1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hội chẩn đối với các gái, các zai chậm/muộn/kém duyên

Chủ đề trong 'Tâm sự' bởi lin_phth5, 22/02/2015.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. atlas07

    atlas07 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/08/2015
    Bài viết:
    5.628
    Đã được thích:
    2.901
    câu hỏi 7: Mộ của bà Ngọc hân ở đâu.
    Lê Ngọc hân lấy Nguyễn Huệ sinh được 2 con: con trai tên là Nguyễn Văn Đức và con gái là NGuyễn Thị Ngọc Bảo.
    sau khi Quang Trung mất. Bà đưa con ra khỏi cung điện Phú Xuân, sống trong chùa Kim Tiền (Dương Xuân - Huế) cạnh điện Đan Dương để thờ chồng nuôi con. Bà gượng sống đến ngày mồng 8 tháng 11 năm Kỷ Mùi (4.12.1799) thì mất, lúc ấy mới 29 tuổi. Khi đó Phan Huy Ích đang là một trọng thần của Tây Sơn, đã soạn giúp năm bài văn cho vua Cảnh Thịnh, cho các công chúa, cho bà Nguyễn Thị Huyền, cho các tôn thất nhà Lê và cho họ ngoại ở làng Phù Ninh tế Ngọc Hân. Cả năm bài văn trên còn chép trong sách dụ Am văn tập. hai con bà là Nguyễn văn Đức và NGuyễn Thị Ngọc Bảo có lẽ cũng mất vào giai đoạn này(1801) vì trong số các hoàng tử công chúa nhà tây Sơn bị Gia Long hành hình sau này không thấy tên hai người này. Sử đại nam thực lục nói hai người này bị chết non.
    sau đó bà Nguyễn Thị Huyền là mẹ ruột của bà Lê NGọc Hân và là mẹ nuôi của bà Lê Ngọc Bình thương con gái và cháu ngoại mồ mả ở nơi xa đã cải táng về làng Nành xã Ninh Hiệp huyện Gia lâm hà Nội . theo cụ Trần Quốc Vượng người đã đọc gia phả họ Nguyễn ở là Nành thì bà Nguyễn Thị Huyền có làm đơn gửi vua Gia Long xin được cải táng mộ bà Lê Ngọc Hân và hai con và ông này đã đồng ý có lẽ vì nể bà Lê Ngọc Bình.
    "Tôi được đọc GIA PHẢ nhà họ Nguyễn ở làng Nành (nay thuộc xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm, Hà Nội) quê bà Nguyễn Thị Huyền, mẹ bà Ngọc Bình, nhũ mẫu của bà Ngọc Hân. Gia phả có đoạn chép:

    Bà cụ Nguyễn Thị Huyền – qua con gái là bà Ngọc Bình – có làm đơn xin cải táng mộ bà Ngọc Hân (và hai con bà) về Bắc, về quê bà. Vua Gia Long đồng ý. Tiểu sành đựng xương cốt bà Ngọc Hân được chở bằng thuyền về làng Nành và được xây mộ hẳn hoi. Mãi đến thời Thiệu Trị (1840-1847), có một tên cường hào ở làng Nành vì có sự chảnh chọe ngôi thứ gì đó với dòng họ Nguyễn nên làm đơn vu cáo họ Nguyễn đã “lợi dụng” gì đó về ngôi “mả ngụy” Ngọc Hân, cấp trên nó quan liêu hay ăn đút lót gì đó – không biết – phê vào đơn cho phép đào mả Ngọc Hân quẳng xuống sông Nhị Hồng…

    http://khamphahue.com.vn/vanhoa-dul...-may-van-de-ve-vua-gia-long.aspx#.VgOk8VI70TQ.
    như vậy m,ộ bà Lê Ngọc Hân và hai con của Quang Trung bị khai quật và quảng xuống sông thời Thiệu Trị. Tương truyền hài cốt bà và hai con trôi dạt vào bãi và được người dân lập đền Ghềnh ở làng Nành xã Ninh Hiệp huyện Đông Anh hà Nội và được thờ cho tới nay
    Tháng 5.2006, trong một lá đơn kêu cứu gửi Tổng biên tập Báo Thanh Niên, ông kể lại nỗi lòng chua xót của mình trước diễn tiến không khả quan mấy của sự việc, rồi hạ bút: "Ngọc Hân bị nhà Nguyễn trước kia cuốc mộ là nỗi đau thấu ruột... Ngày nay, Ngọc Hân đang cần lắm một ngôi mộ, một bát nhang thờ tại di tích nơi mình từng sống và được chôn cất nhưng linh hồn công chúa vẫn còn đang ngơ ngẩn, không nơi nương tựa, không cõi đi về"...

    Mãi 5 năm sau, ngày 4.7.2011, Khu tưởng niệm Hoàng hậu Lê Ngọc Hân - vợ anh hùng dân tộc Quang Trung (Nguyễn Huệ) đã được khánh thành tại quê ngoại bà (làng Nành, xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm (Hà Nội) bằng nguồn huy động chủ yếu từ xã hội hóa.

    Di lăng nằm trên diện tích 286 m2, thuộc khu đất bãi Cây Đại của dòng họ Nguyễn Đình. Nơi đây có mộ của Chiêu nghi Nguyễn Thị Huyền (thân mẫu Lê Ngọc Hân) và mộ tượng trưng Bắc cung hoàng hậu Lê Ngọc Hân cùng 2 con (năm 1842, triều Nguyễn đã cho đào hài cốt của Lê Ngọc Hân và 2 con của bà, vứt xuống sông Hồng).

    Di lăng Bắc cung hoàng hậu Lê Ngọc Hân gồm cổng chính, lăng mộ Bắc cung hoàng hậu Lê Ngọc Hân, hoàng tử Quang Đức và công chúa Ngọc Bảo, lăng mộ Chiêu nghi Nguyễn Thị Huyền, miếu thờ Thổ thần, nhà bia, giếng Ngọc.

    Đền thờ được xây mới hoàn toàn, cách khu mộ khoảng 200 m, trên diện tích 1.100 m2, gồm: nghi môn xây kiểu trụ biểu, bốn trụ tạo ba lối đi; đền chính có mặt bằng hình chữ “Đinh”, gồm tiền tế và hậu cung; trong hậu cung đặt tượng đồng hoàng hậu, vua Quang Trung, hoàng tử Quang Đức, công chúa Ngọc Bảo. Tiền tế đặt tượng vua Lê Hiển Tông và Chiêu nghi Nguyễn Thị Huyền. Ngoài ra, khu đền thờ còn có sân, vườn, giếng, lầu hóa vàng, tường rào... Khu tưởng niệm được khánh thành là sự tri ân của hậu thế đối với Hoàng hậu Lê Ngọc Hân, người con gái tài hoa đất Thăng Long.
    http://www.thanhnien.com.vn/van-hoa...han-ky-7-song-o-chua-chet-ve-lang-511328.html
    ngoài ra ở An Giang dân gian còn đồn đại ở ấp An Bình, xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang có mộ bà Cái Nai thực chất là mộ của bà Lê Ngọc Hân nhưng đây là câu chuyện hoàn toàn tào lao và bịa đặt với đủ chi tiết hoang đường vì liên quan đến sự đồn đại Gia Long ép bà Ngọc hân làm vợ và ông Nguyễn văn Đức con của Quang Trung đổi tên là phật thầy Tây An Đoàn Minh Huyên:
    Sau khi Vua Gia Long lên ngôi đã ra lệnh tru di dòng dõi Nguyễn Huệ nhưng có ý định bắt bà Ngọc Hân làm thứ phi. Vì thủ tiết với chồng, bà đã nhờ một người cung nữ là em nuôi, rất giống bà tên là Trần Thị Minh (hoặc Ngọc Minh) thay bà trá hôn, để chiều lòng Gia Long, tìm cách cứu hai con hiện đang bị giam giữ. Sau đó bà đã trốn về quê mẹ là làng Phù Ninh, giả chết, lập mộ ở đó, rồi bí mật cùng hai con gồm 1 trai, 1 gái trốn vào miền Nam đến Cái Nai ẩn cư. Người con trai tên là Nguyễn Quang Mục đổi tên thành Đoàn Minh Huyên, tức Phật thầy Tây An(?) và người con gái tên Nguyễn Thị Bảo Dục (hoặc Dục Bảo), sau đổi tên thành Trần Thị Ngọc (hoặc Trần Thị Ngọc Bảo, Nguyễn Thị Ngọc).
    http://antg.cand.com.vn/Kinh-te-Van-hoa-The-Thao/Di-tim-su-that-ve-truyen-thuyet-mo-Ba-–-Cong-chua-Ngoc-Han-305574/
    Lần cập nhật cuối: 24/09/2015
    lin_phth5 thích bài này.
  2. lin_phth5

    lin_phth5 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/11/2014
    Bài viết:
    170
    Đã được thích:
    12
    Sẽ có ý kiến thảo luận lại sau.:-)


    =====================================================
  3. lin_phth5

    lin_phth5 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/11/2014
    Bài viết:
    170
    Đã được thích:
    12
    (6)



    II.1.1- Đọc “Biểu Tạ Ơn” (xem trong cuốn “NT toàn tập”, từ trang 305- 308)/ Tiếp theo:



    Khác hẳn với BS- :-)một người chưa có nét gì mấy của một người kiên trì, khiêm tốn và cầu thị thực sự ; Lìn không những phải ép mình đọc không chỉ một tài liệu, không chỉ bằng lòng với một tập tài liệu vô tình mà có trong tay, Lìn luôn muốn được lắng nghe ng khác góp ý, thận trọng trước đại dương tri thức, luôn đối chiếu tư liệu từ nhiều nguồn. Do vậy, với câu chuyện đang bàn luận ở đây, Lìn sẽ chỉ dẫn lời của LL, của NT làm căn cứ cho những nhận định của mình, và các lời nói đó được ghi lại trong những cuốn sử liệu bình thường còn lưu lại đến ngày nay.


    BTƠ được Lìn viện dẫn đầu tiên tại đây là vì nó được NT viết năm ông đã 60 tuổi, năm ông đang là một người rất bình thường, tại một ngôi chùa nhỏ, xa lánh nơi phồn hoa.


    Trong BTƠ, ta có thể thấy rất rõ NT nói rằng ông đã gặp LL ở một doanh trại, có không khí của một ngày hội, khi một quốc gia mới đang hình thành. Chúng ta đều biết rằng, giai đoạn cuối của cuộc khởi nghĩa, LL có một doanh trại ở Lỗi Giang gần Tây Đô. Khi LL kéo quân từ Nghệ An ra, lúc vùng giải phóng được mở rộng, địch đã co cụm vào các thành, LL vừa tiếp tục tấn công địch, vừa tổ chức quản lý dân vùng mới giải phóng…. Trong vùng giải phóng khi đó, không khí chung là và cái hào hứng hướng về một nhà nước mới đang hình thành. Một tình hình như vậy thì chỉ có thể là năm 1426. Sẽ còn nhiều chứng cứ cho nhận định này mà Lìn sẽ trình bày dưới đây.:-)


    Cũng ở BTƠ này, NT cũng còn nói việc có vào sào huyệt giặc để thương thuyết, thực hiện kế nghị hòa để kết thúc chiến tranh. Và chúng ta cũng đã biết rằng Trần Khắc Kiện, người sau này được Lê Thánh Tông cử sưu tầm di cảo của NT, cũng xác nhận NT đã từng vào thành 5 lần.


    Vậy tại sao một “lãnh tụ” như thế mà lại phải đi làm cái công việc của một nhân viên ngoại giao? Và tại sao địch không bắt “lãnh tụ” NT, mặc dù suốt quá trình đàn áp cuộc khởi nghĩa, địch luôn lùng bắt LL và Bộ tham mưu?


    Đấy là một vài vấn đề từ BTƠ mà Lìn xin tóm lược ở đây. Xin được dành thời giờ cho các cuốn sử khác tiếp sau.


    II.1.2- Đọc LSTL:


    ….


    II.1.3- Đọc TSLSTL:


    ….


    II.1.4- Đọc Đại Việt Sử Ký Toàn Thư ( Toàn Thư):
    ….





    II.1.5-


    ….





    II.1.6-


    ….


    (còn nữa)
  4. atlas07

    atlas07 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/08/2015
    Bài viết:
    5.628
    Đã được thích:
    2.901
    nếu biểu tạ ơn mà ngắn thì Diva Post lên đây được không? 5 lần vào thành giac là khoảng các năm nào?
    1420 Lê Lợi đã đóng quân ở Lỗi Giang rồi, trước đó quân ông ta đã đánh thắng 10 vạn quân của Lý An Phương Chính trong trận Thi lang. sử Toàn thư có nói chép rằng từ đó thế giặc ngày một suy. Lê Lợi nhân cơ hội đó mộ binh, chiêu tập nhân dân các xứ, các huyện bên cạnh đều hưởng ứng. khả năng Nguyễn Trãi yết kiến Lê Lợi vào năm này là rất cao
  5. lin_phth5

    lin_phth5 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/11/2014
    Bài viết:
    170
    Đã được thích:
    12
    1- Xem lại: Mấy chỗ ghi là "mẹ đẻ" và "mẹ nuôi" nhé! Lộn xộn đấy!:-)
    2- Đền Gềnh:
    - Ko phải ở láng Nành, mà là ngay đầu cầu Chương Dương, HN ấy!
    - Làng Nành thuộc huyện Gia Lâm, ko phải Đông Anh!
    ("Người Tây Nguyên ko rành địa lý chỗ này, nên cũng thông cảm đc!:-D:-p)
  6. atlas07

    atlas07 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/08/2015
    Bài viết:
    5.628
    Đã được thích:
    2.901
    à chổ thì ghi mà Nguyễn Thị Huyền là mẹ ruột Ngọc Hân mẹ nuôi Ngọc Bình chổ thì ghi Nguyễn Thị Huyền là mẹ nuôi NGọc Hân mẹ ruột Ngọc Bình. Atlas nghĩ bà là mẹ ruột của Ngọc Hân thì mới chịu liều đem mộ con cháu cải táng về quê một việc làm khá nguy hiểm thời đó.
    còn đền Ghềnh nó thuộc phường Bồ đề quận Long Biên nơi thờ bà Ngọc Hân, còn quê bà Nguyễn thị Huyền thuộc làng Nành xã Ninh Hiệp huyện Gia Lâm. Hiện ở làng nành xã ninh Hiệp huyện Gia Lâm vẫn còn mộ giả của bà Ngọc Hân và khu tưởng niệm của bà.
    http://www.thanhnien.com.vn/van-hoa...han-ky-7-song-o-chua-chet-ve-lang-511328.html
  7. BookSun

    BookSun Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/04/2014
    Bài viết:
    387
    Đã được thích:
    126
    Cái này rất dễ hiểu, NT trước đây bị Ming dụ dỗ, giam cầm. . Nên ông hiểu và quen biết các quan nhà Ming. Cử ông làm ngoại giao cũng là đúng người đúng việc. Thời đó, và cả thời nay, dân ngoại giao đều là những người học rộng, tài cao thông thạo ngoại ngữ.
    BS biết lúc nào cần nhanh, lúc nào cần kiên trì. Chứ lúc nào cũng đủng đỉnh như bà cố họ, nhẩn nha như con gà mái ghẹ thì... Ế là chắc! :-p
  8. atlas07

    atlas07 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/08/2015
    Bài viết:
    5.628
    Đã được thích:
    2.901
    đúng rồi. Cụ Nguyễn Trãi trong giai đoạn 10 năm 1407 - 1417 đã từng qua Trung Quốc dựa vào 1 số bài thơ ông viết. Vì vậy ông hiểu tiếng và biết 1 số phong tục nhà MInh, với lại người có kiến thức văn chuơng như Nguyễn Trãi cho làm ngoại giao là đúng
    Lần cập nhật cuối: 24/09/2015
  9. lin_phth5

    lin_phth5 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/11/2014
    Bài viết:
    170
    Đã được thích:
    12
    :-(:-(:-(:-(:-(

    Mịa.... mịa.... đang cáu vì bị BS rủa hoài rằng "ế...ế rạc....chỉ có mà ế thôi nhá", "cứ ngữ ấy thì đến mùa quýt mới có chồng nhá!'....:-(:-(:-(........................:-p thì lại được mấy đưa bên Hán Nôm thông báo, vừa thẩm định xong một loạt tài liệu mới nói rằng, có những chuyện loằng ngoằng lắm giữa NT và mấy "bà lớn" trong triều. Toàn chuyện lằng ngoằng thôi! Hỏi lại chúng, "loằng ngoằng là thế nào?" thì chúng chỉ gọn lỏn, 'là rất loằng ngoằng... loằng ngoằng lắm!". Tình hình đã đen tối lại càng thêm đen...kịt!:-p:-p:-):-):-)
  10. BookSun

    BookSun Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/04/2014
    Bài viết:
    387
    Đã được thích:
    126
    6 ý cơ bản đó có phải ở 2 hình này không? (từ I - VI)

    [​IMG]
    [​IMG]

Chia sẻ trang này