1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

học violon???

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi monalisasmile, 07/07/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Mattro`imu`ahe`

    Mattro`imu`ahe` Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/01/2003
    Bài viết:
    217
    Đã được thích:
    0
    Cậu Dou này :
    Tôi không và không muốn coi thường bất cứ ai dù người đó có thông minh hay không !Chính vì vậy tôi không coi trọng việc ai là người đang nói chuyện với mình ...như cậu ! Họ nói đúng thì tôi gật đầu, nếu không đồng ý thì " thử bàn " xem sao.Chẳng may tôi có biết hơn 1 chút mà đủ kiên nhẫn thì tôi sẽ chỉ cho họ ,không thì tạm biệt .Vậy thôi !
    Việc tôi nhắc đến Hetzfield hay các kỳ thi quốc tế để nhắc cậu rằng : Nền âm nhạc của Việt Nam còn rất non yếu, cố gắng mà học hỏi, đừng có 1 chút thành công mà tự mãn>Người ta tài giỏi mà còn khiêm tốn thì những như cậu lại càng cần khiêm tốn hơn.Chưa kể đến việc , theo nhận định của tôi và nhiều thầy mà tôi biết : cậu được cái cần cù chứ không có năng khiếu mấy.Tôi xin lỗi nhé. Nhưng đó là sự thực!
    Tay rung của cậu bị tật, tôi thực sự mong là cậu đã sửa được rồi.Mặc dù , việc học rung có thêt bắt đầu tương đối sớm , sau một - hai năm tập luyện cẩn thận.Tôi nói luôn,việc tôi cho phép cậu học sinh của tôi học rung khi mới học 2-3 tháng là tuỳ từng điều kiện, không thể với trường hợp nào cũng áp dụng được .Hoc sinh của tôi chỉ học chơi một cách nghiệp dư như một vài bạn trên đây và quả thực nó cũng tương đối có năng khiếu ( sau này thì chưa biết )Cách trả lời của cậu về staccato như vậy mang tính lí thuyết là nhiều và nó cho tôi biết tại sao cậu nói staccato nói chung và staccato ngược là " khá dễ " .Cũng như rung, việc cậu tách riêng ngón tay, cổ tay, bắp tay và hiểu staccato kiểu tự động là phiến diện.Tôi chưa được xem cậu thể hiện kỹ thuật đó nên chưa nói được cụ thể. Tuy nhiên , về rung của cậu thì có thể tạm nói rằng : Cậu để cho lực ngón tay rung hơi nhiều nên nó làm giảm sự uyển chuyển khớp của đốt thứ nhất.Nói chung với những ai mới học rung( hay học đàn ) thường bắt đầu bắt đầu bằng việc cưỡng bức khớp giữa đốt thứ nhất và đốt thứ 2.Nhưng sau khi khớp này đã khá quen với việc chuyển động thì cần để cho nó " rung "tự nhiên và không cần dùng nhiều lực.Cậu Dương dùng hơi nhiều lực nơi đầu ngón tay nên khi cánh tay cậu rung không đủ làm khớp ngón chuyển động tự nhiên nên dù rung mạnh , tiếng đàn vẫn bị ngèn ngẹt.À, cũng chính tự chú Dương nói rằng tôi không biết chú là ai ( chú mới tỏ thái độ coi thường người nói chuyện )nên tôi thấy chú hấp tấp lắm .
    Việc này thì e rằng Dương và ít người làm được là sau khi khớp mềm rồi thì ngón tay có thể còn chuyển động " hơi " tròn quanh điểm bấm ( tôi nói hơi vì thường chỉ chuyển động dọc chứ không thể xoay hoàn toàn theo đường tròn được )
    Tôi hỏi chú staccato là để cho nó hoàn hảo chứ không theo cách cưỡi ngựa xem hoa như chú.Chú vẫn bị mang nặng tính lí thuyết.Chú hãy nghĩ cho kĩ rằng tai sao chỉ một vài nốt đơn giản của mình mà người nghe vẫn nhận ra sự khác biệt với các danh thủ và phải cầu tiến chứ đừng có tự mãn.Vì chúng ta còn nhỏ bé lắm !Cái tự động như chú nói là chú chưa thực sự làm chủ kĩ thuật rồi.TRông vậy thôi, chứ các cao thủ mà chú xem họ làm chủ từng cái mà chú cho là tự động ấy đấy.Có thể họ dựa vào lực văng hay độ đàn hồi tự nhiên của acxê nhưng họ vẫn " làm chủ " mọi kĩ thuật.
    Rung nhanh đều hay chậm đều hay chậm rồi nhanh dần cũng khó nhưng từ nhỏ cậu đã phải bắt đầu và bắt đầu đúng không để bị tật ,nhất là với người chơi chuyên nghiệp.Nhưng cậu phải nên biết cái điều mà nhiều người biết : acxê mới là trái tim , tâm hồn của violon.Việc học để sử lí acxê là cả đời đấy !
    Thôi, cứ chịu khó nhiều và có đam mê là các bạn có thể chơi được thôi .Học nhạc chỉ là một phần của cuộc đời, mà sống thế nào mới là việc của cả đời .
    Mong rằng nhiều bạn có thể chơi violon
  2. martenzi

    martenzi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/07/2002
    Bài viết:
    806
    Đã được thích:
    0
    các bác cứ cãi nhau đi ,hay quá !!!
  3. hung2452

    hung2452 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    560
    Đã được thích:
    0
    Té ra đây là Bùi Tuấn Duơng, năm năm trước được báo Thiếu niên tiền phong đăng hình đây hả ?
  4. duyk6

    duyk6 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/12/2003
    Bài viết:
    1.164
    Đã được thích:
    0
    Các bác nói chuyện về kỹ thuật chơi violin, em đọc mà mê mẩn cả người. Vậy các bác cứ tranh cãi nhau nhé.
    Em có bản nhạc Caprice no. 24 A minor dành cho Violin của Pangaini. Các bác thử chơi sau đó đánh cho em nghe cái. Em có bạn nhạc nhưng kô biết chơi mà.

    Niccolo Paganini (1782-1840)

    [​IMG]
    Caprice no. 24 A minor
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  5. Duo_bt

    Duo_bt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/08/2003
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    0
    Tôi cũng đã có lần cho rằng nick duy6 trong này là cậu Bùi Công Duy, và đã định nhận người quen, cũng chỉ vì cậu ý viết vài dòng về violin
  6. Duo_bt

    Duo_bt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/08/2003
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    0
    Càng đọc bài của anh tôi càng thấy buồn cười vì những phỏng đoán cùng những khẳng định chắc như đinh đóng cột của anh về thân thế tôi và về nghệ thuật chơi đàn violin. Tôi sẽ dừng cuộc tranh luận với anh về đề tài này tại đây. Còn anh, theo thiển ý của tôi, thì thay vì những ý kiến, nhận xét chủ quan của cá nhân anh mà chắc rằng ko phải ai cũng có thể hiểu được khi ko phải dân âm nhạc chuyên nghiệp, anh nên viết một bài về đề tài rung, cái mà anh đang rất tự hào.
    Song, trước khi kết thúc, tôi muốn sửa cho thẳng lại một vài ý của anh mà tôi cho rằng không đúng, hay không chính xác (trên quan điểm của tôi)
    Anh rất hay đề cập tới sự thiếu khiêm tốn của tôi trong các bài viết, và ngầm cho rằng ai cũng phải lặng yêu học hỏi. Song tôi thấy, chính anh mới là người tỏ ra rất coi thường nhiều người trong phần lớn các bài viết của mình.
    -Đầu tiên, chưa biết tôi là ai, anh đem học sinh của anh ra để so sánh, chuyện này tôi có thể coi như đùa được.
    -Tiếp theo, anh coi thường cậu Duy, với cách gọi giải mà Duy đạt được chỉ là giải u iếc (cái này tôi cho rằng anh không nắm rõ tình hình tại các cuộc thi lớn nhỏ hiện nay trên thế giới). Đối với cá nhân tôi, thì sự tiến bộ cũng như các thành công của Duy có thể nói là hoàn toàn xứng đáng để ca ngợi, nhất là đối với một môi trường âm nhạc khá nhỏ bé như ở nước ta, nơi người học nhạc lẫn người nghe nhạc cổ điển không nhiều. Chưa nói đến xu hướng của các cuộc thi lớn hiện nay là nghiêng về các thần đồng trẻ tuổi. Tôi đã có may mắn được ngồi nghe vài cuộc thi nổi tiếng nhất thế giới trong vài năm trở lại đây và cũng có nhận xét như vậy.
    -Sau đó, bằng câu thống kê với nghệ sĩ Đặng Thái Sơn, anh tỏ ra coi thường tất cả mọi người trong giới âm nhạc, từ lớp đi trước tới lớp đi sau. Vì chưa ai đoạt giải gì nên họ không đáng giá. Tôi thực không hiểu tại sao anh lại viết như vậy. Tôi cho rằng, trong cuộc sống, mỗi người đều phải tìm được đúng vị trí của mình, sao cho phù hợp với khả năng. Do đó, không phải ai cũng có thể nhất Chopin, Tchaikovsky hay Elizabeth, cũng như một mình DTS không thể là toàn bộ nền âm nhạc của Việt Nam được, mà chỉ góp phần tạo nên nó. Nói vậy là anh phủ nhận công lao của những Nguyệt Thu, Huy, Thành Nam, Hữu Nguyên, Công Duy, Phượng Như... trong lớp trẻ, và những người thầy rất đáng kính như thầy Bích Ngọc, thầy Tạ Bôn, thầy Ngô Thành, thầy Châu Sơn và rất nhiều thầy giáo khác, mà trong đó chắc là có cả thầy dạy của chính anh.
    -Tiếp, anh gọi tôi là Tuấn Dương, và anh chê tôi đi du học là ăn hại tiền của bố mẹ, trong khi anh vẫn không biết tôi là ai. Tôi biết cậu Dương, cũng như biết nhiều người khác cũng đi du học thuộc lớp đó, lớp trước đó, và tôi cho rằng, họ không hề đáng để anh gọi là ăn hại chỉ vì họ không đoạt được giải nào như DTS. Theo tôi, tất cả Dương, Duy, Nam, Nguyên...những người đã và đang đi du học, đều đang cố gắng hết sức mình để học tập, để tự hoàn thiện bản thân, để góp phần cho nền âm nhạc cổ điển của VN, vốn vẫn còn đang rất non trẻ. (Theo những thông tin mà tôi được biết, thì có lẽ người mà thiếu tài năng, lại được đun đẩy đi học bằng tiền của chính phủ một cách lãng phí là Trọng Bình, vậy anh có gì thì xin chuyển sang hướng khác.)
    -Mặc dù vẫn không biết tôi là ai, anh nói rằng tôi không đáng để nói chuyện ngang hàng với anh. Không hiểu anh dựa vào cái gì để nói thế? Vì nếu dựa vào tuổi tác, thì một là anh chưa chắc đã hơn tuổi tôi, hai là anh cũng viết rằng anh ko bao giờ để để ý đến người đối thoại là ai trong khi trao đổi. Còn nếu dựa vào trình độ thì lại càng buồn cười, vì tôi cũng chẳng biết anh là ai cả. Vả lại, không biết anh được hưởng nền giáo dục thế nào, chứ đa phần các giáo sư tại Tây Âu (trừ một số tên tuổi rất lớn và một số giáo sư gốc Đông Âu), thì họ đều tiếp xúc rất thoải mái, bình đẳng với mọi sinh viên không chỉ của họ. Chuyện tranh luận, trao đổi một cách ngang hàng (kể cả trong cách xưng hô), giữa sinh viên với giáo sư là rất bình thường. Và tôi tuyệt đối không cho rằng anh giỏi hơn họ, nhất là qua những gì anh viết trên kia.
    -Cuôi cùng, cái câu mà tôi hỏi anh, anh làm tôi rất buồn cười vì câu trả lời của anh, vì anh trả lời một cách sáo rỗng tuy hoa mỹ. Thực lòng mà nói, tôi đợi một câu trả lời thành thật. Tôi nói thật, Waxman là một tác phẩm Virtuozo, cho nên tất nhiên khi có ai đó chơi tác phẩm này, thì người nghe dù có nhận hay không, vẫn trông chờ nhất vào sự thể hiện một kĩ thuật hoàn hảo, điêu luyện. Còn Mozart thì cùng với Bach vẫn đang là hai tác giả được yêu cầu cao nhất về phong cách, trường phái, và sự tinh tế của người chơi. Vậy theo tôi, thay vì câu trả lời sáo rỗng ở phía trên kia, anh nên nói thật rằng, với tình hình hiên nay, chắc ở Việt Nam chưa có ai có khả năng chơi một trong hai tác phẩm kia một cách virtuozo hoặc tinh tế đủ để thuyết phục người nghe cả.
    Tôi dừng tại đây và mong bài viết của anh về rung, cũng như mong anh sớm đạt được sự tinh tế trong cú staccato ngược với tác phẩm Hora Staccato.
  7. n-a

    n-a Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2003
    Bài viết:
    147
    Đã được thích:
    0
    Có lẽ mọi người dừng chuyện nhận xét, đánh giá lẫn nhau qua post để quay trở lại với violon đi nhỉ. Đang rất hay mà.
    Tớ có lúc tưởng Duo-bt là Hoàng Tuấn Cương cơ đấy, lại đoán mò nhầm hết rồi, hìhì...
    Được n-a sửa chữa / chuyển vào 13:44 ngày 17/07/2004
  8. maytroiqua

    maytroiqua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2004
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    0
    Stacato hình như là do khả năng thiên phú,có người chỉ nẩy được chiều lên,người nảy xuống ít hơn.Còn cả 2 chiều thì tất nhiên là hiếm.
    Cái này tập không được.
  9. Duo_bt

    Duo_bt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/08/2003
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    0
    Kì thực thì tớ cũng thiên về nhận xét rằng, Staccato thiên nhiều về khả năng bẩm sinh hơn, tuy nhiên, nó là kỹ thuật có thể tập được.
    Bản thân tớ cũng đã là người có staccato do tập luyện mà có, và đã nhìn thấy khá nhiều người trong hoan cảnh tương tự. Tuy nhiên, những người có staccato không thuộc về bẩm sinh, dù sao vẫn có cái gì đó thiếu thuyết phục, thiếu quến rũ hơn là staccato bẩm sinh. Song trên thực tế, staccato không phải là một kĩ thuật bắt buộc phải có của một violinist. (tớ chưa bao giờ thấy Mutter, Vengerov, Oistrakh hay Szeryng thể hiện một đoạn staccato nào cả), trong khi họ vẫn nằm trong số những tên tuổi lớn nhất.
  10. maytroiqua

    maytroiqua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2004
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    0
    Bạn tập được thì tốt quá rồi.

Chia sẻ trang này