1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hội chứng so sánh và hệ quả

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi cannanesta, 26/04/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. cannanesta

    cannanesta Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/11/2004
    Bài viết:
    684
    Đã được thích:
    0
    Hội chứng so sánh và hệ quả

    Mình không biết đây có phải là một triệu chứng thuộc về tâm lý không, nhưng rất mong các bạn lắng nghe và có thể giúp mình.

    Mình thuộc týp người rất hay so bì với những người xung quanh, về tất cả mọi mặt, và nhiều khi những người này cũng chẳng có liên quan nhiều gì đến cuộc sống của mình. Nhưng đơn giản mình cứ có xu hướng so mình với họ, để rồi chỉ rút ra những thứ họ có mà mình không có, dẫn đến tình trạng chán nản, buồn bực và khó chịu.

    Mình biết cái này không phải mang tính tự nhiên, nó xuất phát từ việc hồi bé, mình có một người chị gái học rất giỏi. Bố mẹ và người thân cũng như hàng xóm, người quen, hay khen chị mình học giỏi và hỏi mình, xong rồi so sánh kiểu như "Chị giỏi thế em phải cố lên, phải được như chị, hơn chị..." dẫn đến việc ngay từ nhỏ mình đã bị căng thẳng với vấn đề so sánh. Một mặt mình cực kỳ ghét việc người khác so mình với ai đấy, nhưng mặt khác mình phải đối mặt với sự so sánh đó và cố gắng làm thế nào để được coi là "hơn". Lên cấp III, mình chọn trường và lĩnh vực học khác so với chị gái để tránh sự so sánh trực tiếp, nhưng luôn phải gánh một sức ép về sự so sánh gián tiếp (phải có học bổng, phải được điểm cao). Dần dần mình hình thành ý thức so sánh ko chỉ với chị gái mà với tất cả mọi người có liên quan cũng như cả không liên quan. Và mỗi khi mình "hơn" được họ, mình thấy như mình làm tròn nghĩa vụ nào đó.

    Nhưng không vì thế mà mình cảm thấy hạnh phúc, trái lại, mình thấy rất ít khi mình được hạnh phúc thực sự. Ngay cả những lúc mọi người nghĩ mình hạnh phúc, mình cũng chỉ thực ra là vui vui thôi, và ngay sau đó xuất hiện những thách thức mới trong cuộc sống và mình lại phải gồng mình lên. Càng ngày, càng có những khác biệt về đặc điểm sống, vì sau khi ra trường mỗi người đi theo một hướng khác nhau và do đó dẫn theo những cuộc sống khác nhau, và mình bắt đầu cảm thấy ngày càng không hạnh phúc. Mình so sánh công việc, mức lương, điều kiện sống, quan hệ tình cảm... với những người bạn đã từng học với mình, những người mình quen biết... để rồi thấy khó chịu, vì sao hồi xưa họ không học giỏi như mình (tất nhiên cái này là ngu ngốc rồi, học chẳng là gì cả) mà giờ họ có lương cao hơn, họ có công việc tốt hơn, rồi lập gđ các thứ ổn định hơn... Từ đấy mình luôn cảm thấy lúng túng trong việc chọn đường đi cho mình và bị động trong nhiều tình huống thuộc về lập kế hoạch cuộc đời. Giờ mình nhiều khi vẫn cảm thấy mình không biết mình thực sự thích cái gì và nên làm gì, những gì mình đang làm cứ như thể chỉ để đáp ứng nhu cầu được giống như và hơn người khác trên một mặt nào đó. Thế nhưng nó cũng không ngừng dẫn mình đến một hệ quả là mình luôn buồn chán, xấu hổ và hậm hực khi mình không được như những người khác. Một điểm tệ hại nữa là mình luôn có xu hướng nhìn lên chứ không chịu nhìn xuống khi so sánh. Mọi người có thể nói nó giúp mình có động lực phấn đấu, nhưng giờ mình thấy điều quan trọng là mình không cảm thấy hạnh phúc thực sự.

    Các bạn hãy phân tích giúp và cho mình một lời khuyên với. Làm thế nào để thoát khỏi tình trạng này. Nó là một trong những nguyên nhân khiến cuộc sống của mình hơi nhiều suy tư, u sầu và thiếu niềm vui.

    Cám ơn các bạn rất nhiều
  2. truanang

    truanang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2007
    Bài viết:
    907
    Đã được thích:
    0
    Mỗi khi làm xong một việc gì , hãy tự khen thưởng cho bản thân mình . Mỗi khi thất bại 1 việc gì hay nhìn lại , nói rằng : dù kết quả thất bại thật nhưng cũng đã đạt được 1 số điều . Hãy làm việc đó mỗi ngày cho đến lúc cảm nhận được niềm tin, tự hào nơi bản thân mình .
  3. dinhlehung

    dinhlehung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Bài viết:
    1.471
    Đã được thích:
    0
    Có lẽ nên nghĩ là HỘI CHỨNG SO SÁNH...và đi tìm....HIỆU QUẢ của nó!...TÔI nghĩ BẠN sẽ ..."BỘI THU" NHỮNG ĐIỀU BỔ ÍCH.... và HIỆU QUẢ hơn rất nhiều!!!
    Chẳng có cái gì tệ khi biết so sánh hết....!!! Mình không muốn bạn ngừng so sánh....mà muốn BẠN điều chỉnh từ chính SUY NGHĨ BAN ĐẦU của BẠN để có kết quả hợp lý nhất ....ứng xử với thái độ tốt nhất-tỉnh táo nhất...để thu được hiểu quả như mong muốn!!!
    Mình đang so sánh trong suy nghĩ của chính MÌNH về MÌNH và BẠN đây!!! Nếu không có SO SÁNH...CHÚNG TA không gặp nhau!!!...Và điều chỉnh ....để ta cùng đi đến đích một cách thích hợp!!!
  4. cannanesta

    cannanesta Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/11/2004
    Bài viết:
    684
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn Truanang và Dinlehung, như vậy là theo các bạn, bản thân việc so sánh không có vấn đề gì? Vậy thì làm thế nào để hướng nó theo cách tích cực hơn? Đừng để mình bị cuốn theo những so sánh đó mà quên đi mục đích và niềm đam mê của chính mình rồi lại chạy theo những gì mà người khác làm?
  5. davincitki

    davincitki Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/10/2007
    Bài viết:
    691
    Đã được thích:
    0
    Hãy tự rèn cho mình một lòng tự trọng cao.Trước hết hãy tìm hiểu lòng tự trọng là gì đã.
  6. truanang

    truanang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2007
    Bài viết:
    907
    Đã được thích:
    0
    Con người là loài động vật bậc cao mà ngốc nghếch , vì sao ư .Sao cứ phải làm những cái mà mình đã biết là sai , ai cũng vậy dù biết một việc gì đó ko tốt nhưng nó lại thành 1 một thói quen xấu mà lặp đi lặp lại . Bạn vướng vào chuyện này còn mình vướng vào chuyện kia . Nhưng... :
    Có 3 việc cần phải để ý :
    1- Nhận thức : bản chất nó là cái gì : điều này là quan trọng nhất .Bạn ko biết cái so sánh của bạn là bất lợi cho bản thân bạn thì bạn ko thể có động lực để sửa nó .
    Nhưng chỉ thế thì chưa đủ : nhận thức ở đây phải là liên tục , mỗi khi cơ thể tự động phát ra ý nghĩ so sánh lập tức phải nhận dạng được nó .
    2 - là khi nhận thức được sẽ điều chỉnh dần dần : bằng một câu hỏi như : tại sao phải so sánh , mình là mình , người là người , tại sao phải khổ sở khi mình kém người . Bằng một ý nghĩ kịp thời là vạn lần quan trọng để thay đổi được thói quen . Sau khoàng 6 tuần ( công thức trong tâm lý học ) thì sẽ dần dần thay đổi tuỳ thuộc vào mức độ thực hành liên tục của bạn .
    Quan trọng ko phải là lý thuyết xuống mà là thực hiện những điều mình nói hằng ngày . SẼ có kết quả tích cực . Đừng sưu tâm nhiều lời khuyên làm gì cũng chỉ vô ích mà thôi .
    3- Sợ hãi mỗi khi ý nghĩ đó kéo đến :cái này ko phải nói 1 bài là xong được , bạn hãy tự tìm hiểu lấy .
    Chúc vui !
  7. chiaki_co_len06

    chiaki_co_len06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/11/2006
    Bài viết:
    2.219
    Đã được thích:
    0
    Oài, cố hữu lắm.
  8. tadiepthu

    tadiepthu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/10/2007
    Bài viết:
    314
    Đã được thích:
    0
    Để được trị liệu đầy đủ và hiệu quả liên hệ tadiẹpthu nick danhrangchoho@yahoo.com

Chia sẻ trang này