1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Học vẽ có khó không? Học vẽ bắt đầu từ đâu?

Chủ đề trong 'Mỹ Thuật' bởi huykhanh1981, 13/07/2016.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. huykhanh1981

    huykhanh1981 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2016
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Khi bạn đang muốn học để thi ngành năng khiếu và học để thỏa mãn niềm đam mê của mình về nghệ thuật thì chắc chắn sẽ có câu hỏi trên.

    [​IMG]

    Học vẽ giống và không giống với học văn hóa ở chỗ nào?

    - Giống ở chỗ:

    Bạn phải học từ cơ bản, tức là khi học văn hóa thì ta bắt đầu từ việc cầm bút, bảng chữ cái, những con số và rồi nâng cao hơn. Còn học vẽ bạn phải bắt đầu từ việc cầm que đo, bút chì, bắt đầu từ những bài khối cơ bản rồi nâng cao.

    Học vẽ và học văn hóa đều đòi hỏi người học phải có sự kiên nhẫn, rèn luyện mình qua các bài tập, người ta thường nói "văn ôn võ luyện", học vẽ cũng tương tự như vậy. Càng rèn luyện nhiều chất lượng các bài vẽ sẽ càng nâng cao nhiều hơn.

    - Không giống ở chỗ: Học văn hóa bạn có thể mua tài liệu hoặc qua hướng dẫn giáo viên rồi làm bài tập, có thể tham khảo từ trên mạng và tự làm.

    Học vẽ đòi hỏi bạn phải có sự hướng dẫn của giáo viên dạy vẽ, trực tiếp vẽ trên lớp với mẫu thật, rồi dựa trên nhận xét để sửa bài. Có thể bạn sẽ tìm được clip dạy vẽ hay sách dạy vẽ nhưng đôi khi nhìn vào mà ta vẫn loay hoay không biết vẽ như thế nào và bắt đầu từ đâu? Tại sao cách học trên không hiệu quả? Bởi vì cách trên thích hợp với những bạn đã học qua cơ bản chưa có điều kiện nâng cao. Vì vậy, học vẽ bạn nên bắt đầu từ:

    1. Cầm que đo (để tính tỉ lệ), vẽ những khối cơ bản như vuông, tròn, tam giác, chữ nhật, hình trụ... Sau đó là làm quen với cách cầm bút (cầm bút vẽ khác với cầm bút viết ), cách lên đậm nhạt cho khối. Hiện có sách của trung tâm mỹ thuật MS hướng dẫn khá đầy đủ, bạn xem thêm tại đây. Các sách dạy vẽ trên thị trường chủ yếu là sách Trung Quốc, nhìn tuy đẹp nhưng khó học theo vì người ta chì hướng dẫn phác những đường lớn, (trong khi họ phác vài nét đã chuẩn thì người mới học làm sao nắm bắt?) và chủ yếu tả chất.

    2. Vẽ tĩnh vật: vẽ các đồ vật xung quanh như cốc, lọ hoa, quả bóng, bàn, ghế...vv , vì những đồ vật này chủ yếu thiết kế dựa trên hình khối cơ bản.

    Các vấn đề cần tránh đối với người mới học vẽ:

    1. Không tham bóng, tả chất: tức là không tham tả quá chi tiết mà không chú ý đến hình, đánh bóng trên một cái hình siêu vẹo là sai lầm rất lớn của người mới học vẽ. VD: Bạn vẽ một lọ hoa. Mẫu bị sứt một ít ở phần miệng lọ, bạn cố vẽ sao cho miếng sứt nó giống với mẫu mà không để ý xem lọ hoa hình dáng đã cân đối chưa, đã đứng được chưa hay đổ xiêu vẹo?

    2. Quan niệm: đã vẽ là phải giống mới đẹp. Thực ra quan niệm này không sai, nếu bạn vẽ giống đương nhiên là đẹp, nhưng cái đẹp trong hội họa không chỉ là giống mà nó còn là sự hài hòa về tỉ lệ và tổng thể mối tương quan giữa hình và không gian xung quanh nó. VD: Có một số họa sĩ chỉ một vài nét phác nhưng khiến cho người xem có thể hình dung nó là cái gì, hình dáng ra sao mà chưa cần phải tả kĩ bởi vì họ nắm được đặc điểm của nhân vật, lược bỏ những chi tiết nhỏ, chỉ lấy những nét chính, độ đậm nhạt cũng vậy.

    3. Bắt đầu từ cái khó: Tuy mới đến với học vẽ nhưng đã vẽ người, chân dung. Vẽ chân dung, vẽ người là rất khó, để vẽ được phải trải qua một quá trình rèn luyện lâu dài từ cơ bản và nâng cao,
    bạn phải được học qua vẽ chân dung tượng thạch cao và sau đó học vẽ người mẫu thực thì mới vẽ được.

    4. Vẽ hoạt hình, vẽ chibi: Các nhân vật hoạt hình trong truyện tranh tỉ lệ thường sai lệch nhiều, vì vậy nếu vẽ để giải trí thì được nhưng để trở thành một họa sĩ vẽ truyện tranh chuyên nghiệp thì đấy lại là chuyện khác. Nên hạn chế vẽ theo lối này, sẽ ảnh hưởng nhiều đến cách học vẽ về sau.
    VD: các nhân vật truyện tranh thường có đôi mắt to, miệng nhỏ, người quá nhỏ so với đầu hoặc là quá cao, đó thường là dụng ý của người họa sĩ để cho nhân vật dễ thương và ấn tượng hơn.

    5. Đánh bóng theo lối truyền thần: Thường thì để cho giống, nhất là với chân dung ta thường bôi, di, làm nhòe đi cho ra chất da thịt và cũng theo thói quen ấy ta áp dụngvới tất cả các vật thể, nhưng khi đã học vẽ rồi bạn nên hạn chế cách này.Trong hình họa nếu bôi, di quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng bị bết, không rõ ganh bóng. Bạn nên đan nét, các nét chồng lên nhau làm sao khi ở mảng đậm ta vẫn nhìn được nét đánh bóng.

    6. Vẽ tự do, thích gì vẽ nấy không theo bài tập hay dạng bài cơ bản nào. Hôm nay vẽ chibi, ngày mai vẽ lọ hoa, ngày kia vẽ chân dung theo ảnh chụp, tất cả chưa xong, chán lại đổi cái khác. Bạn nên tập vẽ từ từ, từng bước, kiên trì, hôm nay chưa vẽ được ngày mai ta cố gắng tiếp, vẽ lần lượt từ dễ đến khó.

    7. Tâm lý khi học vẽ:

    Học vẽ cần tính kiên trì, cẩn thận, và luôn cố gắng. Không quá quan trọng về kết quả khi mới vẽ, sự tiến bộ khi vẽ không có kết quả ngay tức thì mà nó đòi hỏi cả quá trình dài, nếu không kiên trì sẽ dễ nản. Nếu bạn có điều kiện thì nên đi ôn luyện sớm tại trung tâm dạy mỹ thuật uy tín,
    nếu bạn không có điều kiện hãy thử sức mình với việc vẽ các khối cơ bản trước tiên.

Chia sẻ trang này