1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hỏi đáp, giải đáp thắc mắc, tư vấn online tất cả các vấn đề về kết cấu - đấu thầu - thi công - viết

Chủ đề trong 'Kiến Trúc' bởi hai_bn, 01/10/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. hai_bn

    hai_bn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/07/2005
    Bài viết:
    297
    Đã được thích:
    0
    Hỏi đáp, giải đáp thắc mắc, tư vấn online tất cả các vấn đề về kết cấu - đấu thầu - thi công - viết dự á

    Các kiến trúc sư của chúng ta thường chỉ quan tâm đến design mà không quan tâm tìm hiểu về một số khía cạnh có liên quan. Để phục vụ nhu cầu của một số anh em, tôi mở topic này để phục vụ việc hỏi đáp trong lĩnh vực kết cấu và đấu thầu, viết dự án khả thi. Nếu bạn nào có câu hỏi gì về đấu thầu cứ post lên ở đây, tôi sẽ cố gắng tìm hiểu và giải đáp cho các bạn
    HI vọng topic sẽ có ích đối với các bạn



    Được hai_bn sửa chữa / chuyển vào 09:51 ngày 03/10/2005
  2. wegotjam

    wegotjam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/09/2003
    Bài viết:
    777
    Đã được thích:
    0
    HI bạn, topic này có lí đây, mấy bữa nữa nhờ anh cố vấn cho cái căn nhà 2,2m chiều ngang của cô Sweeteyes
    tôi có một vài câu hỏi đây !!
    1. Anh cho tôi biết, tại vn, dành cho nhà ống có bao nhiêu dạng kết cấu xây dưng, công trình ví dụ là nhà 4 tầng bề ngang 3m, bề dài 15 m.
    2. những loại kết cấu này khác nhau về mặt: thời gian, giá cả, công thiết kế, độ bền như thế nào.
    Sẽ có nhiều câu hỏi cho anh sau.
    Ant
  3. hai_bn

    hai_bn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/07/2005
    Bài viết:
    297
    Đã được thích:
    0
    Các sơ đồ kết cấu thường dùng trong xây dựng nhà ống ở Việt Nam :
    - Nhà kết cấu tường chịu lực : Thường sử dụng đối với nhà thấp tầng, nhà diện tích vừa phải (25-100m2/tầng), nhà không có nhu cầu sử dụng lâu dài (nhà chủ có ý định phá đi làm lại trong tương lai), nhà tạm
    Đặc thù của dạng công trình này là tường xây đóng vai trò bao che và chịu lực. Tải trọng từ sàn dồn xuống tường và truyền xuống móng. Trong trường hợp này móng thường được xây giật cấp theo các thứ tự sau : 330-450-570-680-790-820-920.... Thường trong trường hợp này tường xây dầy tối thiểu 220cm. Độ ổn định của loại kết cấu này đối với tải trọng ngang, tải trọng rung không lớn, do đó không nên áp dụng ở các khu vực có ảnh hưởng rung hoặc tải trọng ngang lớn. Công thiết kế loại này thường thấp nhất do quy mô nhà nhỏ nhất, nhưng là loại nhà tiết kiệm nhất về khía cạnh kinh tế, nhưng độ bền và ổn định của nhà là kém nhất trong 3 loại. Tuy nói thế nhưng không phải là kém quá đến mức sập được nhà Thời gian thi công thì cũng không hơn nhau bao nhiêu, quan trọng là trình độ tổ chức thi công của người nhận thầu. Với cái ví dụ của anh mà tôi tổ chức thi công thì cần 4 tháng phải hoàn thành tôi cũng làm xong được cho anh.
    - Nhà kết cấu khung chịu lực : Là sơ đồ kết cấu phổ biến và thường được các kiến trúc sư, kỹ sư thiết kế áp dụng trong điều kiện Việt Nam do tính ổn định của nó và giá thành vừa phải. Hệ kết cấu bao gồm : móng (băng, cột, cọc, ....) cột, dầm, sàn, .... Tường có thể đóng vai trò bao che hoặc có thể tham gia chịu lực cùng với khung (đặc biệt vai trò của tường sẽ nâng cao khi ta xây tường trước rồi mới đổ dầm, sàn). Ví dụ của anh nên sử dụng sơ đồ kết cấu này, mặc dù cũng có thể xây dựng được nhà tường chịu lực.
    Đây là sơ đồ phổ biến nhất hiện nay, độ bền và ổn định rất cao.
    Kinh phí thiết kế thì cũng không cao hơn sơ đồ trên bao nhiêu, nhưng công vẽ thì tốn kinh khủng do phải vẽ khá nhiều bản vẽ và lắt nhắt (dầm, móng băng, sàn, ....)
    - Kết cấu khung + vách chịu lực : Thường được áp dụng khi nhà có cầu thang máy hoặc ở các khu vực có tải trọng ngang lớn (ví dụ khu vực gần biển nơi thường có giông bão cực lớn, khu vực hay xảy ra động đất,....) Khi đó, vách xung quanh thang máy sẽ đóng vai trò chịu lực tải trọng ngang. Ở Việt Nam thông thường ít sử dụng do nhà dân ít khi sử dụng thang máy và không có các vùng tải trọng đặc biệt như đã nói trên. Vẽ và thiết kế sơ đồ kết cấu này yêu cầu người thiết kế kết cấu phải cứng tay nghề. Kỹ sư kết cấu có thâm niên <2năm thường vấp nhiều sai sót khi thiết kế vách (trước đây tôi cũng đã vấp)
    Với ví dụ của anh, thì sơ đồ tốt nhất, kinh tế và đảm bảo độ bền là sơ đồ khung bê tông cốt thép chịu lực, móng băng (nếu nền đất có R>1KG/cm2)
  4. the_sign

    the_sign Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/09/2004
    Bài viết:
    665
    Đã được thích:
    1
    Hay quá
    bạn cho biết 1 chút về kết cấu nhà cao tầng của việt nam (giải pháp móng, cột...)
    thanks
  5. hai_bn

    hai_bn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/07/2005
    Bài viết:
    297
    Đã được thích:
    0
    Hic, cái điều bạn hỏi lớn quá, phạm vi cực rộng, trả lời chắc phải đến sang năm mới hết được
    Nói cụ thể một khía cạnh nào đó thôi bạn ơi.
  6. the_sign

    the_sign Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/09/2004
    Bài viết:
    665
    Đã được thích:
    1
    bạn giwói thiệu về móng nhà cao tầng trưóc vậy
  7. hai_bn

    hai_bn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/07/2005
    Bài viết:
    297
    Đã được thích:
    0
    Móng nhà cao tầng ở Việt Nam thường sử dụng móng cọc (cọc đóng, cọc ép, cọc khoan nhồi), tải trọng truyền xuống đài móng và được cọc truyền xuống các lớp đất sâu.
    Ngoài ra, trên thế giới còn có các loại cọc barret, móng hộp,...
  8. wegotjam

    wegotjam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/09/2003
    Bài viết:
    777
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn anh đã trả lời, tuy nhiên anh gợi cho tôi thêm tò mò

    "Các sơ đồ kết cấu thường dùng trong xây dựng nhà ống ở Việt Nam :
    - Nhà kết cấu tường chịu lực : Thường sử dụng đối với nhà thấp tầng, nhà diện tích vừa phải (25-100m2/tầng), nhà không có nhu cầu sử dụng lâu dài (nhà chủ có ý định phá đi làm lại trong tương lai), nhà tạm
    Đặc thù của dạng công trình này là tường xây đóng vai trò bao che và chịu lực. Tải trọng từ sàn dồn xuống tường và truyền xuống móng. Trong trường hợp này móng thường được xây giật cấp theo các thứ tự sau : 330-450-570-680-790-820-920.... Thường trong trường hợp này tường xây dầy tối thiểu 220cm. Độ ổn định của loại kết cấu này đối với tải trọng ngang, tải trọng rung không lớn, do đó không nên áp dụng ở các khu vực có ảnh hưởng rung hoặc tải trọng ngang lớn. Công thiết kế loại này thường thấp nhất do quy mô nhà nhỏ nhất, nhưng là loại nhà tiết kiệm nhất về khía cạnh kinh tế, nhưng độ bền và ổn định của nhà là kém nhất trong 3 loại. Tuy nói thế nhưng không phải là kém quá đến mức sập được nhà Thời gian thi công thì cũng không hơn nhau bao nhiêu, quan trọng là trình độ tổ chức thi công của người nhận thầu. Với cái ví dụ của anh mà tôi tổ chức thi công thì cần 4 tháng phải hoàn thành tôi cũng làm xong được cho anh."
    Cái loại tường này tôi gọi là Bearing wall tức là tường chịu lực. loại này thường thấy khi về miền quê, lại không được xây cao, nhưng độ dày của tường là yếu tố chống nhiệt, và làm cho ngôi nhà cảm thấy vững vàng. Người mexico dùng loại tường này rất nhiều, nhưng đất phải rộng. Trong vd của tôi, thì không phù hợp là dày và không xây cao được, chưa kể đất cái nhà này lại gần sông, và không biết khi họ lấn đất ra sông họ dùng loại đất nào nữa. 4 thang thi công thi hơi lâu
    - Nhà kết cấu khung chịu lực : Là sơ đồ kết cấu phổ biến và thường được các kiến trúc sư, kỹ sư thiết kế áp dụng trong điều kiện Việt Nam do tính ổn định của nó và giá thành vừa phải. Hệ kết cấu bao gồm : móng (băng, cột, cọc, ....) cột, dầm, sàn, .... Tường có thể đóng vai trò bao che hoặc có thể tham gia chịu lực cùng với khung (đặc biệt vai trò của tường sẽ nâng cao khi ta xây tường trước rồi mới đổ dầm, sàn). Ví dụ của anh nên sử dụng sơ đồ kết cấu này, mặc dù cũng có thể xây dựng được nhà tường chịu lực.
    Đây là sơ đồ phổ biến nhất hiện nay, độ bền và ổn định rất cao.
    Kinh phí thiết kế thì cũng không cao hơn sơ đồ trên bao nhiêu, nhưng công vẽ thì tốn kinh khủng do phải vẽ khá nhiều bản vẽ và lắt nhắt (dầm, móng băng, sàn, ....)
    Cái phần vẽ thi công này, các anh làm thường xuyên, chỉ là copy and paste thôi rồi chỉnh sửa. Tôi cũng cho là dạng này là dạng phổ biến nhất. nhưng dạng này ép người kts phải design trong cái khuôn này, thì cũng không thích lắm. Anh có thể giải thích thêm về phần (dầm, móng băng, sàn, ....) nó sẽ ảnh hưởng như thế nào đối với một khu đất như ví dụ trên của tôi?
    - Kết cấu khung + vách chịu lực : Thường được áp dụng khi nhà có cầu thang máy hoặc ở các khu vực có tải trọng ngang lớn (ví dụ khu vực gần biển nơi thường có giông bão cực lớn, khu vực hay xảy ra động đất,....) Khi đó, vách xung quanh thang máy sẽ đóng vai trò chịu lực tải trọng ngang. Ở Việt Nam thông thường ít sử dụng do nhà dân ít khi sử dụng thang máy và không có các vùng tải trọng đặc biệt như đã nói trên. Vẽ và thiết kế sơ đồ kết cấu này yêu cầu người thiết kế kết cấu phải cứng tay nghề. Kỹ sư kết cấu có thâm niên <2năm thường vấp nhiều sai sót khi thiết kế vách (trước đây tôi cũng đã vấp)
    Tôi nghĩ anh nên tách riêng, ra 3 loại cấu trúc khác nhau. Nhà vùng bão, nhà vùng động đất, nhà có nhiều cao tầng. Thiết kế cho hệ thống thang máy là thiết kế riêng.
    Với ví dụ của anh, thì sơ đồ tốt nhất, kinh tế và đảm bảo độ bền là sơ đồ khung bê tông cốt thép chịu lực, móng băng (nếu nền đất có R>1KG/cm2)
    Ngoài những loại trên anh còn những loại nào nữa và anh đã từng biết tại việt nam. Ví dụ như là khung thép. hoặc, như vd của tôi có cách nào tôi chỉ dùng một tường chịu lực hoặc khung theo chiều dài để có thể tiết kiệm chiều ngang, hoặc có dạng thiết kế nào người kts có thể thiết kế vẻ đẹp của kết cấu rồi các anh design cho phù hợp?
    Ant
  9. hai_bn

    hai_bn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/07/2005
    Bài viết:
    297
    Đã được thích:
    0
    Thiết kế kết cấu cho hệ thống thang máy không phải là thiết kế riêng, vì khi nhà có thang máy, thì vách xung quanh thang máy đóng vai trò lõi cứng, chịu phần lớn tải trọng ngang. Do đó, khi thiết kế nhà có thang máy tính toán kết cấu khác hẳn nhà không có thang máy, mặc dù bạn thấy trên bản vẽ thể hiện riêng biệt.
    Trước đây cũng đã có một số nhà khung thép lắp ghép tại Việt Nam, giống như trường THPT Bạch Mai mà trước đây tôi đã coi thi đại học ở đó, lâu quá rồi không biết đã phá đi làm lại chưa.
    Tất nhiên với nhà của bạn có thể chỉ cần làm khung theo chiều dài, thậm chí có chỗ có thể trốn dầm, dùng sàn chịu lực một chiều để không có dầm ở giữa, giải quyết bài toán không gian.
    Nói chung KS kết cấu có thể đáp ứng được hầu hết yêu cầu của kiến trúc, trừ một số quá đặc biệt hoặc phi thực tế. Bạn là KTS có thể thoải mái sáng tác và KS kết cấu có khả năng design một cách phù hợp nhất
  10. hai_bn

    hai_bn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/07/2005
    Bài viết:
    297
    Đã được thích:
    0
    Nếu như nhà dân thì mới có dạng định hình (copy, paste, sửa), còn những công trình lớn hoặc thiết kế kiến trúc có nhiều sáng tạo thì không thể chỉ là sửa mà còn phải tính toán.
    Nếu anh ở Mỹ, giá nhân công cao, thì thời gian thi công 4 tháng là lâu, khi đó áp dụng giàn dáo định hình và thời gian thi công sẽ được rút ngắn hơn rất nhiều (vẫn cần tối thiểu 7-10 ngày/tầng phần thô)
    Tuy nhiên, nếu anh ở Việt Nam, giá nhân công rẻ, nếu anh áp dụng đẩy tiến độ vượt lên trên 4 tháng, thì giá nhân công sẽ không rẻ do phải thuê ván khuôn và thợ thi công lành nghề. Nhưng với giá nhân công hiện tại ở Hà Nội (năm ngoái tôi nhận là 280K/m2 nhà ống, 300K/m2 nhà biệt thự, được thiết kế và tư vấn giám sát miễn phí - chắc năm nay khoảng 350K/m2) thì quá rẻ mạt để có ai dám nhận nhân công cho anh vượt quá 4 tháng, để chết tiền thuê ván khuôn.

Chia sẻ trang này