1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hỏi - Đáp - các vấn đề liên quan đến Mỹ

Chủ đề trong 'Mỹ (United States)' bởi netwalker, 18/06/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Vivandi

    Vivandi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/06/2003
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    Chao anh chi em,
    Minh o Phap va bon ban Phap o day rat hay phan nan ve xa hoi, chinh tri, dan chu, kha nang phan tich thong tin của người dân...ở Mỹ.
    Một điểm đầu tiên hay bị phàn nàn là hệ thống bảo hiểm xã hội và y tế của Mỹ.
    Anh chị em ở Mỹ, ai co thể giúp tôi hiểu rõ hơn được không ?
    Cám ơn trước nhé.
    Vivandi.

    u?c thosan s?a ch?a / chuy?n vo 18:08 ngy 30/06/2003
  2. thosan

    thosan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/06/2003
    Bài viết:
    914
    Đã được thích:
    0
    Mỹ là nước công nghiệp duy nhất không có hệ thống chăm sóc sức khỏe quốc gia (công cộng); mọi người dân phải đóng bảo hiểm y tế để được chăm sóc sức khỏe, theo đó khám chữa bệnh thì không phải đóng bất cứ lệ phí nào. Hoa Kỳ đứng đầu thế giới về nghiên cứu và đào tạo y học. Nhà nước (bang và liên bang) quản lý các dịch vụ y tế.
    Hello,anh sờ tí sao em không đồng ý!!!! (Lionel Richie)
  3. thosan

    thosan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/06/2003
    Bài viết:
    914
    Đã được thích:
    0
    Mỹ là nước công nghiệp duy nhất không có hệ thống chăm sóc sức khỏe quốc gia (công cộng); mọi người dân phải đóng bảo hiểm y tế để được chăm sóc sức khỏe, theo đó khám chữa bệnh thì không phải đóng bất cứ lệ phí nào. Hoa Kỳ đứng đầu thế giới về nghiên cứu và đào tạo y học. Nhà nước (bang và liên bang) quản lý các dịch vụ y tế.
    Hello,anh sờ tí sao em không đồng ý!!!! (Lionel Richie)
  4. Vivandi

    Vivandi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/06/2003
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    Tho san trả lời rõ hơn được không ?
    Bảo hiểm y tế có bắt buộc không ?
    Phí đóng bảo hiểm là khoảng bao nhiêu để được bảo hiểm 100% ?
    Có phải thực sự được 100% trong mọi hoàn cảnh không ? Nếu bị mổ có được bảo hiểm không ?
    Bảo hiểm y tế do tư nhân hay Nhà nước quản lý ?
  5. Vivandi

    Vivandi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/06/2003
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    Tho san trả lời rõ hơn được không ?
    Bảo hiểm y tế có bắt buộc không ?
    Phí đóng bảo hiểm là khoảng bao nhiêu để được bảo hiểm 100% ?
    Có phải thực sự được 100% trong mọi hoàn cảnh không ? Nếu bị mổ có được bảo hiểm không ?
    Bảo hiểm y tế do tư nhân hay Nhà nước quản lý ?
  6. thosan

    thosan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/06/2003
    Bài viết:
    914
    Đã được thích:
    0
    bảo hiểm y tế không ở Mỹ là không bắt buộc,nói không ngoa thì bảo hiểm y tế ở Mỹ rất tồi,hiện nay có tới 41 triệu người dân Mỹ chưa có bảo hiểm này.chi tiêu về y tế lên đến chừng 13-14% của tổng sản lượng quốc gia.Ngay trên mức toàn cả nước Mỹ cũng có những thay đổi trong tổ chức y tế, không phải do đạo luật chính quyền áp đặt mà do những động lực mới của thị trường (market force) đưa đẩy, nghĩa là do tư nhân quyết định.
    Trong quá khứ, lề lối làm việc tại phòng mạch bên Mỹ có thể được gọi là "tiền trao cháo múc" ( trả tiền theo dịch vụ, fee for service ). Bạn đến bất cứ bác sĩ nào mình thích, bác sĩ khám xong, bạn trả tiền công khám bịnh. Nếu bạn không trả trực tiếp, thì hãng bảo hiểm của bạn sẽ trả thế cho bạn. Phần đông , bạn sẽ phải chi một số tiền túi nào đó trước cho các chi phí về y khoa của bạn; số tiền này gọi là "deductible" ( tiền khấu trừ), sau đó hãng bảo hiểm mới bắt đầu trả tiền thay thế bạn. Thường hãng bảo hiểm không trả 100% chi phí còn lại. Ví dụ, họ chỉ trả 80% thôi , phần 20% còn lại, bạn phải trả, phần này gọi là copayment (trả phụ).
    Trong quá khứ bác sĩ thường chỉ cho những y lệnh (order) mà bác sĩ thấy cần thiết cho tình trạng bịnh nhân: như đi khám bao nhiêu lần, thử máu, chụp hình (X ray, medical imaging), giới thiệu đi tham vấn subspecialist (chuyên khoa sâu hơn). Bịnh nhân tin tưởng phán đoán của bác sĩ và ít khi kỳ kèo giá cả. Ngoài ra, vì phần lớn những chi phí quan trọng đều do tiền bảo hiểm trả, bịnh nhân cũng không thấy lý do gì phải dè xẻn, giới hạn những dịch vụ có thể giúp giải quyết những vấn đề sức khỏe của mình.
    Hău quả của tình hình trên là bịnh nhân cũng như bác sĩ và bịnh viện càng ngày càng tiêu xài nhiều. Hãng bảo hiểm ngược lại sẽ càng ngày càng tăng số tiền nguyệt liễm (premium) bạn hoặc công ty chủ của bạn phải đóng hang tháng. Tất nhiêu tới một lúc nào đó, mua bảo hiểm cho nhân viên quá đắt đỏ và chủ của bạn sẽ tìm cách giới hạn các chi phí về "health care" của bạn.
    Từ đó nảy sinh những biện pháp sau đây. Hiện nay những biện pháp này nằm trong cái gọi là y tế quản lý, dịch chữ managed care. Trước hết , bạn sẽ bị giới hạn trong khi chọn bác sĩ. Hảng bảo hiểm chỉ cho bạn khám một số bác sĩ , nha sĩ, nhà thương nào đó đã ký hợp đồng giá rẻ hơn) với hãng bảo hiểm. Những bác sĩ này đã được hãng bảo hiểm chọn lọc sau khi phân tách bằng cấp, từng lề lối làm việc, cách chữa trị của họ (mổ nhiều hay ít, cho thuốc mắt tiền hay không, có cho khám dễ dàng quá hay không..) qua các dữ kiện thu thập bởi các computer.
    Ví dụ cùng một bệnh sưng phổi mà ông bác sĩ này kỹ lưỡng cho chụp hình X-ray nhiều hơn người khác, hoặc dùng thuộc trụ sinh đắt tiền hơn bác sĩ khác, hoặc cho bệnh nhân nằm nhà thương lâu hơn bác sĩ khác, máy điện toán sẽ làm dấu "red flag" mặc dù người bác sĩ đó cẩn thận, tận tâm và kỹ lưỡng để ý đến an toàn của người bệnh.
    Ngoài ra, hãng bảo hiểm sẽ không còn chấp nhận mọi quyết định của bác sĩ. Ví dụ nếu bác sĩ đề nghị thay một cái gan (liver transplant) cho bệnh nhân, đa số các hãng bảo hiểm sẽ từ chối vì cho rằng biện pháp này mới chỉ trong vòng thí nghiệm (experimental), không đáng phải thử cho tốn cả trăm ngàn đô la. Hãng bảo hiểm cũng trả giá ráo riết nhất là đối với bệnh viện và bắt người cung cấp dịch vụ (provider) như bác sĩ, nhà thương phải chấp nhận một giá rẻ mạt của họ, hoặc chịu một giá khoán (capitation) theo đầu người. Do đó một số bác sĩ sẽ từ chối sự can thiệp của hãng bảo hiểm vào lề lối quyết định chuyên môn của mình và vì vậy không cộng tác với các chương trình "y tế quản lý" (managed care) kiểu này. Nếu bảo hiểm của bạn là "managed care", có thể bạn phải đổi qua một bác sĩ khác mặc dù con bạn được bác sĩ chăm sóc từ lúc mới lọt lòng mẹ và bạn rất hài lòng với bác sĩ đó.
    HMO: CƠ QUAN BẢO TỒN SỨC KHỎE
    Một hình thức quản lý gắt gao hơn nữa là HMO, viết tắt của Health Maintenace organization.
    Trong một HMO, bạn không còn có quyền đi bác sĩ tư nữa, mà phải đến phòng khám bệnh của HMO (cơ quan bảo tồn sức khỏe) điển hình mà cũng là "thủy tổ" của loại y tế này là Kaiser Permanente, có tên của kỹ nghệ gia Kaiser sáng lập ra hình thức của tổ chức này. Nhận thấy mua bảo hiểm cho thợ thuyền trong hãng quá tốn kém, ông ta tự đứng lập bệnh xá, bệnh viện, mướn bác sĩ, y tá làm công cho mình, không cần qua trung gian của bảo hiểm mà cũng không cần nhờ đến các phòng mạch hoặc bệnh viện tư. Lúc đầu bị giới bác sĩ và bệnh viện tư chống đối, dần dần loại HMO được chấp nhận rộng rãi hơn nhất là ở các tiểu bang miền Tây của Hoa Kỳ. HMO tiết kiệm tiền cho các chủ của các công ty, hãng kỹ nghệ lớn. Bệnh nhân được thuận lợi ở điểm không phải lo về trả tiền túi hay làm đơn đòi tiền bảo hiểm. Tuy nhiên một số lớn bệnh nhân than phiền về lề lối làm việc chậm chạp (phải chờ lâu mới có hẹn), sự thiếu liên lạc bền vững giữa bệnh nhân và bác sĩ (bác sĩ là nhân viên HMO) và khuynh hướng tiết kiệm chi tiêu của HMO có thể giới hạn một số trị liệu HMO thấy không cần thiết mà người bệnh lại muốn được hưởng. Mặt khác, những người đề xướng HMO thì đề cao ý nghĩa ngừa bệnh của các tổ chức này (như khám định kỳ, theo dõi liên tục, v...v...)
    Hello,anh sờ tí sao em không đồng ý!!!! (Lionel Richie)
  7. thosan

    thosan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/06/2003
    Bài viết:
    914
    Đã được thích:
    0
    bảo hiểm y tế không ở Mỹ là không bắt buộc,nói không ngoa thì bảo hiểm y tế ở Mỹ rất tồi,hiện nay có tới 41 triệu người dân Mỹ chưa có bảo hiểm này.chi tiêu về y tế lên đến chừng 13-14% của tổng sản lượng quốc gia.Ngay trên mức toàn cả nước Mỹ cũng có những thay đổi trong tổ chức y tế, không phải do đạo luật chính quyền áp đặt mà do những động lực mới của thị trường (market force) đưa đẩy, nghĩa là do tư nhân quyết định.
    Trong quá khứ, lề lối làm việc tại phòng mạch bên Mỹ có thể được gọi là "tiền trao cháo múc" ( trả tiền theo dịch vụ, fee for service ). Bạn đến bất cứ bác sĩ nào mình thích, bác sĩ khám xong, bạn trả tiền công khám bịnh. Nếu bạn không trả trực tiếp, thì hãng bảo hiểm của bạn sẽ trả thế cho bạn. Phần đông , bạn sẽ phải chi một số tiền túi nào đó trước cho các chi phí về y khoa của bạn; số tiền này gọi là "deductible" ( tiền khấu trừ), sau đó hãng bảo hiểm mới bắt đầu trả tiền thay thế bạn. Thường hãng bảo hiểm không trả 100% chi phí còn lại. Ví dụ, họ chỉ trả 80% thôi , phần 20% còn lại, bạn phải trả, phần này gọi là copayment (trả phụ).
    Trong quá khứ bác sĩ thường chỉ cho những y lệnh (order) mà bác sĩ thấy cần thiết cho tình trạng bịnh nhân: như đi khám bao nhiêu lần, thử máu, chụp hình (X ray, medical imaging), giới thiệu đi tham vấn subspecialist (chuyên khoa sâu hơn). Bịnh nhân tin tưởng phán đoán của bác sĩ và ít khi kỳ kèo giá cả. Ngoài ra, vì phần lớn những chi phí quan trọng đều do tiền bảo hiểm trả, bịnh nhân cũng không thấy lý do gì phải dè xẻn, giới hạn những dịch vụ có thể giúp giải quyết những vấn đề sức khỏe của mình.
    Hău quả của tình hình trên là bịnh nhân cũng như bác sĩ và bịnh viện càng ngày càng tiêu xài nhiều. Hãng bảo hiểm ngược lại sẽ càng ngày càng tăng số tiền nguyệt liễm (premium) bạn hoặc công ty chủ của bạn phải đóng hang tháng. Tất nhiêu tới một lúc nào đó, mua bảo hiểm cho nhân viên quá đắt đỏ và chủ của bạn sẽ tìm cách giới hạn các chi phí về "health care" của bạn.
    Từ đó nảy sinh những biện pháp sau đây. Hiện nay những biện pháp này nằm trong cái gọi là y tế quản lý, dịch chữ managed care. Trước hết , bạn sẽ bị giới hạn trong khi chọn bác sĩ. Hảng bảo hiểm chỉ cho bạn khám một số bác sĩ , nha sĩ, nhà thương nào đó đã ký hợp đồng giá rẻ hơn) với hãng bảo hiểm. Những bác sĩ này đã được hãng bảo hiểm chọn lọc sau khi phân tách bằng cấp, từng lề lối làm việc, cách chữa trị của họ (mổ nhiều hay ít, cho thuốc mắt tiền hay không, có cho khám dễ dàng quá hay không..) qua các dữ kiện thu thập bởi các computer.
    Ví dụ cùng một bệnh sưng phổi mà ông bác sĩ này kỹ lưỡng cho chụp hình X-ray nhiều hơn người khác, hoặc dùng thuộc trụ sinh đắt tiền hơn bác sĩ khác, hoặc cho bệnh nhân nằm nhà thương lâu hơn bác sĩ khác, máy điện toán sẽ làm dấu "red flag" mặc dù người bác sĩ đó cẩn thận, tận tâm và kỹ lưỡng để ý đến an toàn của người bệnh.
    Ngoài ra, hãng bảo hiểm sẽ không còn chấp nhận mọi quyết định của bác sĩ. Ví dụ nếu bác sĩ đề nghị thay một cái gan (liver transplant) cho bệnh nhân, đa số các hãng bảo hiểm sẽ từ chối vì cho rằng biện pháp này mới chỉ trong vòng thí nghiệm (experimental), không đáng phải thử cho tốn cả trăm ngàn đô la. Hãng bảo hiểm cũng trả giá ráo riết nhất là đối với bệnh viện và bắt người cung cấp dịch vụ (provider) như bác sĩ, nhà thương phải chấp nhận một giá rẻ mạt của họ, hoặc chịu một giá khoán (capitation) theo đầu người. Do đó một số bác sĩ sẽ từ chối sự can thiệp của hãng bảo hiểm vào lề lối quyết định chuyên môn của mình và vì vậy không cộng tác với các chương trình "y tế quản lý" (managed care) kiểu này. Nếu bảo hiểm của bạn là "managed care", có thể bạn phải đổi qua một bác sĩ khác mặc dù con bạn được bác sĩ chăm sóc từ lúc mới lọt lòng mẹ và bạn rất hài lòng với bác sĩ đó.
    HMO: CƠ QUAN BẢO TỒN SỨC KHỎE
    Một hình thức quản lý gắt gao hơn nữa là HMO, viết tắt của Health Maintenace organization.
    Trong một HMO, bạn không còn có quyền đi bác sĩ tư nữa, mà phải đến phòng khám bệnh của HMO (cơ quan bảo tồn sức khỏe) điển hình mà cũng là "thủy tổ" của loại y tế này là Kaiser Permanente, có tên của kỹ nghệ gia Kaiser sáng lập ra hình thức của tổ chức này. Nhận thấy mua bảo hiểm cho thợ thuyền trong hãng quá tốn kém, ông ta tự đứng lập bệnh xá, bệnh viện, mướn bác sĩ, y tá làm công cho mình, không cần qua trung gian của bảo hiểm mà cũng không cần nhờ đến các phòng mạch hoặc bệnh viện tư. Lúc đầu bị giới bác sĩ và bệnh viện tư chống đối, dần dần loại HMO được chấp nhận rộng rãi hơn nhất là ở các tiểu bang miền Tây của Hoa Kỳ. HMO tiết kiệm tiền cho các chủ của các công ty, hãng kỹ nghệ lớn. Bệnh nhân được thuận lợi ở điểm không phải lo về trả tiền túi hay làm đơn đòi tiền bảo hiểm. Tuy nhiên một số lớn bệnh nhân than phiền về lề lối làm việc chậm chạp (phải chờ lâu mới có hẹn), sự thiếu liên lạc bền vững giữa bệnh nhân và bác sĩ (bác sĩ là nhân viên HMO) và khuynh hướng tiết kiệm chi tiêu của HMO có thể giới hạn một số trị liệu HMO thấy không cần thiết mà người bệnh lại muốn được hưởng. Mặt khác, những người đề xướng HMO thì đề cao ý nghĩa ngừa bệnh của các tổ chức này (như khám định kỳ, theo dõi liên tục, v...v...)
    Hello,anh sờ tí sao em không đồng ý!!!! (Lionel Richie)
  8. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Chào các bạn,
    Tôi đóng góp thêm một vài ý kiến.
    Ở Hoa Kỳ, phần lớn mọi thứ đều do tư nhân quản lý, trong lĩnh vực ý tế cũng vậy, ngoại trừ chương trinhgf sức khoẻ cộng đồng.
    Nhìn chung, các trợ cấp xã hội của Mỹ là vào loại tốt trên thế giới nhưng kém một số nước như Canada ( ở ngay bên cạnh), Thuỵ điển, Phần Lan và một số nước Bắc Âu khác. Nhưng nhiều người ủng hộ đường lối bây giờ hơn, Singapore và một số nước phát triển khác cũng đi theo đường lối này bởi vì nó sẽ không làm cho con người ỷ lại vào trợ cấp xã hội và lười lao động, tiền thuế thu nhập đánh vào những người lao động cũng sẽ thấp hơn. Ví dụ như thuế của Canada và thuế của Thuỵ Điển cao hơn hẳn thuế của Mỹ. Có rất nhiều người ở các nước này thà ở nhà ăn trợ cấp còn hơn đi làm những công việc có thu nhập thấp ( ví dụ, ơ nhà ăn trợ cấp cũng có khi được $1000/tháng trong khi đi làm chân tay chỉ được $1200), suy ra bị thiếu lao động chân tay nhưng chi phí trợ cấp lại lớn hơn.
    Người nghèo ở Mỹ, có thể xin trợ cấp xã hội (public assistance), có tiền trợ cấp hàng tháng để chi tiêu (welfare), có tiền mua lương thực riêng ( food stamp), tiền trợ giúp bà mẹ trẻ em riêng ( Women, Infant and Children Program viết tắt là WIC), tiền trợ cấp xã hội cho những người đã co sthời gian đi làm nhưng nay vì lý do nào đó không làm việc được như bị sa thải, bị tai nạn, v...v, tiền đó gọi là tiền an sinh ( Social Security). Vì vậy về mặt y tế những người này hoàn toàn được hưởng chế độ khám chữa bệnh miễn phí ( Free Health Care).
    Tất cả các chương trình phúc lợi xã hội kể trên hàng năm ngốn một khoản lớn ngân sách của Hoa Kỳ. Chính phủ Hoa Kỳ hiện nay vẫn còn đang tranh cãi về cách giải quyết các vấn đề trên đặc biệt là chương trình An Sinh.
    Có rất nhiều người ở Hoa kỳ sống bằng tiền trợ cấp, họ đi làm lây tiền mặt và không khai thuế. Trò gian lận này khá phổ biến ở Hoa Kỳ đến nỗi chính phủ phải lập ra một ban đội chuyên đi nghiên cứu các trường hợp khả nghi. Mỗi năm vẫn có rất nhiều vụ bị bắt. Có những người là triệu phú đô la, có đến cả chục căn nhà, vài cái chợ bán đồ ăn và cây xăng nhưng vẫn ăn trợ cấp. Trong đó đáng tiếc là có một số người Việt Nam.
    Trở lại vấn đề hệ thống Y tế của Hoa Kỳ:
    Bảo hiểm Y tế cảu Mỹ chia làm mấy loại: Bảo hiểm y tế thông thường ( Health Insurance), bảo hiểm mắt , và bảo hiểm răng. Ví dụ , gnười có răng va mắt tốt, sẽ không mua 2 loại bảo hiểm này và nghiễm nhiên tiết kiệm tiền. Tiền bảo hiểm của mỗi một nhà cung cấp ( provider) khác nhau. Có rất nhiều loại nhà cung cấp như Thosan đã nói ở trên.Tiền bảo hiểm của mỗi vùng, tiểu bang cũng khác nhau, mỗi nhà cung cấp lại có nhiều chương trình bảo hiểm khác nhau để cho khách hàng lựa chọn. Chương trình càng đắt, dịch vụ càng tốt, chưong trình rẻ, khách hàng tiết kiệm được tiền nhưng phải mất thời gian và không đượcthuận tiện như chương trình đắt tiền. Cái gì càng thuận tiện là cái đó đắt tiền.
    Những người nghèo là miễn phí 100%. Khi người bệnh đến khám chữa bệnh ở bất kỳ nơi nào trên lãnh thổ Hoa Kỳ, việc đầu tiên là bác sỹ phải chữa bệnh cho bênh nhân đã không cần biết đến vấn đề khả năng chi trả của bệnh nhân. Đó là trách nhiệm của người thầy thuốc, đó là lời tuyên thệ khi thi lấy bằng bác sỹ hành nghề. Đó là lời thông cáo gắn ở tất cả những nơi dễ nhìn nhất của các cơ sở y tế. Trách nhiệm của bênh nhân là phải thật thà, phải khai số an sinh ( Social security number. Đây là một hệ thống quản lý nhân sự tốt, có rất nhiều quốc gia áp dụng. Khi nào rảnh rỗi, tôi sẽ viết một bài về hệ thống An sinh. Hy vọng một ngày nào đó Việt Nam sẽ có hệ thống quản lý nhân sự tương tự thay cho hệ thống cũ của chúng ta đòi hỏi kết hợp 3 thứ: chứng minh thư, sổ hộ khẩu và công an hộ tịch và các bạn biết thừa các chuyện về hộ khẩu thành phố và .........)
    Còn những người đi làm có thu nhập thì sao?
    Những người đi làm cho bản thân ( self-employed) sẽ phải tự lo lấy bảo hiểm cho mình và gia đình. Họ có thể mua bảo hiểm của các hiệp hội dành cho kinh doanh cá thể. Những người này thường là những người hành nghề chuyên môn ( Professional Service) ví dụ như luật sư, bác sỹ (bác sỹ cũng phải mua bảo hiểm y tế), kế toán, các chủ của hàng tạp hoá nhỏ ( convenient store), v...v. Tiền bảo hiểm của những người này thường đắt hơn các đối tượng khác. Ví du như bảo hiểm y tế bao gồm tất cả 3 cái trên cho một người kinh doanh cá thể ở vùng Đông Bắc khoảng $300 -$500/tháng. Nếu mua cho cả gia đình sẽ là $500-$1000/tháng.
    Những người đi làm cho các công ty nhỏ hoặc cho các daonh nghiệp trên, có thu nhập cao nhưng lại không được chủ trả tiền bảo hiểm sẽ phải mua bảo hiểm tự do. Tuỳ theo tiền khai thuế thu nhập cuối năm mà số tiền bảo hiểm của họ sẽ tăng hay giảm và có được sự giúp đỡ, chiết khấu từ chính phủ hay không?
    Những người đi làm hãng, hoặc công ty, tập đoàn lớn, sẽ được nhà tuyển dụng lo tất cả các khoản phúc lợi ( benefit) như tiền bảo hiểm công nhân viên ( Worker's compensation insurance giới chủ Mỹ hay gọi là tiền work-com), bảo hiểm y tế, tiền an sinh, tiền hưu trí và các chế độ đãi ngộ khác như 401K, cổ phiếu ưu tiên của hãng ( stock option), v...v. Tất nhiên nhân viên vẫn phải đóng một phần tiền, công ty trả một phần tiền. Ví dụ như tiền bảo hiểm y tế cho cá nhân là $15-$30/tuần, cho cả gia đình $20 - $35/tuần. Tiền này sẽ bị khấu trừ tự động trước khi bạn lĩnh được tấm check tiền lương.
    Chế độ đãi ngộ của mỗi công ty khác nhau cho nên bảo hiểm y tế của mỗi công ty cũng khác nhau nhưng phần lớn các công ty đều cố gắng quảng cáo các điểm nổi bật trong chế độ đãi ngộ của mình để thu hút nhân viên. Đôi khi, một người sẵn sàng đi làm ở một công ty được ít tiền hơn nhưng có chế độ đãi ngộ và bảo hiểm y tế tốt hơn là đi làm ở một công ty có thu nhập cao hơn đến vài trăm đô một tháng nhưng chế độ đãi ngộ thấp hoặc không có.
    Trên đây là điểm qua những điểm nổi bất trong hệ thống y tế và quản lý y tế cũng như các chương trình sức khoẻ cộng đồng của Hoa Kỳ thông qua những gì tôi đã chứng kiến và trải nghiệm. Đây chỉ là nhận xét của một cá nhân vì vậy chắc chắn sẽ có những thiếu sót và khiếm khuyết. Rất mong các bạn đóng góp ý kiến sửa đổi và bổ sung.
    Cám ơn các bạn nhiều!
    Hãy nhấn vào đây [​IMG] và vote cho tôi
  9. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Chào các bạn,
    Tôi đóng góp thêm một vài ý kiến.
    Ở Hoa Kỳ, phần lớn mọi thứ đều do tư nhân quản lý, trong lĩnh vực ý tế cũng vậy, ngoại trừ chương trinhgf sức khoẻ cộng đồng.
    Nhìn chung, các trợ cấp xã hội của Mỹ là vào loại tốt trên thế giới nhưng kém một số nước như Canada ( ở ngay bên cạnh), Thuỵ điển, Phần Lan và một số nước Bắc Âu khác. Nhưng nhiều người ủng hộ đường lối bây giờ hơn, Singapore và một số nước phát triển khác cũng đi theo đường lối này bởi vì nó sẽ không làm cho con người ỷ lại vào trợ cấp xã hội và lười lao động, tiền thuế thu nhập đánh vào những người lao động cũng sẽ thấp hơn. Ví dụ như thuế của Canada và thuế của Thuỵ Điển cao hơn hẳn thuế của Mỹ. Có rất nhiều người ở các nước này thà ở nhà ăn trợ cấp còn hơn đi làm những công việc có thu nhập thấp ( ví dụ, ơ nhà ăn trợ cấp cũng có khi được $1000/tháng trong khi đi làm chân tay chỉ được $1200), suy ra bị thiếu lao động chân tay nhưng chi phí trợ cấp lại lớn hơn.
    Người nghèo ở Mỹ, có thể xin trợ cấp xã hội (public assistance), có tiền trợ cấp hàng tháng để chi tiêu (welfare), có tiền mua lương thực riêng ( food stamp), tiền trợ giúp bà mẹ trẻ em riêng ( Women, Infant and Children Program viết tắt là WIC), tiền trợ cấp xã hội cho những người đã co sthời gian đi làm nhưng nay vì lý do nào đó không làm việc được như bị sa thải, bị tai nạn, v...v, tiền đó gọi là tiền an sinh ( Social Security). Vì vậy về mặt y tế những người này hoàn toàn được hưởng chế độ khám chữa bệnh miễn phí ( Free Health Care).
    Tất cả các chương trình phúc lợi xã hội kể trên hàng năm ngốn một khoản lớn ngân sách của Hoa Kỳ. Chính phủ Hoa Kỳ hiện nay vẫn còn đang tranh cãi về cách giải quyết các vấn đề trên đặc biệt là chương trình An Sinh.
    Có rất nhiều người ở Hoa kỳ sống bằng tiền trợ cấp, họ đi làm lây tiền mặt và không khai thuế. Trò gian lận này khá phổ biến ở Hoa Kỳ đến nỗi chính phủ phải lập ra một ban đội chuyên đi nghiên cứu các trường hợp khả nghi. Mỗi năm vẫn có rất nhiều vụ bị bắt. Có những người là triệu phú đô la, có đến cả chục căn nhà, vài cái chợ bán đồ ăn và cây xăng nhưng vẫn ăn trợ cấp. Trong đó đáng tiếc là có một số người Việt Nam.
    Trở lại vấn đề hệ thống Y tế của Hoa Kỳ:
    Bảo hiểm Y tế cảu Mỹ chia làm mấy loại: Bảo hiểm y tế thông thường ( Health Insurance), bảo hiểm mắt , và bảo hiểm răng. Ví dụ , gnười có răng va mắt tốt, sẽ không mua 2 loại bảo hiểm này và nghiễm nhiên tiết kiệm tiền. Tiền bảo hiểm của mỗi một nhà cung cấp ( provider) khác nhau. Có rất nhiều loại nhà cung cấp như Thosan đã nói ở trên.Tiền bảo hiểm của mỗi vùng, tiểu bang cũng khác nhau, mỗi nhà cung cấp lại có nhiều chương trình bảo hiểm khác nhau để cho khách hàng lựa chọn. Chương trình càng đắt, dịch vụ càng tốt, chưong trình rẻ, khách hàng tiết kiệm được tiền nhưng phải mất thời gian và không đượcthuận tiện như chương trình đắt tiền. Cái gì càng thuận tiện là cái đó đắt tiền.
    Những người nghèo là miễn phí 100%. Khi người bệnh đến khám chữa bệnh ở bất kỳ nơi nào trên lãnh thổ Hoa Kỳ, việc đầu tiên là bác sỹ phải chữa bệnh cho bênh nhân đã không cần biết đến vấn đề khả năng chi trả của bệnh nhân. Đó là trách nhiệm của người thầy thuốc, đó là lời tuyên thệ khi thi lấy bằng bác sỹ hành nghề. Đó là lời thông cáo gắn ở tất cả những nơi dễ nhìn nhất của các cơ sở y tế. Trách nhiệm của bênh nhân là phải thật thà, phải khai số an sinh ( Social security number. Đây là một hệ thống quản lý nhân sự tốt, có rất nhiều quốc gia áp dụng. Khi nào rảnh rỗi, tôi sẽ viết một bài về hệ thống An sinh. Hy vọng một ngày nào đó Việt Nam sẽ có hệ thống quản lý nhân sự tương tự thay cho hệ thống cũ của chúng ta đòi hỏi kết hợp 3 thứ: chứng minh thư, sổ hộ khẩu và công an hộ tịch và các bạn biết thừa các chuyện về hộ khẩu thành phố và .........)
    Còn những người đi làm có thu nhập thì sao?
    Những người đi làm cho bản thân ( self-employed) sẽ phải tự lo lấy bảo hiểm cho mình và gia đình. Họ có thể mua bảo hiểm của các hiệp hội dành cho kinh doanh cá thể. Những người này thường là những người hành nghề chuyên môn ( Professional Service) ví dụ như luật sư, bác sỹ (bác sỹ cũng phải mua bảo hiểm y tế), kế toán, các chủ của hàng tạp hoá nhỏ ( convenient store), v...v. Tiền bảo hiểm của những người này thường đắt hơn các đối tượng khác. Ví du như bảo hiểm y tế bao gồm tất cả 3 cái trên cho một người kinh doanh cá thể ở vùng Đông Bắc khoảng $300 -$500/tháng. Nếu mua cho cả gia đình sẽ là $500-$1000/tháng.
    Những người đi làm cho các công ty nhỏ hoặc cho các daonh nghiệp trên, có thu nhập cao nhưng lại không được chủ trả tiền bảo hiểm sẽ phải mua bảo hiểm tự do. Tuỳ theo tiền khai thuế thu nhập cuối năm mà số tiền bảo hiểm của họ sẽ tăng hay giảm và có được sự giúp đỡ, chiết khấu từ chính phủ hay không?
    Những người đi làm hãng, hoặc công ty, tập đoàn lớn, sẽ được nhà tuyển dụng lo tất cả các khoản phúc lợi ( benefit) như tiền bảo hiểm công nhân viên ( Worker's compensation insurance giới chủ Mỹ hay gọi là tiền work-com), bảo hiểm y tế, tiền an sinh, tiền hưu trí và các chế độ đãi ngộ khác như 401K, cổ phiếu ưu tiên của hãng ( stock option), v...v. Tất nhiên nhân viên vẫn phải đóng một phần tiền, công ty trả một phần tiền. Ví dụ như tiền bảo hiểm y tế cho cá nhân là $15-$30/tuần, cho cả gia đình $20 - $35/tuần. Tiền này sẽ bị khấu trừ tự động trước khi bạn lĩnh được tấm check tiền lương.
    Chế độ đãi ngộ của mỗi công ty khác nhau cho nên bảo hiểm y tế của mỗi công ty cũng khác nhau nhưng phần lớn các công ty đều cố gắng quảng cáo các điểm nổi bật trong chế độ đãi ngộ của mình để thu hút nhân viên. Đôi khi, một người sẵn sàng đi làm ở một công ty được ít tiền hơn nhưng có chế độ đãi ngộ và bảo hiểm y tế tốt hơn là đi làm ở một công ty có thu nhập cao hơn đến vài trăm đô một tháng nhưng chế độ đãi ngộ thấp hoặc không có.
    Trên đây là điểm qua những điểm nổi bất trong hệ thống y tế và quản lý y tế cũng như các chương trình sức khoẻ cộng đồng của Hoa Kỳ thông qua những gì tôi đã chứng kiến và trải nghiệm. Đây chỉ là nhận xét của một cá nhân vì vậy chắc chắn sẽ có những thiếu sót và khiếm khuyết. Rất mong các bạn đóng góp ý kiến sửa đổi và bổ sung.
    Cám ơn các bạn nhiều!
    Hãy nhấn vào đây [​IMG] và vote cho tôi
  10. Vivandi

    Vivandi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/06/2003
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn Thosăn và Netwaker đã nhiệt tình trả lời.
    Bảo hiểm y tế do tư nhân kiểm soát và 41 triệu/2xx triệu người Mĩ không có bảo hiểm y tế !!!
    Nhân tiện tôi hỏi luôn một số điều khác nữa. Tôi sẽ post thành topic riêng để những người cùng mối quan tâm dễ theo dõi.

Chia sẻ trang này