Học văn như thế nào??? Dạo này có nhiều người hỏi về cách phân tích, bình luận văn học trong nhà trường quá, mình muốn lập một topic này để mọi người cùng thảo luận xem nên học văn như thế nào để có hiệu quả cao mà lại thấy hứng thú, nhất là với mình tiêu chuẩn học văn phải đặt sự tỉnh táo lên hàng đầu, kẻo lại ngộ chữ thì chết! Quan điểm của mình khi học văn là: 1. Đọc thật nhiều 2. Phân tích kỹ các dòng văn học thuộc các nền văn hoá khác nhau, các thời kỳ khác nhau và đặt mỗi tác phẩm vào giai đoạn lịch sử của nó, từ đó phân tích không bị nhầm lẫn, và không bị quanh quẩn tối ý! 3. Mỗi một tác giả nên nghiên cứu kỹ tiểu sử, tư tưởng và tác phẩm 4. Các thủ pháp sử dụng trong việc tạo cốt truyện, xử lý tình huống , xây dựng tính các nhân vật. 5. Nếu là sinh viên, học sinh, mỗi ngày bạn nên dùng những khoảng thời gian cần thiết để đọc, đọc thật nhiều... Nhưng đừng miễn cưỡng, chỉ nên đọc những gì mình thấy hứng thú thật sự!
Anh này bên box PT nhà tớ đây mà, hình như anh rất chịu khó viết bài bên box VH thì phải Theo em muốn học tốt văn thì trước hết, phải có cảm tình với môn học đã chứ . Không biết mọi người thế nào nhưng với em, những gì em thích em mới làm tốt được
lập hội đồng hương BPT ở đây được đấy nhỉ! cái này dành cho bọn học sinh cấp 3 vào chơi, nhưng có vẻ bây giờ các em không biết nhiều đến trang này thì phải!
Hì hì , hồi cấp 3 mình cũng mê mẩn văn thơ lắm , hình như hồi đó cũng đọc nhiều viết nhiều ( trên 4rum ấy ) , nhưng đến giờ xúc cảm với văn chương phai dần rồi thì phải , vừa lượn qua topic kia mới nhớ là đã đọc truyện Miếng da lừa rồi đấy Quay lại với câu hỏi Học văn như thế nào? mình trả lời theo những gì hồi cấp 3 mình nghĩ như thế và làm như thế : - Đọc nhiều tác phẩm văn học - Tìm hiểu một chút về tác giả, tác phẩm và bối cảnh lịch sử - Quan trọng nhất là phải có cảm xúc, cảm tưởng và quan điểm riêng của mình về tác phẩm , không được tin / nghe theo một ý mà giáo viên giảng cho bạn. - Sau đó tìm hiểu thêm đánh giá và suy nghĩ của những tác giả khác về tác phẩm đó qua các quyển phân tích, lý luận hay phê bình văn học. Hồi ngày xưa mình làm văn không bao giờ viết theo ý ăn điểm, thấy việc đó là đi ngược lại với tình yêu văn chương đích thực . Với mình học văn là để làm phong phú tâm hồn, là một cách để mở rộng khả năng suy tưởng và tư duy , chứ không bao giờ là vấn đề điểm số ( quan điểm về học văn có ảnh hưởng tới " học văn như thế nào" mà nhỉ )
Trước tiên phải phân biệt đã, học để thi tốt nghiệp hay học cho mình: - Học để thi tốt nghiệp thì chính xác là học cứ học thuộc lòng các ý, lấy ý ăn điểm. - Học cho mình thì trước tiên nên đi tìm một ông thầy dạy Văn thật tốt mà học thêm. Một ông thầy với cách phân tích mạch lạc, kiến thức văn hoá XH sâu rộng, cách trình bày hấp dẫn sẽ là bước đầu tiên khiến bạn cảm thấy yêu văn chương (nếu bạn chưa yêu!) Sau đó thì như các bạn đã nói ở trên đó: đọc nhiều theo các chủ để mà mình thích, mở rộng ra tìm hiểu bối cảnh lịch sử, tư tưởng suy nghĩ của người thời đó (để có cái nhìn sâu hơn về tác phẩm), tập có ý kiến riêng (để tạo ra nét độc đáo của riêng mình), tập viết văn mạch lạc, không sai ngữ pháp, viết sao cho có luận điểm luận chứng... + Muốn viết không bị sai ngữ pháp, lỗi chính tả, câu cú rõ ràng thì nói thật chẳng có cách nào khác là đọc nhiều và viết nhiều. Có phải ai tự nhiên sinh ra đã có văn hay chữ tốt cả đâu, nên phải học phong cách viết của các bậc tiền bối (không phải theo nghĩa copy), rồi thực hành nó, đến khi kỹ năng viết nhuần nhuyễn trở thành thói quen của mình. Cái này thì đích thực là mưa dầm thấm lâu, chẳng ai giúp được. Nếu có 2 người cùng viết bài theo kiểu "lấy ý ăn điểm" nhưng người có kỹ năng viết tốt, trong sáng, dễ hiểu thì điểm chắc chắn vẫn cao hơn người viết câu cú lủng củng, tối nghĩa (trường hợp dùng phao không tính.)
Không biết bây giờ có còn kiểu "lấy ý ăn điểm" không nhỉ? Mình thấy đó là cách giáo dục cực kỳ buồn cười, làm văn giống như làm toán, chỉ cần thuộc công thức là làm được! Tất nhiên, đến lúc đó làm toán cần sự sáng tạo hơn làm văn! Hồi cấp 3 mình rất ít khi đọc sách hướng dẫn học văn, vì cảm giác bị người khác chi phối cảm xúc rất khó chịu! Có cô giáo văn còn tuyên bố viết dưới 4 tờ giấy thì không thèm chấm. Mình chẳng hiểu ra làm sao.
Khi tớ còn học cấp 1 tớ ghét học văn, chỉ thích toán thui. Lên cấp 2 tớ vẫn không thích học văn lém nhưng tớ lại tập tành làm thơ và viết truyện ngắn để đăng báo,tớ mún chứng minh cho một người thấy là tớ ....không hề lạnh, rằng ngoài vẻ lạnh lùng thì trái tim tớ ấm lém, tớ lãng mạn lém...hic Lên cấp 3 tớ thích đọc tiểu thuyết, tớ ước mơ trở thành một nhà văn, lúc này tớ nhận ra mình cũng thích văn học lém lém chỉ có điều trước đây tớ ko nhận ra, hay cố tình ko nhận ra ? ko bít, nhưng có lẽ là cả hai, nhưng tớ vẫn chỉ dành thời gian cho môn văn bằng 1/2 thời gian cho môn toán. Tới đầu năm lớp 12, cô giáo dạy văn tớ nhận xét văn của tớ " lãng mạn wá, rằng đến thị Nở trong bài văn phân tích của tớ cũng đẹp, rằng nếu mún trở thành một nhà văn thì tớ không nên pha một màu hồng cho những gì tớ nhìn thấy". Chả là những câu chuyện tớ viết đều có một kết thúc rất có hậu. Hic sau nhận xét đó, tớ suy nghĩ nhìu lém và rồi tớ quyết định tớ không thích, hay không thể trở thành một nhà văn...bởi tớ bít cuộc sống này đa sắc lém..nhưng tớ vẫn mún, hay vẫn cố pha nhhiều sắc hồng cho bức tranh đó. Và tớ không mún thay đổi suy nghĩ đó. Tới bi giờ thì không còn thói quen viết truyện, không còn mơ mộng nhiều...nhưng nếu có hứng thì vẫn thao thao bất tuyệt về một bài thơ hay một câu truyện nào đó. Chả để làm gì...đôi khi chỉ để biết rằng mình vẫn có thể rung động sau những lo toan, bon chen trong cuộc sống. Văn vốn dĩ có trong máu của mỗi người. Không thể phũ nhận rằng nếu bạn cố gắng thì mọi thứ đều có thể. Nhưng chĩ ở một chừng mực nào đó thui. Bạn có thể cố gắng để được điểm 8 môn văn, nhưng bạn không thể cố gắng để trở thành một nhà văn,nhà thơ. Những điều đó cần tố chất, cảm xúc, những rung cảm thực sự. Còn để đạt được điểm 8 môn văn them mình cũng không khó lém, bạn chỉ cẩn đầu tư thời gian nhìu hơn , đọc nhiều sách hơn và trong các kỳ thi thì cố bám sát khung điểm đấy đừng lan man theo cảm xúc ( cái này nghe có vẻ không văn học lém..nhưng là thực tế đấy)....học những điều cơ bản nhất trong SGK thì điểm 8 cho môn văn là không wá khó đâu.... Hihi vậy mà mình vẫn chẳng bao giờ thực hiện theo điều đó, đơn giản vì mình không làm chủ được cảm xúc của chính mình. Đời....