1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Học văn để làm gì?

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi gentlestorm, 19/06/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. cundc

    cundc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2004
    Bài viết:
    4.595
    Đã được thích:
    0
    Chào các bạn! Đây là một chủ đề hay. Tôi xin post lên đây một bài đăng trên bác Tuổi Trẻ Chủ Nhật:
    Thứ Bảy, 29/05/2004, 09:55 (GMT+7)
    Học văn để làm gì?
    TTCN - Câu hỏi tưởng như thừa, vì ai cũng biết học văn để hiểu biết về con người, để cảm thụ được cái đẹp, để nâng cao cái vốn văn hóa và củng cố các giá trị nhân văn. Học văn cũng là học cách diễn đạt tư tưởng và cảm xúc.
    Nhưng nhìn vào cách dạy và học môn văn, nhìn vào chương trình và sách giáo khoa văn học, nhìn vào cách ra đề và đánh giá kết quả môn văn hiện nay, khó ai có thể tin được rằng những mục tiêu đó đã được thực hiện đầy đủ.
    Tôi có một người bạn là tiến sĩ ngữ văn, chẳng những thế thời phổ thông từng là học sinh đạt giải quốc gia môn văn, vậy mà nhìn vào đề thi và đáp án tuyển sinh đại học môn văn năm ngoái, người ấy phải nói rằng ?omình mà đi thi thì thế nào cũng rớt?!!!
    Đề thi như sau: Câu 1: Nêu hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa nhan đề bài thơ Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên; Câu 2: Phân tích hình tượng ông lái đò ở tác phẩm Người lái đò Sông Đà để làm rõ nét đặc sắc trong cách miêu tả nhân vật của Nguyễn Tuân; Câu 3: Bình giảng đoạn thơ sau trong bài Tràng giang của Huy Cận... Đáp án qui định điểm chi li cho từng ý phải nêu, mà không có điểm nào trong thang điểm dành cho năng lực diễn đạt và cho những ý kiến mới mẻ sáng tạo (Có thể tham khảo đáp án và thang điểm cụ thể trên trang www.tintucvietnam.com).
    Đó không phải là một cách nói quá, vì cách ra đề và đáp án này phản ánh trung thành cách dạy và học môn văn hiện nay ở nhà trường phổ thông:
    1/ Dạy văn là dạy kiến thức văn học chứ không phải bản thân văn học.
    2/ Học văn là học những ý kiến của người khác về văn học, chứ không phải học cách cảm nhận và phát biểu ý kiến của chính mình.
    Với cách dạy và học như vậy, muốn có điểm cao để thi đậu, câu trả lời đương nhiên là: học thuộc lòng! Bạn tôi rất có năng khiếu về văn, đã được học tập với những người thầy thật sự giỏi, không sao chấp nhận được cách học thuộc lòng và suy nghĩ theo lối mòn như vậy, sẽ không thể trả lời giống hệt như đáp án. Cứ theo thang điểm mà chấm, vị tiến sĩ này chắc chắn sẽ đạt điểm dưới trung bình!
    Khi tốt nghiệp phổ thông, học sinh cần phải thuộc tiểu sử một số tác giả văn học, thuộc lòng một số bài thơ, nhớ tên một vài nhân vật tiểu thuyết, các giai đoạn phát triển của lịch sử văn học? Liệu chỉ với những kiến thức đó người ta có thể hiểu rõ tâm tư cảm xúc của người khác, đánh giá đúng thực tiễn, cảm nhận được vẻ đẹp của cuộc sống, hoàn thiện hơn về nhân cách, phong phú hơn về tâm hồn?
    Nếu câu trả lời là có, thì không lý gì học sinh lại chán ghét học môn văn như hiện nay. Dạy và học văn học đáng lẽ phải là niềm vui lớn thì trong thực tế đang là khổ hình cho cả thầy lẫn trò. Trong nhiều nguyên nhân gây ra thảm trạng ấy, cách ra đề và đánh giá môn văn phải chịu một trách nhiệm trực tiếp. Với cách ra đề và chấm thi như trên, người học không có lựa chọn nào khác là học thuộc lòng. Học thuộc lòng về bản chất là đi ngược lại mục tiêu tốt đẹp của môn văn: rèn luyện kỹ năng diễn đạt tư tưởng, phát triển tâm hồn, hoàn thiện nhân cách.
    Bao giờ việc học văn có thể giúp người ta
    ...?ođánh thức trong tôi tất cả các giác quan
    Để thấy ngọn lá như chưa bao giờ được thấy
    Để ngạc nhiên sao hôm nay trời xanh như chưa bao giờ được xanh? thì môn văn học mới có thể lấy lại được vị trí xứng đáng của nó trong nhà trường phổ thông.
    PHẠM THỊ LY (Trường đại học Sư phạm TP.HCM)
  2. neufriend

    neufriend Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/06/2003
    Bài viết:
    379
    Đã được thích:
    0
    Mình thấy ý kiến của bạn hay, nhưng quả thật mình học rất dốt văn, thậm chí rất nghét môn văn. Nhưng mình lại bảo những điều học văn ở phổ thông tuy nhớ ko nhiều, nếu như ko muốn nói là ko có cái gì hoàn chỉnh cả. Nhưng mình lại khẳng định chương trình văn học phổ thông ảnh hưởng đến mình rất lớn, tất nhiên là nhưng gì mình thích riêng, nó có thể ko phải là cảm nhận như văn học.
  3. honghoavi

    honghoavi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    1.412
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi học thuộc lòng là một trong những cách học văn tốt nhất
    Chỉ có điều hiện nay nhà trường có cách dạy theo kiểu chỉ học thuộc lòng mà không cảm thụ. Cho nên học thuộc lòng lại thành ra tiêu cực.
    Đúng là cách chấm điểm văn hiện nay có vấn đề. Không biết ai có cái tối kiến như vậy không biết nữa.
    Vừa rồi đọc tuổi trẻ thấy có đăng chạy trường cho con vào học lớp 6 thê mới hay em cháu chúng ta giỏi thật. Thi 2 môn toàn điểm trên 20 không hà. Có trường con thẳng thừng tuyên bố, chỉ nhận hồ sơ từ 20 trở lên. ... Văn mười điểm... em cháu chúng ta gỏi thật chứ nhỉ?
    honghoavi
  4. changfeng

    changfeng Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/06/2004
    Bài viết:
    306
    Đã được thích:
    0
    Mỗ dạo chơi qua đây thấy nhiều ý kiến hay và nghiêm túc, vậy nên quên mình bỉ lậu góp vào mấy nhời.

    Trong truyền thống các nưóc Đông Á, khái niệm văn rất rộng, bao quát nhiều phương diện tri thức khác nhau, không phải luôn tách bạch được. Có nhiều thể loại văn học nay không dùng nữa hoặc có dùng nhưng với nội hàm mới. Ngày nay ta thường hiểu văn trong phạm vi hẹp hơn, như là bộ môn văn học chảng hạn. Về vấn đề học văn thế nào, để làm gì, cần không? Theo mỗ là cần, là có ích lắm. Ta hãy thử giả định nếu ta không tường đọc các tác phẩm văn học nghệ thuật nào thì rõ được tác dụng của nó vậy .
    Dể hiểu sâu hơn về những vấn đề trên kia theo mỗ chúng ta cần tìm hiểu 3 góc độ sau đây:
    1. Văn học là gi? Tức là khái niệm văn học và quan niệm văn học qua các thời kì.
    2. Những đặc trưng của văn học.Về thể loại, phương thức tư duy.......
    3. Các chức năng của văn học nghệ thuật. Như giao tế, thẩm mĩ, dự báo......... Về chức năng văn học thì còn tranh cãi rất mạnh, nhưng ta cứ đọc qua một chút có sao phải không?
    Mỗ có mấy ý thô thiển như vậy không biết có chỗ nào khả thủ không. Thôi thì chỗ nào kém quá mông các chư hữu cũng lượng thứ cho. Được thế là phúc phận của mỗ vậy.
    3.
  5. dungtruy

    dungtruy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/07/2004
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    0
    Cảm nhận như bạn cũng rất chung cho nhiều học sinh . Quả thật bản thân văn học không có gì đáng ghét và đáng chán đâu . Nó bị như thế là do cảm giác của chúng ta cũng như một số bài văn không hợp thời làm cho chúng ta chán mà phải học đấy !
    Theo tôi đáng để học văn vì có câu : Văn Học là Nhân Học . Học văn chính là học để làm người đó !
  6. baydithamlang

    baydithamlang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/07/2004
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Tôi sẽ trả lời ngay lập tức rằng: Chẳng để làm gì cả. Mặc dù hiện giờ tôi đang làm cái công việc nhồi nhét vào đầu học sinh rằng như thế nào là lý thuyết " tảng băng trôi" , rằng truyện ngắn Mùa lạc dạy cho người ta những triết lý hay ho gì đó về cuộc sống, rằng "trên đời này không co'' những con đường cùng, chỉ có những ranh giới..." Rằng , chất thơ trong văn xuôi Thạch Lam " như chất nước ngọt ngào thấm trong trái táo...Tóm lại dạy tất cả chỉ để lũ học sinh của tôi không bỏ lỡ 2 điểm trong kỳ thi tốt nghiệp hay 4,5 điểm trong kỳ thi đại học vừa diễn ra hôm qua.
    Chưa bao giờ tôi thấy công việc mình làm có ý nghĩa, chỉ bởi đơn giản người ta không thể tâm huyết với 1 công việc mà người ta biết sẽ chẳng đem lại được điều gì.
    Tại sao môn Văn luôn chiếm số tiết nhiều nhất cùng với môn Toán trong chương trình phổ thông? Là bởi vì MỤC ĐÍCH và THAM VỌNG của các nhà giáo dục quá viển vông.?
    Bạn đừng nói với tôi những lý thuyết hay ho về việc học văn là học làm người. Học sinh chẳng bao giờ biết đến khái niệm hay ho ấy đâu bạn thân mến ạ. Chúng học văn vì môn Văn luôn chiếm hệ số 2 trong tổng kết điểm. Và để kiếm 1 bằng tốt nghiệp loại giỏi cộng với kết quả giỏi 3 năm trung học thì phải cày môn văn cùng với những môn thi đại học khác , thế thôi. Ghánh nặng đại học thì căng thẳng, thời gian lại không nhiều, và không phải học sinh nào cũng chọn khối C cho tương lai. Thêm vào đó những sách dạy văn hay ,văn tốt ăm ắp những bài văn mẫu mà học sinh vẫn cần khi muốn tìm 1 con điểm giỏi . Thế là COPY,là SAO CHÉP.. Bởi vì tư duy để làm gì cho mệt khi mỗi kỳ thi học kỳ năm này qua năm khác nếu không yêu cầu Cảm nhận về tình bạn của nhà thơ Nguyễn Khuyến trong bài thơ " Khóc Dương Khuê" thì cũng lại là Phân tích tượng đài nghĩa sỹ nông dân trong văn tế của ông Đồ Chiểu. Hồi học chuyên Văn cấp III tôi và bạn bè không ít lần phải đau đầu để hiểu " nội hàm " và " ngoại diên" của những khái niệm xa lạ : "Nhân đạo" thì khác "nhân văn" và lại càng khác "nhân nghĩa "ở chỗ nào?
    Hơn nữa, chính áp lực thi cử đã thui chột tình yêu môn văn trong mỗi tâm hồn học sinh. Làm sao bạn có thể dạy học sinh nên người bằng những đề kiểm tra máy móc như: Phân tích giá trị nhân đạo và hiện thực mới mẻ trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao. Cũng đề bài kiểm tra cho học sinh lớp 11 ấy tôi đã thấy được sử dụng lại trong 1 kỳ thi Cao học cách đây 3, 4 năm .... Tại sao học sinh phải viết về những điều bản thân chúng không hiểu. Hãy để chúng cảm nhận vẻ đẹp mà mỗi câu chuyện mang lại. Hãy để chúng viết về giọt nước mắt của Chí Phèo nếu vị đắng của giọt nước mắt ấy đọng lại trong tâm hồn chúng.
    Những người dạy văn có tâm huyết luôn động não để mỗi đề kiểm tra môn Văn là 1 sáng tạo mới . Nhưng sáng tạo trong giới hạn nào nếu học sinh luôn đối mặt với những đề thi tốt nghiệp và đại học năm nào cũng " mới mẻ " như năm nào. Nếu không là tiểu sử, sự nghiệp của một "ông lớn" này thì cũng là ý nghĩa giá trị( đã được gợi ý, áp đặt trước) của 1 tác phẩm kinh điển khác. Nó khiến cho học sinh thông minh nhất hoặc yêu môn Văn đến cuồng nhiệt cũng không thể yêu văn và " làm người" theo cách của chúng. Và bạn hãy tưởng tuợng chúng ta phải " làm người " theo cách mà người khác cho là tốt nhất, chỉ vì người ta đã làm theo cách đó từ cả triệu năm rồi...
    Tiết dạy đầu tiên trong đời mình, tôi đã nói với các em học sinh rằng chúng ta không học văn để trở thành những con vẹt suốt ngày nhắc lại những điệp khúc: Hãy phân tích giá trị nhân đạo này của Nguyễn Du, Tinh thần nhân nghĩa nọ của Nguyễn Trãi..Thật đáng buồn nếu học văn 12 năm nhưng ra trường không viết nổi 1 đơn xin việc, hay đơn giản là viết 1 lá thư cho người mình yêu quý. Chúng ta hãy học văn để biết cách diễn tả cảm xúc của mình. Thay vì phân tích quan niệm này, giá trị nọ, các em hãy viết về 1 người phụ nữ đã để lại những ấn tượng sâu sắc nhất trong cuộc đời em, hãy viết về những công việc em đang làm hàng ngày, và hãy tập viết nhật ký để ghi lại những cảm xúc đến với em trong từng khoảnh khắc của cuộc sống. Và khi đó với những cảm xúc chân thành, những ngôn từ có thể còn ngây ngô, vụng dại, học sinh đã dần dần biết cảm nhận theo cách riêng của chúng...Chúng không thể tìm thấy 1 người Mẹ, người Chị hay đơn giản 1 cô bạn gái thời tiểu học mà chúng yêu quý trong bất kỳ cuốn sách dạy văn mẫu nào đang bày bán tràn ngập trên thị trường. Hơn nữa, chúng muốn viết về những người thân bằng chính những kỷ niệm riêng chúng có.
    Nhưng tôi đã không thể chỉ dạy học sinh theo cách mà tôi quan niệm. Bởi vì học sinh của tôi cũng phải thi học kỳ, cũng phải thi tốt nghiệp, cũng phải thi Đại học ... Và những kỳ thi to tát ấy luôn đòi hỏi chúng phải nhớ những khuôn mẫu quen, những cách làm cũ.
    SGK môn Văn đang cải cách, và tôi thấy nó đã bỏ đưọc chút ít tinh thần kinh viện để đến gần với cuộc sống. Thay vì mỏi mắt đi tìm nét khác biệt giữa 2 nàng Vân và Kiều, học sinh sẽ học cách để trình bày 1 vấn đề thời sự trước đám đông, học cách thuyết phục.
    Một cô giáo dạy văn tâm huyết đã đau khổ mà rằng: Thế là giết chết văn chương, là công nghiệp hoá văn chương.
    Tôi không nghĩ điều ấy xấu, vì biết đâu, nó cũng là nhu cầu rất thực tế của cuộc sống hiện đại. Học môn văn cũng như học những môn học khác, để giới trẻ gửi mail cho nhau với những ký tự, những con chữ không dấu , nhưng chúng vẫn nhớ tiếng Việt.
    Vấn đề này lại là 1 chuyện khác, tôi sẽ không trao đổi tiếp ở đây.

  7. honghoavi

    honghoavi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    1.412
    Đã được thích:
    0
    Dân trong nghê có khác. Bạn có ý kiến rất hay.
    Theo tôi là như thế này. Thật ra chuyện học văn này không thể nào làm cho toàn bộ học sinh đều thích và đêu yêu môn văn được bởi vì đó là ý thích cá nhân. Việc làm của giáo dục hiện nay chỉ có thể chỉ đường thôi tức là đem học sinh tiếp cận với môn Văn để học sinh có khái niệm còn ai yêu thích học tự khắc sẽ tìm tòi và học hỏi thêm. Và công việc chỉ đường này là do giáo viên dạy văn, công việc của những người như bạn. Nếu người chỉ đường mà rõ ràng mạch lạc sáng sủa thì người đi sẽ dễ biết đường đi.
    Chuyện dạy và học văn không phải là chuyện của một giáo viên một học sinh mà là chuyện của cả một hệ thống giáo dục không thể thay đổi trong một sớm một chiều. Nếu chỉ trích học sinh không biết viết một bài văn, một bức thư, hay một tờ đơn thì không phải chỉ học sinh có lỗi bởi vì thử hỏi một sinh viên đại học mấy người viết được một tờ đơn cho ra hồn...
    Tôi rất tâm đắc với ý kiến của bạn là hiện hay học sinh đang bị học văn một cách áp dặt, học văn dưới sự đinh hướng.
    Tôi chỉ lấy một ví dụ đơn giản thôi nhé. Khi học về Truyện Kiều của Nguyễn Du trong khắp tất cả các trường học ai cũng đều khen Kiều là lấy hiếu làm trinh, thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Nhưng xin thưa đã từng có những học sinh thắc mắc rằng, nửa đêm trèo tường qua nhà Kim Trọng thì con gái bây giờ có ai như Kiều không.... còn nhiều chi tiết nữa. vấn đề ở đây là không phải tôi chỉ trích về cách nhìn như vậy nhưng cần phải có một hướng mở cho học sinh có ý kiến riêng của mình chứ không phải là ý kiến của ông X, ông Y, Z nào đó có sẵn và ta cứ việc ca lên như thế là đạt điểm.
    Vấn đề còn lại là chuyện dùng từ đao to búa lớn hiện nay. Nào là nhân bản nhân văn, nhân đạo, tư tưởng, phân tích nghị luận xã hội... quá nhiều những từ ngữ vượt quá sự hiểu biết của các học sinh. Hoặc nếu có biết thì cũng lơ mơ. Một kinh nghiệm thực tiễn cho thấy đừng nghĩ những gì quá cao siêu... một minh chứng là gần đây bộ sách cửa sổ tâm hồn được giới học sinh đón nhận nhiệt liệt. Bởi vì sao vì chúng nhẹ nhàng gần gũi và dễ đi vào lòng học sinh. Vì chúng đã đi vào tâm hồn học sinh qua những câu chuỵên bình thường nhất mà chúng có thể gặp hằng ngày... chứ lòng nhân ái không thể nào đi qua những bài phân tích dài dặc dặc với những ngôn từ sáo rỗng đã được móm cho chúng.
    honghoavi
  8. fotfet

    fotfet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/11/2003
    Bài viết:
    815
    Đã được thích:
    0
    Hay quá ... phê lòi cả mắt .Vote bác 5* .
  9. baydi_thamlang

    baydi_thamlang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/09/2003
    Bài viết:
    120
    Đã được thích:
    0
    Lời góp ý của bạn honghoavi rất chí lý, đặc biệt khi bạn nói về vai trò định hướng của người dạy văn trong trường học. Tôi không đủ lý lẽ để nói về câu chuyện " tất lẽ dĩ ngẫu này". Nó là chân lý mà.
    Thật sự đáng buồn là không phải ai cũng nghĩ được như bạn . Tất cả chỉ vì miếng cơm manh áo mà thôi. Khái niệm tâm huyết được xem là 1 thứ xa xỉ phẩm khi mà người ta cần phải có 1 cái xe để đi, cần 1 cái nhà để ở, mà phải là 1 cái nhà cho ra nhà. Nên không ít người đã vui sướng khi chọn sự nghiệp văn chương đơn giản vì nó luôn là 1 trong 2 môn học chính mà học sinh ở mọi cấp sẽ phải lựa chọn để ôn trong tất cả các kỳ thi tốt nghiệp, thi ĐH, thậm chí để thi học kỳ.
    Tôi không muốn cực đoan nhưng tôi đã luôn phải nghĩ về điều này từ những ngày đi thực tập. Thực tế của việc học văn trong tất cả các trường học khiến tôi nản lòng để rồi không còn tin tưởng ở chọn lựa của mình.
    Phải nói 1 điều này để bạn thấy, tôi chỉ cần lấy dẫn chứng về việc học văn ở 1 lớp chuyên Văn, tại 1 trường chuyên nổi tiếng của 1 tỉnh miền Trung.
    Khoá học của tôi ngày đó là những người say mê văn chương đến cuồng nhiệt, đến mức dị ứng với những thứ ngôn ngữ khác không phải là tiếng VIệt( 1 sự cực đoan đã phải trả giá). Trong 3 năm học chúng tôi đã đọc không biết bao nhiêu là sách vở, nghiên cứu, tìm tòi , đam mê, xem Văn chương như 1 tôn giáo...
    Nhưng đến bây giờ số người theo đuổi sự nghiệp văn chương, tóm lại còn bao nhiêu??? Tất cả chúng tôi đều xem nó như 1 giấc mơ. Vào cổng trường ĐH, chẳng còn ai giữ được đam mê, kiến thức văn chương rơi rụng dần. Người ta phải sống với 1 nghề trong tay, mà văn chương thì chẳng bao giờ sinh ra được cơm áo?
    Ngoại trừ 1 số người đi làm báo, không nhiều, một số người làm giáo viên dạy văn như tôi, chỉ còn 2 người bạn vẫn theo đuổi sự nghiệp nghiên cứu và cũng đạt được 1 số thành công, 1 số giải nhất nhì cấp bộ cho các công trình nghiên cứu khoa học khi còn là sinh viên.
    Đi dạy văn là đem niềm đam mê đến với những thế hệ trẻ. Sứ mệnh mới to lớn làm sao. Nhưng bạn cũng biết công nghệ dạy văn khuôn mẫu ở trường học rồi đấy.
    Công việc giảng dạy đã làm hao mòn niềm đam mê trong tôi. Và tôi hoảng sợ khi một ngày nào đó mình sẽ không còn hồi hộp, rung động, thậm chí điên loạn với những hờn giận, yêu thương , căm hờn trong từng trang sách...
    Cuối cùng thì văn chương đã mang đến cho tôi điều gì? Nó là 1 bí mật riêng tư không thể nói ở chốn đông đúc này?
    Nhưng , luôn luôn là thế, tôi không muốn kiếm sống bằng văn chương. Tôi chỉ muốn xem nó là 1 nghề tay trái...Tôi không muốn giết chết niềm đam mê trong tâm hồn , bằng cách mà người ta đang bắt chúng tôi làm trong các trường học.
    Ta ở ta đi đời vẫn vô tình
    Như ta chửa bao giờ có mặt...

Chia sẻ trang này