1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hỏi-Đáp âm nhạc

Chủ đề trong 'Âm nhạc' bởi home_nguoikechuyen, 21/03/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Temely

    Temely Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/08/2001
    Bài viết:
    1.295
    Đã được thích:
    4

    Hnhan 30 đùa thôi. Nhưng định nghĩa ước lệ là một chuyện (các nhà phê bình vẫn còn cãi nhau ỏm tỏm cả đấy thôi) nhưng vàng là Gold hay Yellow , thì tuỳ theo ý thích mỗi người vậy.
    Về nhạc tiền chiến, NS Lê Thương trong cuốn sách mà Psychocolate đã nhắc ở trên, cho là những bản nhạc được soạn ra trong khoản thời gian 1938-1945. Nhưng khẳng định này không được nhiều người chia xẻ.
    Cụ thể là những bản nhạc như Dư Âm của Nguyễn Văn Tý và Trách Người Ði của Ðan Trường năm 1949; Ngọc Lan của Dương Thiệu Tước (DT Tước sáng tác mạnh nhất trong những năm 1946-1953) và các ca khúc về mùa Thu của Ðoàn Chuẩn (như Gửi Gió Cho Mây Ngàn Bay 1952, Thu Quyến Rũ 1951), vẫn được xem là nhạc tiền chiến.
    Có 1 chi tiết đáng chú ý : "Năm 1950, tạp chí Nhạc Việt của đài phát thanh Hà nội xuất bản một danh sách gồm 300 bài hát mà họ đã phát thanh trong đó chứa cả ca khúc lãng mạn lẫn tình khúc sáng tác cho du kích chống Pháp núp trong rừng núi. Cho đến khi đài phát thanh đóng cửa năm 1954, họ đã phát hơn 2000 ca khúc của hơn 300 nhạc sĩ"
    Sau năm 1954, nhiều nhạc sĩ thời tiền chiến vẫn còn sáng tác nhiều bài nhạc theo phong cách nhạc tiền chiến . Thí dụ như Chíêc Lá Cuối Cùng (1955), Tà Áo Xanh (1955) của Đoàn Chuẩn. Chắc cũng nên xếp là loại nhạc tiền chiến ?
    Thế cho nên, đối với nhiều người (trong đó có cả Tem) đồng ý với quan điểm cho là nhạc tiền chiến là những bản nhạc lãng mạn được sáng tác trong khoảng thời gian 1938-1954, tức là cho đến ngày Đài Phát Thanh Hà Nội đóng cửa hoặc cho đến ngày ký hiệp định Geneve (20-07-1954, 50 năm rồi đấy). Tất nhiên là không phải ai cũng đồng ý như thế.
    Có lẽ nên đổi topic này thành topic tìm hiểu về các thể loại nhạc chăng ? Từ từ Tem sẽ post những bài quan điểm của nhiều người (có khác nhau) về các thể loại nhạc, kể cả Pop, Rock .... . Chúng ta cùng học hỏi chung vậy.
    Phụ thêm : Đúng là Phôi Pha post lên bài Đàn Chim Việt . Đàn Chim Việt thì của Văn Cao hoàn toàn, nhưng Bến Xuân thì là nhạc của Văn Cao, nhưng lời nhạc (ít nhất là lời 2) là của Phạm Duy. Kể cả các bài Suối Mơ, Chiến Sĩ Hải Quân đều có phần viết lời (và phụ thêm về nhạc ?) của Phạm Duy. Cũng nên biết rằng những bài hát đầu tiên của Văn Cao, về phần lời ca, còn có thêm sự phụ giúp rất hữu hiệu của một người khác là Đỗ Hữu Ích.
    những giòng in nghiêng là lấy từ những trang web khác.
  2. FloraAtDawn

    FloraAtDawn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    5.512
    Đã được thích:
    1
    âm nhạc lãng mạn trước 45 mới là có giá trị cao, mấy thứ nhạc Cách Mạng nói thẳng ra là chẳng có gì hay ho, giá trị nghệ thuật tầm thường, chỉ được cái tuyên truyền hô hào cho nó khí thế và ... sáng tác như vậy để hợp thời, hô hô, mấy lão .... chạy theo sáng tác nhạc Cách Mạng vì sợ nếu cứ viết nhạc lãng mạn thì chết ( !! ), phò thật
    đấy là nghệ thuật vị nghệ thuật đói hơn nghệ thuật vị nhân sinh, ha ha, sự đời
    [​IMG]
  3. FloraAtDawn

    FloraAtDawn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    5.512
    Đã được thích:
    1
    chỉ có bản Trường Sơn Đông - Trường Sơn Tây và bản Biết ơn Võ Thị Sáu là còn có tí tình tứ, lãng mạn lắm, rất hợp với dáng tôi
    [​IMG]
  4. Cobalt

    Cobalt Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/12/2002
    Bài viết:
    630
    Đã được thích:
    0
    Frora nóng tính rùi , ở mỗi giai đoạn , mỗi thời đều có những cách cảm nhận đánh giá khác nhau mà . Như bây giờ trẻ thì thích MT . ĐT ... hay là những ban nhạc mới lập v ..v Còn các Bác cao tuổi hơn một chút thì vẫn thích dòng nhạc kháng chiến vì đó là một phần trong cuộc sống của họ , như nhớ lại một kí ức mà có người là nỗi đau , có người là niền tự hào .... Giá trị nằm trong cách đánh giá của riêng từng người , từng thế hệ và không thể đánh giá khác nghiệt , cực đoan thế được . Vài lời thế , Flora hạ hoả chưa ? mà ai lại nói bậy trên diễn đàn thế này ?
    Một đêm nhớ, nhớ ra ta...vô hình
    Được cobalt sửa chữa / chuyển vào 10:38 ngày 23/03/2004
  5. haynoivecuocdoi

    haynoivecuocdoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/01/2003
    Bài viết:
    2.000
    Đã được thích:
    0
    Em đã nói là Tiếng còi trong sương đêm của Hoàng Việt (tức Lê Trực đó thôi),bài này KL hát giống kinh khổ quá,Thanh Thúy (old) hát là đỉnh rồi,
    Cái TTT bác lại hiểu lầm là Trần Thiện Thanh ,em nói là Trầm Tử Thiêng,hic,rền rĩ cái con khỉ,bác đã nghe mười năm yêu em chưa
    Còn Trần Thiện Thanh vẫn được coi là nhạc sĩ số một của nhạc Vàng đấy psy ạ
    Cái bài "Bến xuân" mà em post trên vốn bị mất cái tựa,em thêm bừa dzô đó,sẵn dịp em post lên cho mọi người coi,có gì xin thứ tội
    xin lạm bàn chút xíu về tiền chiến
    Theo tớ thì anh Tem và mọi người lầm cả,chữ tiền chiến ở đây phải hiểu ở cái nghĩa của nó,tiền chiến là trước chiến tranh,phải là trước 1945,khi CMT8 nổ ra,Đoàn Chuẩn sinh năm 1924,và bài đầu tiên của ông là tình nghệ sĩ vào tận 1948,
    Nhạc Đoàn Chuẩn được xếp vào nhạc tiền chiến một cách võ đoán. Một mặt, chữ "tiền chiến" áp dụng cho văn học nghệ thuật Việt Nam là một lối nói tuỳ tiện; mặt khác bài hát đầu tiên của Đoàn Chuẩn là Tình Nghệ Sĩ làm năm 1948 thì không thể gọi là tiền chiến. (dactrung)
    Buồn cười hơn,em đã gặp rất nhiều người,nghe từ chiến chiến gì đó,khoái quá xếp luôn mấy cái tiểu đoàn 307 hay thậm chí anh ba Hưng vào tiền chiến,và bài Mùa xuân trên TPHCM (XH) cũng được một người bạn em giới thiệu là nhạc tiền chiến trước khi nó hát
    Về nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý,nếu em nhớ không lầm thì bài đầu tiên của ông:Trên sông Thương (1944) sáng tác khi ông 19 tuổi là được gọi tiền chiến,còn bài dư âm (1950-1951?) vẫn được gọi lầm là tiền chiến là không phải
    Đó là xét chặt chẽ về mặt thời gian,nếu về giai điệu nhạc thì lại khác,vì vậy người ta mới gán ghép lung tung chữ tiền chiến,vì những bài cận trước và sau 45 hao hao nhau cả,người ta nghe nó rồi xếp một cách ngẫu hứng,chứ không ai đi tìm hiểu nó sáng tác vào tháng nào,năm nào để xếp loại nó
     
    ............................
    Ph...
    Có những đêm về sáng,đời sao buồn chi mấy cố nhân ơi...
     
  6. psychocolate

    psychocolate Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/09/2003
    Bài viết:
    618
    Đã được thích:
    0
    Hic hôm qua lèm nhèm thế nào mà ghi nhầm 75 thành 45, mất cả uy với chú Paul . Anh Tem nói bài viết của Lê Thương ?okhông được nhiều người chia xẻ? ý là sao? Psy thấy bài khái quát này khá rõ ràng và tương đối chính xác ? dù lúc đó mình chưa có sinh ra :D Đúng là sau 45, những ca khúc có tính chất trữ tình và ?oquý phái? như thế vẫn còn rất nhiều, ngoài những bài mà anh Tem kể ra thì bố già Phạm Duy là điển hình rõ nét nhất ? nên chăng ta có thể quy nạp chung đều là tiền chiến do mang ?otính chất tiền chiến?, mà tiền chiến là chưa bắn nhau chém giết "lẫn nhau" ^_* Nới cột mốc thành 1938-1954 hay thêm vài năm nữa cũng ổn, dù ai cũng biết chắc chắn một điều rằng tiền chiến là trước 45.
    Nhầm ... cái con khỉ chứ phoipha, ai không biết TTT của chú là Trầm Tử Thiêng, bởi nhạc của ông nên psy mới nói rên rĩ chắc tại cuộc đời ông cũng lắm rĩ rên hehe Còn "quảng cáo" 10 năm yêu em nữa lolz . Cảm ơn chú & hnhan30 đã cho psy biết Lê Trực là Hoàng Việt, Hic .
    FloraAtDawn
  7. decembersouls

    decembersouls Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/11/2003
    Bài viết:
    81
    Đã được thích:
    0
    Ở đâu ra cái màu "vàng", màu "đỏ", tưởng là các quý vị uyên bác trên đây bít rùi chứ ?!? Màu cờ đấy ! Suy nghĩ lại thì biết! Làm gì có "gold" ở đây hì hì! Lại giống như rock, phân chia thể loại theo tác giả bản nhạc bắt mệt! Đúng là phải phân loại theo bản nhạc như temely nói.
    Nhạc tiền chiến là số dách, rất trí thức và cũng có nhiều bài "ủy mị" không thua gì nhạc "bị gọi là nhạc vàng"!!! Lãng mạn và ủy mị không phải là đồng nghĩa!
    Mục hỏi-đáp âm nhạc này hay! Nhưng mà cái bác home viết sai chính tả nhiều quá (nhạc lý! không phải nhạc Lý!!!)
    Nếu một mai em có qua đời
    ...
    Chẳng nợ gì nhau!
  8. FloraAtDawn

    FloraAtDawn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    5.512
    Đã được thích:
    1
    Hail Cobalt
    giá trị nghệ thuật mà tôi nói đến là cái nhìn hết sức khách quan và bao quát một cách tối đa mà ta có thể làm được
    tất nhiên, mỗi người, mỗi thời điểm lại có cách cảm nhận khác nhau, tuy vậy tôi muốn đề cập đến Giá trị nghệ thuật chứ không phải là Cảm nhận, mong bạn hiểu
    chẳng hạn như nhạc Giao hưởng thính phòng, tôi không am hiểu nhiều và cũng không mấy mặn mà, nhưng tôi không bao giờ dám nhận xét thấp Giá trị nghệ thuật và tầm quan trọng của nó
    nhưng tôi lại nhận định rằng Giá trị nghệ thuật của Nhạc Cách Mạng Vn khá thấp, điều đó có cơ sở, nếu chỉ nhìn về những nhân tố chính cấu thành nên một bản nhạc là: Giai điệu + Nhịp + Lời ca, khá ư là tầm thường
    tôi biết Nhạc Cách Mạng Vn luôn ngự trị trong tim những người từng trải qua mưa gió kháng chiến và cả những người sống qua thời loạn lạc, tuy nhiên, thấy mặt sáng mà không để ý mặt tối là thái độ cực đoan, mặt tối ở đây là một thế lực nào đó đã nhấn chìm nhạc lãng mạn trước 1945, vu cho nó cái tội uỷ mị ướt át không thực tế ( tức là không có lợi cho tâm lý chiến đấu ) và đề cao nhạc Cách Mạng một cách thái quá. Vì sao Trịnh Công Sơn luôn tận tụy dâng hiến những tinh hoa muôn sắc cho đời và chắt lọc chua ngoa thành mật ngọt để người người tận hưởng, vậy mà đối với Đ và Nn ông chỉ là kẻ " ở trọ " và luôn phải " một lần nằm mơ tôi thấy tôi qua đời ".
    đừng để xã hội tác động quá nhiều đến nhận định về Giá trị nghệ thuật của chính bạn, thân.
    PS: ur status''s really kool
    [​IMG]
  9. xitrum83

    xitrum83 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    401
    Đã được thích:
    0
    FloraAtDawn: Viết hay lắm đó. Nếu nói chung về Nhạc CM đúng là không hay, không có giá trị thật, nhưng trong số lượng lớn đó vẫn có một số bài hay ( dù không lãng mạn, tình tứ). VD: Bài ca không quên, Tiểu Đoàn 307... Trong đống cát vẫn có thể đãi được vài viên ngọc, quan trọng là to hay nhỏ.
    PhoiPha giỏi thiệt, Beenagirl hết thử đến chọc PhoiPha hoài . Còn Bài Mười năm yêu em PhoiPha quảng cáo, nghe với giọng hát phù hợp thì hay chứ nghe với giọng sến cũng Vàng lắm đó.
    Chủ đề này hay thật, nói đến nhạc tiền chiến là thích rồi
     
     
    Trời ươm nắng, cho mây hồng...
  10. haynoivecuocdoi

    haynoivecuocdoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/01/2003
    Bài viết:
    2.000
    Đã được thích:
    0
    Vậy ư???
    Chưa nghe được ai hát ngoài Vũ Khanh
    Bé been này không biết cay cú cái gì,đã trả nợ đầy đủ cho lão roài mà
     
    ............................
    Ph...
    Có những đêm về sáng,đời sao buồn chi mấy cố nhân ơi...
     

Chia sẻ trang này