1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Học vật lí giỏi cần những yếu tố gì?

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi tuan_qn, 01/01/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tuan_qn

    tuan_qn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/01/2005
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Học vật lí giỏi cần những yếu tố gì?

    Mình rất muốn học vật lí tốt nhưng mình nhận thấy không có khả năng hay sao ấy, mình học tiếp thu rất chậm, mong các cao nhân chỉ điểm
  2. Babyforeverloveyou

    Babyforeverloveyou Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/12/2004
    Bài viết:
    32
    Đã được thích:
    0
    Huh, học vật lý tốt thì cũng đòi hỏi nhiều thứ lắm :
    1. Yêu thích hoặc chí ít cũng không ghét vl.
    2. Trình độ toán học phải từ khá trở lên (điều này càng học lên cao bạn sẽ càng thấy rõ ràng hơn).
    3. Tư duy và đầu óc thông thoáng 1 chút, đừng có máy móc.
    Tôi nghĩ thế thôi, có ai ko đồng ý thì cứ nói.
  3. imweasel

    imweasel Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/07/2002
    Bài viết:
    473
    Đã được thích:
    0
    "Thông minh do học tập mà có, thiên tài do tích luỹ mà nên"
    cứ chăm chỉ, quyết tâm sẽ được
  4. legend_of_endless_love

    legend_of_endless_love Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/09/2004
    Bài viết:
    104
    Đã được thích:
    0
    bạn kia nói tư duy đầu óc thông thoáng 1 chút chứng tỏ là bạn đã máy móc rùi còn gì nữa ,mà chả ai thích lý mà ghét toán cả .Nói thẳng nha,thông minh thích gì giỏi đó.Còn môn lý,cũng giống toán,học giỏi là do biết tưởng tượng,khi mà tự tưởng .. ra được thì tất cả ~ công thức nều nằm trong đầu hết,thấy 1 lần là nhớ ,0 bao vờ phải coi lại.Còn thông minh 0 phải do học tập,thiên tài cũng chẳng phải tích luỹ ,nếu dẩy bao nhiêu người học cả đời đó,mà có bao nhiêu thiên tài,rồi hổng lẽ siêng học là sáng dạ hết hẻ.Thông minh do môi trường lúc nhỏ và chút bẩm sinh,thiên tài thì chắc chỉ do ổng tài thôi
  5. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    Nói chung làm gì mà chẳng cần niềm say mê. Còn toán học tất nhiên là cần thiết. Ngay cả vật lí đại cương mà không nám vững toán học còn chết nữa là muốn đi sâu vào môn này. Có điều bác Imweasel nói thiên tài do tích luỹ mà nên thì theo như chính miệng một ông thầy Vật lí ở Tổng hợp dạy em đã nói và em cũng nghĩ đúng như thế là câu đó chỉ để... an ủi là chính chứ tích luỹ quan trọng thật nhưng nếu đã.... không có khả năng thì có tích luỹ mấy thế kỉ cũng đến thế thôi, có chăng cũng chỉ là lặp đi lặp lại cái cũ đến thành thạo chứ chả bao giờ nghĩ ra được cái gì hay ho cả. Tất nhiên là rất cần quá trình tích luỹ kiến thức và rèn luyện thường xuyên, nhưng mà khả năng cũng chiếm tới (theo em) khoảng 70%. Mỗi người một khả năng, không học được Lí thì chuyển sang học môn khác cũng được mà (như mình hồi cấp 3 bị nhét vào cái lớp chuyên văn, có bao giờ được quá điểm 6 đâu cơ chứ)
  6. king_hung

    king_hung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/03/2003
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    Thật ra khả năng quyết định bao nhiêu cho một người có thể học tốt môn nào đó vẫn còn nhiều tranh cãi. Einstein lúc còn nhỏ các thầy nói là không có tương lai, ngay cả khi ông là sinh viên cũng không nổi bật vậy mà sau đo thì ai cũng biết. Tuy nhiên theo các nhà nghiên cứu, chỉ số IQ rất là quan trong. Nếu chỉ số IQ>100, tức là sinh viên đậu đại học thì theo học ngành nào cũng được. Về kinh nghiệm và suy nghĩ của bản thân, tôi thấy bạn đã yêu thích và dám bỏ thời gian thì thành công sẽ tất đến(trừ khi bị down, just fun). Nơi mà tôi đang sống rất coi trọng điều đó, các supervisor luôn nói rằng "cái mà n biết hiện giờ chả có bao nhiêu cả, nhưng nếu chăm chỉ thì mọi việc đều có thể làm được". Nếu bạn thấy việc học vật lý có khó khăn đó có thể là do nhưng kiến thực nền tản, tích lũy bạn còn thiếu, nếu bạn ráng khoãng 1-2 năm thì theo tôi nghĩ có thể theo kịp người khác. Tôi cũng đã từng trãi qua va kinh nghiệm cho tôi thấy là bạn vẫn có thể đuổi theo kịp. Bạn nên lựa những sách nào viết dễ hiểu, phù hợp với trình độ mình rôi nâng dần lên, như vậy sẽ thoải mái hơn. Nếu bạn là học sinh, bộ sách vật lý của Haliday(bản tiếng việt) là một sự lựa chọn tốt 6x30 ngàn/quyển. Nếu bạn là sinh viên, hay nhờ người khác giới thiệu cho bạn sách hay(thường là tiếng anh), trong phần preface nói lên rằng dành cho SV học. Điều cuối cùng, phãi giữ gìn sức khoẻ cho một cuộc đua dài hơn trong tương lai. Học sinh Mỹ học hết 12 chỉ học đến phương trình bậc 2, nhưng sau đó họ có thể đọc xong một cuốn sách 500 trang trong 1 tuần ở đại học. Tuy nhiên cũng không thừa khi nhắc bạn rằng ki thi vào đại học ở Nhật ngành máy tính đòi hỏi học sinh phãi có kiên thức thuật toán của một sinh viện năm hai ở các nước khác. Đó chỉ là ý riêng của tôi, hi vọng giúp ích cho bạn.
  7. imweasel

    imweasel Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/07/2002
    Bài viết:
    473
    Đã được thích:
    0
    những điều Rangarok và một số bạn khác nói, có thể đúng ở mức độ nào đó, ví dụ như sau này định đi chuyên ngành về Vật Lý, trở thành người có tiếng tăm trong giới mới cần đến. Còn tôi nghĩ, nếu chỉ cần ở mức học tốt vật lý phổ thông thì cũng chỉ cần lòng quyết tâm và một phương pháp học tập hợp lý là đủ. Điều này tôi nghiệm ra từ bản thân.
    Cấp 3 tôi học Tổng Hợp Lý và lúc mới vào thì kém xa bạn bè cùng lớp vì cấp 2 tôi k học sâu về Lý, 1 trong những câu nói ấn tượng nhất mà tôi được nghe là của thầy Hà Huy Bằng "tôi và thầy Tuấn (của viện Vật Lý, rất giỏi toán) có lẽ không thông minh gì hơn các em, nhưng chắc chắn bọn tôi chăm hơn các em rất nhiều". Rangarok có thể hỏi bất kỳ các khoá cũ của Tổng Hợp Lý để biết khả năng tư duy thầy Bằng như thế nào. Tôi nghe câu đó vào lớp 10, và nó đã khích lệ tôi rất nhiều. Cuối cùng thì sau khoảng 2 tháng đều đặn học từ 8h -> 12h, chủ yếu là Toán và Lý, thì tôi đã miễn cưỡng đuổi kịp các bạn của mình trong lớp.
    Hầu hết các câu chuyện các thầy kể trong lớp khi muốn khích lệ chúng tôi đều là những tấm gương chăm chỉ, chứ ít khi nói đến những tài năng riêng lẻ. Bởi vì tài năng là điều trời phú, ta không thay đổi được nó, nhưng lòng quyết tâm và sự chăm chỉ là của bản thân mình, ta có thể điều khiển được nó. Tôi còn nhớ hồi lớp 10 có 1 lần được giao lưu với các anh du học trong khối ở Nhật về, có thằng hỏi "làm thế nào để học giỏi ? " (câu hỏi lần nào cũng hỏi) thì các anh trả lời "mở sách ra làm từ bài đầu tiên đến bài cuối cùng là khắc giỏi" . Tất nhiên các anh nói đùa một chút, nhưng ý cũng ám chỉ sự chăm chỉ, quyết tâm trong học tập.
    Tóm lại, phương pháp học tập mỗi người mỗi kiểu, rất khó áp từ người này sang người kia. Nhưng đặc điểm chung của những người thành công khi học Lý cấp 3 mà tôi biết thì họ đều rất chăm, cầu tiến và không nản.
    ah, còn câu tôi nhắc đến ở bài post phía trên là của nhà toán học TQ La Hoa Canh, tôi đọc được trong tạp chí "toán học và tuổi trẻ".
    Đống giáo trình của Haliday đọc cũng được, theo ý kiến cá nhân của tôi thì nó k cần thiết lắm, sau khi cậu học vững rồi đọc cho biết thì được.
    hôm nay tự nhiên sến quá, nói hơi nhiều. Hope là giúp được chú tuan_qn
    Được imweasel sửa chữa / chuyển vào 17:23 ngày 02/01/2005
  8. king_hung

    king_hung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/03/2003
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    Hoàn toàn đồng ý với imweasel.
  9. BlueSpider

    BlueSpider Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/04/2004
    Bài viết:
    536
    Đã được thích:
    0
    Đúng vậy ! Muốn học vật lý giỏi thì theo tôi nghiệm thấy thì nó đòi hỏi bạn phải biết tự biết khi nào mình có vẻ học sa sút, niềm say mê yêu thích và ý thức được bạn học để làm cái gì ?
    Không cần bạn phải trả lời vanh vách những câu hỏi trên cái chính là tự bạn có nhận thấy đúng như vậy không? Trước đây tôi học rất khá vật lý nhưng không phải ý thức được việc học mà là do có niềm say mê... đến khi vào những lĩnh vực mình không thích thì lại kém.... và bây giờ, khi đã trải qua một số thất bại thì tôi ý thức được việc học hơn.... và đi đôi với niềm đam mê tôi lại học khá trở lại.
    Cần cả niềm đam mê lẫn tự giác bạn ạ !
  10. warless

    warless Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2005
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    các bác nói hay lắm, nhưng hình như đấy là với điều kiện "lý tưởng" hay sao ấy nhỉ, thế nhỡ không có điều kiện kinh tế và cả điều kiện kĩ thuật tồi tàn của VN thì làm thế nào đây?

Chia sẻ trang này