1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Học văn để làm gì?

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi gentlestorm, 19/06/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. gentlestorm

    gentlestorm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/03/2004
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Học văn để làm gì?

    Tôi thấy các bạn bàn nhiều vấn đề học thuật thật là cao siêu, trừu tuợng, chứng tỏ các bạn rất am hiểu và kiến thức rộng. Tôi có một số thắc mắc nhỏ, trong một vấn đề rất gần gũi với chúng ta và con em chúng ta, mong các bạn chỉ bảo thêm. Đó là vấn đề về môn Văn học và cách học Văn.

    Người ta thường nói : "Văn tức là người", chứng tỏ môn Văn rất là quan trọng, góp phần trong việc hình thành nhân cách con người. Vậy thì bằng cách nào, và như thế nào môn văn ảnh hưởng đến nhân cách con người ? Có phải điều này phụ thuộc vào chương trình bộ môn VĂn hay rõ hơn là vào các tác phẩm văn học được giảng dạy không ? Vậy nếu như ta chỉ giảng dạy những tác phẩm văn chương của nước ngoài, thì có khi nào nhân cách của trẻ được hình thành trên tiêu chuẩn của nước ấy hay không, và quan điểm về đạo đức cũng theo tiêu chuẩn khác biệt không ? Liệu trong trường hợp đó, thì có sự mâu thuẫn và rối loạn nào đến nhân cách của trẻ khi môn Văn có tiêu chuẩn khác so với đời thường ?

    Mặt khác, người ta cũng thống nhất là môn Văn góp phần phát triển tư duy lý luận và logic, cùng với khả năng diễn đạt ý tưởng. Tuy nhiên, theo cách mà ngày nay người ta đang giảng dạy trong nhà trường chúng ta, tôi không thấy chức năng phát triển tư duy lý luận của môn Văn ở đâu cả, vì tất cả đều có "ý đúng" để dựa vào đó mà diễn đạt, như vậy phải chăng chúng ta đang hướng môn Văn về mục tiêu diễn đạt là chính ?

    Cuối cùng, theo các bạn, cách hoc môn Văn thế nào mới là đúng đắn và đáp ứng được các yêu cầu của bộ môn này ? Tôi đặt ra câu hỏi vì tôi chắc rằng các bạn trong box đều là những nguời giỏi văn, vì chỉ có học tốt môn Văn thì mới có thể thấu hiểu, diễn đạt tốt và suy luận tốt các vấn đề cao hơn như triết học, thần học,... bảo vệ được lý lẽ của mình.
    Mong nhận được ý kiến của các bạn.
  2. vimouze

    vimouze Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2003
    Bài viết:
    1.535
    Đã được thích:
    0
    Môn Văn là một môn quan trọng không ai tranh cãi, nhưng không như Lịch sử hay Toán, Lý, Hóa cái gì ra cái nấy, Văn chưong, nhất là mặt thơ thì cần phải cảm được, mà không phải hễ em nào cắp sách tới trường, học cùng một bài thơ, đoạn văn là cảm như nhau. Việc phân tích thơ văn cũng đi theo chiều hướng chủ quan, tức là theo phân tích của một hay một nhóm người nào đó (cụ thể như SGK). Cho nên khi ta đọc bài phân tích, đánh giá hay cảm nhận của học sinh VN, thì đơn thuận đó chỉ là những bà chép lại những đánh giá cảm nhận của người viết SGK àm các em phải học.
    Nói rộng hơn một chút khi ra đề thi về văn chẳng hạn, thường đề thi là đòn đánh phủ đầu, ví dụ họ cho một bài thơ và bảo hay chỗ này, xuất sắc chỗ kia, và bảo bạn đánh gia phân tich cái hay đó, nếu bạn bảo không hay thì coi như bạn tiêu đời. Cho nên bạn phải phân tích theo những gì đã học cho dù hoàn toàn khônng cảm được điềi đó chút nào.
  3. pandaiu

    pandaiu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/05/2004
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Văn học thì đúng là một môn học quan trọng, rất quan trọng là đằng khác. Chính vì vậy mà ở bất cứ quốc gia nào môn văn cũng được đưa vào làm một trong những môn học chính. "Văn học là nhân học" , xét về một khía cạnh nào đó thì chúng ta không thấy được ý nghĩa của câu nói trên qua chương trình văn phổ thông,đúng như các bạn nói, môn văn là một môn học cần sự cảm thụ, mà trong trường thì ko phải ai cũng cảm thụ được đến mức để có thể viết ra sự cảm nhận của mình được. Cho nên chuyện thầy cô chỉ đâu học sinh viết đấy là chuyện không thể tránh khỏi. Nhưng nếu như chúng ta nhìn nhận vấn đề một cách lạc quan hơn thì sẽ có thể hiểu được. Chuyện những tác phẩm văn học rất là khó để cảm nhận thì ai ai cũng biết, nhưng chẳng lẽ biết khó rồi lại bỏ không sao, những cảm nhận mà mọi người thường cho là "chỉ đâu viết đấy" của thầy cô chỉ là những định hướng để chúng ta có thể cảm nhận về vấn đề một cách đúng đắn hơn. Tù những định hướng đấy, chúng ta xây dựng quan diểm, tư tưởng của mình, chính trong quá trình đọc và học những tác phẩm văn học mà con người chúng ta xây dựng nhân cách. Chuyện thi cử thì phải chấp nhận vậy thôi, bởi vì thi cử là để kiểm tra xem coi chúng ta học như thế nào chứ ko phải là cảm nhận văn học như thế nào,học sinh đâu phải ai cũng học lớp chuyên văn. Cho nên vấn đề ở đây là làm sao để cho tâm hồn văn học của những học sinh đừng bị thui chột đi, đừng để học sinh thành cái máy đánh chữ, chuyện đó phụ thuộc nhiều vào thầy cô, bởi vì "Văn là người" nên trong con người thi f ai cũng có tâm hồn văn học cả, dù ít hay nhiều thì ai cũng thích văn, cho nên thầy cô phải là người khơi dậy cảm hứng văn học của học sinh. Muốn làm được điều này thì phải bắt đầu từ bậc tiểu học, môn Tập làm văn dười tiểu học không phải để học sinh có thể viết được một bài văn mẫu (như những gì các học sinh tiểu học đang làm) mà là viết được cảm nghĩ của mình, viết được những quan sát của mình. Điều này không chi r quan trọng cho việc học văn mà cho cả những môn học khác nữa, trong bất kì môn học nào thì cũng cần phải có sự phân tích, sự định hướng của bản thân, một con người có tinh tế hay không phần nhiều là do hững cảm nhận, những nhận xét về cuộc sống mà họ có được qua những bài văn thuở trẻ thơ. Một vài lời quê về văn học của một thằng học toán, xin mọi người đừng chê.
  4. angeloflife

    angeloflife Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/07/2002
    Bài viết:
    1.262
    Đã được thích:
    0
    Nếu bảo học văn bây giờ thật khó thì cũng đúng. Khi mà con người đang tiến tới gần KH- KT hơn, người ta ít để ý đến những giá trị nhân văn nhân bản, và vì thế mà môn văn trong nhà trường cũng bị ghét phần nhiều.
    Bây giờ, để tìm ra một học sinh có khả năng tự làm văn mà không cần đến tài liệu văn quả là rất khó. Ngay cả những học sinh giỏi cũng vậy thôi. Hầu như các bạn đều dựa vào một ý viết sẵn và triển khai theo ý của mình. Thế cũng là giỏi rồi, còn hơn có những học sinh bê y nguyên bài văn mẫu vào bài làm của mình mới dở.
    Cái căn bản là ở nhà trường, các thầy cô cho đề hầu như cũng dựa vào những đề có sẵn, thế nên không thể nào phát triển sự tư duy văn học trong học sinh được. Nếu các thầy cô biết sáng tạo đề văn vừa đủ ý học mà lại vừa phải vận dụng sự tư duy mới mẻ của học sinh thì đó là một cách để đem lại cho học sinh một thói quen suy nghĩ về văn học.
    Đơn giản đây chỉ mới là cách học thôi, còn nhiều cái đáng phải bàn về môn văn trong nhà trường lắm.
    Còn như bạn hỏi, học văn để làm gì. Tôi nghĩ học văn là để con người sinh ra được tự nhận thấy cái phần hồn của mình qua phần hồn của người khác. Trong văn học bao gồm nhiều vấn đề, lịch sử, xã hội ... Học văn cũng là một cách để được thấy cách nhìn xã hội và lịch sử bằng con mắt của những người khác.
  5. thichkeongot

    thichkeongot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/06/2004
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    Vâng, bân phải có kiến thức văn học, hay ít ra bạn phải có kiến thức cơ bản về ngôn ngữ-ngữ văn để không lầm lẫn giữa văn phong, phong cách khoa học vời ngôn ngữ ngữ khoa học-
  6. hTqA

    hTqA Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/06/2004
    Bài viết:
    103
    Đã được thích:
    0
    Đúng là môn văn rất quan trọng, không cần bàn cãi. Văn học dạy về cuộc sống, dạy cách cảm, cách lập luận, cách suy nghĩ.. Rất rất nhiều điều tôi học được là nhờ những tác phẩm hay của những tác giả tâm huyết. Bản thân tôi cũng từng trải nghiệm học chuyên văn. Tuy bây giờ không theo đuổi nghiệp văn, nhưng văn học vẫn là một thành tố không thể thiếu trong cuộc sống. Học văn không chỉ diễn ra trong nhà trường, mà cả trong cuộc sống. Một cuốn sách hay có thể dạy ta rất nhiều điều về cuộc sống, khiến ta nghĩ sâu hơn bất kì một trường học nào. Xét cho cùng, văn học là tấm gương phản ánh cuộc sống...
    Điều đáng buồn là cách dạy văn trong nhà trường hiện nay quá khiên cưỡng. Đồng ý ở cấp nhỏ, học sinh cần được dạy cách diễn đạt v.v.. Nhưng với nhũng bài văn đơn giản, sao không để óc sáng tạo của các em phát triển? Tại sao lúc nào cũng bắt học sinh gò vào một khuôn mẫu bắt buộc. híc, bài nào cũng gần như copy văn mẫu của cô... Buồn thay...
    Ép đặt trong cách cảm văn cũng là tình trạng phổ biến. Nhớ lại nỗi khổ ngãy xưa, mỗi khi cảm thấy bị thầy cô "áp đặt" trong cảm thụ, thấy buồn lắm. Bị áp đặt nhiều, chuyện trở nên thụ động, thiếu tính sáng tạo là thường. Học sinh cũng không hứng thú tìm tòi đọc thêm..
    Thế mới biết mình may mắn thế nào khi gặp được những người thầy tâm huyết. Chỉ tiếc là không ở lại VN đủ để nghe thầy giảng hết.. Đến giờ vẫn tiếc..
  7. honghoavi

    honghoavi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    1.412
    Đã được thích:
    0
    Học văn theo tôi có 3 mục đích chính.
    1/ Học văn để đối phó học văn để kiếm điểm
    2/ học Văn để giỏi văn.
    3/ Học văn để đi vào nghề văn.

    Từ tư phân tích sau vậy.
    honghoavi
  8. gentlestorm

    gentlestorm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/03/2004
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    1/ Học văn để đối phó : đó là cái nhìn trên phương diện người học trò, đó chỉ là chuyện phụ. Vấn đề là tại sao ta lại chọn môn văn là môn chính, môn chiếm nhiều thời lượng và tỉ lệ điểm để đến nỗi học trò phải học để kiếm điểm.
    2/ Học văn để giỏi văn : thế giỏi văn để làm gì ?
    3/ Học để làm nghề văn, thôi thì chấp nhận được, nhưng có bao nhiêu phần trăm học sinh định hướng sẽ theo nghề văn trong tương lai? Thế tại sao môn văn học lại được giảng dạy từ cấp 1 và kéo dài .... đến hết phổ thông ?
    Mong bạn giải thích thêm về quan điểm của bạn.
  9. honghoavi

    honghoavi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    1.412
    Đã được thích:
    0
    chào!!!
    Trước tiên ta nói về ngành giáo dục cái đã. Giáo dục là phải toàn diện, tức là bất cứ nền giáo dục nào cũng phải làm sao bồi dưỡng cho học sinh hai mặt kiến thức và tâm hồn (tài và đức); thiếu một trong hai mặt là hỏng. Vì vậy mà phải đặt ra nhiều môn học khác nhau nhằm đạt được mục đích này. Như vậy theo ý tôi môn văn là một môn học được đặt với mục đích bồi dưỡng cho người học sinh về kiến thức lẫn tâm hồn.
    Khi nói tới học văn chúng ta cũng nghĩ ngay tới nhà trường là nơi trực tiếp giảng dạy môn văn. Mỗi học sinh khi đi học phải làm tròn trách nhiệm đối với tất cả các bộ môn và để đánh giá bổn phận này nhà trường có hệ thống đánh giá học sinh dựa trên điểm số. Người học sinh làm tròn bổn phận của mình tức là phải đạt được điểm số trung bình tối thiểu cần thiết. Tôi không nói tất cả học sinh nhưng tuyệt đại đa số học sinh là rất xem trọng điểm số, rất nhiều học sinh tuy không hề thích môn văn thậm chí rất ghét nhưng vẫn phải học vì mục đích đủ điểm lên lớp? cho nên tôi nói phổ biến nhất vấn là học để đối phó kiếm điểm.
    Tuy nhiên cần phải thừa nhận rằng một số ít bạn rất yêu văn rất thích học văn. Thích văn yêu văn tuy chưa hẳn là đi theo nghề văn. Học văn để giỏi văn thế thôi?! Cái này tự nhiên, có những học sinh đọc một bài thơ hay, xem được một đoạn văn xuất sắc, hay đôi khi chỉ là một chữ thần nào đó đúng ý thì lập tức vỗ đùi, giơ tay múa chân cười cái khà? tâm đắc! Chính cái tâm đắc vương vấn đó khiến cho người học sinh yêu văn thích văn học giỏi văn mở đường cho họ đi vào thế giới văn chương sau này khi rời khỏi ghế nhà trường.
    Học để đi vào nghề văn. Tôi không có ý định đi vào nghề văn nên không tìm hiểu sâu, tuy nhiên tôi thấy bạn có ý đánh giá thấp môn văn ở bậc phổ thông, đó là một sai lầm khá phổ biến ở nhiều người. Rất nhiều người cũng như bạn nghĩ rằng sau này muốn trở thành nhà văn thì không dựa vào việc học tập ở trường bao nhiêu, mà phụ thuộc vào năng khiếu. Điều này nghe có vẻ đúng mà lại sai. Xây nhà phải bắt đầu từ móng, học văn cũng vậy phải bắt đầu từ những kiến thức căn bản nhất. Nếu kiến thưc căn bản còn thiếu sót thì làm sao có thể học cao lên được nữa. Nếu bạn không nắm vững chính tả, không thông thạo ngữ pháp, hay không hiểu và biết sử dụng các biện pháp tu từ thì việc viết một bài viết đơn giản thôi đã khó nói chi đến việc trở thành một nhà văn. Đọc một bài viết chỉ cần nhìn vào bố cục của bài viết ấy, những luận điểm được sắp xếp ra sao, dùng hình ảnh nào, điển tích gì? thì người ta có thể đánh giá được trình độ của tác giả bài viết. Cho nên theo tôi việc học văn ở nhà trường vẫn hết sức quan trọng.
    honghoavi
  10. fotfet

    fotfet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/11/2003
    Bài viết:
    815
    Đã được thích:
    0
    - hoc môn Văn thế nào mới là đúng đắn ? : Làm gì có cái tiêu chuẩn để đánh giá đâu .Hay nhất là bây giờ bạn kiếm 1 quyển về đọc rồi xem thử bạn nhận ra được những gì ,hay bạn có những cảm giác gì ,trong những đoạn nào bạn có những tâm trạng ntn ,cuối cùng bạn sẽ xử lí quyển sách đó ntn ?
    - đáp ứng được các yêu cầu của bộ môn này ? : cái này thì mình chịu .Trước giờ có biết cái yêu cầu của bộ môn này nó ntn đâu thì làm sao mà đáp ứng .Trước giờ toàn nghe những lời sáo rỗng ,hì hì .. cứ phải thức đêm mới biết đêm dài .

Chia sẻ trang này