1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hỏi chút về lực ma sát

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi davidtrinh, 14/01/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. cai_gi_cung_muon_biet

    cai_gi_cung_muon_biet Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/07/2002
    Bài viết:
    158
    Đã được thích:
    0
    Thế thì lực phát động biến đi đâu rồi bác

    Beethoven
    [/size=4
  2. apple4u

    apple4u Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    169
    Đã được thích:
    0
    Ý của cáigìcũngmuốnbiết là gì vậy??? nếu lực phát động là lực để làm bánh xe quay thì nó là nội lực, mà nội lực thì không làm cho xe chạy được ... chỉ cần chú ý thế này ... nếu hoàn toàn không có ma sát trượt hoặc nghỉ gì cả thì bánh xe sẽ quay tít mà cái xe thì không chuyển động (ví dụ đi xe ô tô hoặc xe máy bị mắc kẹt trong bùn chẳng hạn) ... vì vậy mới có khái niệm ma sát nghỉ có ích ...
    </hr>
  3. mIRC

    mIRC Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/03/2002
    Bài viết:
    32
    Đã được thích:
    0
    Ý của bác Cai_gi_cung_muon_biet là bác apple4u đã vội vã cho rằng ngoại lực duy nhất tác dụng lên vật rắn là lực ma sát. Bác đã quên mất lực phát động tác dụng kéo vật rắn chuyển động (mà khi dời về khối tâm vật rắn sẽ bao gồm một lực và một momen nếu có). Ngoại lực này sinh công làm biến đổi động năng của vật lăn không trượt, còn lực ms trượt xuất hiện ngược chiều với ngoại lực này không sinh công. Vậy là tôi đã giải thích hộ bác apple4u ý "động năng của cái xe từ đâu sinh ra?".
    Một cái xe từ nghỉ đến lăn không trượt, cái sinh công cho nó chạy vẫn là lực phát động như ở trên tôi đã nói. Trong điều kiện cân bằng tĩnh học của xe, lực ms nghỉ Fms <= fN, suy ra max của ms nghỉ bằng fN, khi lực phát động F > max(Fms) thì bánh xe bắt đầu chuyển động. Lực ms từ lúc bắt đầu chuyển động này là lực ms trượt và trong các bt thường coi nó không đổi.
    Và nếu không còn lực phát động tác dụng lên xe, ngoại lực tác dụng theo phương ngang lúc này chỉ còn Fms, theo định lý chuyển động khối tâm, gia tốc của xe sẽ ngược hướng chuyển động như ta đã biết, xe sẽ dừng lại sau 1 thời gian.
    1 điều cần lưu ý nữa là lực ms trượt luôn có chiều ngược với vận tốc của vật chuyển động, điểm đặt của nó luôn là điểm tiếp xúc với mặt đất.
    [red]
    mIRC, 46x1, đhxd
  4. apple4u

    apple4u Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    169
    Đã được thích:
    0
    Chảng hiểu gì cả? mIRC giải thích kỹ hơn một tí xem nào?
    Ngoài lực ma sát ra lại có thêm ngoại lực nữa à???
    Ví dụ đi xe đạp trên mặt phẳng ngang, thì ngoại lực là những lực nào??? có phải là chỉ có lực ma sát nghỉ không thôi (trong đk lý tưởng) hay là có thêm lực đạp pêđan của người (lực phát động) nữa? mà tính theo hệ người xe đạp thì làm sao gọi nó là ngoại lực được.
    Thấy trong mục ngụy biện vui về vật lý có ai đó giải thích cái này rồi mà tui tìm không ra ... có ai giúp với ... ...
    nếu dùng phương trình bảo toàn năng lượng thì lấy ra động năng ngay ...
    nhưng dùng phương trình lực để tính công thì làm thế nào???
  5. farmer

    farmer Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    Bài toán này rất hay. Ý của apple4u đúng đấy. Cái gọi là "lực phát động" chẳng qua là một cách nói rất nôm na. Chung quy chiếc xe tiếp xúc với mặt đường, tất cả các ngoại lực tác dụng lên nó phải từ mặt đường mà ra. Mà lực do mặt đường tác động lên chiếc xe, nếu vuông góc mặt đường thì là áp lực nén, nếu song song mặt đường thì là ma sát nghỉ, cả hai lực này đều không sinh công, vậy lực nào đã sinh công???
    Bài toán rất hấp dẫn, giải quyết được nó các bạn sẽ có những hiểu biết rất sâu sắc về cơ học. Tiếp tục đi nhé!!!
    F./
    Thế giới thật rộng lớn
  6. cai_gi_cung_muon_biet

    cai_gi_cung_muon_biet Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/07/2002
    Bài viết:
    158
    Đã được thích:
    0
    Hehe, nếu bác coi hệ người xe em xin trả lời thế này không biết có đúng không :
    Ở bánh xe không phải bánh xe phát động thì đung là lực ma sát nghỉ không sinh công còn ở bánh xe phát động thì lại khác. Lực ma sát nghỉ rõ ràng đã sinh công. Nó đã làm cho điểm bánh tiếp xúc với đất không quay theo bánh xe......
    Không biết có đúng không

    Beethoven
    [/size=4
  7. dr_slums

    dr_slums Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/03/2002
    Bài viết:
    1.531
    Đã được thích:
    2
    Không đúng ! tại bánh xe tồn tại 2 lực ma sát là ma sát trượt và ma sát lăn . Ma sát lăn luôn tồn tại trong bánh xe khi xe chuyển động . Con khi bánh xe bám vào mặt đường lực phát động của động cơ sinh công lúc đó lực ma sát nghỉ giữ vai trò như lực ma sát nghỉ khi ta đi bộ . Có ma sát nghỉ dép mới bám vào mặt đường chân ta mới có chỗ đỡ thì mới không bị ngã . Thế thôi .
    ***************
    Với thế giới bạn chỉ là một người , nhưng có thể với một người bạn là cả thế giới.
  8. farmer

    farmer Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    Dr Slum nói đúng đấy. Trường hợp này nghe có vẻ hơi lạ. Khi xe chạy, lựcma sát nghỉ là ngoại lực làm cho xe chuyển động, nhưng nó không sinh công. Lực sinh công ở đây lại chính là nội lực. Các bạn suy nghĩ xem có đúng không? Không có nguyên lý cơ học nào cấm nội lực sinh công cả. Cũng không có nguyên lý cơ học nào nói rằng ngoại lực gây ra chuyển động phải sinh công cả. Chẳng qua ta thường hay thấy như vậy nên suy nghĩ theo hướng đó rồi rối mà thôi.
    F./
    Thế giới thật rộng lớn
  9. mIRC

    mIRC Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/03/2002
    Bài viết:
    32
    Đã được thích:
    0
    Bác Farmer nói hay quá, đúng là khi xét hệ người và xe thì lực sinh công là nội lực, hay nói cách khác nội năng của hệ đã chuyển thành động năng làm cho hệ chuyển động, suy ra nội năng của cơ hệ giảm đi (người đạp xe đã bị mất năng lượng) sinh ra công. Vấn đề đã quá rõ cả về mặt động lực và năng luợng
    Theo lờu bác apple4u : "nếu dùng phương trình bảo toàn năng lượng thì lấy ra động năng ngay ...
    nhưng dùng phương trình lực để tính công thì làm thế nào???"
    Thế bác dùng pt bảo toàn năng lượng nào mà lấy ra động năng vậy?

    mIRC, 46x1, hUCE
  10. apple4u

    apple4u Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    169
    Đã được thích:
    0
    Bảo toàn năng lượng thì theo định luật bảo toàn thôi: năng lượng không tự nhiên .... ..... từ dạng này sang dạng khác ... ở đây thì là từ nội năng sang động năng thế thôi .. hihihihi ... tại sao lại hỏi lạ vậy???
    Ví dụ động cơ xe máy trong đk lý tưởng với hiệu xuất 100% thì năng lượng mà động cơ sinh ra trong khoảng thời gian dt thì bằng khoảng tăng của động năng trong khoảng thời gian đó (trong đk chuyển động trên mặt phẳng ngang - không có thay đổi về thế năng) - thế không gọi là bảo toàn năng lượng à?
    </hr>

Chia sẻ trang này