1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hỏi các cao thủ

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi VIKING_VN, 10/06/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. VIKING_VN

    VIKING_VN Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/02/2003
    Bài viết:
    142
    Đã được thích:
    0
    Hỏi các cao thủ

    Hỏi các cao thủ một chút

    - Ở độ cao bao nhiêu thì bắt đầu xuất hiện tình trạng không trọng lượng
    - Độ cao mà các trạm không gian có người điều khiển (chắc trên dưới 400km), áp suất bên ngoài trạm là bao nhiêu?


    VIKING


    Được farmer sửa chữa / chuyển vào 23:30 ngày 25/06/2003
  2. farmer

    farmer Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    Công thức tính trọng trường là GM/r2 nên từ đó suy ra không có một điểm "biên" mà từ đó trọng trường bằng 0. Các tàu vũ trụ trên quỹ đạo sở dĩ có tình trạng không trọng lực là do chúng "rơi" tự do trong trọng trường Trái đất, trong điều kiện đó, trường trọng lực và trường lực quán tính triệt tiêu nhau. Điều kiện tàu vũ trụ ổn định trên quỹ đạo nói chung không chỉ phụ thuộc độ cao, mà còn phụ thuộc vận tốc tàu nữa.
    Câu 2 thì quả thật tôi không biết.
    F./
    Thế giới thật rộng lớn
  3. dr_slums

    dr_slums Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/03/2002
    Bài viết:
    1.531
    Đã được thích:
    2
    Ở độ cao của tàu vũ trụ bay thì theo tôi suy đoán áp suất không khí xấp xỉ 0 vì tại độ cao đó tàu vũ trụ có V tương đối lớn ( vài km/s ) nên nếu áp suất tại đó cao sẽ khiến cho tàu mất năng lượng và giảm tốc độ ==> giảm độ cao ==> áp suát tăng ==> lực cản lớn và sẽ rời vào cái vòng luẩn quẩn đó kết thúc tại độ cao bằng không .
    ***************
    Với thế giới bạn chỉ là một người , nhưng có thể với một người bạn là cả thế giới.
  4. VIKING_VN

    VIKING_VN Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/02/2003
    Bài viết:
    142
    Đã được thích:
    0
    Các tàu vũ trụ, các vệ tinh luôn có nguy cơ bị giảm độ cao nên thỉnh thoảng phải dùng động cơ đưa lên quỹ đạo cao hơn.
    Nhưng mà = 0 gì mới được chứ? nếu xấp xỉ 0 mm Hg thì khi các nhà du hành ra ngoài, bộ áo giáp của họ sẽ nổ tung

    VIKING

    Được VIKING_VN sửa chữa / chuyển vào 01:44 ngày 12/06/2003
  5. kakalot

    kakalot Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/12/2000
    Bài viết:
    1.796
    Đã được thích:
    0
    P=0 đâu có nghĩa là nổ tung đâu. Ống áp kế Torrixenli ở đầu cũng có P=0 đây nhưng đâu có sao.
    Còn tình trạng ko trọng lực thì theo tôi nghĩ là trọng lực được cân = với lực ly tâm (xét trên HQC tầu vũ trụ).
    [topic]218302[/topic]​
  6. kien2005

    kien2005 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/05/2003
    Bài viết:
    132
    Đã được thích:
    0
    Không trọng lượng là trạng thái đạt được khi vật thể ở trạng thái ổn định dưới các lực tác dụng dạng hấp dẫn (đặc tính là phải tác động đến từng phần tử vật chất)
    Càng gần trái đất, lực hấp dẫn (trọng trường) càng lớn, gia tốc hướng tâm càng lớn -> tốc độ phải càng lớn để đảm bảo chuyển động ổn định.
    Như vậy về lý thuyết, người đang rơi cũng là không trọng lượng (bỏ qua tác động không khí).
    Các vệ tinh địa tĩnh là loại đặc biệt vì chọn được quỹ đạo quay cùng vận tốc góc với trái đất -> vị trí tương đối so với mặt đất là không đổi.
    Nhưng "không trọng lượng" chỉ là khái niệm đối với các sinh vật. Còn với các vật liệu điện, từ chẳng hạn thì đạt được ngay trên mặt đất (nam châm cân bằng trong từ trường vì trọng trường + từ trường cân bằng chẳng hạn)
    Đây là "ný nuận" của em, các bác phản bác thẳng tay nhé!!!
  7. spmnt

    spmnt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/06/2003
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    Em trả lời câu thứ nhất của bác: tình trạng không trọng lượng ở nơi đâu bác cũng có thể tạo ra được, không cần phải ở 1 độ cao nào trở lên.
    Ví dụ khi bác rơi tự do chẳng hạn, bác đang ở tình trạng không Trọng Lượng đối với những thiết bị đo có cùng gia tốc rơi tự do như bác.
    Theo em nghĩ ở độ cao mà các trạm không gian có người điều khiển áp suất rất nhỏ, nhưng không bằng 0.Có thể tính được gần đúng theo định luật phân bố áp suất theo chiều cao (của Bonzman thì phải, em không nhớ rõ) .
    Em cũng có 1 câu hỏi thú vị, vì sao không khí trên mặt trăng lại biến mất phần lớn, còn ở trái đất chúng ta thì còn?
    Em xin lỗi vì đánh chữ có dấu em đánh chậm lắm, mà ở đây mạng thì mắc kinh khủng!!!!!
    CumfoHuc metal pock
    Tôi mạn phép thêm dấu vào cho dễ đọc -farmer
    Được farmer sửa chữa / chuyển vào 19:32 ngày 13/06/2003
  8. ngoclong80

    ngoclong80 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/12/2002
    Bài viết:
    1.070
    Đã được thích:
    0
    phù phù chạy một vòng khắp nơi cuối cùng cũng tìm lại được điểm dừng. Dạo này bận quá, mọi người thông cảm.
    -Theo tôi nghĩ thì mình cần phải làm rõ câu hỏi "Trọng lượng" và "trọng lực" là gì.
    Cái này thì thuộc về vấn đề ngông ngữ trong chuyên ngành, nên tôi không dám đi sâu lắm. Tuy nhiên , có hai định nghĩa như sau. Và dựa trên hai định nghĩa đó chúng ta tìm hiểu về hiện tượng "không trọng lực" như nói ở trên.
    Thứ nhất, như bác farmer đay nhắc bên trên. Có một lực được định nghĩa là F= Gm1m2/r2. Cái này nếu tôi nhớ không nhầm thì là lực hấp dẫn giữa hai vật có khối lượng. Đã được đo và công thức trên được đưa ra từ thực nghiệm. Tôi cũng đang học một phần có nói về phần này, khi nhắc đến tính đối xứng, nhưng thành thật mà nói tôi không hiểu nhiều.
    Thứ hai, có một định nghĩa khác, nó gắn liền với lại cảm giác hàng ngày của chúng ta. Đó là lực ép. Có nghĩa là phản lực của bề mặt tác dụng lên vật thể. Như vậy con người cảm thấy mình "nặng hơn" khi các sụn xương trên cơ thể bị các phản lực tác dụng mạnh hơn. Phải chăng tình trạng "khong trọng lực" mà các bác nói đến chính là cái này.
    Ngược lại, nếu như cái gọi là tình trạng "không trọng lực" được áp dụng như định nghĩa đầu tiên, thì theo tôi được biết, trong thực nghiệm người ta chưa tìm ra được hiện tượng nào như thế. Hay nói đúng hơn là hiện tượng "phản hấp dẫn" -theo ngôn ngữ của thuyết đối xứng.
    ----------
    Như vậy, để đi đến kết luận về "không trọng lực" ở một trạm vũ trụ, có thể là nói đến phản lực của bề mặt tác động lên vật thể bằng 0.
    - Còn câu thứ hai thì tôi đồng ý với bác Slums. Nói là gần như bằng 0 hay bằng 0 thì tuỳ vào hiện tượng vật lý mà ta quan sát. (Ví dụ đèn Neon, đèn khí hiếm thì cần nói đến áp suất nhỏ này. Còn khi nói đến áp suất này so với áp suất khí quyển thì "quá nhỏ có thể bỏ qua" mà thành ra bằng 0.).
    Hờ. Ý kiến của em là như vậy. Không biết có sai sót chỗ nào hay không. Mong các pác cứ thẳng tay ạ....
    Ngoclong80
  9. spmnt

    spmnt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/06/2003
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    Mình đã đọc bài của Ngoclong, nhưng mà bạn lầm rồi, tất cả các bài trên đều nói về 'không trọng lượng" chứ không nói về "không trọng lực".Nói về không trọng lực thì chẳng bao giờ mình dám nói, vì người ta vẫn chưa biết được có hay không (theo ý nghĩa chính xác của toán học chứ không phải ý nghĩa gần đúng của Vật lý)
    Mình đã thử tính theo công thức phân bố Bonzman, và nếu với h=400km,M=29g/mol, T~100K thi ap suat tính đươc chỉ khoảng vài trăm Pa thôi.Bởi vậy nên nó có thể xem như bằng 0 (so với 1trăm ngàn Pa trên mặt đất).Dĩ nhiên là tuỳ điều kiện và trong trường hợp nào,ở đây mình chỉ lấy theo trường hợp bình thưỡng thôi.
    CumfoHuc metal pock
  10. farmer

    farmer Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    Cái từ "không trọng lực" là do tôi phun ra, do sợ tốn tiền Internet mà đánh nhanh qua thành ra sai đấy các bác ạ. Xin sửa lại là "không trọng lượng"
    F./
    Thế giới thật rộng lớn

Chia sẻ trang này