1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hỏi chút về lực ma sát

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi davidtrinh, 14/01/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Larra

    Larra Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/10/2002
    Bài viết:
    2.015
    Đã được thích:
    0
    Đúng thế người ta hay nhầm tưởng ma sát là do hai mặt "cọ" vào nhau mà ra, vì thế mà càng nhẵn càng trơn nhưng thực ra lại ngược lại.
    It's better to burn out than to fade away
  2. pocoman

    pocoman Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    Ai bảo chuyển động thì cần lực đẩy .CĐ theo quán tính thì cần gì lực đẩy .
    Trong cđ lăn ko trượt lực ma sát nghỉ xuất hiện tại điểm tiếp xúc và đương nhiên có chiều ngược hướng với chuyển động .Lực này ko làm thay đổi động năng của vật được vì ko có sự trượt nên ko sinh công. Tuy nhiên vẫn sinh ra xung làm giảm vận tốc nhưng lại làm tăng momen động lượng của bánh xe .Điều này có vẻ mâu thuẫn vì như vậy thì bánh xe khi lăn ko trượt thì vt tịnh tiến giảm còn vt góc quanh trục lại tăng . Đây chính là điều gây khó hiểu cho hs. Nhưng trên thực tế không có vật rắn tuyệt đối ,mà luôn có sự biến dạng ở điểm tiếp xúc ,do đó phản lực của mặt đường sẽ ko qua tâm mà lệch về phía trước dẫn đến vt góc phải giảm.
  3. pocoman

    pocoman Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    Lực ma sát nghỉ ko phải xuất hiện khi 2 vật tx mà ko trượt lên nhau mà xuất hiện khi vật chịu tác động của ngoại lực có giá trị ko vượt quá lực ms nghỉ cực đại (và cân bằng với ngoại lực).
  4. pocoman

    pocoman Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    Bình thường thì bề mặt càng trơn nhẵn thì ms càng giảm .Tuy nhiên nếu bề mặt quá nhẵn ,nhẵn đến cấp độ phân tử thì hs ma sát sẽ tăng lên vô cùng ,vì lúc đó 2 bề mặt sẽ dính vào nhau như thể được hàn lạnh vậy.
  5. davidtrinh

    davidtrinh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Nhân tiện em xin hỏi luôn, có chất nào lạnh quá nóng chảy không các bác ?
    hàn lạnh là làm như thế nào ?
  6. davidtrinh

    davidtrinh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    À quên, bác nào chứng minh hộ em "lực ma sát nghỉ trong chuyển động lăn không trượt không sinh công" được không ?
  7. cai_gi_cung_muon_biet

    cai_gi_cung_muon_biet Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/07/2002
    Bài viết:
    158
    Đã được thích:
    0
    Ai đó trả lời đi chớ

    Beethoven
    [/size=4
  8. mIRC

    mIRC Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/03/2002
    Bài viết:
    32
    Đã được thích:
    0
    Chứng minh hộ bác David Trinh "Lực ma sát trượt trong chuyển động lăn không trượt bằng không"
    Chuyển động lăn không trượt của vật rắn là một chuyển động song phẳng, trong đó điểm tiếp xúc giữa vật rắn chuyển động và mặt đất luôn có vận tốc bằng 0. Lực ma sát đặt vào điểm tiếp xúc này, theo công thức của định nghĩa công thì công nguyên tố dA = F.dS
    Nhưng do vận tốc V=0 mà V = dS/dt ---> dS = 0 ---> dA = 0
    Đó vậy là công của lực ma sát trượt trong chuyển động lăn không trượt luôn bằng 0 trong bất cứ một chuyển động khả dĩ nào của vật rắn (tất nhiên là vật rắn tuyệt đối - đối tượng nghiên cứu của cơ học cổ điển).
    Xin nhấn mạnh với các bác là lực ma sát ở đây là lực ms trượt chứ không phải ms nghỉ. Chúng khác nhau hoàn toàn, ms nghỉ chỉ được nghiên cứu trong bt tĩnh học, đó là thành phần nằm ngang của phản lực do mặt đất tác dụng lên vật (Thành phần thẳng đứng chính là phản lực pháp tuyến N như các bác đã biết). Ms nghỉ có tác dụng cản trở xu hướng chuyển động của vật rắn khi có lực phát động tác dụng, giá trị của nó thoả mãn bất đẳng thức Fms <= fN, f là hệ số ms nghỉ.
    Còn lực ms trượt trong chuyển động của vật rắn thì lại khác, thường ta cho nó có giá trị bằng Fms = kN, k = const,k<>f chứ không phải bất đẳng thức như ms nghỉ. Khi lực ms nghỉ không đủ để giữ vật rắn ở trạng thái tĩnh, vật rắn chuyển động nhưng có ms trượt.
    Không phải lăn không trượt thì không có ms trượt như bác apple4u nói, kiểu gì cũng phải có nó để tạo ra momen đối với khối tâm vật rắn làm cho vật rắn quay. Bởi vì nếu không thì bác sẽ thấy momen đối với khối tâm bằng 0 ngay. Chỉ có điều là trong chuyển động lăn không trượt công của nó bằng 0, không ảnh hưởng đến các quá trình năng lượng trong chuyển động. Chứ còn vật lăn có trượt (vận tốc điểm tiếp xúc với mặt đất khác 0) thì công của lực ms trượt khác 0 ngay.
    Ma sát là một vấn đề phức tạp ngay đối với cả cơ học đại cương mà các sv học ở đại học, muốn hiểu thật kĩ về nó cần tìm hiểu về cơ học vật rắn không tuyệt đối (vốn không phải đối tượng của cơ học đại cương phổ thông hay đại học). Em chỉ có thể hiểu được đến đó, mong các cao thủ bổ sung thêm ! Đây là vấn đề đã vượt khỏi phạm vi PTTH, mong các bác SV góp ý hộ.
    [red]
    mIRC, 46x1, đhxd
  9. apple4u

    apple4u Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    169
    Đã được thích:
    0
    Thế thì có nghịch lý này cho mIRC này:
    Nếu một cái xe từ nghỉ đến lăn không trượt trên mặt phẳng nằm ngang (với mọi điều kiện đều là tuyệt đối) thì cái gì sinh công cho nó chạy từ vận tốc 0 cho đến vận tốc V nào đấy???
    Ngoại lực duy nhất tác dụng lên nó (lực ma sát) thì không sinh công theo lập luận của mIRC, còn các lực khác thì đều là nội lực hoặc cân bằng lẫn nhau (ví dụ phản lực và trọng lực).
    Cuối cùng thì động năng của cái xe sinh từ đâu ra???
    </hr>
  10. dr_slums

    dr_slums Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/03/2002
    Bài viết:
    1.531
    Đã được thích:
    2
    Công thức của mIRC áp dụng trong chuyển động song phăng chỉ đúng với ma sát trựơt thôi có nghĩa là nếu vật chuyển động lăn không trượt thì công của ma sát trượt bằng không ( đương nhiên ) còn trong chuyển động lăn rõ ràng vẫn tồi tại lực ma sát theo quan niệm của VL thi nó vẫn sinh công âm ( tức cản trở chuyển động ) . Nguyên nhân của hiện tượng này là do khi có khối lượng đè lên bánh xe giữa mặt đừờng và bánh xe hình thành một vết lõm và công của lực ma sát chính là công để nâng bánh xe ra khỏi chỗ lõm đó ( có thể hiểu một cách nôm na là như vật ) . Nếu bán kính bánh xe càng lớn rõ ràng là diện tích tiếp xúc giữa bánh xe và măth đừong sẽ lớn do đó áp lực lên mặt đường sẽ giảm ==> vết lõm càng ít và lục ma sát vì thế cũng giảm theo . Trong các chuyển động trựot vẫn tồn tại nguyên nhân gây ma sát lăn ( áp lực làm biến dạng mặt đừơng ) nhưng vì nhỏ hơn ma sát trựot nên thường đựoc bỏ qua .
    ***************
    Với thế giới bạn chỉ là một người , nhưng có thể với một người bạn là cả thế giới.

Chia sẻ trang này