1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hội 3C(Chim cánh cụt)- Hội những người đã ly hôn- Ngôi nhà của tình thương và trách nhiệm (tầng3)

Chủ đề trong 'Làm quen - rút ngắn khoảng cách' bởi coisoi, 07/08/2007.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. spicegirlss

    spicegirlss Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/03/2007
    Bài viết:
    975
    Đã được thích:
    0
    em là ai>>>>em là em. Mọi người ko phải đoán nữa, em đã báo cáo với bac TTK về cái nick mới này
  2. Monkey2004

    Monkey2004 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/07/2006
    Bài viết:
    656
    Đã được thích:
    1
    Buồn !
  3. NhiNhanhLaEm

    NhiNhanhLaEm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/09/2004
    Bài viết:
    308
    Đã được thích:
    0
    Ly hôn rồi bây giờ mới muốn được yêu , các bạn nghĩ sao ? tớ thì vẩn cảm thấy ớn sao ấy ...cho lời khuyên đi...!
  4. spicegirlss

    spicegirlss Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/03/2007
    Bài viết:
    975
    Đã được thích:
    0

    Chẳng ai cấm cản được TY, cứ yêu đi ban ơi, yêu cho đời nó vui
  5. hiendan05

    hiendan05 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/10/2005
    Bài viết:
    192
    Đã được thích:
    0
    Cả nhà ơi, mai là rằm tháng Giêng, ở Văn Miếu tổ chức Ngày Thơ VN hay lắm. Đặc biệt, ngày mai bố tớ ra mắt tập thơ mới ở đó, mọi người đến ủng hộ nhé!
    Hihi, cảm ơn cả nhà.
    Chúc mọi người một mùa xuân mới hạnh phúc, may mắn!!!
  6. cathnga

    cathnga Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2007
    Bài viết:
    367
    Đã được thích:
    0
    Thời gian khi nào thế??? ban ngày thì ko đi được rồi
  7. New_AQ

    New_AQ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2005
    Bài viết:
    65
    Đã được thích:
    0
    AQ thấy người ta nói là nên yêu với trái tim nóng bỏng và cái đầu lạnh băng còn bạn thì hình như cái đầu đang nóng bỏng và trái tim lạnh băng. Hic ai cũng thế thôi. Cần phải mở lòng mình ra bạn sẽ thấy cuộc đời vẫn thật đáng yêu (mặc dù cũng không kém phần ô nhiễm) Hãy nhìn vào khía cạnh tích cực của vấn đề bạn nhé
  8. carmen78

    carmen78 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/10/2005
    Bài viết:
    264
    Đã được thích:
    0
    Thông báo đi chùa Trầm chùa Trăm Gian vào Chủ nhật tuần sau(2/3/2008), đi 1 ngày, thuê ô tô, đồ ăn mang theo, có cả cháo cho trẻ em, thịt nướng, bánh mỳ, mỳ tôm, đồ hộp cho người lớn. Cả nhà đăng ký dùm để trợ lý lên danh sách thuê ô tô. Lăn tăn mãi vì ngườilớn muốn đi chùa còn trẻ em thì phải có chỗ chơi. Nghĩ mãi mới ra địa điểm này.
  9. August70

    August70 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/06/2007
    Bài viết:
    591
    Đã được thích:
    0
    Chùa Trầm
    Nằm cách Hà Nội khoảng 25 km, danh thắng chùa Trầm là một địa điểm du lịch khá thú vị thuộc xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây. Không bề thế như chùa Trăm Gian ở cách đó vài kilômét, nhưng rất hợp với cái tên của mình, chùa Trầm lại có những nét ?oduyên thầm? rất riêng.
    Chùa Trầm được gọi tên theo tên ngọn núi mà nó dựa vào. Tương truyền ngày xưa ở trên đỉnh núi này có một cây trầm rất to, thân cây nhiều người ôm không xuể, tỏa hương thơm khắp vùng. Sau này, dù cây không còn nữa nhưng người ta vẫn gọi là núi Trầm hay núi Tử Trầm. Toàn bộ khu núi Trầm này xưa kia cũng là nơi vua Lê, chúa Trịnh đặt hành cung và đã cho xây nhiều công trình mà nay vẫn còn dấu tích. Chùa Trầm nhỏ, mang vẻ đẹp cổ kính. Sự nhỏ bé ấy, vẻ đẹp ấy cùng với khoảng sân đất rộng, bằng phẳng phía trước và những cây đại thụ vây quanh đã tạo ra một không gian vừa thanh bình vừa thiêng liêng và tạo cho du khách một sự thư thái, dễ chịu.

    Du khách đến chùa Trầm còn để thưởng ngoạn cảnh thiên nhiên đặc sắc.
    Đến với chùa Trầm, du khách không chỉ được thắp hương lễ Phật, cầu mong cho mình những điều tốt đẹp mà còn được thưởng ngoạn cảnh thiên nhiên đặc sắc trong động Long Tiên, trên núi Tử Trầm. Vãn cảnh chùa xong, du khách có thể vào khám phá động Long Tiên. Ở gian rộng nhất của động là chùa Hang với ban thờ Phật và nhiều bức tượng thờ khác, đều được tạc bằng đá. Ngoài ra, chùa Hang còn có các văn bia khắc trên vách động, trống đá, khánh đá rất đẹp. Ở các ngách động sâu và hẹp hơn, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những tuyệt tác long lanh từ nhũ đá và nước ngầm của thiên nhiên như: ?oBầu sữa mẹ?, ?oBông hoa đá?, ?oMái tóc tiên?. Có một ngách động rất đặc biệt được người dân gọi là ?othung lũng tình yêu?, hẹp, dài và trắc trở như những thử thách cho những đôi yêu nhau chinh phục. Người ta tin rằng, vượt qua được động là có được tình yêu bền vững. Ra khỏi động rồi, du khách có thể ?oluyện tập? một chút sự dẻo dai bằng việc leo núi Tử Trầm. Điều khích lệ du khách là lên đến đỉnh có thể thưởng thức một không gian cao, khoáng đãng và có thể thu vào tầm mắt ?omuôn trùng nước non?.
    Không chỉ ghi dấu tích của một thời phong kiến xa xưa, chùa Trầm còn là nơi đài Tiếng nói Việt Nam từng đặt cơ sở trong kháng chiến chống Pháp và truyền đi lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Bác Hồ năm 1946. Tôi đến chùa Trầm không phải vào ngày hội. Và tôi nhận ra một điều, dường như chùa Trầm thích hợp cho những ai muốn tìm đến sự bình yên, thư thả cho tâm hồn. Nhưng xuân này hội mở, chùa Trầm thiêng chắc sẽ náo nức hơn.
    Chùa Trăm gian

    Còn gọi là chùa Tiên Lữ hay Chùa Trăm Gian là một ngôi chùa nằm trên một quả đồi cao khoảng 50 m, ở thôn Tiên Lữ, xã Tiên Phương, huyện Hoài Đức, Hà Tây. Chùa được lập từ đời Lý Cao Tông, niên hiệu Trinh Phù thứ 10, 1185. Đến thời nhà Trần, có hòa thượng Bình An, quê ở Bối Khê tu ở đây, tương truyền là người có nhiều phép lạ. Sau khi ông mất, dân làng xây tháp để giữ gìn hài cốt và tôn gọi là Đức Thánh Bối. Ngôi chùa lớn với quy mô như hiện nay là đã được trùng tu và xây dựng thêm qua nhiều thời đại.
    Ở sân chùa có gác chuông hai tầng tám mái được dựng vào năm Quý Dậu 1693, niên hiệu Chính Hòa, đời Lê Hy Tông, là một công trình kiến trúc có giá trị nghệ thuật cao. Chùa còn giữ được nhiều di vật và tượng quý. Trăm gian, cái tên rất bình dân, dường như muốn nói lên vẻ bề thế của ngôi chùa.
    Lịch sử'''':
    Truyền thuyết kể rằng vào thời nhà Trần, ở làng Bối Khê có một người phụ nữ nằm mộng thấy đức Phật giáng sinh, rồi có mang, sinh ra một con trai. Năm lên 9 tuổi, sau khi bố mẹ mất, người con trai ấy bỏ nhà vào tu ở chùa Đại Bi trong làng. Lên 15 tuổi, đến thôn Tiên Lữ, xã Tiên Phương, huyện Hoài Đức, Hà Tây ngày nay, thấy cảnh đẹp, người xin yết kiến và theo học kinh kệ với vị trưởng lão tu tại ngôi chùa trên núi. Sau mười năm học đạo, người thanh niên đó hiểu thấu mọi phép linh thông. Vua Trần nghe tiếng, sắc phong là Hòa Thượng, đặt hiệu là Đức Minh rồi mời về tu ở chùa trong kinh đô.
    Sau khi vị trưởng lão ở chùa Tiên Lữ viên tịch, Hòa Thượng Đức Minh xin về làng dựng ngôi chùa mới. Năm 95 tuổi, Sư ngồi vào một cái khám gỗ, từ biệt đệ tử rồi siêu thoát. Một trăm ngày sau, đệ tử mở cửa khám, kim quang Sư bay mùi thơm nức, ngào ngạt gần xa. Dân làng và đệ tử xây tháp để gìn giữ kim thân và tôn thờ là đức Thánh Bối.
    Kiến trúc: Chùa Trăm Gian là một quần thể kiến trúc độc đáo. Theo cách tính cứ 4 góc cột là một gian thì chùa có cả thảy 104 gian, chia thành 3 cụm kiến trúc chính.
    Cụm thứ nhất gồm 4 cột trụ và 2 quán, trước đây là nơi đánh cờ người trong ngày hội, tiếp đó là nhà Giá Ngự nhìn ra mặt hồ sen, nơi đặt kiệu thánh để xem trò múa rối nước.
    Trèo qua mấy trăm bậc gạch xây là tới cụm thứ hai gồm một toà gác chuông 2 tầng mái, có lan can chạy quây 4 mặt. Các ván bằng đều có chạm hình mây hoa. Tại đây treo một quả chuông cao 1,10 m, đường kính 0,6 m, đúc năm Cảnh Thịnh thứ hai, 1974. Trên chuông có khắc một bài minh của Phạm Huy Ích. Qua gác chuông, leo 25 bậc đá xanh hình rồng mây, đến sân trên có kê một sập đá hình chữ nhật.
    Lại leo 9 bậc đá, hai bên có lan can chạm hình rồng cuộn khúc thế tới cụm thứ 3 đó là chùa chính, gồm nhà bái đường, toà thiêu hương và thượng điện. Hai bên là 2 dãy hành lang. Trong cùng là nhà tổ, giữ lại có lầu trống bên trong treo một trống lớn, đường kính 1 m và một khánh đồng dài 1,20 m, cao 0,60 m đúc năm 1749. Tại đây có 153 pho tượng, hầu hết bằng gỗ, một số ít bằng đất nung, đặc biệt quý là tượng Tuyết Sơn, tượng Quan Thế Âm Bồ Tát. Ở giữa thượng điện có một bệ bằng đất nung đỏ hình khối chữ nhật, giống kiểu các bệ đá thời nhà Trần. Trên bệ đá là đài sen, xung quanh trang trí nhiều hình động vật và hoa lá, bón góc có hình chim thần. Trên bệ đặt các tượng Phật tam thế. Trong chùa còn có nhiều bia, hoành phi, câu đối... Riêng có hai câu đối khảm trai, tương truyền có từ thời nhà Hồ (1400-1406)
    Hai bên là hai dãy hành lang. Trong cùng là nhà thờ Tổ. Ở giữa còn có gác trống, treo một chiếc trống lớn và một khánh đồng đúc năm Cảnh Hưng thứ 10 (1749).
    Trong chùa có tượng đô đốc Đặng Tiến Đông, một tướng lĩnh nhà Tây Sơn, chỉ huy đạo quân đánh vào phía nam Thăng Long. Tượng này được phát hiện vào năm 1972. Ngoài ra còn có tượng Đức Thánh Bối đặt trong khám gỗ gian bên phải. Đây là tượng cốt rút bằng mây đan ngoài bọc vải sơn, tương truyền là tượng bỏ hài cốt của ông.
    (Theo nguồn công Ty Du lịch Hà tây)
    Được August70 sửa chữa / chuyển vào 08:38 ngày 24/02/2008
  10. Monkey2004

    Monkey2004 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/07/2006
    Bài viết:
    656
    Đã được thích:
    1

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này