1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hội 3C(Chim cánh cụt)- Hội những người đã ly hôn- Ngôi nhà của tình thương và trách nhiệm (tầng3)

Chủ đề trong 'Làm quen - rút ngắn khoảng cách' bởi coisoi, 07/08/2007.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. doduchoc

    doduchoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/03/2004
    Bài viết:
    42
    Đã được thích:
    0
    Hội có nhiều cái mới wa . Lâu rồi bận wá không tham gia được . Chúc cả nhà mạnh giỏi nhé .
  2. cathnga

    cathnga Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2007
    Bài viết:
    367
    Đã được thích:
    0
    Chả đi cụng li cùng mọi người chúc mừng Monkey sang "băm" được, ở nhà buồn thiu nè
  3. August70

    August70 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/06/2007
    Bài viết:
    591
    Đã được thích:
    0
    To:catnga
    Sao You không đi mà ở nhà kêu buồn vậy?
    Chúc cả nhà ngủ ngon nhé
  4. walkman2007t

    walkman2007t Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/07/2007
    Bài viết:
    73
    Đã được thích:
    0
    Mọi người đâu hết rồi nhỉ ? I am boring!
  5. August70

    August70 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/06/2007
    Bài viết:
    591
    Đã được thích:
    0
    Có cánh chuồn nào trên vai em không
    Đây là một câu chuyện lưu truyền trên mạng BBS của Đài Loan, sau tác giả giấu tên bán bản quyền cho nhạc sĩ Vũ Tuyền năm 2003. Truyện do nhà văn Trang Hạ dịch.
    o O o
    Thành phố nhỏ yên tĩnh và xinh đẹp, hai người yêu đắm say, mỗi bình minh đều đến bờ biển ngắm mặt trời mọc, và mỗi chiều đi tiễn bóng tà dương ở bãi cát. Dường như những ai đã gặp đôi tình nhân đều nhìn theo với ánh mắt ngưỡng mộ.
    Một ngày, sau vụ đâm xe, cô gái trọng thương im lìm nằm lại trên chiếc giường bệnh viện, mấy ngày đêm không tỉnh lại.
    Buổi sáng, chàng trai ngồi bên giường tuyệt vọng gọi tên người yêu đang vô tri vô giác; đêm xuống, chàng trai tới quỳ trong giáo đường nhỏ của thành phố, ngước lên thượng đế cầu xin, mắt không còn lệ để khóc than.
    Một tháng trôi qua, người con gái vẫn im lìm, người con trai đã tan nát trái tim từ lâu, nhưng anh vẫn cố gắng và cầu xin hy vọng. Cũng có một ngày, thượng đế động lòng.
    Thượng đế cho chàng trai đang gắng gượng một cơ hội. Ngài hỏi: "Con có bằng lòng dùng sinh mệnh của con để đánh đổi không?". Chàng trai không chần chừ vội đáp: "Con bằng lòng!".
    Thượng đế nói: "Ta có thể cho người con yêu tỉnh dậy, nhưng con phải đánh đổi ba năm hoá chuồn chuồn, con bằng lòng không?". Không chần chừ chàng trai vội đáp: "Con bằng lòng!".
    o O o
    Buổi sáng, cánh chuồn rời Thượng đế bay vội vã tới bệnh viện, như mọi buổi sáng. Và cô gái đã tỉnh dậy!
    Chuồn chuồn không phải người, chuồn chuồn không nghe thấy người yêu đang nói gì với vị bác sĩ đứng bên giường.
    Khi người con gái rời bệnh viện, cô rất buồn bã. Cô gái đi khắp nơi hỏi về người cô yêu, không ai biết anh ấy đã bỏ đi đâu.
    Cô ấy đi tìm rất lâu, khi cánh chuồn kia không bao giờ rời cô, luôn bay lượn bên người yêu, chỉ có điều chuồn chuồn không phải là người, chuồn chuồn không biết nói. Và cánh chuồn là người yêu ở trước mắt người yêu nhưng không được nhận ra.
    o O o
    Mùa hạ đã trôi qua, mùa thu, gió lạnh thổi những chiếc lá cây lìa cành, cánh chuồn không thể không ra đi. Vì thế cánh rơi cuối cùng của chuồn chuồn là trên vai người con gái.
    "Tôi muốn dùng đôi cánh mỏng manh vuốt ve khuôn mặt em, muốn dùng môi khô hôn lên trán em?", nhưng thân xác quá nhẹ mỏng của chuồn chuồn cuối cùng vẫn không bị người con gái nhận ra.
    Chớp mắt, mùa xuân đã tới, cánh chuồn cuống cuồng bay trở lại thành phố tìm người yêu. Nhưng dáng dấp thân quen của cô đã tựa vào bên một người con trai mạnh mẽ khôi ngô, cánh chuồn đau đớn rơi xuống, rất nhanh từ lưng chừng trời.
    o O o
    Ai cũng biết sau tai nạn người con gái bệnh nghiêm trọng thế nào, chàng bác sĩ tốt và đáng yêu ra sao, tình yêu của họ đến tự nhiên như thế nào, và ai cũng biết người con gái đã vui trở lại như những ngày xưa.
    Cánh chuồn chuồn đau tới thấu tâm can, những ngày sau, chuồn chuồn vẫn nhìn thấy chàng bác sĩ kia dắt người con gái mình yêu ra bể xem mặt trời lên, chiều xuống đến bờ biển xem tà dương, và cánh chuồn chỉ có thể thỉnh thoảng tới đậu trên vai người yêu, chuồn chuồn không thể làm gì hơn.
    Những thủ thỉ đắm say, những tiếng cười hạnh phúc của người con gái làm chuồn chuồn ngạt thở.
    Mùa hạ thứ ba, chuồn chuồn đã không còn thường đến thăm người con gái chàng yêu nữa. Vì trên vai cô ấy luôn là tay chàng bác sĩ ôm chặt, trên gương mặt cô là cái hôn tha thiết của anh ta, người con gái không có thời gian để tâm đến một cánh chuồn đau thương, cũng không còn thời gian để ngoái về quá khứ.
    o O o
    Ba năm của Thượng đế sắp chấm dứt. Trong ngày cuối, người yêu ngày xưa của chuồn chuồn bước đến trong lễ thành hôn với chàng bác sĩ.
    Cánh chuồn chuồn lặng lẽ bay vào trong nhà thờ, đậu lên vai người mà anh yêu, chàng biết người con gái anh yêu đang quỳ trước Thượng đế và nói: "Con bằng lòng!". Chàng thấy người bác sĩ ***g chiếc nhẫn vào tay người con gái. Họ hôn nhau say đắm ngọt ngào. Chuồn chuồn để rơi xuống đất một hạt lệ đau đớn.
    Thượng đế hỏi: "Con đã hối hận rồi sao?". Chuồn chuồn gạt hạt lệ nói: "Con không!"
    Thượng đế hài lòng nói: "Nếu vậy, từ ngày mai con có thể trở thành người được rồi!".
    Chuồn chuồn soi vào hạt nước mắt nhỏ, chàng lắc đầu đáp: "Hãy để con cứ làm chuồn chuồn suốt đời..."
    o O o
    Yêu một người không phải là nhất định phải có được họ. Nhưng đã có được một người thì hãy cố yêu lấy họ. Có cánh chuồn nào trên vai bạn không?
    Và nếu bạn nhận được bài dịch này, chứng tỏ đang có một người nào đó yêu bạn, hoặc bởi vì bạn đang yêu quý một ai đó ở bên.
    "Chúng ta còn lại gì, chỉ rớt lại hai giọt nước mắt hoá thành băng!"

  6. tinhlang70

    tinhlang70 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/10/2007
    Bài viết:
    193
    Đã được thích:
    0
    Trời Nắng Em Về
    Trời nắng em về lá có rơi.
    Lấp đầy trên những vết chân hời.
    Ta nghe nghìn giọt mưa hoài nhớ
    Nặng cả màu mây nặng cả trời.
    Trời nắng em về gió có bay
    Thổi qua vườn cũ chút hương ngây.
    Nhẹ nhàng em nhặt cành hoa rụng.
    Ta ngỡ hồn ta cũng đọa đày.
    Trời nắng em về tóc có khô.
    Đan thành võng nhện đốt hồn thơ.
    Em quơ tóc khẽ bay vào cửa.
    Như bắt rằng ta phải đợi chờ.
    Trời nắng em về mưa có buông.
    Điểm trên tà áo chút yêu thương.
    Xôn xao đôi guốc hồng khua rộn.
    Dẫm nát hồn ta vạn nỗi buồn.
    Trời nắng em về mắt có vui.
    Bâng khuâng hàng nến thắp lên ngời.
    Em đi những bóng cây đường cũ.
    Ngơ ngẩn chìm trong giấc ngủ vùi.

  7. tinhlang70

    tinhlang70 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/10/2007
    Bài viết:
    193
    Đã được thích:
    0
    Câu chuyện có thật

    "Hãy viết nỗi đau của bạn lên cát..."
    Thái Nguyên mùa đông năm 80 - cái lạnh của vùng sâu xa thật đáng sợ. Có lẽ những ai đã từng sống mới hiểu hết giá lạnh nơi đây. Thái Nguyên hồi đấy còn nghèo lắm. Thuỷ sinh ra trong mùa đông ấy. Gia đình Thuỷ nghèo như đất Thái Nguyên của em vậy.

    Cô con gái đầu lòng ra đời trong niềm hân hoan của cả gia đình. Nhưng niềm vui ấy chẳng ở lại được bao lâu... Năm em lên 1 tuổi, em bị sốt rất nặng. Di chứng sau lần sốt ấy để lại là: 2 chân và 1 tay phải bị liệt hoàn toàn. Gia đình em chạy chữa khắp nơi đến tuyệt vọng. Nhìn đứa con gái bé bỏng ngày một xanh xao, yếu ớt, nằm bất động mà bố mẹ em đau thắt ruột... Thuỷ yếu lắm, em không thể cử động được, em mệt oặt trong vòng tay mẹ từ bệnh viện này sang bệnh viện khác. Cuộc sống hàng ngày đã khó khăn và vất vả, tiền ăn còn chẳng có đủ còn nói gì đến tiền chữa bệnh... Nhưng bố mẹ vẫn vay mượn để cố gắng theo thày chữa cho em nhưng vẫn không có kết quả gì, mọi nỗ lực đều vô vọng. Hồi đấy nhìn thấy mẹ khóc, em chẳng hiểu chuyện gì. Em còn quá bé nên em vẫn chưa hiểu được hết nỗi mất mát lớn lao của mình. Lúc đấy, Thuỷ vẫn chưa nhận thức được thế nào là khuyết tật? Em chỉ biết đến 2 từ duy nhất là: ?oBại liệt?. 2 từ luôn được lặp đi, lặp lại quá nhiều lần đến mức quen thuộc qua những lần khám bệnh, qua những lời chẩn trị của các bác sĩ.


    Vì bọn trẻ con làng ấy ở gần Trung tâm, chúng đã quá quen với những đứa trẻ khuyết tật như em nên bọn trẻ cũng không trêu chọc và cũng không phân biệt đối xử. Thuỷ học chăm lắm và rất thông minh. Thuỷ nghĩ rằng: ?oMình đã học tập muộn hơn những bạn cùng trang lứa đến 5 năm thì mình phải cố gắng gấp 5 lần các bạn?. Học tập là niềm say mê lớn nhất của em. Môn ngoại ngữ là môn mà em yêu thích nhất...
    Năm em lên 6 tuổi, mặc dù không muốn nhưng cũng không còn cách nào khác gia đình em gửi em lên ?oTrung tâm trẻ khuyết tật Thuỵ An? (Ba Vì - Hà Tây) để chữa bệnh và học tập. Lúc đầu mới đến đây, Thuỷ thấy lạ lẫm và nhớ nhà da diết. Nhớ lại những ngày đó, Thuỷ vui vẻ nói: ?o Hồi đấy, lúc em mới đến Trung tâm, em sợ lắm, em chẳng nói chuyện với ai, suốt ngày ngồi một mình trong góc tối. Nhưng các cô ở đây rất yêu thương em, các bạn thì đều có cùng hoàn cảnh giống nhau nên em dần dần em đã hết sợ và thân với các bạn. Chúng em rất yêu thương và đùm bọc nhau?. Hàng ngày ngoài giờ phục hồi chức năng, Thuỷ còn được các cô dạy thêm cho nghề thêu.... Khi Thuỷ lên 8 tuổi các cô đã cho em đi phẫu thuật chân, bệnh tình của em đã đỡ đi phần nào. Em có thể chống nạng để tự đi lại được... Lúc đó em vui lắm. Nhưng do sức khoẻ vẫn còn yếu nên mãi đến năm 11 tuổi, em mới được đi học. Thuỷ được học với các bạn lành lặn trong làng.
    Đến năm em vừa tròn 20 tuổi, bố mẹ đón em về. Lúc đó, gia đình em đã chuyển về Hà Nội cho tiện việc công tác của bố mẹ. Chia tay với các bạn, với các cô... những người đã gắn bó với em trong suốt cả tuổi thơ, Thuỷ buồn lắm. Em về Hà Nội và bắt đầu học cấp III. Những ngày đầu đến trường đối với em là một sự đấu tranh đến mức khủng khiếp, sống trong môi trường mới em cảm thấy bị lạc lõng. Lúc đầu tiên khi chưa có nẹp, mẹ em chở và cõng em đến lớp.

    Đều đặn ngày nắng cũng như ngày mưa. Khi có nẹp rồi, em chống nạng tự đi. Bố mẹ mua cho em chiếc xe 3 bánh. Em tự đi xe đến trường rồi chống nạng vào lớp. Thuỷ kể lại: ?oLúc trước, em sợ nhất là đến những nơi đông người. Đến những nơi đó người ta nhìn em với ánh mắt xót xa và thương hại. Lúc đó, em lâm vào mặc cảm tột độ. Mặc dù vậy, càng bi quan em lại càng cố học hơn, vì em nghĩ rằng: những người khuyết tật không thể làm việc bằng sức lực nhiều mà chỉ có cách học tập để tích luỹ kiến thức để có thể lao động trí óc là phù hợp nhất?. Có lẽ chính vì những lý do đó mà thành tích học tập của Thuỷ trong suốt những năm học từ cấp I đến cấp III, em luôn đạt kết quả học tập thật xuất sắc.

    Năm chia tay cuối cấp, các bạn rủ nhau quay video để làm kỷ niệm, mặc dù các bạn động viên rất nhiều nhưng Thuỷ vẫn không đến lớp ngày hôm đó. Em ngại đến lớp vì sợ có mình thì vướng víu các bạn. Bây giờ khi xem lại băng và không thấy hình của mình, Thuỷ cảm thấy tiếc và nghĩ: ?ogiá như hồi ấy mình không mặc cảm, không quá tự ti?.

    Đấy là Thuỷ của hồi trước thôi, còn bây giờ Thuỷ đã khác hẳn. Năm học thứ I Đại học, em đã biết đến Câu lạc bộ sinh viên khuyết tật Hà Nội và hiện nay em đang là thành viên rất tích cực của Câu lạc bộ. Em nói: ?o Em tự tin lên cũng nhờ nhiều vào câu lạc bộ sinh viên khuyết tật, ở đây chúng em cùng nhau học tập, trao đổi kiến thức và những vui buồn trong cuộc sống. Câu lạc bộ sinh viên khuyết tật đã làm em thay đổi rất nhiều, đã xoá đi mọi mặc cảm trong em, bây giờ em thấy cuộc sống của em có ý nghĩa hơn rất nhiều. Em nghĩ từ đây em sẽ vững vàng hơn trên con đường đi tìm tương lai cho mình?.

    Giờ đây, Thuỷ đã là cô sinh viên năm thứ 2 khoa Ngoại ngữ - trường Đại học dân lập Thăng Long. Không chỉ nói tiếng Anh rất giỏi mà tiếng Nhật của em cũng rất tốt. Ngoài giờ học ở trường, em còn nhiệt tình tham gia giúp đỡ các bạn sinh viên trong câu lạc bộ môn tiếng Nhật và được các bạn yêu quí gọi cho chức là: ?oCô giáo Thuỷ?. Với tất cả những nỗ lực vươn lên và một ý chí phi thường, Thuỷ đã vinh dự được Bộ Lao động thương binh xã hội cử là đại diện người khuyết tật tiêu biểu của thành phố Hà Nội đi dự ?oHội nghị biểu dương người khuyết tật, trẻ mồ côi và người bảo trợ tiêu biểu toàn quốc lần thứ nhất? vào giữa năm 2004...

    Gương mặt xinh xắn đầy nghị lực với ánh mắt thật sáng và nụ cười thật tươi. Ánh mắt của em luôn nhìn thẳng vào người đối diện. Thủy mơ ước là sau khi tốt nghiệp ra trường, em sẽ tìm được việc làm đúng với chuyên ngành mà em đang học và phù hợp với sức khoẻ của em. Chia tay với cô gái bé nhỏ ấy, trong lòng tôi vẫn vang lên một câu nói của cô: ?oHãy khắc những gì bạn có lên đá và viết nỗi đau của bạn lên cát?. Tôi thầm ao ước: ?oƯớc gì có nhiều cơn gió thổi đến bên nỗi đau của Thuỷ và xoá đi hết, để cho chỉ còn lại đá với những niềm vui trường tồn ở lại mãi bên em?.

    Được tinhlang70 sửa chữa / chuyển vào 00:58 ngày 25/10/2007
  8. August70

    August70 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/06/2007
    Bài viết:
    591
    Đã được thích:
    0
    Chúc cả nhà ngủ ngon



  9. tinhlang70

    tinhlang70 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/10/2007
    Bài viết:
    193
    Đã được thích:
    0
    BonsaiCòn gì thi vị bằng vào một ngày cuối đông và đầu xuân, ngồi thanh thản uống trà Tiên Nữ (Ten Wu) hay trà Bích Loa Xuân (Pi Lo Chun) lại được ngắm một cành lan tím đang nở hoa hay một cây bonsai để thả hồn theo trí tưởng tượng, hòa mình với thiên nhiên và ký ức. [​IMG]
  10. tinhlang70

    tinhlang70 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/10/2007
    Bài viết:
    193
    Đã được thích:
    0

    Tránh Dùng Nước Bưởi Khi Uống Thuốc
    Trong khi chữa bệnh bằng những loại thuốc tây, bệnh nhân thường được khuyên phải tránh uống những thức uống có chất rượu. Cũng trong trường hợp này, việc gia tăng ăn và uống những loại trái cây thường được khuyến khích, "để cơ thể có thêm vitamine C, hay những chất bổ dưỡng". Đó là một quan niệm không hoàn toàn sai, nhưng bệnh nhân nên thận trọng chọn lọc những loại nước trái cây nào thích hợp, bởi vì một cuộc nghiên cứu vừa qua cho thấy loại nước bưởi có khả năng làm gia tăng hoạt tính của một số dược phẩm, có thể gây nguy hiểm và tử vong. Sau đây là bài viết về kết quả nghiên cứu về trường hợp này của Nicholas Bakalar vừa được đăng tải trên tờ The New York Times.
    Vào năm 1989, một nhóm các nhà nghiên cứu ở Canada đang nghiên cứu một loại thuốc về huyết áp rất ngạc nhiên khi khám phá ra rằng việc uống một ly nước bưởi (grapefruit) có thể làm gia tăng hoạt tính của loại thuốc này lên đến mức nguy hiểm. Lúc đó họ đang kiểm tra tác động của bia rượu đối với một loại thuốc gọi là Plendil. Các nhà khoa học cần một thứ gì đó để che giấu mùi vị của rượu hầu các đối tượng thí nghiệm chỉ biết là họ đang uống thuốc mà không biết rằng mình uống thuốc bằng rượu.
    David G. Bailey, một nhà nghiên cứu tại Trung tâm Khoa học Y tế London ở London, Ontario, người đứng đầu cuộc nghiên cứu này, cho biết: "Một buổi tối thứ bảy, vợ chồng tôi kiểm mọi thứ trong tủ lạnh, thấy rằng món duy nhất át được mùi rượu là nước bưởi".
    Vì vậy họ đã sử dụng thức uống này trong cuộc thí nghiệm của mình, vì nghĩ rằng nước bưởi sẽ không liên quan gì đến kết quả thí nghiệm. Nhưng bỗng nhiên họ thấy hàm lượng máu của thuốc bỗng tăng vọt đáng kể ở nhóm chỉ uống nước bưởi mà không uống rượu.
    Tiến sĩ Bailey nói: "Mọi người không tin chúng tôi. Họ nghĩ đây là một trò đùa. Chúng tôi gặp rắc rối khi muốn đăng bài viết về vấn đề này lên một tạp chí y học lớn". Cuối cùng bài viết cũng được chấp nhận và được Lancet xuất bản vào tháng 2/1991.
    Câu hỏi kế tiếp là tại sao loại nước ép này lại gây hiệu ứng như thế.
    Hóa ra câu trả lời nằm ở các enzyme gọi là hệ cytochrome P-450, đặc biệt là enzyme CYP 3A4. Loại enzyme này chuyển hóa nhiều loại thuốc cũng như nhiều chất độc thành những chất ít hiệu lực hơn hoặc dễ bài tiết hơn, đôi khi là cả hai.
    Nước bưởi ngăn chặn khả năng này của CYP 3A4, gia tăng hiệu lực của thuốc bằng cách cho phép thuốc hòa tan nhiều hơn vào trong máu, kết quả là tạo ra một lượng thuốc quá liều.
    Nước bưởi chỉ tác động với enzyme này trong ruột chứ không tương tác trong gan hay những bộ phận khác. Kết quả là nó chỉ có tác dụng với thuốc uống chứ không tác dụng với thuốc tiêm.
    Hiện nay có rất nhiều nghiên cứu cho thấy tác động của nước bưởi với nhiều loại thuốc được sử dụng rộng rãi khác. Đa số không đem lại hậu quả gì nghiêm trọng nhưng một số ít lại có. Ví dụ, các loại thuốc làm giảm cholesterol như Lipitor, Mevacor và Zocor đều gia tăng hiệu quả của thuốc khi được uống với nước bưởi. Hàm lượng quá liều của những loại thuốc này có thể đưa đến một chứng rối loạn cơ bắp nghiêm trọng gọi là hoại tử cơ (rhabdomyolysis) và đôi khi dẫn đến tử vong.
    Như thế nghĩa là người ta có thể giảm liều lượng thuốc cần dùng chỉ bằng cách uống nước bưởi hay không?. Tiến sĩ Bailey nói rằng "Không. Vấn đề là tác dụng của nó không thể dự đoán được. Bạn không thể giảm liều Lipitor và tăng lượng tiêu thụ nước bưởi chùm. Khả năng hấp thụ nước bưởi nhiều hay ít ở mỗi người mỗi khác. Lượng enzyme mà người ta có trong ruột cũng khác nhau rất lớn. Tính toán quanh quẩn với món nước bưởi không phải là một ý kiến hay chút nào".
    Nước bưởi cũng có thể ngăn cản sự trao đổi của các chất ức chế serotonin có chọn lọc (Selective serotonin reuptake inhibitors - S.S.R.I.), chẳng hạn như Prozac, dùng để điều trị chứng suy nhược.
    Tiến sĩ Marshall Forstein, giáo sư tâm thần học ở Harvard, cho biết ông khuyên bệnh nhân nên đổi từ nước bưởi sang một loại nước uống khác vì hầu hết các loại trái cây thuộc họ cam quýt đều không gây hiệu ứng tương tự. "Nếu họ khăng khăng đòi, tôi sẽ cố gắng kê toa cho S.S.R.I. hoặc các loại thuốc khác được uống vào một thời điểm mà nước bưởi đã được chuyển hóa hết".
    Trong số các loại nước trái cây, nước bưởi có tác động mạnh nhất, nhưng nước chanh và nước cam làm từ cam Seville cũng có tác động ức chế tương tự với enzyme CYP 3A4. Ở một số loại thuốc, nước táo cũng có ảnh hưởng như thế.
    Dù Tiến sĩ Bailey đề nghị tránh dùng nước bưởi hoàn toàn khi đang uống thuốc nhưng một số chuyên gia lại cho rằng không nên quá phóng đại tác động của nó. "Những tình cảnh có thể xảy ra tương tác khá hiếm", theo Tiến sĩ David J. Greenblatt, một giáo sư dược học tại Tuft. Trước hết, ông nói, thuốc phải được hấp thụ khối lượng lớn bởi các enzyme CYP 3A4 trong ruột, mà loại này có mặt ở đây tương đối ít: "Khi xem xét dữ liệu thực tế cho mỗi loại thuốc, kết luận khoa học là những tác động này thường hiếm xảy ra, đôi khi rất nhỏ và không quan trọng. Nhưng trong một số trường hợp chúng cũng khá đáng kể".
    Tiến sĩ Greenblatt và những đồng viện của ông tại Tufts đang chỉ đạo một cuộc nghiên cứu được tài trợ bởi Viện Y tế Quốc gia về lĩnh vực này trong suốt nhiều năm qua, và ông là một nhà tư vấn chuyên môn cho Ủy ban Cam quýt Florida.
    Tiến sĩ Richard B. Kim, một giáo sư y dược thuộc Đại học Vanderbilt, cũng đồng ý rằng tác động này là một nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng với một số bệnh nhân. "Tiêu thụ nước bưởi là một vấn đề liên quan đến sức khỏe, nhất là với người già, những người thường phải uống các loại thuốc chịu tác động của nó. Nếu bạn đang uống nhiều loại thuốc, hoặc nếu gần đây bạn vừa mới chuyển sang một loại thuốc khác, thì bạn phải đặc biệt thận trọng. Tốt nhất trong hoàn cảnh này là uống thuốc với nước và hoàn toàn tránh uống nước trái cây".
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này