1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hội chẩn đối với các gái, các zai chậm/muộn/kém duyên

Chủ đề trong 'Tâm sự' bởi lin_phth5, 22/02/2015.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. lin_phth5

    lin_phth5 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/11/2014
    Bài viết:
    170
    Đã được thích:
    12

    Lạy Hồn ....
    :-(:-p
  2. atlas07

    atlas07 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/08/2015
    Bài viết:
    5.531
    Đã được thích:
    2.863
    bài đó của BS đúng là không đáng 2 trên 10 điểm vì ý thì sai mà kiến thức thì lộn.
  3. atlas07

    atlas07 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/08/2015
    Bài viết:
    5.531
    Đã được thích:
    2.863
    câu trả lời này hoàn toàn vô lý và không đúng với sự thật lịch sử nước nhà giai đoạn 1945 -1975.
    Tất cả mọi diễn giải và biện luận khi đã đưa ra thì đều phải có chứng cứ chứng minh, không thể nói suông mà được.
    hai quần đảo Hoàng và Trường sa được cắm bia chủ quyền từ thời NGuyễn, điều này không còn gì để tranh cãi. Nhưng không thể lấy những chứng cứ chủ quyền từ thế kỷ 19 mà chứng minh lãnh thổ ở thế kỷ 21 được vì qua 1 thế kỷ có rất nhiều sự biến động trong các cuộc chiến tranh thế giới. Vì vậy vấn đề pháp lý chủ quyền thời Nguyễn chỉ được xem là tài liệu tham khảo rằng thời đó Việt nam là chủ nhân của Hoàng Trường Sa,, chứ không thể lấy chứng cứ lịch sử làm bằng chứng chủ quyền lãnh thổ hiện nay
    Năm 1945 khi Chủ Tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên Ngôn Độc lập và vua Bảo Đại trao ấn kiếm tượng trung cho toàn bộ lãnh thổ Việt nam lúc này hai quần đảo Trường Sa và Hoàng sa không còn thuộc lãnh thổ Việt nam nửa mà nó thuộc lãnh thổ của Nhật. Lúc này nước Nhật bại trận nhưng họ chưa có văn bản bàn giao. Hai quần đảo này hiện chưa có ai chính thức tiếp nhận.
    năm 1946 Việt nam Dân chủ Cộng Hòa tuyên bố độc lập tiến hành tổng tuyển cử bầu quốc hội trên toàn quốc thành lập chính phủ ban hành hiến pháp 1946. Kể từ đây nước Việt nam dân chủ Cộng Hòa chính thức thành lập với bản hiến pháp 1946 tuyên bố toàn bộ lãnh thổ Việt nam kéo dài suốt từ bắc cho đến nam.
    http://www.moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn bn php lut/View_Detail.aspx?ItemID=536
    năm 1949 tổng thống Pháp ký với cựu hoàng Bảo Đại hiệp ước Elyse thành lập chính phủ quốc gia Việt nam thuộc liên hiệp Pháp và đứng đầu là quốc trưởng Bảo Đại.
    Vậy vấn đề đặt ra là: người Pháp có còn quyền gì ở Việt nam sau năm 1945 hay không? và việc thành lập chính phủ Quốc Gia Việt nam này có hợp lệ hay không? chính phủ này có đủ tư cách đại diện cho toàn thể dân tộc Việt nam ở các vấn đề ngoại giao trên thế giới và có quyền tiếp nhận lãnh thổ Việt nam hay không?
    xin thưa NGười Pháp sau khi rút chạy khỏi Việt nam năm 1945 họ hoàn toàn không còn quyền gì ở nước Việt Nam nửa, Tự người Việt nam sẽ quyết định vận mệnh của mình theo đúng tinh thần Tuyên Ngôn độc lập 1945. Việt nam đã là 1 nước Tự do và độc lập đã có tổng tuyển cử thành lập quốc hội và chính phủ trên toàn quốc có ban hành hiến pháp thể hiện nguyện vọng của nhân dân. Như vậy Người Pháp không còn quyền gì ở Việt nam nửa và vì vậy họ không có quyền công nhận chính phủ Quốc Gia Việt Nam đồng thời chính phủ này là phi pháp là không hợp lệ và là chính phủ bù nhìn tay sai của thực dân. Chính Phủ này hoàn toàn không có tư cách đại diện cho nhân dân Việt nam ở các vấn đề ngoại giao thế giới và tiếp nhận lãnh thổ.
    trích lời Chủ tịch Hồ Chi Minh nhận xét về chính phủ này:
    Xin Chủ tịch cho biết ý kiến về bản ký kết 8/3 vừa ký giữa Pháp và Bảo Đại 32 ?
    Trả lời: Đối với dân Việt Nam, đó chỉ là một tờ giấy lộn. Thứ thống nhất và độc lập giả hiệu ấy chẳng lừa bịp được ai. Ngay nhân dân Pháp và dư luận thế giới cũng đã hiểu rõ và tố cáo điều đó. Lúc nào quân đội thực dân Pháp hoàn toàn rút khỏi đất nước Việt Nam, thì mới có thống nhất và độc lập.


    Hỏi: Chính phủ Pháp nói Bảo Đại sẽ đưa lại hoà bình ở Việt Nam. Xin Chủ tịch cho biết ý kiến về điều đó.


    Trả lời: Vĩnh Thụy trở về với 10.000 viễn binh Pháp, để giết hại thêm đồng bào Việt Nam. Vĩnh Thụy cam tâm bán nước, đó là sự thực.


    Âm mưu của thực dân Pháp là đặt lại chế độ nô lệ ở Việt Nam.


    Vĩnh Thụy làm tay sai cho thực dân, là một tên phản quốc. Pháp luật Việt Nam tuy khoan hồng với những người biết cải tà quy chính nhưng sẽ thẳng tay trừng trị những tên Việt gian đầu sỏ đã bán nước buôn dân.


    Quân và dân Việt Nam quyết tâm đánh tan tất cả âm mưu của thực dân, quyết kháng chiến để tranh cho kỳ được độc lập và thống nhất thật sự.
    http://bqllang.gov.vn/tin-tuc/tin-t...r-l-i-ph-ng-v-n-bao-chi-c-a-bac-h-ph-n-4.html

    năm 1951 khi hội Nghị San fransisco được thành lập. Tại hội nghị này Nhật tuyên bố từ bỏ toàn bộ chủ quyền lãnh thổ Nhật đã chiếm được trong chiến tranh thế giới II. tại hội nghị này Chính phủ Quốc Gia Việt Nam tham dự với tư cách là đại diện cho toàn thể dân tộc Việt nam thuộc liên hiệp Pháp Ngày 7.9.1951, cũng tại hội nghị có phái đoàn 51 quốc gia tham dự tổ chức ở San Fransisco (Mỹ), Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Trần Văn Hữu của Chính phủ Bảo Đại đã long trọng tuyên bố, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ của Việt Nam: “Chúng tôi xác nhận chủ quyền đã có từ lâu đời của chúng tôi trên quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa” (dẫn theo “Các văn kiện chính thức xác nhận chủ quyền của Việt Nam trên 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ thời Pháp thuộc đến nay”.

    Tập san Sử Địa số 29/1975, Sài Gòn, trang 286). Sau tuyên bố của phái đoàn Việt Nam, không có một đại biểu nào trong hội nghị bình luận gì. Ngày 16.3.1974, trả lời phỏng vấn Trung tâm Thông tin Việt Nam tại Paris, ông Trần Văn Hữu cho biết: “Với tánh cách chủ tịch phái đoàn đại diện cho toàn cõi Việt Nam, trong một bài diễn văn đọc ngày bế mạc hội nghị, tôi long trọng tuyên bố xác nhận chủ quyền của Việt Nam trên cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
    Điều này là vi phạm hiến pháp năm 1946 vì chính phủ quốc gia Việt Nam không có tư cách đại diện cho toàn cõi Việt Nam và không được quốc hội Việt nam Dân chủ cộng hoà thừa nhận nên không có tư cách đại diện cho dân tộc Việt nam trong các vấn đề đối nội và đối ngoại.
    Vậy chính Phủ nào đủ tư cách đại diện cho dân tộc Việt Nam trong các vấn đề đối nội và đối ngoại được toàn thể dân tộc Việt nam bầu lên hợp pháp và hợp hiến? xin thưa đó là chính phủ Việt nam dân chủ Cộng Hòa của Chủ tich Hồ Chi Minh. Chinh phủ đại diện cho nhan dân Việt nam theo hiến pháp là chính phủ Việt Nam daan Chủ Cộng Hoà không đến dự hội nghị và không bày tỏ ý kiến gì về chủ quyền, chính phủ Quốc gia Việt nam có đến dự nhưng Việc này không hợp lệ vì vi phạm hiến pháp 1946. Vì vậy chủ quyền 2 quần đảo này giai đoạn 1946-1975 hoàn toàn không có. Giai đoạn này Nhật từ bỏ chủ quyền trên hai quần đảo này nhưng không 1 quốc gia nào đủ khả năng chứng minh chủ quyền trên hai quần đảo đó 1 cách hợp lệ. Vì vậy lúc này hai quần đảo này không có chủ nhân hợp pháp.
    BS nói: Vào năm 1958 thì Hoàng Sa và Trường Sa thuộc Việt Nam Cộng Hòa (miền nam Việt Nam). “Việt Nam Cộng Hòa là một thực thể chính trị, một chủ thể trong quan hệ quốc tế được quốc tế công nhận. Vì vậy, Việt Nam Cộng Hòa là đại diện cho nhà nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam để quản lý và thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.” là điều hoàn toàn tào lao vì Việt Nam Cộng Hòa không phải là 1 chính phủ hợp lệ và họ không có quyền quản lý miền nam Việt Nam. Chính phủ Việt Nam dân chủ Cộng Hòa hoàn toàn không ký bất cứ văn bản nào bàn giao vùng lãnh thổ phía nam vĩ tuyến 17 cho chính Phủ Quốc Gia Việt nam hay Việt Nam Cộng Hòa.
    Hiệp định Giơ ne vơ không liên quan gì đến lãnh thổ chủ quyền. Nó chỉ là hiệp định đình chiến và lập lại hoà bình ở Việt nam trong đó có quy định:
    • Sông Bến Hải, vĩ tuyến 17, được dùng làm giới tuyến quân sự tạm thời chia Việt Nam làm hai vùng tập kết quân sự tạm thời. Chính quyền và quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tập trung về miền Bắc; Chính quyền và quân đội khối Liên hiệp Pháp tập trung về miền Nam. Khoản a, điều 14 ghi rõ: "Trong khi đợi tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam, bên nào có quân đội của mình tập hợp ở vùng nào theo quy định của Hiệp định này thì bên ấy sẽ phụ trách quản lý hành chính ở vùng ấy."
    Điều 6 Bản Tuyên bố chung ghi rõ: "Đường ranh giới quân sự tạm thời này không thể diễn giải bằng bất cứ cách nào rằng đó là một biên giới phân định về chính trị hay lãnh thổ
    nên nhớ Vĩ tuyến 17 chỉ giới tuyến quân sự tạm thời chia quân đội hai bên là quân đội chính phủ Việt Nam dân chủ Cộng Hòa và quân đội liên hiệp Pháp. Chính phủ quốc gia Việt nam hay Việt Nam Cộng Hòa không liên quan gì đến hiệp định này và đường ranh giới không phải là đường biên giới về chính trị và lãnh thổ.
    Chính phủ quốc gia Việt nam không ký hiệp định này và không tham gia vì vậy nó không có tư cách quản lý miền nam Việt nam cả về chủ quyền hay lãnh thổ. Nước Pháp cũng không có tư cách ủy quyền cho chính phủ Quốc gia Việt nam vì họ đã thua trận và rút khỏi Việt nam, vùng lãnh thổ này là của nhân dân Việt nam không phải là của họ nên họ không có tư cách ủy quyền.
    Không thể công nhận chính phủ Việt nam Cộng Hòa là chính phủ quản lý vùng lãnh thổ phía nam được vì chính phủ này không tham gia hội nghị Giơ neo, không phải do toàn dân Việt nam bầu, chính phủ Việt nam dân chủ Cộng Hòa không ủy quyền cho họ quản lý miền nam và điều đó là không đúng với hiến pháp 1946 và 1959. Theo hiến pháp này chỉ có duy nhất 1 chính phủ quản lý cả hai miền nam bắc là chính phủ Việt nam dân chủ Cộng Hòa.
    Có người nói Chính Phủ Quốc Gia Việt nam có liên quan đến hiệp định này vì họ thuộc Liên Hiệp Pháp. Điều này hoàn toàn vô lý vì trước khi ký hiệp định Giơ ne vơ 6 tuần thủ tướng Pháp đã ký với thủ tướng chính Phủ Quốc Gia Việt Nam hiệp ước Matignon theo hiệp ước này Pháp trao lại nền độc lập hoàn toàn cho chính phủ Quốc Gia Việt Nam, chính phủ này không còn thuộc liên hiệp Pháp nữa và chính Phủ này hoàn toàn không chịu trách nhiệm với bất kỳ hiệp định nào liên hiệp Pháp ký sau hiệp ước Matignon này. Như vậy chính Phủ Quốc Gia Việt nam hoàn toàn không liên quan gì đến hiệp định Giơvevo, không có tư cách quản lý lãnh thổ miền nam Việt Nam. Lãnh thổ này được xem là của nước Việt Nam dân chủ Cộng Hòa và thuộc quyền quản lý của Chính Phủ Việt Nam dân chủ Cộng Hòa theo đúng tinh thần bản hiến pháp 1946 và bản hiến pháp 1959.
    về bức thư tay của Thủ tướng Phạm văn đồng và tuyên bố của Chu Ân lai Atlas sẽ phân tích sau. Tuyên bố của Chu Ân Lai là không có hiệu lực vì nó vi phạm nguyên tắc chiếm hữu thật sự Lausanne 1888.
    Lần cập nhật cuối: 25/09/2015
    lin_phth5 thích bài này.
  4. lin_phth5

    lin_phth5 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/11/2014
    Bài viết:
    170
    Đã được thích:
    12

    Sẽ đọc và thảo luận lại sau.
  5. lin_phth5

    lin_phth5 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/11/2014
    Bài viết:
    170
    Đã được thích:
    12
    (7)


    II.1.1- Đọc “Biểu Tạ Ơn” (xem trong cuốn “NT toàn tập”, từ trang 305- 308)/ Tiếp theo:



    Rất may là NT đã có viết 1 Biểu Tạ Ơn (BTƠ), dâng lên vua Lê Thái Tông năm 1439, khi NT đang ở chùa Tư Phúc làm 1 viên lãnh quan.



    Đấy là một vài vấn đề từ BTƠ mà Lìn xin tóm lược ở đây. Xin được dành thời giờ cho các cuốn sử khác tiếp sau.


    II.1.2- Đọc LSTL:

    Đúng là nói chuyện với các gái quá non, quá bấy hoặc zai sữa, zai bựa thì cũng có lúc vui , buồn cười; nhưng nói chung là khá khó chịu, chúng thường làm mình như bị bở ra, uể oải….:-) Hi…hi….Có khi với những bài viết công phu, Lìn chỉ nên gửi riêng cho những ai phù hợp mà thôi? Ví dụ, At ở đây là một zai như thế- chịu khó, biết điều.


    Là mới thoáng nghĩ thế thôi; chứ có lẽ vẫn phải kể chuyện tiếp câu chuyện đang mới được bắt đầu ở đây thôi.


    -----------


    BTƠ đã cho một phán đoán NT gặp LL ở Lỗi Giang. Mà cũng đã có nhiều tài liệu đồng ý nhận định đó rồi. Tuy vậy tinh thần hồ nghi khoa học thì vẫn buộc Lìn vẫn chỉ xem đó là một giả định thôi, cần khẳng định nó bằng các chững cứ khác nữa.

    Quang cảnh “viên môn trượng sách” ấy là ở đâu? “Dinh” ấy, doanh trại ấy là ở đâu?

    Dựa vào đâu để có đáp án chính xác?

    Cần phải dựa vào chính LL- đối tượng của cuộc gặp gỡ kia!


    LL đã viết gì, nói gì để chúng ta hiểu được nơi gặp gỡ, thời điểm gặp gỡ ấy? Nhưng, như đã nói ở trên, Lìn cho rằng, điều rất cần phải làm rõ nữa là cuộc gặp gỡ ấy đã để lại ấn tượng như thế nào đối với LL và nó có phải là “vô cùng quan trọng” giữa ông và NT? Nghĩa là có phải nó có ý nghĩa rất “khủng” như GS Lê đã viết trong KNLS hay không?

    Tại trang 161 (phần bản dịch) và trang 316 (bản chữ Hán) của LSTL có ghi rõ như sau.

    “Nhớ ngày trước, Trẫm lo liệu công việc bốn phương; Bắc thì đánh giặc Minh; Nam thì đánh Ai Lao; đều tránh chỗ mạnh, đánh chỗ hư. Kể về những người có công thì võ thần chỉ có bọn Lê Thạch, Lê Lễ, Lê Vấn, Lê Sát, Lê Ngân, Lê Lý, 35 người; văn thần thì có bọn Lê Văn Linh, Lê Quốc Hưng cùng các binh sỹ cha con, 200 thiết đột, 200 nghĩa sỹ, 14 thớt voi, người chuyên chở và người già yếu hộ vệ vợ con, chỉ hơn 2000 người mà thôi”.

    Vậy là, không hề có tên NT. Vậy là, ít nhất khi nghĩa quân hoạt động ở vùng thượng du Thanh Hóa, dưới trướng LL, chưa có NT!

    Ở phần sau của tùy bút này, Lìn sẽ dẫn ra chứng cớ qua thơ văn của chính NT rằng, cho đến tận năm 1424, NT vẫn ở Đông Quan!


    (At và bạn nào có điều kiện có thể mở cuốn “Việt Nam Sử Lược” của Học giả Trần Trọng Kim, cũng sẽ thấy ông khẳng định điều tương tự như thế! Theo Trần Trọng Kim thì năm 1424 NT mới bắt đầu tìm đến với LL. Lìn ko đưa cuốn này của Trần Trọng Kim vào làm tài liệu viện dẫn cho tùy bút này vì “Việt Nam Sử Lược” đang rất sẵn ngoài thị trường sách khoảng 10 năm gần đây mà!)


    Đọc thấu đáo toàn bộ LSTL, Lìn còn thấy rằng sau khởi nghĩa, các vua quan đều thảo luận nhiều về chủ đề “vì sao ta thắng, địch thua (nguyên nhân thắng lợi)”. Nhưng tuyệt nhiên ko hề thấy trong tất cả các cuộc thảo luận đó, chẳng ai (từ vua đến các quan ) nói rằng, ta thắng vì có đường lối của Bình Ngô Sách- như bấy lâu lau dân Việt truyền lại cho nhau trên các văn liệu! Lạ quá, đúng không nào?

    ….



    II.1.3- Đọc TSLSTL:

    ….

    II.1.4- Đọc Đại Việt Sử Ký Toàn Thư ( Toàn Thư):
    ….


    II.1.5-

    ….


    II.1.6-

    ….


    (còn nữa)
  6. atlas07

    atlas07 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/08/2015
    Bài viết:
    5.531
    Đã được thích:
    2.863
    Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim đây. Không biết Diva có trong tay quyển Việt Nam sử lược nào chứ còn theo quyển này thì Trần Trọng Kim khẳng định Nguyễn Trãi về với lê Lợi năm 1420 ở Lỗi Giang:
    Bình Định Vương Về Đóng Lỗi Giang.

    Năm canh tí (1420) Bình Định Vương đem quân ra đóng ở làng Thôi, định xuống đánh Tây Đô, tướng nhà Minh là Lý Bân được tin ấy, đem quân đến đánh, đi đến chỗ Thi Lang, bị phục binh của Vương đánh phá một trận, quân Minh bỏ chạy. Vương lại đem quân lên đóng ở Lỗi Giang 75 và ở đồn Ba Lậm. Quân Minh phải lùi về đóng ở Nga Lạc và Quan Du để phòng giữ Tây Đô.
    Khi Bình Định Vương về đánh ở Lỗi Giang, thì có ông Nguyễn Trãi , vào yết kiến, dâng bài sách bình Ngô, vua xem lấy làm hay, dùng ông ấy làm tham mưu.
    Ông Nguyễn Trãi là con ông Bảng Nhãn Nguyễn Phi Khanh. Đời nhà Hồ, ông đã thi đỗ tiến sĩ (1400). Khi ông Nguyễn Phi Khanh bị nhà Minh bắt về Kim Lăng, ông theo khóc, lên đến cửa Nam Quan không chịu trở lại. Ông Phi Khanh bảo rằng: " Con phải trở về mà lo trả thù cho cha, rửa thẹn cho nước, chứ đi theo khóc lóc mà làm gì ? " Từ đó ông trở lại, ngày đêm lo việc phục thù. Nay ra giúp Bình Định Vương, bày mưu định kế để lo sự bình định.
    http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,7540.90.html
  7. BookSun

    BookSun Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/04/2014
    Bài viết:
    387
    Đã được thích:
    126
    Đoạn trên được lấy trong "Toàn thư" nếu BS nhớ không nhầm thì lúc đó là trước thời gian LL gặp Nguyễn Trãi.
    BS cũng có VNSL của TTK. Trong đó khẳng định NT gặp LL năm 1420, ở Lỗi Giang.

    Việc chia sẻ là hết sức quan trọng nó giúp ta thoát khỏi tư duy sai lầm, quờ quạng trong tăm tối. Lợi ích của làm việc nhóm là như vậy!
  8. BookSun

    BookSun Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/04/2014
    Bài viết:
    387
    Đã được thích:
    126
    Thời xưa, những người được cử đi ngoại giao thường là Trạng Nguyên. Họ đều có học thức cao, hiểu biết rộng, Khả năng đối đáp thông minh, linh hoạt, khôn khéo sao cho không mất lòng TQ và cũng không để quốc gia chịu nhục.
    Những ngôi sao sáng trên bầu trời ngoại giao như: Mạc Đĩnh Chi, Giáp Hải... rồi đến cả Trần Khắc Chung khi được cử vào cứu Huyền Trân cũng là người kì cựu nhiều thành tích nổi bật (trước sang sứ với quân Nguyên Mông).
    Ngoại giao là bộ mặt quốc gia, mà bộ mặt thì phải đẹp, phải giỏi, phải là những gì ưu tú và tinh túy nhất. Việc cử Nguyễn Trãi đi là rất sáng suốt. Như sân bay Nội Bài, sân đi trong nước thì bình thường còn sân đón khách quốc tế thì đẹp long lanh cũng là ý đó. Không nhẽ lại cử những nhân vật thuộc loại hàng ế ẩm, tồn kho, cho không ai lấy, hạng cua bấy... Hạng này mà đối đáp với sứ giả nước ngoài như Sứ Tàu luôn châm chích kiểu Mao Bá Ôn làm thơ Vịnh Bình thì sẽ tối tăm không biết đối đáp ra sao, có khi lại văng bậy "mịa mịa"... như thế người ta sẽ đánh giá là đất nước này vô giáo dục, làm nhục quốc thể!

    Đôi lời chia sẽ và BS vẫn rất chân thành, thẳng thắn nghe Lìn giải trình tiếp cho dù... đã biết điều này dẫn tới đâu! :-p
    Lần cập nhật cuối: 25/09/2015
  9. lin_phth5

    lin_phth5 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/11/2014
    Bài viết:
    170
    Đã được thích:
    12
    8




    Xin trích luôn một đoạn văn từ nguồn của At:


    http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,7540.90.html




    “ 4. Bình Định Vương Về Đóng Lư Sơn.

    Vương nhờ có ông Lê Lai chịu bỏ mình cứu chúa, mới trốn thoát được nạn lớn, rồi một mặt cho người sang Ai Lao cầu cứu, một mặt thu nhặt những tàn quân về đóng ở Lư Sơn (ở phía tây châu Quan Hóa).
    Ngay năm ấy, ở Nghệ An có quan tri phủ là Phan Liêu làm phản nhà Minh; ở Hạ Hồng có Trịnh Công Chứng, Lê Hành; ở Khoái Châu có Nguyễn Đặc; ở Hoàng Giang có Nguyễn Đa Cấu, Trần Nhuế; ở Thủy Đường có Lê Ngà, nổi lên làm loạn, quân nhà Minh phải đi đánh dẹp các nơi cho nên Bình Định Vương ở vùng Thanh Hóa cũng được nhân dịp mà dưỡng uy súc nhuệ.

    5. Bình Định Vương Về Đóng Lỗi Giang.

    Năm canh tí (1420) Bình Định Vương đem quân ra đóng ở làng Thôi, định xuống đánh Tây Đô, tướng nhà Minh là Lý Bân được tin ấy, đem quân đến đánh, đi đến chỗ Thi Lang, bị phục binh của Vương đánh phá một trận, quân Minh bỏ chạy. Vương lại đem quân lên đóng ở Lỗi Giang và ở đồn Ba Lậm. Quân Minh phải lùi về đóng ở Nga Lạc và Quan Du để phòng giữ Tây Đô.




    6. Nguyễn Trãi.

    Khi Bình Định Vương về đánh ở Lỗi Giang, thì có ông Nguyễn Trãi , vào yết kiến, dâng bài sách bình Ngô, vua xem lấy làm hay, dùng ông ấy làm tham mưu.
    Ông Nguyễn Trãi là con ông Bảng Nhãn Nguyễn Phi Khanh. Đời nhà Hồ, ông đã thi đỗ tiến sĩ (1400). Khi ông Nguyễn Phi Khanh bị nhà Minh bắt về Kim Lăng, ông theo khóc, lên đến cửa Nam Quan không chịu trở lại. Ông Phi Khanh bảo rằng: " Con phải trở về mà lo trả thù cho cha, rửa thẹn cho nước, chứ đi theo khóc lóc mà làm gì ? " Từ đó ông trở lại, ngày đêm lo việc phục thù. Nay ra giúp Bình Định Vương, bày mưu định kế để lo sự bình định.

    7. Bình Định Vương Phá Quân Trần Trí.

    Đến tháng 11 năm tân sửu (1421) tướng nhà Minh là Trần Trí đem mấy vạn quân đến đánh Bình Định Vương ở đồn Ba Lậm, lại ước với người Lào sang cùng đánh hai mặt. Vương mới hội các tướng lại bàn rằng: Quân kia tuy nhiều nhưng ở xa đến, còn đang nhọc mệt, ta nên đưa quân ra đón đành tất là phải được. Bàn xong, đến đêm đem quân vào cướp trại Minh, giết được hơn 1.000 người. Trần Trí thấy vậy giận lắm, sáng hôm sau truyền lệnh kéo toàn quân đến đánh. Quân An Nam đã phục sẳn trước, thấy quân Minh đến, liền đổ ra đánh hăng quá, quân Minh lại phải lui về.

    1- Cách hiểu của At đối với văn bản trên như vậy là không ổn rồi.:-)


    - Hai đoạn văn thuộc 2 đề mục khác nhau, chứ ko phải liền một mạch văn; nên ko được hiểu thời điểm được nhắc đến tại đoạn thứ nhất (đề mục thứ nhất) chính là thời điểm của các sự kiện thuộc đoạn thứ hai (đề mục thứ hai)!


    - Chú ý phân biệt hai chữ “đóng” và “đánh”. Và lưu ý: LL quay đi, quay lại mấy lần về Lỗi Giang nhé. Năm 1426 là lần trở lại cuối cùng.


    Cảm ơn At đã phản biện; nhưng At chờ thêm một chút, Lìn còn hàng loạt chứng cứ “nặng ký” khác nữa cơ. At cũng lưu ý thêm: Bản thân kể cả cuốn Việt Nam Sử Lược cũng chỉ là một tài liệu từ một cá nhân (dù là học giả), cũng chỉ là một trong rất nhiều nguồn tài liệu mà chúng ta có thể tham khảo!


    2- BS thì cần suy ngẫm lo- gic nhiều hơn trước khi viết. Phát biểu của BS vẫn cứ ở dạng “nhẹ hều”, “xôm xốp” đấy. BS phải nhớ lại rằng, LSTL được viết từ bao giờ? ĐVSKTT được viết từ bao giờ? Câu chuyện vốn đã rất dễ bị “lộn tùng phèo” rồi; nên BS cố mà tránh các phát biểu làm cho nó rối tinh cả nên như thế. :-)
    atlas07 thích bài này.
  10. atlas07

    atlas07 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/08/2015
    Bài viết:
    5.531
    Đã được thích:
    2.863
    Câu hỏi 8- Trước và trong thời điểm cuộc tổng tiến công Xuân 1968 khởi động- súng bắt đầu nổ, Bác Hồ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp đang ở đâu?
    câu này trả lời đơn giản: thời điểm súng bắt đầu nổ Bác Hồ ở Bắc Kinh chữa bệnh cùng đồng chí Vũ Kỳ. Lời chúc tết của Bác Hô được đọc đúng đêm 30 tết Mậu Thân 1968 được xem là hệu lệnh của chiến dịch thực ra được thu thanh trước đó 1 tháng.
    Tướng Võ Nguyên Giáp sau cái chết của tướng Nguyễn Chí Thanh đã cùng gia đình sang Hung Ga ry chữa bệnh dài hạn nhưng ông có về Việt Nam vào ngày 26 tết tức trước khi nổ ra trận Mậu Thân 4 ngày và trực tiếp chỉ huy chiến dịch. Đó là một kế hoạch nghi binh rất hoàn hảo.
    http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-vn/6...i-ke-sach-nghi-binh-xuan-mau-than/225839.html
    Nhưng có hàng loạt câu hỏi được đặt ra là: mối quan hệ của Bác Hồ, tướng Giáp và Lê Duẩn trong suốt cuộc kháng chiến Chống Mỹ là gì? có nguồn tin cho rằng bác Hồ bị Lê Duẩn tước hết quyền lực có đúng hay không? Tướng Giáp và Lê Duẩn có mâu thuẩn hay không? Tại sao Bác Hồ lại lựa chọn Lê Duẩn làm tổng bí thư năm 1960 chứ không phải người khác như Tướng Giáp , Phạm văn Đồng, Tôn Đức Thắng... những người có uy tín chính trị và được biết đến nhiều hơn Lê Duẩn chỉ hoạt động trong nam? Bác hồ có phụ thuộc vào Liên Xô và Trung Quốc hay không? Vai Trò của Bác Hồ Và Lê Duẩn cùng tướng Giáp trong 3 sự kiện nổi tiếng nhất trước đó là Cải cách_ruộng đất, Nhân văn giai Phẫm và vụ án xét lại chống Đảng là như thế nào? tại sao một người lão luyện về chính trị và tình hình miền nam như Lê Duẩn lại nhất quyết tiến hành trận Mậu Thân khi mà ông thừa biết còn Mỹ ở miền nam thì chưa giải phóng được, hậu quả là mặt trận dân tộc giải phóng bị tổn thất vô cùng nặng nề?...
    nếu trả lời được ổn thỏa tất cả các câu hỏi trên atlas tôi sẽ tâm phục khẩu phục BS lẫn Diva và nhận làm sư phụ
    lin_phth5 thích bài này.

Chia sẻ trang này