1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Học võ đến lúc nào thì thôi?

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi sihyeu, 16/04/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tuyhiep

    tuyhiep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/12/2005
    Bài viết:
    281
    Đã được thích:
    133
    Nếu chúng ta đã xác định võ thuật là 1 thứ không thể thiếu trong đời ta thì ta sẽ gắn bó với nó mãi mãi . Đơn cử như việc tập luyện , đã vào sân tập thì bất kể ai , dù 20 tuổi hay 50 , 60 tuổi đều có cùng cảm giác phấn chấn , sảng khoái .
    Học môn phái nào ta cũng đều muốn nắm bắt hết những tuyệt kỹ của phái đó , học hết những ngón nghề của thầy , nhưng dần dần ta sẽ thấy suy nghĩ đó là rất thiển cận .
    Khi ta nghĩ là đã nắm chắc hết kỹ thuật của môn phái , thật sự có phải như vậy không ? Khi ta nghĩ là đã học hết được các ngón nghề của thầy , thật sự có chắc không ? Giả sử ta đạt được những điều đó thì đã sao ! ... nghỉ tập chắc , hay tìm môn phái khác , sư phụ khác ?
    Vấn đề không phải là ta học được hết tất cả hay không mà là ta tự khám phá bản thân mình như thế nào ! Thầy dạy không phải là bắt buộc phải rập khuôn theo thầy mà từ người thầy ta cần phải có những phát kiến riêng của mình , vì căn cơ mỗi người mỗi khác , học như vậy ta sẽ thấy võ học rất mênh mông và chuyện cố nắm tất cả các kỹ thuật của thầy sẽ không còn quan trọng , không gò bó ta nữa , cứ bình thản mà tập , đừng lo tập hết tất cả thì không còn gì để tập nữa , thà biết ít mà tinh luyện còn hơn tập cho nhiều đòn mà chẳng ra gì !
    Tập võ là một quá trình tự khám phá bản thân , hiểu được điều đó thì câu hỏi " Học võ đến lúc nào thì thôi ? " sẽ trở nên vô nghĩa !
  2. thieulam_vietnam

    thieulam_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    2.121
    Đã được thích:
    1
    Học võ để làm gì ?
    Ai trả lời được thì sẽ biết được phải học trong bao lâu.
    Cái mình cần là cái gì ? nếu thày dạy ta cái mà ta KHÔNG CẦN tức là đến lúc PHẢI RA ĐI.

    KHI ĐANG CẦN VÕ MÚA MAY BAY LƯỢN MÀ THÀY DẠY TA VÕ ĐÁNH NGƯỜI HOẶC NGƯỢC LẠI THÌ ĐÃ ĐẾN LÚC PHẢI RA ĐI.
    MỤC ĐÍCH KHÁC NHAU THÌ ĐÒI HỎI PHẢI CÓ NHỮNG ÔNG THÀY KHÁC NHAU.
    Được thieulam_vietnam sửa chữa / chuyển vào 18:47 ngày 16/04/2006
  3. vienanh

    vienanh Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/09/2005
    Bài viết:
    2.289
    Đã được thích:
    0
  4. vienanh

    vienanh Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/09/2005
    Bài viết:
    2.289
    Đã được thích:
    0
    Bạn cũng giống Thieulambacphai , đây mới là những người hiểu thế nào là việc học tập và rèn luyện Võ Thuật .
    Được vienanh sửa chữa / chuyển vào 13:42 ngày 17/04/2006
  5. sihyeu

    sihyeu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/07/2004
    Bài viết:
    592
    Đã được thích:
    0
    Cái đó gọi là tinh thần môn phái, nhưng nếu đặt mục tiêu là cải thiện trình độ vượt bậc, có lẽ phải đi học thêm cái mới.
  6. thieulam_vietnam

    thieulam_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    2.121
    Đã được thích:
    1
    OK, cùng một quan điểm với Sihieu.
    Trung thành với môn phái, với thày dạy, với bạn cùng học (đồng môn) là điều rất đáng quý.
    Nhưng nếu như ta nhìn ra xa hơn 1 chút thì sẽ tự đánh giá được "thế giới" này rộng lớn như thế nào. Đóng cửa lại thì ta sẽ chẳng nhìn thấy gì hết ngoài 4 bức tường nhà mình.
    THỜI BAO CẤP học trong giảng đường Đại học các thày luôn nói CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐANH GIÃY CHẾT, nhưng khi đến thời mở cửa thì ....... ôi thôi, những điều thày nói đều phải hiểu ngược lại hết.
    Thế mới nói, học võ là người ta còn học bằng cả "cái đầu" nữa. Biết cái mới, thì không quên cái cũ mà còn có giá trị bổ xung luận giải cho thêm phần phong phú. Tìm hiểu rộng ra, các bậc "đại sư phụ" ngày trước cũng thường học không dưới 2 ông thày.
    Kiến thức là vô hạn, hiểu biết của 1 người là hữu hạn, hãy nhìn xa trông rộng một chút.
    Sihieu có thêm ý kiến gì về vấn đề này không ?
  7. nguoitpnhatrang

    nguoitpnhatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2005
    Bài viết:
    269
    Đã được thích:
    0
    Thế mới có câu "Học thầy không tày học bạn". Chỉ cần mình có tâm cầu tiến thì có thể học ở bất kì ai, kể cả ở địch thủ của mình, không cứ phải là học ở thầy.
  8. sihyeu

    sihyeu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/07/2004
    Bài viết:
    592
    Đã được thích:
    0
    Vấn đề là thu thập kiến thức. Chuyện môn phái không nên quá đặt nặng, ví dụ đã theo môn A rồi, thì không thể nào theo môn B được nữa, mặc dù ta biết rõ là rất cần các kỹ thuật của môn B.
    Để phát triển, cần phải biết tiếp thu cái hay của các môn phái khác, các anh nhỉ?
  9. vienanh

    vienanh Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/09/2005
    Bài viết:
    2.289
    Đã được thích:
    0
    Nhất nghệ tinh
    Nhất thân vinh
  10. kendoka

    kendoka Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/04/2006
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Có một có một câu chuyện như thế này!
    Vào đời nhà Thanh có một nhà sư Thiếu lâm tục huyền, ông dành phần lớn thời gian của mình đi chu du khắp thiên hạ và truyền thụ võ thuật cho nhiều người. Tương truyền ông có nhiều đệ tử ở khắp nơi và cứ cách một thời gian nhất định ông lại quay trở lại nơi mình đã từng đi qua. Tại huyện Triết Giang tỉnh Sơn Đông cách đó vài năm ông truyền thụ võ công cho mấy người nông dân, trong đó có ngưòi khí chất thông minh, lanh lợi, tố chất hơn người nhưng cũng có người ngu độn, chập chạp khó tiếp thu...nhưng không phải vì thế mà ông sinh lòng yêu, ghét! Ngược lại dựa vào tố chất của từng người mà ông có mức độ truyền thụ khác nhau.
    Có hai môn sinh nọ tính khí khác nhau. Một người tên Tử Minh, trí, lực đều hơn hẳn người khác, học đâu biết đấy chỉ sau một thời gian ngắn tập luyện, đã không có ai trong đám môn sinh có thể địch lại. Người kia tên Kỷ Bảo chận chạp, kém cỏi dù có chăm chỉ nỗ lực đến mấy cũng không thể nào sử dụng thành thục được 3 chiêu nhập môn, huống hồ là các chiêu thức khác, càng ngày càng cao và đòi hỏi nhiều kỹ năng, khéo léo hơn.
    Sau khoảng 2 năm Tử Minh tỏ ra là người rất có khả năng đối với võ thuật, sử dụng thành thạo các chiêu thức mà nhiều người không học được. Do đó được đồng môn rất nể trọng, nhưng vì thế mà sinh lòng kiêu ngạo coi thường người khác. Còn Kỷ Bảo tự biết mình kém cỏi ngày đêm chăm chỉ luyện tập do đó rốt cuộc cũng học được 3 chiêu cơ bản nhưng không thấy nhà sư truyền dạy thêm chiêu số nào khác mà chỉ dặn rằng: con chỉ cần luyện 3 chiêu này là đủ! Mọi người thấy vậy tỏ ra coi thường và chẳng ai muốn tập chung với Kỷ Bảo cả. Kỷ Bảo cũng không lấy thế làm buồn mà chỉ cố gắng luyện tập hơn!
    Thời gian thấm thoắt thoi đưa, bẵng đi 6 năm, một ngày nọ nhà sư trở lại Triết Giang thăm chốn cũ. Các môn đệ liền tề tựu đông đủ, thầy trò gặp lại nhau sau nhiều năm xa cách thì tình cảm càng mật thiết. Muốn thầy chứng kiến sự tiến bộ của mình nên ai cũng biểu diễn những tuyệt kỹ của mình, duy chỉ có Kỷ Bảo là không biểu diễn gì cả! Thấy vậy nhà sư bèn sai Tử Minh ra thi đấu với Kỷ Bảo làm mọi người vô cùng ngạc nhiên và cho rằng Kỷ Bảo không thể cầm cự nổi quá 1 chiêu.
    Nhưng điều kinh ngạc nhất đã xảy ra! chỉ với 3 chiêu thức được học Kỷ Bảo đã hơn tám lần đánh văng Tử Minh ra xa ngoài mấy trượng khiến cho Tử Minh mất hết cả ý chí chiến đấu! Chỉ đến lúc đó nhà sư mới mỉn cười nói rằng: Võ học là vô biên! Nếu chú tâm rèn luyện thấu đáo thì thiên biến vạn hoá không thể lường hết! Quan trọng nhất là biết mình biết người!
    Vậy câu hỏi của bạn thật khó trả lời! Theo thiển ý của tôi hiểu thì cái gọi là CÔNG PHU của võ thuật là ở chỗ đó! Luyện tập tới trình độ trở thành bản năng, phản xạ trong cơ thể và ý thức...có lẽ nếu luyên tới mức đó thì có thể coi là kết thúc được chăng?

Chia sẻ trang này