1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

học violon???

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi monalisasmile, 07/07/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Mattro`imu`ahe`

    Mattro`imu`ahe` Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/01/2003
    Bài viết:
    217
    Đã được thích:
    0
    Cậu bé này dễ cáu nhỉ.Tôi thấy cậu Doub đùa thì cũng thêm chút mắm muối cho vui .Cậu trẻ con thật ! Hì hì, tôi còn đang định hỏi cậu xem có còn không để mua cho học sinh.
    Không đùa nữa nhé .
    Xin lỗi cậu Duo vì đem học sinh ra trêu cậu .Cậu muốn hỏi thăm ai thì cứ hỏi tôi biết đến đâu sẽ trả lời .Cậu muốn bàn về kỹ thuật violon cũng được.Nhưng cậu nói KT rung khó nhất thì tôi không đồng ý.Rung , là một cách thể hiện tiếng đàn và thể hiện luôn cá tính người chơi.Tuy nhiên cũng giống như nhiều kỹ thuật cơ bản khác đều đòi hỏi đúng phương pháp.Tuy nhiên cậu có thể xem nhiều danh thủ trên thế giới có bàn tay trái rung trông không thuận lắm và không chuẩn lắm mà âm thanh nghe vẫn rất truyền cảm.Cậu chắc cũng biết mỗi tác phẩm hay mỗi thời kỳ có một kiểu rung thích hợp riêng ?
    Không kể đến việc sai cơ bản thì làm gì cũng khó dù chỉ là 1 cú archét.Tôi đang thấy kỹ thuật staccato ngược ( archét kéo xuống ) là rất khó .Như cái Horra staccato .Cậu thấy thế nào ?
    Nếu cậu thấy rung có gì khó hay trở ngại thì có thể hỏi tôi tại đây.Chúng ta cùng trao đổi nhé.Có thể tôi cũng học được gì đó từ cậu.
  2. Duo_bt

    Duo_bt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/08/2003
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    0
    Staccato thực ra là một kĩ thuật khá dễ, nếu như biết cách. Bài Hora Staccato tôi đã tập qua rồi, tập chơi để thử staccato thôi, vì nó thuộc tác phẩm nhỏ, muốn thi thố gì cũng khó. Staccato chỉ thực sự khó khi rất dài, hoặc có cả chiều lên lẫn xuống liên tục như trong Caprice số 7 của Paganini, trong chương 1 của Concerto số 1 của Wieniawski, hay trong bản Capriccio-valse cũng của Wieniawski.
    Nhìn chung, có một số tác phẩm dành cho Violin mà có sử dụng staccato, song để nhìn nhận nó như một kĩ thuật khó nhất thì có lẽ d/c vẫn đang chỉ ở mức chật vật với các kĩ thuật theo cách hiểu thông thường của từ kĩ thuật (chạy quãng 3, quãng 8, quãng 4,5 hay đơn giản là những gì được viết bởi Paganini, Wieniaski hay Ysaye). Trong khi đó, rung là một kĩ thuật xuất hiện khắp mọi nơi, trong mọi thể loại, mọi thời kì (thậm chí cả trong nhạc baroque). Kĩ thuật theo cách hiểu của tôi là mọi khả năng, biện pháp để tác động trực tiếp tới âm thanh. Việc d/c không coi kĩ thuật rung là một trong những kĩ thuật khó nhất, hay việc lấy ví dụ về các Violinist nổi tiếng với tay rung nhìn không nhu "chuẩn", theo tôi cũng chứng tỏ d/c chưa nắm được bản chất của vấn đề tay chân khi chơi đàn. Có thể đ/c thuộc nhóm người may mắn có tay rung tự nhiên, cũng như một số người khác có staccato tự nhiên, song tại mọi trường âm nhạc mà tôi đã và đang theo học, thì rung đều là một vấn đề lớn đối với Violinist (thậm chí cả trong các cuộc thi quốc tế nổi tiếng, cũng ko ít thí sinh tham dự với tiếng rung không chuẩn,thiếu sự điều khiển. Hay nếu d/c còn nhớ, thì khoảng 3 năm trước, tại Hà Nội có một buổi biểu diển của Violinist Chu-Chang Lin, chơi bản concerto số 4 của Mozart, là người, mà sau buổi biểu diễn thầy Ngô Thành có nói với tôi trong buổi nói chuyện, cũng có tay rung không thực sự tốt.)
    Tôi nhắc lại, trừ phi người tôi đang nói chuyện là thuộc lớp thầy Ngô Thành, thầy Châu Sơn, cô Thu Hà (mà tôi chắc rằng họ đều không có thời gian để lên mạng), thì tôi xin dừng tại đây, coi như trên kia chỉ là đùa cho vui. Còn trường hợp d/c cũng chỉ thuộc vào lớp học sinh, sinh viên của các thầy, thì nên cẩn thận khi nói chuyện, vì d/c hoàn toàn không biết tôi là ai cả.
    Thế đã nhở
    PS: đồng chí hỏi tôi về rung, thế giờ tôi hỏi lại:
    Fantasy Carmen của Waxman với lại Sonata KV378 của Mozart cái nào khó hơn?
    Được Duo_bt sửa chữa / chuyển vào 01:28 ngày 15/07/2004
  3. Mattro`imu`ahe`

    Mattro`imu`ahe` Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/01/2003
    Bài viết:
    217
    Đã được thích:
    0
    Cậu cũng nên nói chuyện cẩn thận , dù đó là ai.Cậu không nên đem thầy Thành, thầy Sơn, hay cô Hà lên đây làm gì.Ở đây người sâu chuyên môn có thể nói là không có.Tuy nhiên, nếu cậu nói cẩn thận , rõ ràng , tôi có thể đoán được cậu thuộc loại nào.Thực sự có năng khiếu hay chỉ là anh chàng cần cù bù thông minh.Theo cách cậu nói, tôi đoán cậu có thể là Dương , hoc sinh thầy Thành, con của 1 kỹ sư.Nếu không phải cũng không sao.Nhưng nếu phải, cậu báo cho tôi , tôi sẽ chỉ ra tai sao kĩ thuật rung của cậu không chuẩn .Xin lỗi trước nhưng tôi quen nói thẳng. Nhưng điều cơ bản của âm nhạc là hiệu quả âm thanh và mục đích cuối cùng là hấp dẫn người nghe.Việc cậu cho rằng staccato ngược như tôi đã nói là khá dễ là cậu nói hơi bừa ( tôi đã mở ngoặc là ngược chứ không fải xuôi) hơn nữa, Horra staccato chỉ là 1 tiểu phẩm ngắn.Nhưng đó chính là bản nhạc mà sử dụng kĩ thuật staccato nhiều cả xuôi và ngược ( Tôi e rằng cậu chưa chơi bản này hoặc khi chơi thử cậu bỏ những kiểu khó.Đây là tiểu phảm dung nhiều kĩ thuật staccato cả xuôi và ngược như tên gọi của nó : Staccato kinh dị )Muốn biết hay dở thì phải chơi hoàn chỉnh.Ngoài ra cùng là kĩ thuật đó nhưng mỗi người chơi cũng thể hiện sự khác biệt.Tôi muốn nói là chơi thế nào .Chứ chơi xong người nghe ngáp dài thì kĩ thuật gì cũng bỏ.
    Cậu muốn thuyết phục thì phải nói rõ cách sử dụng cổ tay , cánh tay ra sao chứ cứ nói " khá dễ " trẻ con nó cũng nói được.
    Cậu nói Chu Chang Lin tay rung không thực sự tốt .Vậy người nhận xét như vậy là thầy Thành , tay rung có thực sự tốt không ?Tay rung cậu có thực sự tốt không ? thế nào là thực sự tốt.Cậu có kết hợp được cả cánh tay và cổ tay, ngón tay để thực sự tốt không ?Hay đôi khi để cho âm thanh mộc không rung như Anna Sophie Mutter chơi câu mở đầu Concerto Sibelius cũng tạo hiệu quả cá tính riêng ?
    Việc cậu hỏi Fantasi của Waxman với Sonata của Mozart đối với tôi là hết sức trẻ con.Đáng nhẽ tôi không trả lời câu hỏi loại này.Tôi nghe Maxim Vengerov chơi cái này.Mặc dù có thể với nhiều em thì nghe Fantasi kinh ,nhưng mà về độ tinh tế và chắc là vất vả với cậu phải không thì không nên so với nhạc Mozart ?
    ps : cậu chưa trả lời tôi cụ thể cậu vibrato thế nào Nhưng cậu cũng nên nói chuyện cẩn thận.Đừng cho rằng mình ra nước ngoài học là ghê lắm. Giỏi mà được tuyển và có tiền là đi .Cần cù bù thông minh tôi gặp hơi nhiều trong giới âm nhạc( thế mới tiếc)rồi vì con cha cháu ông mà đưọc đùn đi.Cậu có điều kiện ra nước ngoài học thế đã được giải gì chưa ? hay lại tốn tiền cha mẹ.
    Này , tôi thấy có lần báo chí kiểm điểm thấy ngoài Đặng Thái Sơn đoạt giải nhất tại một kì thi tầm cỡ thì Việt Nammình chưa có ai khác ( nhớ là tầm cỡ , được thế giới xếp hạng ấy chứ không phải loại giải trẻ mở rộng hay U iếc gì đâu !!! )Cậu nên cố mà tập luyện .Nếu cậu tốt kĩ thuật cơ bản thì mới chỉ là thợ đàn thôi.Cần phải học ngoài cuộc sống và làm cho tâm hồn mình sâu sắc thì chơi đàn mới hay được. Thế thôi.
    Nhớ lần sau đừng đem mấy vị chức sắc của Nhạc Viên ra nhé .Người ta chỉ chăm chú vào lao động nghệ thuật còn vất vả lại đeo thêm mấy thứ chức quyền vói tiền bạc thì mệt đấy
    Được Mattro`imu`ahe` sửa chữa / chuyển vào 13:20 ngày 15/07/2004
  4. Mattro`imu`ahe`

    Mattro`imu`ahe` Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/01/2003
    Bài viết:
    217
    Đã được thích:
    0
    He he....bây giờ anh đã nhớ rồi.Chú đích thị là Bùi Tuấn Dương. Duo -bt mà ....Hèn nào chú kêu rung rất khóAnh nhớ rồi, hồi còn học tại trường, chú bị chê là tay rung không chuẩn---------> tiếng đàn không thoátAnh đang thấy lạ là tại sao một người chơi violon chuyên nghiệp mà cứ mãi kêu la về kĩ thuật rung .Cho anh hỏi thăm chú đã sửa được tay rung chưa ? Nếu rồi thì anh chúc mừng, còn chưa thì lên đây lễ phép một chút ,anh chỉ cho .Anh còn nhớ học sinh của thầy Thành nhiều người cần cù nhưng không chịu tìm hiểu mà chỉ biết bắt trước cho nên từ cái dáng kéo đàn cũng giống thầy.Chú cũng chỉ thuộc loại cần cù bù thông minh thôi .Chú chưa đủ tầm để nói chuyện ngang hàng với anh đâu dù chú có ra nước ngoài học.Chú đừng giận nhé.Anh lại tưởng cao thủ nào hoá ra chú .Mà chú nói liều phết nhỉ ? đến Hetzfield cũng chỉ nói là staccato ngược không khó chứ không nói " khá dễ " như chú !
    Buồn cười quá Chúc chú học hành tiến bộ nhé .
    PS : Anh hứa nếu chú lễ phép anh sẽ chỉ chú cách rung tận tình dù đã mắc tật từ nhỏ như chú thì hơi khó sửa
  5. Mattro`imu`ahe`

    Mattro`imu`ahe` Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/01/2003
    Bài viết:
    217
    Đã được thích:
    0

    Được Mattro`imu`ahe` sửa chữa / chuyển vào 13:16 ngày 15/07/2004
  6. Mattro`imu`ahe`

    Mattro`imu`ahe` Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/01/2003
    Bài viết:
    217
    Đã được thích:
    0

  7. Duo_bt

    Duo_bt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/08/2003
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    0
    Đây là một số kiến thức của tôi về Staccato.
    Staccato có thể tạm chia ra làm 2 loại, loại chậm hơn và loại nhanh.
    Loại chậm: loại này gặp khá thường xuyên, tốc độ dao động lớn. Khi chơi, ác sê được điều khiển để nhấn từng nốt một, ác sê nằm trên dây, và âm thanh có thể chuyển qua lại giữa staccato và martele. Điển hình như trong Caprice số 10 của Paganini, hay trong vô số các tác phẩm khác với độ dài của staccato nhiều khi chỉ 4-5 nốt. Loại này chắc ai cũng biết.
    Loại nhanh: kiểu chơi staccato nhanh có lẽ thường nằm trong hai nhóm kỹ thuật
    1.Dùng ngón tay+cổ tay và một ít cánh tay trên
    2.Dùng chủ yếu cánh tay dưới+phần khuỷ tay và một ít bắp tay phía trên.
    Với loại một, quan trọng nhất là tìm được ngón tay tạo lực, và sự cân bằng về lực giữa sự xoay bàn tay và chiều tiến hay lùi của cánh tay. Ngón tay thì có nguời dùng ngón 3, người dùng ngón 4, nhưng cũng có khi ngón 2, tuỳ vào cảm giác của mỗi người. Có thể tập không cần ác sê với động tác xoay cả bàn tay từ cổ tay với biên độ ngắn, và thử chú ý xem lực phát ra cân bằng ở điểm nào, và từ các ngón tay nào.
    Loại hai, vẫn khó nhất có lẽ là cân bằng áp lực của ác sê lên dây, và lực tiến của toàn bộ phần cánh tay, khuỷ tay.
    Với staccato ngược, các động tác gần như theo chiều ngược lại, song vì ác sê khi đi xuống có sự phân bố lực ngược hẳn lại, và chiều tay cũng không thuận (đi ra xa cơ thể), nên phần lớn người chơi staccato ngược gặp vấn đề với điều chỉnh lực, dẫn tới hoặc âm thanh kèn kẹt do áp lực quá mạnh, hoặc không ra tiếng staccato do áp lực yếu, hoặc tay chết cứng một chỗ do tay quá căng cứng.
    Tóm lại, nói thì như vậy, song mọi việc chỉ được quyết định khi tapja, và phụ thuộc chủ yếu vào trực giác của người chơi. Staccato cũng hơi giống với Ricosett của caprice số 1 Paganini mà chắc là anh đã phải tập qua, khi không được thì chết dí, song lúc được thì lại thoải mái (tay phải thuần tuý).
    Kinh ngiệm của riêng tôi thì thấy là, các tác phẩm của Paganini thường rất không thuận tiện cho viêc tập staccato, vì nó vừa khó về tay trái, lại phức tạp cả tay phải (do ít khi staccato đi theo một hướng nhất đinh), và lại nằm trong khoảng giữa hai loại chậm và nhanh trên kia.
    Thế đã nhở!
  8. Duo_bt

    Duo_bt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/08/2003
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    0
    Anh thật buồn cười và khá coi thường mọi người. Tôi nhắc đến các thầy cô trong nhạc viện là để tránh tranh luận với những người thuộc lớp thầy cô mình, và cả trong thường hợp anh thuộc lớp người đó thì tôi cũng sẽ thôi để khỏi mắc tội hỗn, cũng như điều chỉnh lại cách xưng hô cho hợp hơn. Người nhìn họ như các chức sắc trong nhạc viện là anh, chứ đó hoàn toàn không phải là ý của tôi khi viết. Cả những câu anh viết về Đặng Thái Sơn và các nhận xét trên làm tôi thực sự nhớ lại về cách suy nghĩ của những người thuộc giới âm nhạc ở Việt Nam -hoặc coi thường tất, hoặc coi thường toàn bộ lớp kế tiếp. Những cá nhân kiệt xuất nhưng ĐTS không xuất hiện thường xuyên, và không phải trong hoàn cảnh nào cũng có thể toả sáng ở đỉnh cao nhất. Cái giải U iếc gì đấy của Duy mà anh coi thường cũng là cái mà chưa một người chơi Violin nào ở VN làm được cả. Tóm lại, tại điểm này, anh nên nói rõ anh thuộc lớp người nào để còn tiếp tục tranh luận hoặc dừng lại.
    Quay lại vấn đề rung. Anh hỏi tôi rung là gì, tôi không hiểu ý anh định hỏi trong phạm vi nào? kỹ thuật thuần tuý? khái niệm chung? Anh cũng suy luận khá buồn cười là vì tôi nói rung là khó tức là tôi gặp nhiều khó khăn về rung, có thể anh suy luận từ bản thân ra từ việ staccato ngược. Rung xuất hiện trong khi chơi đàn violin nhiều gần như âm chuẩn, và là vấn đề muôn thủa của nguời chơi đàn. Đó cũng chả phải là tôi tự nghĩ ra, mà do chính các giáo sư, sinh viên từ khắp nơi như Berlin, London, Amsterrdam, Juliard School nhận xét với tôi qua trao đổi. Có người viết phía đầu topic "tập được vài tuần hay 2-3 tháng thì đã có thể tập được mấy cái dễ như chuyển thế 3 với rung", tôi thấy buồn cười nên vào nhắc cẩn thận thôi.
    Giờ đến staccato của anh. Tất nhiên là khi tập thử bài Hora Staccato thì tôi đã phải thử cả lên cả xuống, và thấy nó không khó như Caprice số 7 của Paganini vì 2 lí do:
    1.Hora staccato chơi ở tốc độ nhanh hơn, là tốc độ phù hợp với dạng staccato "tự động", trong khi No.7 thường được chơi ở tốc độ staccato nhanh hơn kiểu điểu khiển staccato từng nốt một, nhưng lại chậm hơn kiểu tự động khá nhiều.
    2. Trong số 7, staccato xuất hiện liên tục, và theo nhiều chiều, chạy qua khắp cả 4 dây đàn, trong khi Hora staccato chạy rất thuận, và chủ yếu là ở 3 dây đàn cao E, A, D. (Áp lực lên dây đàn là một trong vài yếu tố chính để staccato có thành công hay không, và cũng chính là cái làm cho staccato ngược của anh khó hơn staccato thuận.)
    Ngoài ra, tất cả các đoạn staccato trong hora staccato đều không quá dài, vừa đủ cho chiều dài của "khoảng" một nửa ác sê, chứ không dài lê thê như các đoạn staccato xuất hiện trong một số tác phẩm của Wieniawski (mà theo tôi nghĩ thì có lẽ phải chia ra hoặc sử dùng staccato tại một điểm kiểu Kogan)
    Tóm lại, anh không nên so sánh với Heifetz, cũng như việc xem ông ý chơi đàn, nó gần như xem Horowitz chơi đàn piano vậy. Cả hai đều có kỹ thuật hoàn hảo kiểu tự nhiên, và đều đặc biệt unique trong nhạc cụ của mình về điểm này. Ở cương vị của Heifetz, thì ông có thể phát biểu mọi câu, và đều đúng cả, vì ai là người dám đứng ra chê Heifetz. Ông ý có thể nói Staccato dễ, khó hay chả là cái đinh gì thì cũng không ai dám xem vào, vì Heifetz là Heifetz. Anh nói là chơi Hora Staccato sao cho tinh tế thì mới hay, thì dĩ nhiên là như thế. Chơi cái gì mà chả phải tinh tế thì mới hay. Cái chính là, anh thử xem trong một năm anh chơi bao nhiêu tác phẩm có staccato (với những đoạn được xem là khó), và anh dùng cái tay rung của anh ở bao nhiêu chỗ? Rung mà không tinh tế, không có character theo nhạc thì cũng ngáp như là một đoạn staccato chơi dở thôi, hay để đi đến tận cùng, thì cái gì cũng khó cả.
  9. zil

    zil Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/05/2003
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    Có kinh nghiệm gì thì post lên những người mới học hỏi. Hơn là chỉ trích nhau bằng những câu thách đố cá nhân. Thích khoe thầy cô họ hàng thì cứ pm cho nhau.
    Sao ra nước ngoài học rồi mà còn trẻ con quá không biết. Làm hư béng cái topic của người khác. Và gây phản cảm cho những người bắt đầu với violin.
    Được zil sửa chữa / chuyển vào 00:04 ngày 16/07/2004
  10. duyk6

    duyk6 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/12/2003
    Bài viết:
    1.164
    Đã được thích:
    0
    Các bác vẫn chưa trả lời cho em biết làm cách nào để rung đúng mà lại hay?
    Khi rung làm thế nào để âm không bị méo? Dùng lực có cần phải quá mạnh không?
    Các bác có bản nhạc solo nào hay mà dễ tập post được không a.

Chia sẻ trang này