1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hỏi-Đáp âm nhạc

Chủ đề trong 'Âm nhạc' bởi home_nguoikechuyen, 21/03/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Temely

    Temely Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/08/2001
    Bài viết:
    1.295
    Đã được thích:
    4
    Flora này nhé, hù dọa quá, Cobalt mới đến đây lần đầu mà. Phải vào binh Cobalt mới được :
    Như đoạn trích trên của Tem có nói : "... Cho đến khi đài phát thanh đóng cửa năm 1954, họ đã phát hơn 2000 ca khúc của hơn 300 nhạc sĩ..." nhưng đến nay, còn lại bao nhiêu bản nhạc thời đó còn lưu lại ? Chắc là không đến 500 bài nhạc , mà phổ thông chắc chỉ trong vòng 100 bài trở lại. Vậy 1500 bài nhạc (hoặc 1900 bài), và cả những bài nhạc không được Đài phát thanh, đâu rồi ? Xin thưa, bị thời gian gạn đục khơi trong, những bản nhạc kém hơn đã bi đào thải và mai một.
    Nhạc tiền chiến hay , trước hết là vì đã qua thời gian thử thách và gạn lọc, đến tai chúng ta chỉ còn lại những bài nhạc hay thôi.
    Và hầu hết những bài lưu lại đều mang nặng phong cách của nhạc bán cổ điển tây phương.
    Loại nhạc nào cũng vậy, kể cả Nhạc kháng chiến chắc chắn cũng có những bài hay, nhưng còn cần thời gian thêm để gạn lọc lại, loại bớt những bài ca có tính cách giai đoạn và mang nặng tính phong trào đi. Lúc đó, âm nhạc đã được xử dụng để phục vụ tâm lý chiến, không hẳn vì mục đích nghệ thuật.
    Tem xa quê hương đã lâu, trên 20 năm, vậy mà trong nhà cũng có trên 20 băng nhạc kháng chiến. Lúc này không nhớ bài gì hay, nhưng có vài bài ấn tượng đối với tem như Trường Ca Sông Lô, Hành Khúc Ngày Và Đêm, Đất Nước, Lời Người Ra Đi, Tình Ca Tay Bắc, Lên Ngàn, Quảng Bình Quê Ta Ơi (Ái Xuân hát với ai , quên rồi, sau này không nghe đôi song ca nào hát bài này hay như thế) ... chẳng hạn . Ừa, mà bài Thuyền Và Biển, Thơ Tình Cuối Mùa Thu được sáng tác năm nào nè ?
    Ngay cả loại nhạc trẻ "mì ăn liền" thời nay, biết đâu 50 năm nữa, không đọng lại được dăm bài hay ?
    Phôi Pha à, bài Mười Năm Yêu Em, theo tem phải do Khánh Ly hoặc Elvis Phương hát mới hay, KL có ra hẳn 1 CD toàn nhạc TTThiêng (CD Kinh Khổ) , hay lắm. Có lẽ TTThiêng là 1 trong số những nhạc sĩ VN có tài là viết trăm bài nhạc đều khác cả trăm. Vừa nghe Tưởng Niệm , đổi qua bài Chuyện 1 Chiếc Cầu Đã Gãy, Đêm Nhớ Về Saigòn, rồi đến Bài Hương Ca Vô Tận, Ai Biểu Anh Làm Thinh, rồi đến Có Tin Vui giữa Giờ Tuyệt Vọng, không thể nghĩ là tất cả đều là nhạc TTThiêng . Khâm phục .
    Psy à, đâu dám nghi ngờ nhận xét của Lê Thương, nhưng không chia xẻ quan điểm của ông là nhạc tiền chiến là "trước chiến tranh" cứng nhắc như thế và đến năm 1945 thì chấm dứt. Người lớn tuổi và nhiều nhà phê bình nhạc vẫn xếp Đoàn Chuẩn vào lớp nhạc sĩ tiền chiến đấy chứ.
    Hôm nay, tình cờ đọc vài ý kiến này bên Forum VNN3 (vietnamnet) , gửi các bạn đọc thử, cho "rộng đường dư luận" :
    "..... Nhiều bạn có quan điểm hết sức phiến diện, một chiều khi nói đến nhạc Việt Nam. Quan điểm phổ biến là cứ đem màu mè ra mà so sánh: vàng tức là ủ ê buồn nản, đỏ tức là hùng hồn cách mạng, xanh tức là tình yêu trai gái, tình yêu đất nước v.v..., nhưng yêu gì thì yêu cũng phải vui. Có anh còn nổi hứng vẽ ra thêm: vàng tức là "ngụy", "thối nát", đỏ thì "hùng tráng" nhưng "khó hát", cần "kỹ thuật tốt", còn xanh lại "ít ý nghĩa, thậm chí vô nghĩa, sáo rỗng" (??) Tôi nói với các bạn thế này: những năm sau 75, mọi thứ còn lộn xộn, người ta phải chia từng đống to như thế cho dễ quản lý. Ðến bây giờ, cách phân loại như thế cũ rồi, lạc hậu rồi. Tôi xin hỏi, cách phân loại vàng/xanh/đỏ như thế là theo nội dung hay theo thời kỳ? Nếu theo nội dung thì ngay cả nhũng bài hát mới ngày nay, bài hát nào buồn vì tình yêu cũng là nhạc vàng? Còn những bài ví dụ như "Hoa soan bên thềm cũ" của Tuấn Khanh, nó chẳng ủ ê gì mấy, vậy cho nó vào nhạc xanh? Rõ ràng không phải. Nên có thể kết luận cách phân loại kia dựa vào thời kỳ và nơi sáng tác, cụ thể: vàng=miền Nam trước 75, đỏ=miền Bắc trước 75 và xanh=từ 75 tới nay. Nhưng nếu thế thì không thể đưa ra những câu phán chung chung rồi đổ cả cái thùng nhạc vàng vào sọt rác như thế được. Những bài như "Lòng Mẹ" của Y Vân, "Mưa trên phố Huế" của Minh Kỳ, "Chiếc Lá Cuối Cùng" của Tuấn Khanh, hay nhiều tác phẩm của Trịnh Công Sơn, đều là những bài hát có giá trị, được đông đảo thính giả yêu thích, và các ca sĩ ở VN hiện nay hát ầm ầm. Và còn nhiều, rất nhiều bài hát khác mà tôi không thể liệt kê hết, mang cái mác "Nhạc Vàng" nhưng chẳng hề "Vàng" chút nào. Ngay cả trong những bài hát có âm hưởng buồn đâu phải bài nào cũng là ủ dột kiểu "nếu mai anh chết em có buồn không" đâu. Nhiều bài hát có âm điệu buồn vì đất nước chiến tranh, chia cắt, gia đình ly tán, đó cũng là một phần của di sản văn hóa VN đấy. Lấy ví dụ "Xuân này con không về" của Trần Thiện Thanh và Nhật Ngân. Ðây là một bài hát hay, không những có giá trị nghệ thuật mà còn có tính nhân văn rất cao. Nội dung là tâm trạng một người lính bị giằng xé giữa nghĩa vụ người dân và nghĩa vụ người con đối với mẹ. Bạn nào khắt khe sẽ hỏi ngay: vậy anh lính này đứng phía bên nào, chính nghĩa hay phi nghĩa? Tại sao bạn không nghĩ rằng: đó chỉ là vì hoàn cảnh, bất đắc dĩ phải như thế? Biết đâu anh lính đó chẳng đang nghĩ "xuân này con không về cũng là chuyện chẳng đặng đừng. Nếu được thì con thà ngồi đánh cờ uống nước chè với các anh ấy chứ đánh nhau làm cái gì". Trong khi đó lời bài hát có thể coi là tâm trạng chung của rất nhiều thế hệ người lính Việt Nam từ thời Ðinh Lý Trần Lê đến giờ lắm chứ. (Mở ngoặc nói thêm, nhạc sĩ Trần Thiện Thanh cũng là tác giả bài "Chiếc áo bà ba" khá nổi tiếng và được ưa thích ở VN hiện nay, cho nên không thể nói ông là người tâm địa xấu hay thiếu tài năng). Còn như "Giã từ vũ khí" của Trịnh Lâm Ngân, trong một hoàn cảnh khác có thể coi là một ca khúc phản chiến lắm chứ. Như vậy, nếu có một cái nhìn rộng rãi hơn, bao dung hơn, bạn sẽ có thể tìm thêm nhiều viên ngọc quý giữa cái đống "nhạc vàng" kia. Nếu ******** làm tội một bài hát chỉ vì một chút vướng mắc lúc nó mới sinh ra đời thì tôi nghĩ các bạn đang quá khe khắt. Như Colin Powell đấy, ngày trước cũng sang VN bắn nhau, giờ cũng bắt tay tướng Phạm Văn Trà, chứ chẳng ai lại đi hỏi ông ta "ngày trước lúc ở VN mày nghĩ xấu gì về chúng tao?". Nếu nhỏ nhen, chấp nhặt, thì Tàu, Nhật, Mỹ, Pháp, Thái, Cam bốt nước nào cũng từng đụng độ đầu rơi máu chảy, giờ VN còn biết giao thương với ai. Nãy giờ nói dài dòng, quay lại cách đánh giá về nhạc vàng kiểu thối nát, ủ dột, cần trừ bỏ như kể trên tôi nghĩ là quá ư phiến diện và không thể chấp nhận được.
    Tương tự như vậy, không nên chỉ nhìn nhạc sáng tác ở miền Bắc trước 75 là thuần túy cách mạng, hùng tráng, đi lên chẳng bao giờ đi xuống. Tôi đồng ý là phần lớn các tác phẩm này đều mang âm hưởng lạc quan, tin vào chiến thắng, và ít khi bàn chuyện lứa đôi. Tuy nhiên, cần thấy rằng đây là vì hoàn cảnh nó phải thế, chứ không phải vì dân miền Bắc không biết yêu đương. Nhưng nói thế không có nghĩa không có những bài giàu tình cảm, gây xúc động cho người nghe. Tình cảm thì rõ rệt nhất thời kỳ này là nỗi xót xa vì quê hương chia cắt, xa người thân thích. Ví dụ như "Tình ca" của Hoàng Việt, hay "Câu hò bên bờ Hiền Lương" của Hoàng Hiệp. Nhưng có một bài hát có âm hưởng rất xúc động mà tôi thích, là "Bài ca dâng Bác" của Trọng Loan. Các bạn nên nghe bài hát này để thấy cái tình của người dân ta thời chiến tranh nó lớn biết dường nào: "Có mối tình nào mà thủy chung, mà son sắt, như tấm lòng người miền Bắc, hướng tới đồng bào miền Nam". Thế nên có "thống nhất non sông, mới thỏa tấm lòng" đấy các bạn ạ. Một bài hát hay khác là "Bài ca hy vọng" của Văn Ký, âm điệu rất thiết tha: "gửi trọn niềm yêu thương, tới miền Nam quê hương, quê nhà ta ngày đêm mong nhớ". Tóm lại cách nhìn một chiều như trên tôi nghĩ là quá đon giản, cần xem lại. Tôi thấy hầu hết các phim Mỹ có cái nhìn ...về cuộc chiến ở VN (trừ những phim nhảm nhí kiểu Rambo không kể) như Apocalypse Now, Platoon (Trung đội) hay We Are Soldiers, thì hầu hết đều miêu tả người lính VN là gan dạ, dũng cảm, nhưng không có tình cảm, chẳng có cảm xúc gì chỉ biết bắn nhau. Một phần vì thành kiến sẵn có trong lòng người Mỹ (muốn tìm lý do biện minh vì sao lại thua), nhưng phần khác không biết có phải bắt nguồn từ quan niệm cứng nhắc, cố hữu về nhạc và văn hóa "đỏ" ngay trong lòng người Việt hay không?.......
    hoakhanh "
    "...Bàn rộng ra, TT thấy nhiều người chê tình hình nhạc trẻ VN. Nhưng mà thật ra thị trường là thế, phải chấp nhận. Sao không đặt tình huống là nhạc sĩ VN không sáng tác nổi những kiểu "nhạc ăn liền" như thế (cũng như VN bây giờ chỉ có vài phim "ăn liền" được như Gái nhaỷ - chính đạo diễn Vũ Hoàng công nhận phim của ông là thị trường) ; thì thị trường sẽ lại tràn ngập nhạc hải ngoaị, HK, HQ v.v... Thật ra phải có nhiều thứ ít giá trị, mới nổi bật lên những chân giá trị.
    Đôi khi TT trộm nghĩ, có khi nào vì ngày xưa có quá ít nhạc sĩ, nên nhạc sĩ nào cũng để lại tiếng tăm, dù chỉ với một hai bài hát? (Nhưng dù sao không phủ nhận là môi trường học tập, văn hóa ngày xưa có lẽ không xô bồ nhiều, nên những tác phẩm cũ luôn có chất thơ, chất nhạc và chất nghệ thuật đúng nghiã). Và đôi khi TT cũng cười cười nghĩ bụng : "Hồi đó chắc khi các chú các bác nghe TCS, VC, PD..., ông bà cũng chê là nhạc "vớ vẩn" - Để bây giờ TCS, VC, PD... trở thành huyền thoaị, thì dù sao thế hệ đã không còn là thế hệ của ông bà nữa, nên họ cũng phải thừa nhận (hoặc không nói đến, hoặc chẳng quan tâm nữa) điều đó." Trộm, trộm nghĩ thôi, và xin vô cùng thất lễ !!! Chỉ tại nghĩ đến chuyện gì, TT cũng thích nghĩ 2 chiều trái ngược trong những facets - một phủ nhận và một thừa nhận, một hướng thuận và một hướng nghịch, một đến tương lai và một về quá khứ......"
    TinTin_au"

    "......Nói chung, chơi hoặc nghe loại nhạc nào tuỳ thuộc vào từng người. Chẳng có loại nhạc nào dở cả, chỉ người nghe thích hay không thích. Một sáng tác có thể dở nhưng loại nhạc thì không. Không thích mà cố ra vẻ thích, đó là một cái khổ khi phải nghe. Thích nhiều loại nhạc, đó là người được sung sướng vì hưởng thụ được nhiều cảm giác khác nhau. Chẳng nên vì sự phê bình của người này, chê bai của người kia mà ép mình nghe những loại nhạc mà mình không thích. Một câu nói từ ngàn xưa tới giờ thật đơn giản là "Thích thì nghe, không thích thì thôi." Chẳng ai có thể ép mình được cả. ..."
    Trần Dzũng Minh Dân "
    Được temely sửa chữa / chuyển vào 12:02 ngày 31/03/2004
  2. beenagirl83

    beenagirl83 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    380
    Đã được thích:
    0
    Cũng như cuộc CM văn hoá của thằng Tàu, kết cục thế nào thì ai cũng biết
    ?oPhần đông nhạc sĩ tiền chiến, dầu vẫn nuôi một thành tâm phụng sự và sẵn sàng lăn mình vào chiến cuôc như một chiến sĩ văn nghệ khi cần, nhưng tâm hồn họ vẫn không thể quên lãng phần rung cảm cá nhân đưa đến chỗ sáng hoá tự do là nhạc phẩm mỹ thuật.

    (LT)
    Xin làm người soi đường, đi xoá hết đau thương ...
  3. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Xin lỗi các bạn, vì hôm nay Home tôi mới lên mạng để cùng đàm đạo với các bạn về những vấn đề mình đã nêu ra.Vì những vấn này Home đang tìm hiểu, nên đưa lên mạng để tìm hiểu xem ý kiến với mọi người
    Trước tiên, là về nhạc nhạc tiền chiến
    Về danh từ Nhạc tiền chiến có nhiều ý kiến cho rằng là ra đời sau khi cuộc chiến Ðông Dương thứ nhất chấm dứt với sự chia cắt đất nước. Nó ra đời sau khi có một phân định văn học, gọi sinh hoạt chữ nghĩa của giai đoạn trước ngày chiến cuộc bùng nổ là văn học tiền chiến, lấy năm 1945 là cái mốc để nhìn về trước và cũng là điểm đế nhìn về phía sau. Ðó là năm cuộc chiến Ðông Dương bắt đầu đồng thời nó cũng chấm dứt một giai đoạn tương đối yên bình của xã hội Việt Nam.
    Các sinh hoạt văn học như tiểu thuyết, thơ trong những năm trước 1945 được gọi là văn học tiền chiến, các nhà văn, nhà thơ hot động trong những năm này là các nhà văn, nhà thơ tiền chiến.
    Và khi đã có một dòng văn học được đặt tên cho là văn học tiền chiến thì việc gọi những sinh hoạt âm Nhạc trong cùng giai đoạn đó là Nhạc tiền chiến là điều sẽ phải xẩy ra. Lê Thương, một trong những Nhạc sĩ đi đầu của tân NhạcViệt Nam thì khẳng định đó là thời gian giữa những năm 1938 và 1945.
    Trước tiên, chúng ta cần phải nói về nhạc cải cách
    Theo Phạm Duy, năm 1938 là một năm quan trọng vì đó là năm khai sinh ra loi Nhạccải cách (2).
    Các Nhạc sĩ Vệt Nam sau một thời trình tấu các bài ta theo điệu Tây mà các Nhạc sĩtiền phong như Tư Chơi Huỳnh Hữu Trung và Năm Châu Nguyễn Thành Châu đề xướng trong những năm 1933, 1934, muốn viết những bài hát hoàn toàn Việt Nam thay vì vay mượn Nhạcđiệu của Tây .
    Một trong những bài hát đầu tiên của lời Nhạcnày, là bài Kiếp Hoa của Nguyễn Văn Tuyên, một thanh niên sinh trưởng ti Huế, làm việc ti Sài Gòn, học Nhạclý và thanh Nhạcti Hội trường Philharmonique (3). Sáng tác đầu tay này được giới thiệu trên đài phát thanh Radio Indochine . Ðược trợ cấp của thống đốc Nam Kỳ Rivoalen, ông Tuyên đi diễn thuyết ở Huế, Hải Phòng, Hà Nội (tháng 4 năm 1938). ông Nguyễn văn Cổn làm việc cho Radio Indochine, một người ủng hộ và bảo trợ cho ông Tuyên đã đặt tên cho loi Nhạcnày là âm Nhạccải cách (Musique Renovée).
    ông Tuyên viết thêm bài Anh Hùng Ca, thơ của Nguyễn Văn Cổn và Bông Cúc Vàng phổ thơ của Nguyễn Quí Anh. Cùng với bài Kiếp Hoa, đó là ba ca khúc đầu tiên của tân NhạcViệt Nam. Chuyến du thuyết của ông được báo Tiếng Dân của Huỳnh Thúc Kháng và Ngày Nay của Tự Lực Văn Ðoàn hết lòng ca ngợi và trân trọng giới thiệu. Báo Ngày Nay sau đó còn cho đăng tải những tác phẩm đầu của nền Nhạcmới.
    Các Nhạc sĩđi đầu
    ở Hà Nội trong những năm cuối của thập niên 30, Dương Thiệu Tước đã là một Nhạc sĩnổi tiếng sử dụng H Uy Cầm rất điêu luyện. ông có một tiệm bán đàn và lớp dậy H Uy cầm ở phố hàng Gai. Cùng với Thẩm Oánh, Trần Dư, Phm Văn Nhường và Vũ Khánh, ông thành lập một ban Nhạclấy tên là Myosotis. Lúc đầu, ban Nhạcchỉ trình diễn các ca khúc viết bằng tiếng Pháp như Joie D''Aimer, Souvenance , Ton Doux Sourire do Dương Thiệu Tước viết phần Nhạcvà lời ca do Thẩm Bích, bào huynh của Thẩm Oánh viết.
    Chuyến đi nói chuyện của Nguyễn Văn Tuyên với những ca khúc lời Việt của ông đã kích động các Nhạc sĩở Hà Nội như Thẩm Oánh, Văn Chung, Lê Yên, Trần Quang Ngọc đem các sáng tác mà các ông viết trước đó ra trình diễn trước công chúng lần đầu tiên. Ðó là những bài như Hồ Xuân, Khúc Yêu Ðương của Thẩm Oánh, Tâm Hồn Anh Tìm Em, Thuyền Mơ của Dương Thiệu Tước, Trên Thuyền Hoa, Bóng Ai Qua Thềm của Văn Chung.
    Những ca khúc này được giới thưởng ngon ưa thích lập tức.
    Nhóm Myosotis có hai chủ trương: Thẩm Oánh theo con đường trung dung. Trong bài viết đăng trong tp chí NhạcViệt số 5 đề ngày 16 tháng 10 năm 1948, ông cho rằng các ca khúc Việt Nam phải theo ý NhạcViệt và phải có cảm tưởng thuần túy á Ðông.
    Trong khi đó, Dương Thiệu Tước thì chủ trương phải son theo âm điệu Tây phương hoàn toàn.
    Người ta thấy là cả hai đã rất trung thành với chủ trương của mình. Thẩm Oánh rất á Ðông. Dương Thiệu Tước đầy âm điệu khiêu vũ Tây phương.
    Ngoài ra, từ năm 1938, nhóm Myosotis cũng đứng ra xuất bản các ca khúc mới, những bài như Ðôi Oanh Vàng, Hoa Tàn, Phút Vui Xưa ... cùng những bản Nhạckhông lời của Dương Thiệu Tước. Các ca sĩ nổi tiếng như ái Liên và Kim Thoa được hãng đĩa Beka thuê thu thanh các bài hát này trên đĩa hát 78 vòng.
    Một nhóm khác tên là Tricea gồm 7 người, trong đó có Văn Chung, Lê Yên và Dzoãn Mẫn (mới đây, trong một bài viết về ông ở Hà Nội của Yên Ba, tên ông được ghi là Doãn Mẫn, không có chữ Z). Cả hai đều sáng tác, trình diễn và xuất bản các ca khúc họ viết. Trong số các sáng tác của nhóm được quần chúng ưa thích là các bản viết hồi năm 1939 như Khúc Ca Ban Chiều, Trên Thuyền Hoa của Văn Chung, Biệt Ly, Sao Hoa Chóng Tàn , Tiếng Hát Ðêm Thu của Dzoãn Mẫn , Bẽ Bàng , Vườn Xuân của Lê Yên. Văn Chung bị ảnh hưởng NhạcTrung Hoa. Dzoãn Mẫn và Lê Yên bay **** nhịp tiết mang ảnh hưởng NhạcTây phương. Nhóm Tricea tan rã sau khi thành lập không lâu. Ðó là ở Hà Nội.
    Hải Phòng có Lê Thương và Văn Cao là những người viết tân Nhạctrong thời gian này. Cùng với hai ông, là các Nhạc sĩtrẻ hơn như Canh Thân, Hoàng Quí, Phm Ngữ, Hoàng Phú, Văn Trang ... Nhóm xuất hiện lần đầu ti nhà Hát Lớn Hải Phòng với các tác phẩm Tiếng Ðàn Ðêm Khuya, Một Ngày Xanh, Trên Sông Dương Tử, Thu Trên Ðảo Kinh Châu... Phm Ngữ viết ca khúc Nhớ Quê Hương năm 1939, Hoàng Quí viết một lot ca khúc trẻ với bài đầu là bài Chùa Hương rất trong sáng, tươi mát như những bản Nhạcsau của ông.
    ở Nam Ðịnh có Ðặng Thế Phong, một Nhạc sĩtài hoa mệnh yểu qua đời khi mới ngoài hai mươi tuổi. ông lưu li các tuyệt phẩm Ðêm Thu, Giọt Mưa Thu, Con Thuyền Không Bến. Cùng với Ðặng Thế Phong, Nam Ðịnh còn sản xuất ra Bùi Công Kỳ, Ðan Thọ và Hoàng Trọng. Phm Duy, trong cuốn Hồi Ký (trang 278) gọi đây là những tên tuổi tiền phong của nền Nhạcmới.
    ở Sài Gòn có Nguyễn Xuân Khoát và Phm Ðăng Hinh. Phm Ðăng Hinh cầm đầu một ban Nhạcvĩ cầm và đi vĩ cầm gồm 15, 16 Nhạcsinh của ông. Ban Nhạccó ra Hà Nội trình diễn các sáng tác của ông nhưng rồi cũng ngưng hot động ít lâu sau đó. ông sớm ra đi, để li vài bài như Ðám Mây Hàng và Cám Dỗ, Nhạcđề cho phim Trận Phong Ba quay ti Hương Cảng năm 1940.
    Bước qua thập niên 40, một khuynh hướng mới bắt đầu tìm thấy trong NhạcViệt. Ðó là những bài hùng ca viết cho thanh niên, phong trào khỏe và hướng đo, của nhóm Ðồng Vọng với Hoàng Quí cùng các Nhạc sĩtrong Tổng Hội Sinh Viên và Lưu Hữu Phước. Chính phủ Pháp, sau khi thua quân Ðức, đang muốn tìm đường đứng dậy. Phong trào Phục Hưng của thống chế Pétain lan sang Việt Nam, phát triển để chuẩn bị giúp Pháp sống li, và thanh niên là cái đích người ta nghĩ đến đầu tiên. Chủ trương lãng mạn bị đả kích, dẹp bỏ để đào to một lớp thanh niên thuộc địa mới khỏe mạnh , cường tráng sẵn sàng phục vụ mẫu quốc.
    Chủ trương lành mạnh hóa các sinh hoạtvăn học, âm Nhạcđưa đến việc sách vở bị kiểm duyệt, vũ trường bị đóng cửa. Các bài hùng ca được phổ biến và cũng được yêu mến trong giai đoạn này là Việt Nam Bất Diệt của Hoàng Gia Lịnh, Trên Sông Bch Ðằng của Hoàng Quí...
    Trong giai đoạn này, các nhóm Myosotis và Tricea cũng viết một số hùng ca và ca khúc thanh niên để tỏ một thái độ với thứ văn chương diễm lệ và quá ủy mị đang rất được thanh niên nam nữ ưa chuộng.
    ?snh hưởng của Hoàng Quí và nhóm Ðồng Vọng của ông cùng với Lưu Hữu Phước và Tổng Hội Sinh Viên là những ảnh hưởng lớn, kéo dài cho cả đến những năm sau khi hai nhóm không còn hot động nữa. Với các sáng tác của hai nhóm, người ta thấy Nhạc hùng vẫn có thể hấp dẫn tuổi trẻ như Nhạctình lãng mạn.
    Tuy nhiên, theo Lê Thương, bất kể những tin tức chiến tranh vọng li từ trời ?zu, Nhạctình cảm vẫn xuất hiện như Con Thuyền Không Bến , Giọt Mưa Thu của Ðặng Thế Phong , Xuân Yêu Ðương , Bản Ðàn Xuân của Lê Thương , Hồn Xuân của Nguyễn Xuân Khoát, Trở Li Cùng Anh của Dzoãn Mẫn...
  4. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Còn về ý kiến lúc đầu tôi nói : Nhạc tiền chiến là Nhạcl ãng mạn. Có nói như vậy chắc cũng không sai là bao nhiêu. Âm Nhạcđi song song với sinh hoạtthơ của giai đoạn này. Trong lãnh vực thơ, là Huy Cận, Xuân Diệu, Tế Hanh, Hàn Mặc Tử, Thâm Tâm, Vũ Hoàng Chương, Ðinh Hùng, Nguyễn Bính thì âm Nhạccũng có những dòng Nhạclãng mạn không kém. Ða số các Nhạc sĩsáng tác đều là các thi sĩ ở một nơi khác, thơ của họ được nâng đỡ bởi nhạc. Nên người ta không ngc nhiên khi âm Nhạctrong giai đoạn này cũng đi con đường song hành với thơ.
    Lời của Văn Cao, như trong ca khúc Thu Cô Liêu, theo Phm Duy, nghe đầy âm hưởng Ðường thi. Nguyễn Mỹ Ca, Ngọc Bích ( sau này), Phm Ngữ, Tô Vũ, Thẩm Oánh , Dương Thiệu Tước, Dzoãn Mẫn, Nguyễn Hiền, Anh Việt ... cho thấy họ làm thơ bằng nhạc. Phần lời ca chuốt lọc của các ca khúc có thể đọc lên như những bài thơ. Nhờ có nhạc, những bài thơ đó li có thêm được một đời sống khác: đời sống âm nhạc.
    Và đó là lý do các tác phẩm của giai đoạn này đã qua được tất cả các thử thách của thời gian để tiếp tục được yêu mến , có những bài, sau hơn nửa thế kỷ. Lời ca vẫn còn mới, vẫn còn như vừa được viết bằng thứ ngôn ngữ của ngày hôm nay.
    Thực ra, không thể nói Nhạctiền chiến là những bài hát sáng tác trước năm 1945. Những ca khúc vẫn tiếp tục được các Nhạc sĩ viết xuống, và gửi đến người nghe trong một chiều hướng các Nhạc sĩ này đã vẽ được ra trong những năm trước đó. Dòng Nhạc này vẫn tiếp tục chẩy, và nó không hề đứng lại, với những Nhạc sĩ chọn ở lại với âm nhạc.
    Dư Âm của Nguyễn Văn Tý năm 1949; Trách Người Ði của Ðan Trường năm 1949; các ca khúc về mùa Thu của Ðoàn Chuẩn trong những năm trước Genève; Ngọc Lan của Dương Thiệu Tước ... là những thí dụ. Những bài ca này vẫn được coi, xếp hạng vào các ca khúc tiền chiến mặc dù chúng được viết sau khi súng nổ khá lâu. Các tác giả vẫn tiếp tục nuôi dưỡng những cảm xúc có được trong những năm trước đó.
    Năm 1950, tờ Việt Nhạc do đài phát thanh Hà Nội ấn hành cho biết đài đã phát thanh khoảng 300 Nhạc phẩm của các Nhạc sĩ tiền chiến, những người ở vùng quốc gia cũng như những người đi theo kháng chiến. Khi đài Hà Nội ngưng tiếng năm 1954, đài đã phát trên 2000 tác phẩm của khoảng hơn 300 Nhạc sĩ.
    Các Nhạc sĩ tiền chiến một số vẫn còn sống, đều đã trọng tuổi, như Phạm Duy (sinh 1921), Dzoãn Mẫn (sinh1916), Nguyễn Văn Tuyên (sinh1909), Lê Yên (sinh 1917). Những người đã qua đời gồm Văn Cao (mất 1995), Văn Chung (mất 1984), Nguyễn Xuân Khoát (mất 1993), Bùi Công Kỳ ( mất 1985), Ðỗ Nhuận ( mất 1991), Thẩm Oánh (mất 1996), Ðặng Thế Phong (mất 1942), Lưu Hữu Phước (mất1989), Hoàng Quí (mất 1946), Lê Thương (mất 1996 ), Dương Thiệu Tước (mất 1995).
    Dư âm cuả Nhạctiền chiến
    Nhạc tiền chiến vẫn tiếp tục những vang vọng của nó cho đến ngày hôm nay, trong người nghe cũng như trong những người viết nhạc.
    Phạm Duy , Nguyễn Hiền , Dương Thiệu Tước... tiếp tục viết loại Nhạcmà các ông đã rất thành công. Anh Việt với Bến Cũ, Thơ Ngây...Ngọc Bích, viết những ca khúc làm gợi nhớ cái không khí lãng mạn của thời tiền chiến , những Mộng Chiều Xuân, Trở Về Bến Mơ... Nếu Tô Vũ (tên thật là Hoàng Phú ) không ở một nơi chốn như ông đã phải sống trong mấy chục năm nay, thì tác giả Em Ðến Thăm Anh Một Chiều Mưa sẽ tiếp tục viết những ca khúc rất đỗi lãng mạn như thế, như Tiếng Chuông Chiều Thu, như Tạ Từ ...
    Phải chờ đến Trịnh Công Sơn và Lê Uyên Phương, ảnh hưởng Nhạc tiền chiến mới dứt để âm NhạcViệt Nam đi sang một con đường khác, cả về lối chuyển cung, chuyển điệu.
    Bài viết trên lấy tư liệu từ bài viết của tác giả Bùi Bảo Trúc trongchương trình đêm NhạcThính Phòng Chủ đề Nhạc Tiền Chiến ngày 4 tháng Hai ti San Jose và 17 tháng Hai, 2001 tại Orange County)



  5. hnhan

    hnhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/04/2002
    Bài viết:
    2.161
    Đã được thích:
    0
    [Cho off topic cái] Hm.. hình như mình có bà con xa ở đây thì phải [hết off topic}...
    " People are crazy and times are strangeI'm locked in tight, I'm out of rangeI used to care, but things have changed "
  6. tamhoa96

    tamhoa96 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    co ai co ban nhac (not nhac) bai "Tinh em con mai" (MyTam) xin post len dum. cam on nhieu.
  7. NUOCMATMUATHU

    NUOCMATMUATHU Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/06/2002
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    Chủ đề hay quá. Mình cũng có mấy câu hỏi thắc mắc nhờ mọi người giải đáp giùm.
    Câu hỏi 1 Mình thấy người ta hay nói ca trù, hát ả đào,hát cô đầu. Nhưng khi nghe thì giống nhau, vậy thực ra chúng là một , đặt theo nhiều tên khác nhau, hay là nhiều lại vậy??
    câu hỏi 2 . Hồi tết, mình có nghe chương trình ca nhạc về Văn Cao-kí ức thời gian trên VTV3. Thấy nói đến một bài mới tìm thấy của Văn cao là Hận Ô giang/. Mình có tìm lời bài hát này trên mạng mà không thấy. Vậy bạn nào có lời nhạc bài này chép giùm mình cái.
    Mình cảm ơn nhiều.

    Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt,rọi suốt trăm năm một cõi đi về
  8. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Chào bạn NUOCMATMUATHU , mình xin được trả lời 2 câu hỏi của bạn. Câu hỏi 2. . Trong chuơng trình VTV3 như bạn đã nói. Mình cũng xem.Nhà báo thuỵ Kha có nói về hận Ô Giang-sáng tác mới tìm thấy của Văn Cao. Nhưng thực ra vấn đề này đang được tranh cãi bạnạ. Theo theo dõi của Home về vấn đề này, thì tin chắc rằng Thuỵ Kha( Người chuyên nghiên cuứ về Văn cao) và những người thực hiện chương trình ca nhạc đó là ..NHẦM. Thật ra Hận ô Giang không phải là của Văn cao.Theo một số ý kiến của nhạc sĩ tô vũ:
    ''''Theo chỗ tôi được biết bài Hận Ô Giang do NXB Cửu Long in năm 1954 đề là của Văn Cao là không chính xác. Cũng có một bản in khác lại cho tác giả là Hàn Thái Long. Thực ra bài này là của NS Nguyễn Quý Đôn.
    Cuối năm 1946, đầu 1947, đoàn nhạc Sao Vàng của cố NS Đỗ Nhuận hoạt động ở chiến khu 3 (gồm 5 tỉnh Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Yên, Kiến An, Thái Bình), ở Kiến An lúc đó, tôi là người của Ban Tuyên truyền huyện An Lão (Kiến An) có nhiệm vụ tổ chức cho Sao Vàng trình diễn tuyên truyền kháng chiến. Đoàn Sao Vàng gồm có Đỗ Nhuận (trưởng đoàn), Đỗ Minh, Đỗ Lạc (Cầm Phong), Đỗ Hải, Nguyễn Đức Toàn, Nguyễn Quý Đôn.
    Trong các tiết mục của đoàn, luôn luôn Nguyễn Quý Đôn trình bày Tiếng địch sông Ô mà anh được Đỗ Nhuận giới thiệu là tác giả. Bài được thính khán giả hết sức hâm mộ.
    Tiếng địch sông Ô (bị đổi là Hận Ô Giang) thực chất là một ca khúc phỏng theo một bài thơ cùng tên có tính chất ?oanh hùng ca? của nhà thơ Phạm Huy Thông được phổ biến trước năm 1940 tại Hà Nội. Rất có thể nhiều nhạc sĩ đã phổ trích đoạn, phỏng ý thơ để làm ca khúc. Nhưng bản in Hận Ô Giang trên đây thì đích là Tiếng địch sông Ô của Nguyễn Quý Đôn mà tôi đã được nghe Nguyễn Quý Đôn trình bày...?.
    về vấn đề này, thì Home tôi cũng đã gửi email, và hỏi trên một số mạng, thì cũng có nhiều ý kiến( những người yêu nhạc ở hải Ngoại, và nghiên cứu về âm nhạc ) cho rằng bài này không phải là của Văn Cao, mà họ cũng chưa biết đích xác bài này của ai:CÓ PHẢI LÀ CỦA NHẠC SĨ NGUYỄN QUÍ ĐÔN hay không???
    Còn câu hỏi 1 , của bạn . Khá đơn giản. 3 cái khái niệm đó đều là 1. Nhưng gọi theo 3 tên khác nhau thôi. Vì sao họ lại gọi như thế, để mai mình trả lời bạn được không. Hôm nay đang ngẫu hứng, đang viết về Lê Hựu Hà. Với lại cái này nó cũng gắn với nhiều khái niệm, lịch sử . Mình lại đàng online trên mnạg chưa trả lời trực tiếp được. Phải xem alị sách vở cái đã.
    Còn bạn gì hỏi về nốt nhạc bài của Mĩ Tâm thì hỏi bác Tem ấy, bác ấy có nhiều link về nốt nhạc lắm. Mình cũng có thể tìm cho bạn luôn. Nhưng đang bận, lúc khác.
  9. tamhoa96

    tamhoa96 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    cam on ban da cho y kien. day la lan dau tien len net de dat cau hoi, khong ngo lai duoc tra loi lien. tui se hoi bac Tem, nhung khi nao ban ranh thi tim dzum tui nhe. mot lan nua cam on ban nhieu.
  10. tamhoa96

    tamhoa96 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    nghe ba con noi bac Tem biet nhieu trang web co loi va not nhac lam, khi nao ranh nho Tem tim dzum minh loi va not nhac cua bai "Tinh em con mai" do My Tam trinh bay nghen! cam on ban nhieu.
    Hoac chi cho minh trang web de tim voi!

Chia sẻ trang này