1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hỏi đáp các vấn đề về tiếng Anh trong ngành luật cho sinh viên luật học ở Việt Nam

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi analyst, 14/09/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    Hỏi đáp các vấn đề về tiếng Anh trong ngành luật cho sinh viên luật học ở Việt Nam

    Hi, các bạn

    (i) Để kết thúc một ngày hôm nay tớ mở ra một topic mới này (giả sử rằng chưa có topic mới cho vấn đề này trong room) với những mục tiêu như sau (bao gồm nhưng không giới hạn trong những lĩnh vực sau đây):

    + Giúp giải đáp thắc mắc cho bất cứ bạn nào đang gặp khó khăn về tiếng Anh khi đang học luật ở Việt Nam ví dụ như bạn có khó khăn trong một từ đang học về tiếng Anh mà bạn chẳng hiểu nó có nghĩa mô tê là gì tớ lấy ví dụ bạn thấy có một từ rescission (hay void hoặc voidable), hoặc repudiation, hoặc anticipatory breach mà bạn dò tự điển rồi cũng chẳng hiểu nó nghĩa là cái củ chuối gì bằng tiếng Việt trong luật hợp đồng.

    + Truyền thụ lại cho bạn những kinh nghiệm mà tớ đã học tiếng Anh trong ngành luật như thế nào.

    + Truyền thụ lại cho các bạn những cách mà bạn sẽ cần phải làm gì khi học tiếng Anh chuyên cho luật pháp.

    (ii) Bạn lưu ý rằng tớ chỉ nói tiếng Anh của luật pháp. Thứ hai, bất chấp tớ nói gì với bạn, bạn phải đi học ở một trường lớp đàng hoàng. Không bao giờ trên đời này có thể tạo ra những người giỏi thật sự từ cơ bản vững vàng về kiến thức mà không học từ trường lớp chính quy hẳn hòi. Ở trên đây chỉ là những cái nhỏ bổ sung cho bạn chứ không phải tạo nền tảng cho bạn. Thứ ba là tớ chỉ giúp cho việc nhỏ vì tớ phải còn kiếm tiền sống. Bản thân tớ ngoài đời tớ rất ghét việc giảng dạy đại học chỉ thích đi làm. Tớ làm cái này là vì tớ biết sinh viên luật việt nam khổ nhất là cái này.

    (iii) Tiếng Anh có hai level. Một là viết được hai là viết natural như người bản xứ. Nếu bạn ở Việt Nam, hầu như không thể nào bạn có thể viết natural như native speakers được. Trường luật common law là một trong những nơi tốt nhất đào tạo cho một người nói tiếng Việt first language như mình có thể đạt đến trình độ viết natural nhưng, sure, mình không bao giờ là người bản xứ được cả.

    (iv) Để biết viết có natural không bạn thử đọc letter của luật sư nước ngoài bản xứ viết và của luật sư vn ở vn viết bạn biết liền thôi. Nếu không đọc thử cases của common law là biết liền. Bản thân tớ, tớ tin rằng phải cho tớ khoảng 10-20 năm nữa sống ở đây trình độ tiếng Anh của tớ sẽ còn đi xa hơn bây giờ.

    (v) Về bản thân thì như đã nói, khi còn ở việt nam tớ học hai bằng đại học trong đó có 1 cái là đại học tổng hợp ngoại ngữ tiếng Anh (lúc tên trường còn là Tổng Hợp) ở Saigon, sau đó thì tớ đi và học tiếp hai bằng đại học nữa. Tớ nghĩ rằng về phần này tớ có thể giúp cho các bạn sinh viên vn.

    Các bạn có câu hỏi xin vui lòng hỏi tớ, tớ sẽ trả lời giúp cho các bạn coi như là tớ học xong giúp lại cho cộng đồng. Tớ nói thật, tớ không bao giờ câu nệ khi giúp cho con người vn bình dân như các bạn nhưng tớ không bao giờ muốn giúp cho bọn tham quan ô lại (sorry các bạn tớ nói thẳng ah).

    Được analyst sửa chữa / chuyển vào 13:19 ngày 14/09/2007
  2. enrorios

    enrorios Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/07/2005
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    Ở VN có chỗ nào dạy TA chuyên ngành luật vậy bạn
  3. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    Hi, bạn, sorry bạn là mình thật sự không biết ở Việt Nam có nơi nào có uy tín có thể dạy cho bạn về món này. Theo mình nghĩ, trong khi bạn chờ cho mình rảnh một chút mình viết lại một số vấn đề cần phải suy nghĩ (dựa trên kinh nghiệm làm việc của mình) cho một sinh viên luật việt nam muốn học tiếng Anh để có thể làm việc với luật sư nước ngoài thì, điều đầu tiên bạn cần phải là một người có bốn khả năng nghe nói đọc viết cơ bản trước đã. Sau đó bạn bắt đầu đọc tài liệu luật bằng tiếng Anh. Từ chỗ đọc đó bạn sẽ học được các từ chuyên môn bằng tiếng Anh. Một trong những văn bản luật Việt Nam mà dịch nổi tiếng nhất ở Việt Nam là văn bản luật dịch của Phillips Fox ngày xưa mà hiện nay họ đã chuyển sang web-based database thay vì paper-based subscription services.
    Theo kinh nghiệm của mình mà có thể mình sai vì mình không sống ở Việt Nam lâu rồi, không có trường nào đạo tạo tiếng Anh này chuyên nghiệp ở Việt Nam cả. Nếu họ quảng cáo cho bạn, họ chỉ dạy bạn trên bề mặt mà thôi. Một con người muốn giỏi tiếng Anh (second language như là một skill chứ không phải bản năng như người nói tiếng mẹ đẻ) thì phải học skill đó đi từ nển tảng mà lên. Nền tảng đó phải là khả năng nghe nói đọc viết. Sau đó khi bạn làm cho một lĩnh vực chuyên môn bạn sẽ học từ luật tiếng Anh chuyên môn cho nó. Đó là một trong những cách học tiếng Anh tốt nhất.
    Sinh viên luật Việt Nam ra trường có hai yếu điểm chính (theo suy nghĩ chủ quan của mình và có thể mình hoàn toàn sai):
    + Một là không có sự tự tin và không có khả năng nói chuyện public speaking như sinh viên học ở các quốc gia phát triển như nơi mình sống (là một ví dụ). Có nhiều lý do giải thích việc này lắm mình là người may mắn học cả hai nền giáo dục nên mình biết rõ việc này ở bản thân mình. Lý so thứ nhất là họ không có điều kiện public speaking ở trong trường luật. Ở trường mình học, có rất nhiều toà án giả (moot court) cho sinh viên tập sự cãi ở toà và tranh chấp với nhau có phần thưởng của các công ty luật tài trợ. Chính vì điều đó nó đào tạo cho sinh viên luật ở đây ra đứng trước đám đông nói chuyện rất bình tĩnh tất nhiên là trừ khi nói với mấy ông quá lớn thì họ vẫn nervous nhưng nói chung là họ good cái này. Bạn có thể check lời nói của mình khi nhìn thấy sinh viên luật nước ngoài về làm ở Việt Nam trong 1-2 năm họ mới ra trường trong các buổi hội thảo ở Việt Nam. Lý do thứ hai nữa là sinh viên luật ở đây vì phải học 8-10 năm liên tục cho nên khi ra trường họ phần lớn đã đi làm trước đó (để kiếm sống khi học luật) và họ đã khoảng 27-28 tuổi (thay vì 22-23 tuổi và chưa từng đi làm chỉ biết sống nhờ cha mẹ). Điều đó làm cho họ có bản lĩnh và tự tin hơn.
    + Hai là sinh viên luật Việt Nam in general không giỏi tiếng Anh. Đây là một việc bình thường. Tiếng Anh lúc đó nó là skill của bạn cho nên skill là phải trao dồi phải học tập phải rèn luyện. Skill còn có nghĩa là bạn phải có khả năng tự nhiên nữa (sorry mình không biết giải thích từ này ra sao). Nếu bạn thật sự không có khả năng với tiếng Anh, đừng nên cố gắng nó quá độ và không nên buồn. Mỗi người có một năng khiếu khác nhau mà bạn lỡ không có nó. Mình có nói chuyện với nhiều luật sư Việt Nam trong luật sư đoàn ngày xưa mình còn ở đó, rõ ràng là họ không có khả năng này. Điều đó dễ hiểu và thông cảm thôi ah. Vì vậy, nếu không có năng khiếu, đừng nên bắt ép mình hãy làm cái gì mình có năng khiếu hơn.
  4. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    - Bạn là sinh viên Luật, học tiếng Anh, đương nhiên bạn sẽ đơợc học môn này.
    - Còn ko, nếu bạn ở SG, giới thiệu với bạn: Trung tâm xxx nào đó của Hội luật gia Thành phố Hồ Chí Minh, liên tục chiêu sinh, điều kiện là bạn có trình độ trung cấp (intermidiate) là tối thiểu. Vui lòng thường xuyên đọc phần Quảng cáo của báo Tuổi trẻ để biết thêm chi tiết. ;)
    - Còn ko thì vào Trung tâm tin học - ngoại ngữ của ĐH Luật thành phố. Cũng đang "bon chen" để kiếm sống đó. :). Mình nghe quảng cáo là các cô dạy tiếng Anh chuyên ngành của trường rất dễ thương và giảng hay, dễ hiểu.
    - Ngoài lề câu hỏi của bạn nhưng thiết nghĩ cũng có ích. Đó là, Trường ĐH Luật thành phố vừa nổ phát súng đầu tiên trong các trường đào tạo luật ở Việt Nam, đó là mở chương trình đào tạo LLB và LLM, hoàn toàn bằng tiếng Anh (có điều là giảng viên vietnamese dạy). Nếu bạn quan tâm có thể đến tìm hiểu.
    Thân,
    Được constancy sửa chữa / chuyển vào 11:37 ngày 16/09/2007
  5. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0

    Em không hiểu được chữ "parallel conduct" trong câu này có ý nghĩa thế nào, ?
    "The following groups will be deemed to be in dominant market position if they act together in order to restrain competition:
    2 enterprises with a market share of 50% or more in the market;
    3 enterprises with a market share of 65% or more in the market;
    4 enterprises with a market share of 75% or more in the market
    Only parallel abuses carried out by all members of a dominant group are prohibited;an agreement or communication between the members of a dominant group is not necessary, parallel conduct by members of a dominant group is sufficient;"
    Đoạn này nói về abuse of market power trong luat cạnh tranh ở Việt Nam, theo đó họ cấm 1 nhóm công ty cùng hành động để ngăn cản cạnh tranh. Cùng hạnh động có nghĩa là chỉ "parallel conduct", không cần là thỏa thuận cụ thể .
    Cau 2
    Phần này em có post topic luật cạnh tranh các nước những vẫn thấy không hiểu rõ lắm nên em hỏi lại
    +Benefits of indentifying efficiency enhancing PF are outweighed by
    -Enforcement/judicial costs of competition test; and
    -Benefits of certainty"
    Đoạn này nói về tại sao Ấn định giá "Price-fixing" lại là per se offence. Đọc phần này em cảm thấy không hiểu gì cả dù đã tra từ điển
    Cau 3
    Còn đây là đoạn bình về các văn bản hướng dẫn thì hành luật cạnh tranh ở Việt Nam"...but how the competitions authorities will interpret these concepts remains critical to the way in which the competition law will apply in pratice". Dịch nôm na là "nhưng cái cách mà cơ quan quản lý cạnh tranh giải thích những khái niệm trên thì gây nhiều tranh cãi và khó khăn trong việc áp dụng luật cạnh tranh trên thực tế". Em hiểu vậy có ổn không ạ . Cám ơn các bác đã quan tâm
  6. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    (i) ST em thân mến, trong một vài ngày vừa qua ngay sau khi anh viết bài nói về tầm quan trọng của định nghĩa "clear in communications" đối với một người muốn, hoặc đang, học luật ở Việt Nam thì anh nghĩ đến phải viết một bài nói về kinh nghiệm học tiếng Anh cho họ. May mắn là em đã đem topic này lên. Trong một vài ngày đến anh sẽ viết một bài dài nói về vấn đề này phục vụ cho sinh viên Việt Nam học luật mà gặp khó khăn trong vấn đề rèn luyện tiếng Anh. Bài này phải tuỳ thuộc vào các room khác anh quản lý có câu hỏi hay không vì thời gian anh chỉ giới hạn vậy thôi vì anh còn phải đi kiếm tiền. Sau đó trong một vài tuần/tháng đến anh sẽ viết tiếp bài viết về kỹ năng đọc facts trong phương pháp IRAC trong topic IRAC.
    (ii) Trong phần dưới đây anh sẽ ưu tiên cho em trước (câu hỏi về hiến pháp Anh) và anh sẽ trả lời lần lượt từng câu hỏi của em theo từng thứ tự mà em đã hỏi. Nếu anh chưa trả lời xong là anh busy anh phải đi làm việc khác và sẽ quay trở lại trả lời cho đến hết. Nếu em lúc học có vấn đề gì không hiểu về tiếng Anh này em post lên đây cho anh biết. Khi anh rảnh anh sẽ trả lời cho em theo kiến thức của anh có.
    (iii) Theo kiến thức của anh về câu em hỏi thì:
    (a) Em hiểu đúng về parrallel conducts rồi đó. Nó có nghĩa là hai (hoặc hơn 2) công ty (nằm trong quy định) có conduct song song với nhau. Từ này không mang một ý nghĩa pháp lý cụ thể chỉ là tiếng Anh thông thường. Vì không cần phải có thoả thuận liên lạc với nhau nên miễn là họ cùng có conduct cùng một lúc là vi phạm quy định.
    hẹn lại.
  7. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    (phần anh trả lời này tiếp theo phần ở trên cho nên số thứ tự của nó sẽ nối tiếp phần ở trên, đây là phần trả lời cho câu hỏi số hai của em trong phần câu em hỏi)
    (b) Trong phần trả lời này anh phân chia ra theo những phần nhỏ cho em thấy rõ ràng trong cách trả lời câu hỏi:
    + Nói chung, để hiểu một vấn đề pháp lý của common law system em phải hiểu những điểm cơ bản của nó. Nếu em đã không học common law ở nền tảng mà đi vào học những cái gọi là substantive law mà không đi qua nền tảng thì em sẽ có khả năng khó hiểu những chi tiết của luật. Tự điển chỉ giúp cho em hiểu một từ cơ bản nó là gì nhưng em không hiểu ngữ cảnh context của nó đâu.
    + Để hiểu câu hỏi đó em phải hiểu từng phần (elements) trong điều người ta nói như sau:
    ++ Benefits of identifying price fixing anh đã giải thích ở trên rồi,
    ++ Judicial costs là chi phí tranh chấp khi em phải đem ra toà bao gồm chi phí luật sư và chi phí toà án kiện tụng. Ở common law chi phí này rất là cao không phải như ở Việt Nam. Ví dụ một luật sư ở hạng trung họ lấy cũng phải vài trăm đồng một giờ.
    ++ Enforcement costs thì em biết rồi. Đó là chi phí để thực thi một điều khoản của luật hay của toà.
    + Sau khi phân tích từng điểm nhỏ elements trong đó rồi thì nhìn toàn bộ ngữ cảnh của câu nói ta sẽ thấy họ muốn nói rằng lợi ích mà em có được sau khi đã tìm cách xác định ra hậu quả của đối phương khi ấn định giá sẽ không đáng so với số chi phí kiện tụng mà em phải bỏ ra. Chính vì lý do này, nếu như price fixing là một loại vi phạm per se (không cần chứng minh thiệt hại) thì nó sẽ giúp cho người muốn đi kiện được dễ dàng hơn và ít tốn chi phí hơn vì họ chỉ cần chứng minh đối phương đã vi phạm quy định trong việc ấn định giá không cần chứng mình phải có hậu quả mới được.
  8. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    (c) Đây là cho câu hỏi số 3 của em ngay ở trên. Trong câu hiểu bằng tiếng Việt của em không đúng. Trong câu nói tiếng Anh đó người ta nói như thế này (xem bên dưới trong ngoặc kép) em lưu ý là trong ngoặc đơn là giải thích của anh cho em hiểu).
    "việc mà cơ quan quản lý cạnh tranh (ở vn) sẽ giải thích những khái niệm này (nghĩa là khái niệm nhỏ trong luật cạnh tranh) vẫn còn là một vấn đề cấp bách trong việc mà đưa luật cạnh tranh áp dụng vào trong thực tế".
    (em lưu ý là câu trên của anh không phải là câu dịch tiếng Việt của câu nói của Phillips Fox vì anh học luật anh không bao giờ dùng tự điển tiếng Việt, anh chỉ cố gắng giải thích tiếng Việt cho em hiểu). Theo suy nghĩ của riêng Anh về cách nói của Phillips Fox đó, họ nói rằng Việt Nam có luật cạnh tranh nhưng mà, vốn dĩ là điểm yếu của luật vn là, các cơ quan quản lý luôn luôn không rõ ràng và nhất quán trong việc giải thích một điểm nhỏ trong một đạo luật. Nghĩa là có luật đó nhưng khi giải thích nó áp dụng vào thực tế thì lung tung cả lên.
  9. namoadiaphat

    namoadiaphat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2003
    Bài viết:
    1.093
    Đã được thích:
    0
    các bạn nào đang hành luật ở nước ngòai có thể up 1 số lọai văn bản cho mình xin tham khảo và học hỏi được không ? rất mong sự chia sẻ của các bạn.

Chia sẻ trang này