi CHÀBBIBRÀHMANA hại Ðại Vương đó, nhờ bà hoàng thái hậu cứu tử Ðại Vương. Như thế tại sao đại vương lại cho quái vật nước ăn trước?
    - Bạch, thường ngày mẹ tôi đã già mà chưa chịu là già, làm như là gái tơ, dùng đồ nữ trang tô điểm khác thường, không xứng đáng với tuổi già. Một ngày nọ, Trẫm đang lâm triều chung lo việc nước cùng các đại thần, mẹ Trẫm mang dây lưng có đủ ngọc báu đi qua lại trước đền, tiếng ngọc của dây lưng khua động khắp cả thành nội. Lại nữa, mẹ Trẫm các lần gọi các trẻ lại mà đùa giỡn với chúng, thật không xứng đáng, ai ai cũng bất bình. Một hôm, mẹ Trẫm một mình tả chiếu chỉ giả rằng: Là lịnh của Trẫm cho chư hầu biết "Mẹ tôi còn trẻ tuổi cần ngũ dục. Ngài nào vừa lòng, thì đến lãnh về chung hưởng". Viết như vậy rồi gởi về chư hầu, các Ngài đáp rằng: Vì sao Hoàng Thượng dạy như thế?
    Chư hầu đem chiếu chỉ ra đọc giữa hội, Trẫm lấy làm hổ thẹn muôn phần, và cảm thấy phẩn uất, như bị người áp chế. Vì mẹ Trẫm có lỗi như vậy, nên Trẫm cho quái vật nước ăn trước.
    - Nếu Ðại Vương nói Hoàng thái hậu có lỗi nên cho quái vật nước ăn trước, còm bà NANDÀ Hoàng Hậu, thường thốt những lời tao nhã và là người đức hạnh, hết lòng phụng dưỡng gần gũi Ðại Vương từ thưở Ngài còn thiếu niên. Khi Ðại Vương đến ngự trong nước của bà, bị Ngài rầy la đánh đập thế nào, bà cũng không nói thật vì hết lòng yêu mến Ngài. Bà NANDÀ là phụ nữ có trí tuệ biết quan sát tìm điều lợi ích cho Ðại Vương, do nhân nào Ðại Vương lại cho quái vật nước ăn, bà có tội gì chăng?
    - Bạch, nàng NANDÀ hay còn những của không nên xin, những đồ trang sức mà Trẫm cho vợ con đó, nàng NANDÀ chờ có dịp thì xin, thấy Trẫm mê say nàng giờ nào thì xin giờ ấy. Khi trẫn đã bị phiền não dục lôi cuốn, càng xin Trẫm càng cho, khiến Trẫm phải chạy theo thế lực của phiền não dục, sau rồi dầu xin mà Trẫm không cho mà cũng lấy, Trẫm quở trách cũng không kiêng nể, quyết lấy cho được. Do đó, nên Trẫm cho quái vật nước làm thực phẩm.
    - Tâu, nếu Hoàng Hậu NANDÀ có tội, còn vị thứ vương rất thông minh, võ nghệ siêu quần, dẹp an giặc biên thuỳ làm cho các ngoại bang đều kiêng nể hằng phục Ðại Vương. Cớ sao Ðại Vương lại cho quái vật nước ăn, th? vương có tội gì?
    [Vấn: Có lời hỏi, cớ sao bà ni cô PARIBBÀJÌ lại hỏi như thế?
    Ðáp: Thuở bà Hoàng Hậu CHALÀKA thích khách Ðức vua CULANÌ (chồng bà) rồi dâng đế vị cho CHÀBBIBRÀHMANA, thì thứ vương TIKKHANAMANDI còn trong bào thai, nên tưởng CHÀBBIBRÀHMANA là cha ruột, không rõ rằng là cha nuôi. Sau rồi mới phân biệt chơn giả, do một vị đại thần tâu kín. Khi được biết rằng CHÀBBIBRÀHMANA không phải là cha ruột. Ngài bèn thịnh nộ mong giết CHÀBBIBRÀHMANA.
    Hoàng Tử bày kế cho hai quan đại thần, rầy la đánh đập nhau trước ngọ môn, Hoàng Tử liền vào tâu với CHÀBBIBRÀHMANA rằng: Cây đao mà Hoàng Thượng ban cho tôi, nay có kẻ lại đòi nói là của họ.
    - Tại sao thế? Ðao ấy của Trẫm, Trẫm nhận biết được, vậy con ra lấy đem vào đây cho Trẫm xem lại.
    Hoàng Tử ra lấy đao vào, đem cho CHÀBBIBRÀHMANA nhìn, rồi thừa dịp thuận tiện chặt đầu CHÀBBIBRÀHMANA đứt lìa. Khi Hoàng Tử hạ sát CHÀBBIBRÀHMANA rồi, triều thần đồng tôn Ngài lên kế vị. Ðức Hoàng thái hậu CHÀLANÌ mới chịu khai rõ rằng: Này con TIKKHANAMANDI anh trai của con còn sinh tiền, hiện nay còn ngự tại thành Ðức vuaMADDHARÀJA. Hoàng Tử, khi được biết hoàng huynh còn sống liền đem binh đến thành của Ðức vua MADDHARÀJA thỉnh đức CULANÌ về tôn lên ngôi báu. ]
    Sau khi được rỏ tự sự như thế, bà ni cô PARIBBÀJÌ tâu rằng: Thứ vương có đại ân với Ðại Vương đi thỉnh Ðại Vương từ ngoại quốc về, rồi đem đế vị dâng đến Ðại Vương, thì Thứ vương có tội gì mà Ðại Vương đành cho quái vật nước ăn?
    - Bạch, mỗi ngày đây, ngự đệ TIKKHNAMANDI hằng nói rằng: Biên thuỳ nhờ ta mà được thái bình. Ðức vua này lên ngôi báu cũng nhờ ta rước về, nay mới được hạnh phúc như vầy. Thường nói như thế, thật rất khinh rẽ Trẫm. Vừa lòng thì hắn vào chầu, bằng trái ý thì hắn không đến. Vì lẽ đó Trẫm mới cho quái vật nước ăn ngự đệ TIKKHNAMANDI.
    - Thôi thứ vương có lỗi đã đành, vậy THNÙSENAKKHA là bạn thiết của Ðại Vương, sanh đồng ngày, tháng, năm , cùng Ðại Vương quê hương. Lại nữa, Ngài hết lòng chăm lo việc triều chính quanh năm, mãn tháng, bạn lành chơn chánh như vậy, có tội gì mà Ðại Vương lại cho quái vật nước làm thực phẫm?
    - Bạch, bạn THNÙSENAKKHA của tôi, từ bé ở chung, ngủ chung, đùa giởn cùng nhau, đến nay cũng vẫn còn như thế, tôi không bỏ rơi phụ bạc bạn xưa. Khi có lỗi, tôi cũng không bắt tội, vào đền sái giờ tôi cũng không cấm. Như vậy mà người không biết xét mình, có lúc tôi cùng Hoàng Hậu ở trong cung cấm mà hắn vẫn vào tự do. Vì vậy nên tôi mới cho bạn đến quái vật nước ăn.
    - Tâu, thôi để đó, vậy vị cố vấn KEVATA, ông sáng suốt trong các công việc, biết rõ đây là nhân, kia là quả. Ông nghe được tiếng chim, tiếng quạ biết rõ điều hay lẽ phải, biết coi ngày tháng, xem sao bói quẻ khó mà tìm được một vị cố vấn như ông. Vậy do nhân nào mà Ðại Vương cho quái vật nước ăn thịt?
    - Bạch, vị cố vấn KEVATA có khuynh hướng không tốt, là trước mặt hay khuất mặt người, giữa đại chúng mắt hắn liếc tôi trợn trắng như giận dữ đáng sợ. Vì KEVATA có thái độ không đoan trang với tôi như thế, nên tôi cho quái vật nước ăn.
    - Tâu, tất cả 5 người trước nhất là hoàng thái hậu cuối cùng là vị cố vấn KEVATA, Ðại Vương cũng cho quái vật nước ăn liên tiếp. Cho đến người thứ 6 là Ðại Vương, Ngài cũng đành nhảy vào miệng của quái vật nước cho nó ăn, không mến tiết ngai vàng và sinh mệnh, để thế cho bậc trí tuệ MAHOSATHA, vậy bậc trí tuệ MAHOSATHA có đặc ân chi với Ðại Vương?
    Tâu, đại vương là bậc quý nhân, sản nghiệp của Ðại Vương hằng ngày đây, biên giới chí đại hải, chẳng có một cường quốc nào sánh bằng sự vinh quanh xán lạn của đại vương. Ðại Vương có uy thế lẫy lừng, hơn cả 101 quốc vương trong Thiên hạ. Nước giàu dân mạnh, binh hùng, tướng giỏi. Ðại Vương là một vị Hoàng Ðế uy phong lẫm liệt, đường đường chính chính cao sang tột bậc. Lệ thường người giàu sang phú túc như Ðại Vương, ai ai cũng đều mong được trường thọ để hưởng hạnh phúc lâu dài.
    Cớ sao Ðại Vương lại hành hạ mình đành chịu làm mồi cho quái vật nước, chết thế cho bậc trí tuệ MAHOSATHA. MAHOSATHA có ân đức gì với Ðại Vương?
    - Bạch Ni cô! MAHOSATHA đây, từ khi qua ở bên kinh đô này, hằng tìm làm biết bao điều lợi ích cho Trẫm. Cả ngày lẫn đêm, MAHOSATHA hông làm đi?u gì quấy, dù là nhỏ nhen. Trước kia khi còn là thù nghịch, có thể giết Trẫm được mà không giết. MAHOSATHA đủ điều kiện hại vợ con Trẫm mà cũng dung tha. Vợ con Trẫm à được an vui, sum vầy chung hưởng hạnh phúc đây cũng nhờ MAHOSATHA. MAHOSATHA biết rõ nhân quả trong quá khứ, vị lai và hiện tại, ví như đấng Chánh đẳng Chánh Giác. MAHOSATHA có thân, khẩu, yù lành. Bậc trí tuệ MAHOSATHA gồm đủ các tính từ, bi, hỉ, xả. Vì thế, nên Trẫm ới chịu chết, để bảo vệ bậc trí tuệ MAHOSATHA
    Ðức vua tường thuật tài đức của Ngài MAHOSATHA như vị trời có nhiều năng lực, cầm vầng trăng đưa lên giữa hư không vậy.
    Bà ni cô PARIBBÀJÌ cố ý, mong cho tài đức của Ngài MAHOSATHA được truyền tụng trong đời, nên cầu xin Ðức vua ra trước đền, rồi bá cáo cho dân chúng hay, tựu hội lại để nghe lời cao quí. Bà hỏi Ðức vua về câu chuyện cho quái vật nước ăn thịt 6 người, để Ðức vua đáp lại cũng như đã giải trước. Bà ni cô PARIBBÀJÌ chọn những phần hay để thuyết pháp bà nêu cao đức trí tuệ của đức Bồ Tát MAHOSATHA, ví như người đã tạo xong nhà, rồi đem ngọc ma ni treo trên nóc, rằng: Cùng tất cả quốc dân đến hội họp trong nơi này, hãy chăm chú nghe thiện ngôn của Ðức vua CULANÌ, Ngài thuyết về câu chuyện mà Ngài từ bỏ hoàng thái hậu, Hoàng Hậu, thứ vương, bạn thiết, vị cố vấn KEVATA và sanh mệng của Ngài cho quái vật nước ăn để gìn giữ bảo vệ bậc trí tuệ MAHOSATHA. Ðây thật là chuyện hy hữu.
    Này quí vị! Các Ngài nên lưu tâm quan sát cho thấy đức tính của trí tuệ. Ðức của trí tuệ thật là siêu nhiên [8]. Kẻ nào gồm có trí tuệ rộng lớn là chánh kiến, xét thấy chơn chánh rồi, làm những việc vô tội theo sự suy nghĩ đứng đắn, đem lợi ích cho mình và kẻ khác trong kiếp hiện tại và vị lai.
    Bà ni cô PARIBBÀJÌ thuyết về đức tính siêu tuyệt [9] của trí tuệ như thế.
    SATTHÀ IMAM DAMMADESANAMÀHARITVÀ: Ðức Thiên Nhơn Sư thuyết xong tích MAHOSATHA rồi bèn giải tiếp rằng: Này các thầy Tỳ khưu! Chẳng phải Như Lai chỉ có trí tuệ caqo siêu trong kiếp cuối cùng này đâu, thuở Như Lai thọ sanh làm MAHOSATHA, Như Lai cũng có trí tuệ vượt lên trên tất cả mọi người vậy. Xong đức Thế Tôn hợp các tiền kiếp lại rằng:
    TADA KALE: trong thời đó, SENAKO giáo sư SENAKA nay là KASSOPO, thượng tọa Ca Diếp; PAKUTO giáo sư PAKUTA nay là AMBATTHO thượng tọa AMBATTHO; giáo sư KAMINDA nay là KUTADANDABRAHMANA; DEVINDA nay là SONADANTHERA; cố vấn KEVATA nay là DEVADATTA (Ðề Bà Ðạt Ða); CHALAKÀ, nàng CHALAKÀ (Hoàng Hậu) nay là Tỳ khưu ni THULANANDISUNDANI; PANCÀLACANDÌ (Công chúa) nay là Tỳ khưu ni MANGALIKA BHIKKHUNI; nàng UDUMABARA nay là ***THAMANGALIKA BHIKKHUNI; Ðức vua VIDEHARÀJA nay là Tỳ khưu KALUDAYITHERA; nàng PARIBBÀJÌ nay là Tỳ khưu ni UPALAVANNA THERI BHIKKHUNI; Triệu phú SIRIVADDHANA nay là SUDDHANO đức Tịnh Phạn Vương; vợ Triệu phú nay là MAHAMÀYÀ Hoàng Hậu; nàng AMORA nay là BIMBA; thứ vương TIKKHANA nay là CHANDO Tỳ khưu; THNÙSEKKHA nay là RAHULO Tỳ khưu RAHULA; két SUVAPOTAKA nay là SARIPUTTO Ðại ÐứcXá Lợi Phất; MAHOSATHA đức MAHOSATHA nay là LOKANATHO Ðức đại bi Chánh đẳng Chánh Giác siêu nhiên như thế.
    Chú thích:
    [1] Trẻ MAHOSATHA
    [2] Nín thinh
    [3] Toán quân
    [4] Không kể
    [5] Gở ra khỏi vòng vây
    [6] Soi rõ.
    [7] Mỹ quan, vẻ trong đẹp
    [8] Vượt lên trên cả.
    [9] Vượt lên mực thường

  5. muadongbuon832001

    muadongbuon832001 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2006
    Bài viết:
    528
    Đã được thích:
    0
    Trên đây là toàn bộ quyển I của bộ Thập Độ. Kính mong các bác cứ đọc cho dzui.
    Hớ... , nhà bác Kun đừng giận em chiếm đất nhé. Nghe bác nói xót đất làm em cũng thấy xót lây. Hớ...
  6. LHX_NDD

    LHX_NDD Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    2.991
    Đã được thích:
    0
    Vốn dĩ chẳng có trói buộc thì làm gì có cởi mở.
    Ngay Bây Giờ! Phật! Vũ Trụ (Vọng Tưởng) khởi thủy từ Ngay Bây Giờ và kết thúc Ngay Bây Giờ!
  7. trietgia2006

    trietgia2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/11/2006
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    0
    Đọc đến cái phần Trừng Phạt mới biết được thế nào là rùng rợn ; còn kinh hơn cả phim ma
  8. chungdobe80

    chungdobe80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2007
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    0
    ai có duyên thích theo đạo phật, ắt thành công >>sung sướng
    nhưng hãy nhớ một câu : tuỳ duyên ( phước của bạn lớn đến đâu )
    tin mới:hôm vừa rồi mình vừa được gặp đức phật chùa hương và nói chuyện
    [/quote] C«ng ngh- th«ng tin
    anh trai bản nói có đức phật ở chùa hương? nếu ông ấy là người nắm giũ những pháp tu bí truyền và ông ấy muốn bí mật vậy anh là một đệ tử sai trái, anh đã tiết lộ bí mật. Còn nếu ông ta muốn truyền giáo pháp cho dân chúng thì nhiều người đã biết đến ,các nhà sư gần đó ,những phật tử xung quanh khu vực đó sẽ biết .vì ông ta là đức phật cơ mà. Anh cần có trách nhiệm vì câu nói ?otin mới:hôm vừa rồi mình vừa được gặp đức phật chùa hương và nói chuyện ?o, anh hãy cm điều đó vì lòng từ bi,vì rất nhiều người muốn gặp đức phật. Tôi cũng sẽ tìm gặp ông ấy với lòng thành kính. Anh muốn giúp mọi người chứ?Còn nếu anh o chứng minh dc thì chả dại gì tôi và ai đó lại tin anh, bỏ mất thời gian để tìm ông ấy ?ođức phật chùa hương?, và anh cũng hãy cẩn thận khi gọi ai đó là đức phật trên diễn đàn. Anh đã từng sống 1 mình trên hoang đảo? nhưng hình như giờ đây anh trai bản vẫn ỏ đó nhưng o ở 1 mình mà thêm ?ođức phật chùa hương?, của anh. ở xa xa trên đất liền anh sẽ tìm ra nhiều đức phật hơn
    chúc anh nhiều an lạc
    [/quote]
    cái đó không phải chứng minh, còn bản thân tôi biết đến đâu nói đến đó, cho mọi người biết thêm 1 lý thuyết , còn đúng hay sai không cần chứng minh >>> trong nhà phật có 1 câu là , không nên chấp đúng sai
    cái quan trọng là mình muốn mọi người cùng tu theo đạo phật, đọc kinh, và sống vui vẻ hạnh phúc, nếu ai cần học thì bảo tui, hướng dẫn về tự tu tại gia, không cần đến chùa
    [/quote]
    C ám own anh vì đã quan tâm đến mọi người , quan tâm đến tôi,, NHưng anh đã o hiểu những gì tôi nói, và hiểu ý của tôi, tôi đã yêu thương và kính trọng nhiều trong đó đấy chứ. tôi đang háo nc , nên từ ?ođức phật chùa hương? đã quyến rũ tôi . anh trai ban và những người ở đây như kundalini2,kedohoixudoai,lhx_ndd ? đều đang làm những công việc hết sức đáng quý trên diễn đàn vậy nên tôi yêu anh và mọi người.Anh đã mang gỗ đến đây mà ko hề nói rõ về pẩm chất của nó, có 1 vài miếng gỗ xấu sẽ làm tôi vất vả vì những chỗ dò dỉ nc trên thuyền, đau khổ sẽ đến nếu thuyền của tôi đang ở tít ngoài khơi,. Vậy nên tôi cẩn thận . Mọi thứ vẫn là va đập nhẹ nhàng và nó toàn bộ chỉ là vấn đề phụ. KHi ngài Bus nói gì về PHẬT , cho dù ông ta có nói xấu đi chăng nữa thì nó vẫn tốt cho phật, nhiều người biết đến phật hợn và cơ hội cho từ bi dc phất triển. Nó là cú va đập lớn. Anh và tôi mới chỉ hích nhẹ và cả 2 đều thân thiện, nhưng vẫn có sự chú ý nhất định . Đây mới là mục tiêu của tôi . Tôi muốn giới thiệu về cái này . anh chọn con dg của anh, ai đó đang chọn học toán, có người đang làm thợ xây, mọi người đều đang trên con dg họ chọn, và họ thấy nó có tính quyến rũ riêng, Tôi tôn trọng họ , tôn trọng những con người đang xây dựng đất nc và thế giói . Còn về tôi , tôi thấy http://www.hinhdongphatgiao.com/foru...opic.php?t=650, Tịnh Tâm Viên có sự lôi cuốn, có hương thơm. Một chút về TTV
    Có thể đến đó học từ 3_6 tháng , nếu học quá thì pải đi dạy tiếng anh
    Ái vĩ là người điều hành ở đó, huynh ấy chỉ biết tiếng anh và tiếng hoa,l và đã có vợ. Ái Vĩ là người sẽ kế chức Chưởng Môn trong môn phái "Liu Wei"của Ái Vĩ . Chưởng Môn là Liu Daoshi .Tên trong môn phái của Ái Vĩ là " Vân Hành" (Yun Xing), l à đ ạo sĩ v à sống như phật tử tại gia và huynh ấy đề nghị cần một nhóm 3 _4 người và pải biết tiếng anh hoặc tiếng . Thông tin nữa Ái vĩ đang học tiếng VIỆT NAM,
    Nếu ai muốn đi thì, thì đi cùng sphattu982@yahoo.com để có 1 nhóm.Tôi đang chờ ai đó có thiện ý gõ cửa vào sphattu982@yahoo.com
    Anh trai ban o thích hoa của tôi thì pải vì tôi và anh có chút khác nhau. KHổng TỬ với nghĩa lễ , còn BỒ ĐỀ ĐẠT MA vói thiền, BỒ ĐỀ ĐẠT MA ông ấy đã làm LƯƠNG VŨ ĐẾ cùng kiến thức của KHỔNG TỬ bối dối khi lần đầu gặp nhau. Anh yêu khổng tử thì pải?, ông ấy hướng nhiều về bên ngoài với nhiều trói buộc, còn tôi yêu BỒ ĐỀ ĐẠT MA cùng sự thoải mái cùng cách nhìn vào bên trong của ông ấy .Còn hoa để tôi tặng cô bạn muadongbuon832001, ít hơn tôi 1 t nhưng độ bướng thì gấp đôi
    Anh uống bia với em nhé . vì cả 2 đều là phật tử
    chúc anh vui vẻ
  9. chungdobe80

    chungdobe80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2007
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    0
    tặng bạn hoa này , vì câu truyện của bạn và nó là sự chậm chễ của 8-3
  10. muadongbuon832001

    muadongbuon832001 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2006
    Bài viết:
    528
    Đã được thích:
    0
    Úi, Lệnh Hồ công tử ơi. Nhà đồng chí dobe này galan chưa?

Chia sẻ trang này