1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

học violon???

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi monalisasmile, 07/07/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Mattro`imu`ahe`

    Mattro`imu`ahe` Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/01/2003
    Bài viết:
    217
    Đã được thích:
    0
    1. Gửi riêng cậu Duo-bt : Tôi đã nói là tôi không quan trọng việc người nói chuyện với tôi là ai và người đó dù có là học sinh tôi thì tôi cũng vẫn tôn trọng.Cậu đừng tự suy diẽn rồi cho rằng tôi chê tất cả mọi người .Nếu cậu là đàn ông con trai thì như vậy là không đàng hoàng !Tôi cũng chưa 1 lần nhắc đến tên cậu Duy. Tự cậu nói rồi suy diễn ra . Cậu không nên đem chuyện tôi đùa (mà trước đó cậu cũng đùa răng " đừng nghe mọi người thầy dùi " )và tôi đã đàng hoàng xin lỗi cậu để nhắc lại.
    Việc nền âm nhạc Việt Nam , đặc biệt là nhạc kinh điển còn non kém so với thế giới là điều nên thừa nhận để khiêm tốn và tiến bộ chứ không nên hiểu là coi thường những người đi trước.
    Trước đây , khi tôi hỏi về staccato .Cậu nói rằng " khá dễ ".Nhưng dần dần cậu lại thay đổi rằng không khó , ngược thì khó và sau này thì cậu bảo : Staccato không phải là kỹ thuật bắt buộc với violinist và câụ chưa thấy.... chơi " có thể suy ra là lúc đầu cậu đã nói liều .
    2. Cậu không xứng nói chuyện với tôi không phải tôi chê cậu trình độ kém ( với ai tôi cũng vậy ) mà vì tư cách của cậu :
    -Cậu nói bừa rằng staccato ngược là khá dễ .
    - Cậu đem những cái tên giáo sư nọ kia không trong phạm vi đang đề cập.Tôi nhận thấy cậu thuộc loại cáo mượn oai hùm.Cậu bảo như Heifetz thì nói " đinh " gì chả đúng, không ai dám cãi cho thấy thêm điều đó.Những ai trong giới đều rất khâm phục và kính trọng HF .Nhưng ông ta nói " đinh " gì cũng đúng như cậu thì không khá được đâu !
    Ngay cả câu hỏi về Fantasy của Waxman và sonata của Mozart nó cũng cho tôi biết cậu thuộc loại nào rồi .
    3. Tôi không có ý định khoe khoang gì .Có thể tôi không rắc rối về rung thì rắc rối về thứ khác.Đó là chuyện bình thường.Cậu giải quyết được vấn đề " khó về rung " thì thôi.Còn nếu chưa giải quyết được mà thực lòng học hỏi ,lên đây nói ra khúc mắc ( khó ở khâu nào ,khi thực hiện động tác gì, khi muốn tạo âm thanh a sao ).Tôi biết đến đâu sẽ trao đổi với cậu.Ngoài ra thì xin lỗi là tôi hơi coi thường tư cách cậu để bàn những vấn đề con người !
  2. Mattro`imu`ahe`

    Mattro`imu`ahe` Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/01/2003
    Bài viết:
    217
    Đã được thích:
    0
    1. Staccato thực ra là một kĩ thuật khá dễ, nếu như biết cách.
    2.Tôi nhắc lại, trừ phi người tôi đang nói chuyện là thuộc lớp thầy Ngô Thành, thầy Châu Sơn, cô Thu Hà (mà tôi chắc rằng họ đều không có thời gian để lên mạng), thì tôi xin dừng tại đây, coi như trên kia chỉ là đùa cho vui. Còn trường hợp d/c cũng chỉ thuộc vào lớp học sinh, sinh viên của các thầy, thì nên cẩn thận khi nói chuyện, vì d/c hoàn toàn không biết tôi là ai cả.
    3.anh thử xem trong một năm anh chơi bao nhiêu tác phẩm có staccato (với những đoạn được xem là khó),......hay để đi đến tận cùng, thì cái gì cũng khó cả.
    4.Kì thực thì tớ cũng thiên về nhận xét rằng, Staccato thiên nhiều về khả năng bẩm sinh hơn, tuy nhiên, nó là kỹ thuật có thể tập được.
    Bản thân tớ cũng đã là người có staccato do tập luyện mà có, và đã nhìn thấy khá nhiều người trong hoan cảnh tương tự. Tuy nhiên, những người có staccato không thuộc về bẩm sinh, dù sao vẫn có cái gì đó thiếu thuyết phục, thiếu quến rũ hơn là staccato bẩm sinh. Song trên thực tế, staccato không phải là một kĩ thuật bắt buộc phải có của một violinist. (tớ chưa bao giờ thấy Mutter, Vengerov, Oistrakh hay Szeryng thể hiện một đoạn staccato nào cả), trong khi họ vẫn nằm trong số những tên tuổi lớn nhất.
  3. Mattro`imu`ahe`

    Mattro`imu`ahe` Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/01/2003
    Bài viết:
    217
    Đã được thích:
    0
    " Fantasy Carmen của Waxman với lại Sonata KV378 của Mozart cái nào khó hơn?"
    Chú em hỏi kiểu trẻ con và anh đã trả lời theo đúng cái cách chú hỏi.Chú còn phàn nàn cái gì ? Hay là để đi đến tận cùng thì cái gì cũng khó ? Hay mỗi người sẽ thấy mỗi cái có khó riêng ?
    Nói thật với chú, không những người Việt Nam tại Việt Nam mà ngay cả người Việt Nam đi du học chơi Mozart cũng khó mà hay được....mà còn tuỳ thuộc cái tai chú nữa , và cái cách chú rung sao cho nó vừa truyền cảm vùa đúng phong cách .Nói phét thì được chứ đừng rung kiểu Waxman vào Mozart nhé !
  4. ecd

    ecd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/06/2004
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0
    Theo dõi thì thấy Duo_bt có lý hơn. Dù là người không biết gì về violin, nhưng nếu xét theo cách lập luận, thì Duo_bt vẫn có lý hơn.
    Cái bác còn lại ấy mà, mị dân là chính. Methodology của bác chán lắm. Kiểu hơi ăn thua. Ví dụ, thằng A giỏi piano nhỉ? Giỏi gì, nó có đạt được giải như Đặng Thái Sơn đâu. Nếu thế thì Đặng Thái Sơn giỏi gì, có mỗi một lần vô địch!!!
    Việt Nam không phát triển lên được cũng vì cái đội cóc cụ này đây. Student thì nó phải xông pha, học hỏi, có va chạm, có vấp ngã, nếu có kiêu hãnh cũng chẳng sao. Chứ cứ khư khư bắt người ta phải khiêm tốn, với lại học đời, học làm người, thì người ta vẫn làm người thôi, nhưng lại chẳng được giải...
    Sorry, tớ chuồn...
  5. Mattro`imu`ahe`

    Mattro`imu`ahe` Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/01/2003
    Bài viết:
    217
    Đã được thích:
    0
    Tưởng có ai trao đổi gì về chơi violonChủ đề đã qua được 1 tháng rồi còn ấm ức móc lên à ?
    Cậu đã" không biết gì về violon " thì đừng nói lung tung !
    -Về kỹ thuật staccato : Duo-bt chưa hiểu đúng vấn đề.
    Nhìn bề ngoài thì đúng là staccato ngược arché đưa ra xa còn staccato thuận thì tay chuyển động lại gần cơ thể nhưng đó không fải là vấn đề chủ yếu để staccato ngược khó.Những ai đã có thể staccato đều có thể biết những điều như duo-bt nói ( mà học sinh sơ cấp đã bắt đầu làm quen và tập luyện staccato )
    Có thể thử dẫn chứng bằng cách chỉ staccato một đoạn ngắn.Khi đó, yếu tố xa-gần không còn ảnh hưởng nhiều thì staccato ngược vẫn khó khăn hơn.Bởi vì, khi staccato thuận ( arché đẩy lên ) có thể lợi dụng trọng lực hướng xuống của arché, cánh tay và cả do phản lực co cơ tay .Do vậy yếu tố khó khăn của staccato ngược ( kéo xuống )khác với staccato thuận( kéo lên ) là do sự khác biệt về co cơ ( đẩy lên ) và duỗi cơ ( kéo xuống ), do không lợi dụng được trọng lực tự nhiên khi kéo xuống.
    Ngoài ra , việc sử dụng từ " bắp "là sai lầm về ngôn ngữ.
    Bên lề : khi ai đó không nhìn thấy những Mutter,Maxim Vengerov, Szeryng... chơi staccato ngược không có nghĩa rằng họ không thể chơi được.Chẳng qua là cái biết của ta nó có giới hạn thôi.Chắc hẳn khi mấy vị trên gặp mấy bản có staccato ngược thì họ chào thua à ?
    Hôm trước , tôi vừa xem DVD, thấy Henryk Szeryng chơi stâccto ngược dù chỉ một đoạn ngắn trong Zapateado !
    Nói chung, các cao thủ thế giới thì không rắc rối gì với kỹ thuật cơ bản cả .Chỉ có người sở trường ở thể loại hay tác phẩm này, người ở loại khác .Còn như staccato ngược thì có người chơi " ngon lành" : âm thanh khoẻ , chắc chắn như Heifetz hay không thôi.
    Kỹ thuật ( trong đó có cả vibrato )không fải là một vấn đề lớn đối với sự đào tạo của các trường nổi tiếng thế giới.Chỉ cần đúng phương fáp và tập luyện cẩn thận .Sự khác biệt chỉ là người năng khiếu hơn thì có thể tiếp thu nhanh hơn và thể hiện hoàn hảo hơn thôi.Về phương pháp thì cần nhấn mạnh là cách đào tạo của phương Tây luôn chú trọng việc khai thác năng lực bản thân của từng người và tránh học tập một cách máy móc ( những người theo trường phái Nga-Liên xô cũ dễ mắc phải) Nói chung là phải tìm tòi để hiểu kỹ vấn đề.Chứ chưa vội nói đến " xông pha hay kiêu hãnh " làm gì
    Nếu cho rằng với người học nghiệp dư mà cũng phải " tuyệt đối "mấy năm có thầy là cách nhìn nhận rất máy móc.Đương nhiên, có thầy thì sẽ tốt hơn rất nhiều.Hôm trước , tôi nói chuyện với một ông người Mỹ.Ông ta khoe nhà có cả violon và piano , clarinete.Nhưng với clar thì too broken"còn piano và violon thì hoàn toàn tự học.Và đôi khi họ tự tìm hiểu ra nhiều điều thú vị để có thể chơi nhạc.Không thể áp dụng ngay vói người phương Tây vì cách sống của họ vốn quen tự lập từ nhỏ và nhiều loại nhạc vốn là món ăn thường xuyên của họ.Nhưng với các bạn muốn chơi violon nghiệp dư thì chỉ cần có thầy trong một thời gian ngắn ( tuỳ vào khả năng tiếp thu của mỗi người)và biết một số kiến hức tối thiểu là có thể tự học.
  6. Mattro`imu`ahe`

    Mattro`imu`ahe` Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/01/2003
    Bài viết:
    217
    Đã được thích:
    0
    Về rung : KHông thể bảo rằng nó dễ. Tuy nhiên, vì nó là một kỹ thuật bắt buộc phải có khi chơi violon nên nó thuộc về Kỹ thuật cơ bản mà ai cũng phải tập.Rung-vibrato thường được bắt đầu khi học sinh đã có một thời gian làm quen với âm thanh và nắm bắt được âm chuẩn vì nếu học rung khi chưa vững về âm chuẩn thì dễ phô.Cũng chính vì nó là kỹ thuật cơ bản , đến với người học đàn dây nói chung và violon nói riêng từ sớm nên cần tập luyện đúng phương pháp ngay từ đầu để tránh bị tật .Sự phát triển về rung ở giai đoạn sau ( khi đã đúng phương pháp) chỉ là sự xử lý với từng câu nhạc, tác phẩm hay trường phái cụ thể .Với phần lớn các sinh viên được đào tạo căn bản từ nhỏ thì rung không còn là một vấn đề phức tạp nữa .Vì khi đã rung trong một thời gian dài mà còn không xử lí được thì e rằng là đã bị tật !
    Có mấy điều dành cho các bạn mới học violon nghiệp dư :( những vấn đề cơ bản mà học violon ở VN dễ mắc phải )
    Tay phải cần nhấc cao và phải thả lỏng , cổ tay phải cần chuyển động thoải mái khi đưa arché để tiếng đàn khoẻ ở phần ngọn và có thể nhẹ nhàng ở phần gốc arché.
    Cổ tay trái phải thẳng , không để gập.Ngón tay đặt gần finger board -dễ cho việc bấm.
    Nhưng cần nhất là phải để cho cơ thể thoải mái tự nhiên và mềm mại cả hai tay.
    Chú ecd này : không biết thì đừng khoe dốt nhé .Không ai cấm chú kiêu hãnh .nhưng kiêu hãnh là khoe những ưu điểm , sở trừơng của mình.Chứ khoe dốt và sự cù lần thì thành kiêu hão đấy !Chơi nhạc để làm phong phú thêm vốn sống chứ để khoe mẽ hay cưa gái thì nó phí mất nhạc đi
    Nói về giải thì phải xem nó là loại giải gì chứ ở VN có nhiều loại giải có thể đổi bằng tiền đấy.Có nhiều kẻ vì tham giải mà phải bò, phải nịnh.Cũng là người đáy nhưng không ai bắt mà tự nguyện đi bằng 4 chân.Có một bà , khi bạn đòi khao vì con đoạt giải nhất violon nói rằng : " anh ơi, số tiền mà tôi bỏ ra cho thầy còn tốn gấp mấy lần giải ấy chứ " .Tất nhiên là bà này bị nhận xét là dại vì vạch áo cho người xem lưng.
    Chúng ta ai cũng có việc riêng .Nếu ai hỏi về violon thì có thể tôi trả lời.Từ nay ai vào đây bới móc vớ vẩn ngoài chuyên môn xin lỗi là tôi không thèm trả lời đâu.Xin lỗi nhé !
  7. ecd

    ecd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/06/2004
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0
    Thưa bác, tôi đã bảo là bác xem lại cách lập luận, bác vẫn không nghe. Tôi không bảo bác dốt, nhưng tôi bảo cách mà bác nói làm cho người ta tưởng là bác dốt. Không lẽ các bác chơi violin để tự sướng à? Các bác chơi chuyên nghiệp là để phục vụ công chúng chứ?
    Trong violon, nếu nói tôi dốt thì còn là may cho tôi. Vì thế là còn xếp tôi vào người chơi violon. Cái mà tôi học được (trong khi bác thì không), đó là tự hào mà nói rằng "Tôi không biết". Nhưng được nghe người ta chơi violon thì cỡ như bác chưa ăn thua đâu bác ạ. Cho dù một ngày 8 tiếng bác bỏ ra để nghe live, 8 tiếng ở nhà bác nghe CD, cuộc đời bác 40 năm dành thời gian như thế, tổng cộng là 16 x 365 x 40 (h), thì bác vẫn kém tôi một năm, vì nhà tôi nó sát vách cái khoa violon của một nhạc viện bác ạ.
    Mà bác giỏi, bác dịch mấy thuật ngữ tiếng Tây mà bác cứ hay nói để bà con chúng em hiểu xem nào? Không biết bác thế nào, nếu tôi confident về lập luận của mình, tôi hoan nghênh người khác bới móc.
    Bác ạ, bác chơi violon, nghiên cứu về violon, là rất tốt. Nhưng đến giờ này mà các bác vẫn tâm niệm rằng đó là nghề sang trọng, là cái gì đó thượng lưu chỉ đơn giản vì phần đông người ta không thưởng thức được những cái cao siêu mà các bác làm thì buồn lắm. Bác nói học violon là để hiểu cuộc sống thì cái cách này nó quá tốn kém và không hiệu quả. Để làm phong phú thêm vốn sống, bác đi ăn mày 2 ngày bằng học violon nửa năm bác ạ.
    Cái căn bản mà tôi thắc mắc là bác cứ đem phô cái dốt của mình, nào là vốn sống, nào là kinh nghiệm, nào là khiêm nhường, nào là phong phú cuộc sống, nào là cao quý. Những cái nhắc nhở của bác nó phù phiếm lắm bác ạ. Cho đến lúc này, cái câu ai thiếu cái gì người ta hay phô ra cái đấy vẫn còn nguyên giá trị. Những cái này khi bác tranh luận với Duo, mà cậu ấy cũng chỉ tranh luận chuyên môn, bác cứ thêm vào cho nó loãng chủ đề. Thành ra bác loè được cái lỗ tai của người hoài cổ. Bác thử giở từ điển tiếng Việt ra xem cái chỗ nào nó bảo là "kiêu hãnh là khoe những ưu diểm, sở trường của mình"?
    Bác thích tranh luận chuyên môn thì đã có Duo. Bác thích tranh luận về ngoài lề, về vốn sống, có tôi. Xem ra bác là người hạnh phúc nhất đấy.
    Được ecd sửa chữa / chuyển vào 16:48 ngày 21/08/2004
  8. cobeo

    cobeo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/08/2004
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    Theo mình,nếu các bạn muốn tranh luận một cách thẳng thắn, thì hãy công khai danh tính của mình. Đừng cãi nhau theo cách này, Có gì cứ bình tĩnh mà nói chuyện, không nên quá căng thẳng như vây. Chuyên tranh cãi nhau trong nghệ thuật là chuyện đương nhiên. Ngay khi Tchaikovsky sáng tác Piano Concerto số 1, Violin Concerto số 1 cũng đâu có được Rubenstein và Auer khen tặng.
    Chúnga ta luôn mong muốn xây dựng một diễn đàn trong sạch cơ mà.
  9. Mattro`imu`ahe`

    Mattro`imu`ahe` Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/01/2003
    Bài viết:
    217
    Đã được thích:
    0
    1. Ngoài đời không thiếu gì những thằng hay mắc bệnh tưởng.Và có lẽ cậu là một trong số đó.
    Chơi nhạc dù chuyên nghiệp hay nghiệp dư đều để cho bản thân và công chúng.Đó là đương nhiên.Đừng nói thừa! Những gì tôi post lên không nhằm khoe mẽ mà có một số vấn đề đơn giản dành cho người mới học hay muốn biết về violon.Tôi sẵn sàng nghe ý kiến người khác nhưng nó phải đừng vớ vẩn linh tinh như cậu.
    2. Tôi không nói cậu dốt về violon.Vì cậu tự thừa nhận không biết gì về violon.Cậu dốt vì cậu vào topic " học violon " và đưa ra nhận xét ngớ ngẩn ngoài chuyên môn.Và cách lập luận của cậu không logic.Khi cậu phát biểu cậu cần dẫn chứng chứ không nên chụp mũ .
    3.Cậu học được câu " Tôi không biết " thì rất đáng khen.Nhưng cậu vẫn còn đưa ra nhận xét chủ quan hấp tấp chứng tỏ câu là một học sinh thuộc bài kiểu con vẹt chứ không thực sự hiểu bài !NHà cậu ngay cạnh khoa violon của một nhạc viện không chứng tỏ gì nhiều .Thực tế có nhiều người ở ngay cạnh nhạc sĩ hay hoạ sĩ nhưng lại chẳng yêu thích gì nghệ thuật cả ! Hơn nữa , tôi cũng chẳng cho mình là ghê ghớm trong việc được nghe violon.Tôi nghe nhiều hơn người nghe ít và ngược lại cũng ít hơn người nghe nhiều.
    Tôi không hiểu sao cậu cho rằng tôi hay dùng " thuật ngữ tiếng Tây " vì như tôi đã nói từ đầu : Trong này hầu như không có người sâu về chuyên môn nên tôi đã tránh dùng nhiều thuật ngữ và cố diễn đạt làm sao cho dễ hiểu với người ngoài ngành . Cậu nên đọc kỹ lại và dẫn chứng nhé ! Góp ý , tranh luận thì hoan nghênh chứ sự bới móc nó mang tính nhỏ nhen.
    4.Cậu đúng là mắc bệnh tưởng hơi nặng đấy.Tôi có thể khẳng định rằng ở trong topic này và cả ngoài đời ,tôi chưa và không bao giờ cho rằng chơi và nghe violon là cái gì thượng lưu hay cao siêu lắm.Cuộc đời này , mỗi người một nghề .Phải có người nông dân thì chúng ta mới có gạo mà ăn.Phải có người quét rác . thông cống mới có đường sạch mà đi.Và họ là những người đáng tự hào về sức lao động mà họ bỏ ra.Nhưng thằng chưa giỏi mà đã có tư tưởng kiêu hãnh sớm thì e rằng không hiểu được.
    Với cậu thì học violon để hiểu và không hiệu quả.Nhưng với tôi thì khác.Cái tôi hiểu nó đơn giản thôi, nhưng khối thằng không hiểu được.Đó là tiền bạc hay danh vọng chỉ là thứ phù phiếm rồi cũng chìm vào lãng quên khi ngày mai chúng ta chết đi.Làm nghệ thuật để phục vụ mọi người và bản thân.Đi theo con đương nghệ thuật thì phải đứng thẳng đàng hoàng và nên tránh danh vọng đi.Đầu óc mà lắm mưu mô thì đi làm chính trị.làm nghệ thuật làm gì cho nó uổng phí.Mục đích sống sao cho vui vẻ và hướng thiện.Có một điều này nữa dành cho cậu ecd : người ta càng đi nhiều càng biết nhiều càng biết rằng cái biết của ta là có giới hạn và càng trở nên khiêm tốn hơn đấy.
    Cậu so sánh việc đi ăn mày hai ngày với học violon nửa năm thật ngố.NGhe này : Người học volon cả đời chưa chắc đã hiểu
    được cảnh ăn mày dù chỉ nửa buổi.Người đi ăn mày sẽ nhìn và hiểu cuộc đời theo cách của người ăn mày.Còn người chơi vilon sẽ có cách nhìn của riêng anh ta.Cùng ăn mày cũng thấy khác nhau .Cùng chơi violon cũng sẽ học khác nhau.Nhưng có một điều là khi tôi khuyên khiêm tốn là có ý đấy. Người khiêm tốn sẽ học được nhiều hơn đấy.
    5. Cậu cho rằng khiêm tốn , kinh nghiệm ...là phù phiếm à ?
    Trả lời cho cái câu " người ta không biết cái gì thường hay phô cái đấy " thế này :
    thế những gì cậu đang nói là những cái cậu đang thiếu à ?
    Tôi đã viết ở trên rằng " bới móc vớ vẩn ngoài lề là tôi không trả lời".Nhưng vì còn có câu : " Triết gia mà không mở miệng thì có khác gì thằng đần " nên tôi mới có lời với cậu đấy.Và tôi không trả lời gì với cậu nữa đâu. Thế nhé !
    6.Cậu nói rằng : "Những cái này khi bác tranh luận với Duo, mà cậu ấy cũng chỉ tranh luận chuyên môn, bác cứ thêm vào cho nó loãng chủ đề. Thành ra bác loè được cái lỗ tai của người hoài cổ." Vậy cậu hãy đọc lại từ đầu topic và phần viết nghiêm túc đầu tiên của tôi nhé ! ( Tôi sẽ post lại ngay sau )
    Cậu thích tra từ điển thì cứ tra . Đấy gọi là "trích cú tầm chương đấy" ! Nhưng mà cậu nên cẩn thận sách vở dạo này in ẩu lắm đấy.Có quyển từ điển tiếng lóng giải thích thế này : "Nhạc sến : là loại nhạc buồn ". Để hôm nào rảnh, tôi post định nghĩa của tôi lên cho mà xem .Lâu tôi quên rồi .Nhưng mà về chữ nghĩa thì Việt Nam còn nhiều điều bất hợp lí còn đang tranh cãi lắm.Cho nên khi tra phải cẩn thận .Thế thôi,cậu tiếp thu được hay không còn xem cậu có dốt hay không .Tôi bận .Phải đi khiêm nhường ( phù phiếm ) để học hỏi đây
    Mình cái gì cũng muốn phô trương vì cái gì mình cũng thiếu
  10. Mattro`imu`ahe`

    Mattro`imu`ahe` Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/01/2003
    Bài viết:
    217
    Đã được thích:
    0
    Đọc kỹ đi ecd nhé !

Chia sẻ trang này