1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hỏi cách chụp hình ban đêm

Chủ đề trong 'Nghệ thuật Nhiếp ảnh' bởi ruanweixin, 14/04/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. PhongCam

    PhongCam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2003
    Bài viết:
    222
    Đã được thích:
    0
    Bác montone nhầm nhọt chỗ này rồi, như bác nói là muốn Ngôi nhà nét thì máy phải chuyển động , đúng . Trên thực tế máy và nhà cũng nằm trên chuyển động của Trái đất , còn Sao nằm ngoài chuyển động của Trái đất nên tạo ra vết sáng hình vòng cung .
    Tức là Sao đứng yên, nhưng nhà và máy ảnh nằm trên Trái đất và chuyển động theo Trái đất , nên Ngôi nhà được làm nét là đúng . Không chỉnh sửa cũng ra được bức ảnh như vậy
  2. monotone

    monotone Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2004
    Bài viết:
    607
    Đã được thích:
    0
    He he bác PhongCam ơi, vậy bác có biết đưọc khoảng cách của trái đất đến "sao" gần nhất là bao nhiêu không ? Để cho "sao" chuyển động được theo vòng cung có bán kính nhỏ như vậy thì chắc lấy thang dài chút là tóm được sao rồi. trên thực tế thì làm sao có thể có được sao chuyển động theo kiểu máy đánh trứng nhứ thế được ????????????
    Đành rằng trái đất chuyển động nhưng bác nghĩ là sao đứng yên à ?? tất cả mọi vậy đều chuyển động và đứng yên, chỉ có lấy mốc nào để nói vậy đó chuyển động hay đứng yên mới là quan trọng thôi.
    Ví dụ: Người đứng trên xe buýt đang đi, vậy người chuyển động so với mặt đường và đứng yên so với xe buýt đó, ( tất nhiên là lên xe rồi thì xin ngồi yên cho ... )
    Nói vậy thôi chứ bác cứ thử xem, khó đấy ! CHuyển động của tất cả các sao mà lại cứ đồng tâm như thế thì có mà chết........
    ít ra thì cũng phải như thế này
    monotone
  3. NF

    NF Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    30/04/2001
    Bài viết:
    533
    Đã được thích:
    0
    đúng là có chuyện đó, có thể nhìn thấy sao trên trời quay quanh tâm, nhưng mà nhìn thấy tâm phải phụ thuộc vào vị trí người đứng. Đứng gần cực bắc hay cực Nam sẽ nhìn thấy tâm ở gần đường chân trời, tùy Nam hay Bắc sẽ thấy quay ngược hay thuận chiều kim đồng hồ.
    cái này là kiến thức thiên văn. Tui nghĩ chắc ko có chỉnh sửa.
  4. TeddyLovesYou

    TeddyLovesYou Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2004
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    monotone về học lại vật lý đê
  5. monotone

    monotone Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2004
    Bài viết:
    607
    Đã được thích:
    0
    Ha ha.......
    Các bác nhìn lại đi xem mấy cái ảnh đấy chụp ở cực nào ???
    Nếu vậy lý nói thế thì các bác có dẫn chứng gì không ???? em học laị rồi mà chẳng có chương nào, hồi nào nói đến cả
    Thời tiết ở cực nó không trong vắt như thế đâu các bác ơi ! ở đấy nó -40o C là đã là mùa hè rồi đấy! tuyết thì vô số kể, chứ không như ảnh các bác xem đâu (chưa đi cũng biết)
    Có bác nào chứng minh được không ?
    Bác teddylovesyou ơi, bác nên về học lại ĐỊA LÝ đi he he
    monotone
  6. kakalot

    kakalot Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/12/2000
    Bài viết:
    1.796
    Đã được thích:
    0
    Tôi sẽ phân tích sau đây các bác xem có hợp lý không nha. các bác cứ vẽ một cái vòng tròn, gọi là trái đất. Từ một điểm ngoài vòng tròn vẽ một đường tiếp tuyến với trái đất như hình sau
    Giả sử bạn đang chụp hướng về phía cực N. Từ điểm A đi về S bạn sẽ không thấy được tâm của các vệt sáng. Đi từ A đến N thì tâm của các vệt sáng sẽ nâng cao từ từ so với đường chân trời cho đến khi đến N thì là ở ngay trên đầu. Như vậy các bác càng cố đi lên đến hai điểm cực của trái đất thì cáng không chụp được. Quan trọng là điểm A nằm ở đâu( khoảng vĩ tuyến nào?). Và khi chụp phải hướng máy về hướng cực bắc nếu đang ở Bắc bán cầu.
    Kết quả là hai tấm hình sau
    Còn nếu chụp ở vị trí thật gần với đường Xích đạo thì phải hướng máy về phía Đông hoặc Tây. kết quả như hình sau
    Sở dĩ các bác thấy vệt sáng cong ra hai phía mà không thẳng là do hiệu ứng cầu của lớp khí quyển( tương tự như ống kính wide). Giống như mặt trăng hay mặt trời lúc mới mọc hay sắp lặn thì to ra, còn ngay trên đỉnh đầu thì nhỏ lại.
    Được asahinguyen sửa chữa / chuyển vào 11:18 ngày 17/04/2004
  7. m42

    m42 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/11/2003
    Bài viết:
    450
    Đã được thích:
    0
    Cái này thì em xin bổ sung thêm một chút:
    - Về các vệt sao: Trái đất quay quanh trục theo quỹ đạo gần tròn. Trục quay của trái đất đi qua gần sao bắc cực. Do đó, khi chụp tốc độ chậm, sẽ có các vệt sao có dạng các cung tròn đồng tâm ( mà không phải là các đường hình vuông hay ngoằn ngoèo ) xoay quanh sao bắc cực. Như vậy, tại những vĩ độ mà sao bắc cực ở trên đường chân trời thì các vết sao sẽ xoay quanh đó. Nếu để đúng 24h- trái đất quay đủ 1 vòng thì sẽ thành đường tròn khép kín. Để thời gian < 24h thì chỉ được các cung tròn không khép kín. Tại đúng cực bắc , sao bắc cực trên đỉnh đầu. còn tại xích đạo sao bắc cực sẽ ở chân trời. Còn những trường hợp các cung tròn có hai tâm quay khác nhau như trong một vài cái ảnh ở trên thì có hai khả năng:
    + Họ tạo kỹ xảo;
    + Họ dùng phương pháp chụp chồng phim, mỗi cảnh để tâm quay ( sao bắc cực ) vào mỗi vị trí khác nhau trên tấm phim.
    - Còn vấn đề thứ hai: chụp ngược nắng lấy được cả hai vùng sáng ( mặt trời và mặt đất ): có 2 giải pháp:
    +một là chụp chồng phim: cảnh thứ nhất lấy đúng sáng vào vùng sáng ( trời ) để ghi lại. Khi đó phần tối ( đất ) sẽ bị thiếu sáng. cảnh thứ hai: lấy sáng vào phần tối để lấy được chi tiết. Tuy vậy chụp chồng phim khá khó vì phải tính toán độ sáng, độ chênh lệch giữa hai vùng sáng thế nào để khi lên hình cuối cùng cả hai cảnh chồng lại phải được một cảnh đủ sáng. Thông thường mỗi cảnh riêng biệt phải thiếu sáng.
    + hai là sử dụng các kính lọc Graduated Split filter. thuận tiện nhất là các loại của cokin. Tôi có thử sử dụng loại này. Khi nào rỗi quét ảnh gửi các bác.
    m42
  8. kakalot

    kakalot Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/12/2000
    Bài viết:
    1.796
    Đã được thích:
    0
    Hôm nào muốn chụp vài h ghé anh lấy cái giây mềm mà chụp. bấm một cái để sau vài giờ bấm cái nữa là xong.
  9. kakalot

    kakalot Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/12/2000
    Bài viết:
    1.796
    Đã được thích:
    0
    hình như m42 chư hiểu hiệu ứng cầu của bầu khí quyển. Trái đất được bao bọc bởi một lớp khí quyển rất dầy, và bạn hãy hình dung nó như một thấu kính lồi dạng bán cầu, giống như cái fish eye. Khoảng cách các sao sẽ tăng dần khi càng gần xuống đường chân trời. và vệt sáng sẽ kéo dài từ đông sang tây. Hiệu quả trên ảnh bạn thấy khi vệt sáng từ đường chân trời lên cao sẽ càng gần lại và từ trên cao hạ xuống sẽ tưi từ xa ra tạo ra hai vòng cung khác tâm. bạn nhìn kỹ xem tấm ảnh đó phải chụp hướng lên gần đỉnh đầu, chụp hướng ngang đường chân trời thì không tạo ra hiệu ứng này.
  10. Atkinson

    Atkinson Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/07/2003
    Bài viết:
    1.458
    Đã được thích:
    0
    Rất hay, rất hay, nhiệt liệt hoan nghênh các bác tham gia topic này. Quả thật là k0 uổng công khi say mê nhiếp ảnh lại biết thêm được nhiều điều thú vị.
    Vấn đề mà bác monotone vẫn còn "ấm ức" đó là k0 thể có những vòng tròn đồng tâm như "máy đánh trứng" kia được. Bởi nó là thế này.
    Những vì sao nằm trong hệ mặt trời mà chúng ta có thể nhìn thấy trong đêm hầu như k0 hề thay đổi suốt hàng trăm hàng ngàn năm qua.Thực chất bên trong thì chúng cũng có những bản chất chuyển động nhưng vì chúng nằm quá xa trái đất để chúng ta có thể theo dõi sự dịch chuyển của chúng trong hệ mặt trời bao la này. Hoặc thời gian cần thiết để theo dõi sự chuyển động đó lớn hơn rất nhiều so với đời người. Ngay cả sự chuyển động của trái đất xung quanh mặt trời cũng chỉ là một quãng đường rất nhỏ trong vũ trụ. Để đơn giản hoá lập luận này, hãy hình dung một ví dụ ngộ nghĩnh. Ta đang đứng ở đầu phố, ở tít đằng xa phía cuối phố, có một "con sên" đang nhích từng mm thì có thể sau cả tiếng đồng hồ, ta thấy vị trí của "con sên" chẳng thay đổi gì cả. (Ở đây cần thêm giả thiết là chúng ta nhìn thấy "con sên" dưới dạng một chấm sáng trong đêm như nhìn thấy một vì sao vậy). Điều này đi đến một kết luận là các vì sao trong bầu trời đêm mà ta nhìn thấy ngày hôm nay chẳng khác gì bầu trời cách đây hàng ngàn, hàng vạn năm. Hay nói cách khác là các vì sao có vị trí cố định so với trái đất. Điều thú vị tiếp theo ở đây là tuy vị trí các vì sao đối với trái đất là cố định nhưng chúng ta lại có thể nhìn được sự dịch chuyển của những vì sao ấy nhờ việc trái đất tự quay quanh nó. Lúc này các vì sao vẫn cố định với trái đất nhưng lại dịch chuyển so với con mắt (hay cái máy ảnh) của chúng ta.
    Từ hai kết luận qtrọng rút ra ở trên (vì sao cố định so với TĐ, và chúng ta thấy vì sao dịch chuyển bởi trái đất quay tạo nên hiệu ứng ngày và đêm), quay trở lại việc chụp star trail, với lời giải thích của bác asahi và m42, ta đã hiểu được tại sao bức ảnh có được những vòng tròn đồng tâm như vậy. Trái đất quay từ tây sang đông và các vệt sao sẽ chạy từ đông sang tây. Những ngôi sao ở gần TĐ sẽ cho ta thấy một quỹ đạo có bán kính lớn, còn những ngôi sao ở xa sẽ tạo ra những quỹ đạo có bán kính nhỏ hơn. Muốn ghi được quỹ đạo tròn trọn vẹn của một ngôi sao, chúng ta phải để máy ảnh mở đủ 24h (đúng như bác M42 nói). Điều này sẽ bất khả thi vì ánh sáng ban ngày sẽ đốt cháy hết phim. Tuy nhiên rất may là có nhiều ngôi sao nằm ở các vị trí khác nhau nhưng có cùng khoảng cách với trái đất. Và vì thế, quỹ đạo của mỗi ngôi sao có cùng khoảng cách ấy được vạch ra trên phim trong một thời gian < 24h cũng đủ để nối lại với nhau thành một vòng tròn.
    Không biết bây giờ bác monotone đã hết nghi ngờ những vòng tròn kia chưa. Có thể những bức ảnh đó đã được xử lý về mặt màu sắc, ánh sáng, chứ còn những vòng tròn của máy đánh trứng đó là do ông trời tạo ra đấy bác ạ.

Chia sẻ trang này