1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Học và suy ngẫm

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi 15_baitinhcachogiainhan, 26/08/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. 15_baitinhcachogiainhan

    15_baitinhcachogiainhan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/08/2006
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Học và suy ngẫm

    Muốn tính toán vật liệu xây dựng một ngôi nhà cũng như tính toán kích thước của nó, người ta sử dụng toán học; muốn biết thế giới này được cấu tạo từ đâu, người ta nghiên cứu hoá học; muốn biêt quá trình vận động, chuyển hoá của thế giới, người ta nghiên cứu vật lý, muốn xem vạn vật và con người đã hinh thành và tiến hoá như thế nào, người ta tìm đến sinh học....vậy muốn hoàn thiện tư duy, con người cần học gì ?
  2. Monmerdefr

    Monmerdefr Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/04/2002
    Bài viết:
    334
    Đã được thích:
    0
    Muốn hoàn thiện tư duy cần nhiều và rất nhiều vốn sống cộng với 1 cái đầu có khả năng nhận định, tổng hợp, chiết lọc nguồn thông tin thu nhận được rồi so sánh với thực tế. Cái nào đúng với xác suất sai dưới 5 phần trăm thì trong trường hợp các môn khoa học xã hội thì nó đúng . Kết luận là muốn hoàn thiện tư duy thì học trường đời
  3. DANKOVN21

    DANKOVN21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2005
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    Muốn tính toán vật liệu xây dựng một ngôi nhà cũng như tính toán kích thước của nó, người ta sử dụng toán học; muốn biết thế giới này được cấu tạo từ đâu, người ta nghiên cứu hoá học; muốn biêt quá trình vận động, chuyển hoá của thế giới, người ta nghiên cứu vật lý, muốn xem vạn vật và con người đã hinh thành và tiến hoá như thế nào, người ta tìm đến sinh học....vậy muốn hoàn thiện tư duy, con người cần học gì ?
    cần học ... chính con người, những con người có nhân cách hoàn toàn.
    Có hai quan điểm trong vấn đề này: học ở trường đời, đứng lên sau khi chính mình vấp ngã, và không vấp ngã do rút kinh nghiệm từ bài học của người đi trước. Để tiết kiệm thời gian và để xã hội luôn đảm bảo tính phát triển đi lên thì cách thứ nhất rất nên làm. Nhưng tuổi trẻ không hiểu tại sao lại thường thích cách thứ hai?
    Xin hỏi: cứ học nhau thế thì người thày đầu tiên học ai?
  4. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Rõ là chưa hề học Triết. Sao lại đánh đồng tư duy và những thứ linh tinh khác (những đối tượng của Tư Duy). "Học" cũng là tư duy, vậy muốn "hoàn thiện tu duy" thì hãy... tư duy.
    Câu hỏi phải là : phải tư duy như thế nào ?
    -Trước hết phải biết về bản thể của đối tượng (chất liệu và hình thức của nó).
    - Nhận thức về đối tượng tức qui luật biến đổi của nó.
    - Nó có gì không hợp với qui luật đó ?
    - Nếu nó có gì bất ổn, không giải thích được, khi đó hãy tư duy.
    Định nghĩa Tu Duy (của Trần Thắng):

    Tu duy (về một vấn đề nào đó) là một sư nỗ lực vượt trên nhận thức (về vấn đề đó), khi việc thi hành nhận thức đó bế tắc hoặc nhận thức sai lầm.

  5. neulanguoikhac

    neulanguoikhac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/06/2006
    Bài viết:
    49
    Đã được thích:
    0
    Rõ là chưa hề học Triết. Sao lại đánh đồng tư duy và những thứ linh tinh khác (những đối tượng của Tư Duy). "Học" cũng là tư duy, vậy muốn "hoàn thiện tu duy" thì hãy... tư duy.
    Câu hỏi phải là : phải tư duy như thế nào ?
    -Trước hết phải biết về bản thể của đối tượng (chất liệu và hình thức của nó).
    - Nhận thức về đối tượng tức qui luật biến đổi của nó.
    - Nó có gì không hợp với qui luật đó ?
    - Nếu nó có gì bất ổn, không giải thích được, khi đó hãy tư duy.
    Định nghĩa Tu Duy (của Trần Thắng):
    Tu duy (về một vấn đề nào đó) là một sư nỗ lực vượt trên nhận thức (về vấn đề đó), khi việc thi hành nhận thức đó bế tắc hoặc nhận thức sai lầm.

    Quả là vậy, trước hết hãy tư duy
    nhưng tư duy gì nếu ta bám vào tư duy cũ của mình, phải chăng cần học tư duy từ những nguồn mới?
    Bạn "nỗ lực " à? rất trân trọng
    Có điều TƯ DUY của bạn lẽ nào quá hoàn thiện đến độ bạn ko tiếp nhận những điều sai lầm của người khác? người cầu tiến ko chỉ biết thói quen xấu của mình mà còn biết cả thói quen xấu của người khác !
  6. DANKOVN21

    DANKOVN21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2005
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    Cái từ "đánh đồng" tôi nghe nó quen quen. Không hiểu là một người đóng nhiều vai hay nhiều người cùng dùng từ này.
    Bạn lại nhầm về lý trí và tình cảm (thay từ "nhầm" bằng từ "đánh đồng" có được không?). Lý trí cần phải đúng CÒN ... vì tình cảm có thể ... linh hoạt (người Việt rất khoái cái khoản này). Ví như bạn có một đứa con, nó suy nghĩ sai bạn phải chỉ ra cho nó (hướng cho nó làm đúng) vì bạn ... yêu nó. Đó là hai vấn đề hoàn toàn riêng biệt.
    T_T ơi, nếu cứ định nghĩa như thế, cứ nửa ngày tôi có thể định nghĩa lại một từ trong từ điển Tiếng Việt. Trong từ điển Tiếng Việt, từ "đánh đồng" được họ giải thích sao? Trước cả tư duy như thế nào là phải chọn lựa: tư duy (về) cái gì?
    Chuyên sâu đi! Đó là điểm yếu của người Việt.
  7. chauphihwangza

    chauphihwangza Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/06/2006
    Bài viết:
    1.487
    Đã được thích:
    0
    Muốn tính toán vật liệu xây dựng một ngôi nhà cũng như tính toán kích thước của nó, người ta sử dụng toán học; muốn biết thế giới này được cấu tạo từ đâu, người ta nghiên cứu hoá học; muốn biêt quá trình vận động, chuyển hoá của thế giới, người ta nghiên cứu vật lý, muốn xem vạn vật và con người đã hinh thành và tiến hoá như thế nào, người ta tìm đến sinh học....vậy muốn hoàn thiện tư duy, con người cần học gì ?
    Chỉ cần tìm hiểu thế giới một cách chuyên sâu về mọi vấn đề, lúc đó sẽ hoàn thiện tư duy. Tuy nhiên: Kiến thức vô tận, chỉ tư duy trong giới hạn kiến thức mình biết được thôi.
    Xin mọi người chỉ giáo thêm.
  8. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Trong Triết học, nhất là Triết hiện đại, thì mọi câu chữ, dù nhầm, thì nó cũng có thể bộc lộ tư tưởng thực của người viết (như 1 chữ bị gạch trong văn bản cũng được xem như là 1 dấu vết ). Ai cũng muốn giấu kín một điều gì đó, vì kỵ húy hoặc vì quyền lợi. Sao tôi lại không dùng câu "xếp đặt cùng loại" nhỉ ? Có thể là do vô thức chăng ? Nhưng ta lại không bàn về Vật Lý và Toán học.
    Không phải ai và cũng không phải lúc nào ta cũng tư duy và khoái tư duy như Descade. Một đứa trẻ làm sai trái một điều gì đó, chưa hẳn là nó tư duy sai, đơn giản vì "thầy cô bảo thế". Chỉ khi nào nó đặt câu hỏi "Tại sao", khi đó nó mới tư duy. Như việc tôi ngồi và đọc trên diễn đàn này, tôi cũng chẳng hề tư duy, đúng hơn tôi tư duy rất ít. Chỉ khi nào tôi nhận thấy 1 sự khác biệt trong nhận thức của chính tôi thì tôi mới đạt câu hỏi "tại sao". Cũng như bạn bạn sẽ đặt câu hỏi tại sao tôi lại dùng từ "đánh đồng", khi ấy bạn cũng đang tư duy. Bản thân tư duy tự nó không hoàn thiện. Nếu bạn hoặc tôi thỏa mãn được câu hỏi tại sao thì bạn sẽ không tư duy về nó nữa. Ở góc độ tâm sinh lý, tư duy cần năng lượng, có thể rất nhiều, và với thực đơn hiện nay của ta thì ta nên ...tiết kiệm tư duy thì hơn. Cái Đạo, phép dưỡng sinh của người Phương Đông phải chăng là để tiết kiệm năng lượng cho tư duy ?
    @ neulanguoikhac : bạn hiểu sao về nhận thức ?
  9. DANKOVN21

    DANKOVN21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2005
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    "mọi câu chữ, dù nhầm, thì nó cũng có thể bộc lộ tư tưởng thực của người viết (như 1 chữ bị gạch trong văn bản cũng được xem như là 1 dấu vết ). Ai cũng muốn giấu kín một điều gì đó, vì kỵ húy hoặc vì quyền lợi".
    Đó là văn bản, là hợp đồng ... sở dĩ có chúng là do con người không tin nhau mà thôi, còn triết học đâu có nặng nề thế?
    "Chỉ khi nào nó đặt câu hỏi "Tại sao", khi đó nó mới tư duy. Chỉ khi nào tôi nhận thấy 1 sự khác biệt trong nhận thức của chính tôi thì tôi mới đạt câu hỏi "tại sao". Bản thân tư duy tự nó không hoàn thiện. Nếu bạn hoặc tôi thỏa mãn được câu hỏi tại sao thì bạn sẽ không tư duy về nó nữa.
    Khi bạn tư duy về một sự vật sự việc, có tư duy mới là do sự vật sự việc đó thay đổi (theo hướng phát triển) hay tư duy bạn tự thay đổi?
    Ở góc độ tâm sinh lý, tư duy cần năng lượng, có thể rất nhiều, và với thực đơn hiện nay của ta thì ta nên ...tiết kiệm tư duy thì hơn. Cái Đạo, phép dưỡng sinh của người Phương Đông phải chăng là để tiết kiệm năng lượng cho tư duy ?
    Bản thân quá trình tiếp nhận năng lượng cũng ... tốn năng lượng: ăn cơm nhanh quá nóng toát mồ hôi. Tiết kiệm là không lãng phí chứ không phải là ... không dám tiêu. Hoạt động của con người là do tâm lý ít do lý trí: đứa trẻ vừa đi vừa nhảy tung tăng húyt gió vì nó không thấy đời ... lằng nhằng lắm mối tơ vò. Ta khác, ta thận trọng, ta chậm chạp và ít bộc lộ nhưng ta đừng nghĩ ta không tốn tí năng lượng nào.
    Tôi nghĩ có sự liên quan giữa tiết kiệm năng lượng và kém phát triển của Phương Đông. Lao động giúp ta tiến hoá, nhưng loài Mèo (Hổ Báo Sư tử) cũng lao động chứ, kiếm ăn chứ? Sao chúng không tiến hoá? Xét về mặt cấu tạo, chúng hoàn thiện hơn chúng ta trong cuốc sống hoang dã. Con người có 05 ngũ quan nhưng để đáp ứng lại (đối thoại, bắt tay, đánh nhau, viết chữ...) lại người khác (hơn kém nhau là ở đây) thì chỉ có hành động (cử chỉ) và lời nói. Cử chỉ thì loài nào cũng có rồi, còn ngôn ngữ (xét theo nghĩa đa dạng) là yếu tố tạo ra sự khác biệt. Chính nó tạo ra sự phức tạp cho não -> Phát triển! Như Windows của Microsoft có bàn phím đê ra lệnh cho máy, liệu có thể ra lệnh bằng lời nói hoặc suy nghĩ không?
    Hay bạn gặp 01 giáo sư bạn phải xưng hô thày và em nhưng SV người Anh chỉ là You và I. Ai cũng you và ai cũng I. Vua chúa cũng you I. Điều đó giúp họ tự tin hơn chứ? Dân chủ còn gì, ít nhất là trong ngôn ngữ. Còn về lễ nghi, vì thân thuộc quá người ta có thể bỏ qua cho đỡ dườm dà.
    Vài dòng trao đổi.
  10. ntt0180

    ntt0180 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/05/2005
    Bài viết:
    1.115
    Đã được thích:
    0
    Nguỵ biện!

Chia sẻ trang này