1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hỏi đáp, giải đáp thắc mắc, tư vấn online tất cả các vấn đề về kết cấu - đấu thầu - thi công - viết

Chủ đề trong 'Kiến Trúc' bởi hai_bn, 01/10/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. wegotjam

    wegotjam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/09/2003
    Bài viết:
    777
    Đã được thích:
    0

    "Thiết kế kết cấu cho hệ thống thang máy không phải là thiết kế riêng, vì khi nhà có thang máy, thì vách xung quanh thang máy đóng vai trò lõi cứng, chịu phần lớn tải trọng ngang. Do đó, khi thiết kế nhà có thang máy tính toán kết cấu khác hẳn nhà không có thang máy, mặc dù bạn thấy trên bản vẽ thể hiện riêng biệt."
    - Rất nhiều nhà cao tầng thiết kế thang máy hoàn toàn riêng biệt so với ngôi nhà. Thường ở những nhà cao tầng, thì hệ thống cầu thang thoát hiểm được thiết kế ngay bên cạnh thang máy. Cho nên họ gộp hai phần này lại với nhau thành một lõi như anh nói. Để tránh những trường hợp kết cấu của tầng nào đó bị hư hại sẽ không ảnh hưởng đến khu vực thang máy và cầu thang thoát hiểm trong trường hợp khẩn cấp. WTC là một ví dụ, hệ thống core toà nhà này là hoàn toàn riêng biệt, chỉ vì khi máy bay đâm vào và nổ luôn cả cái core này..chính điều này cũng là nguyện nhân có nhiều người bị kẹt lại,và toà nhà bị sụp nhanh chóng như vậy. Tuy nhiên, những cái shaft này tự nó là những cây cột rất vững, cho nên các thiết kế vẫn dùng những cái shaft này trở thành chịu lực ngang của building. Đối với những vùng động đất là vậy. Cái lõi ngoài tác dụng chịu lực cho thang máy, còn là khu vực an toàn cho nên phải đảm bảo tính chịu cháy trong một thời gian nhất định. Điều này không đơn giản khi kết hợp kết cấu của building với hệ thống thang máy.
    Ant
  2. hai_bn

    hai_bn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/07/2005
    Bài viết:
    297
    Đã được thích:
    0
    Tôi chưa bao giờ thấy trường hợp lõi thang máy hoàn toàn tách rời khỏi toà nhà. Nếu cầu thang thoát hiểm bố trí bên ngoài thì cầu thang chính cũng thường bố trí bên trong nhà.
    Để giải quyết bài toán liên kết giữa lõi thang và toà nhà cực khoai trong trường hợp lõi thang tách rời khỏi ngôi nhà (kết cấu liên kết vừa phải đảm bảo độ bền, đảm bảo độ dẻo của structure khi dao động của toà nhà và lõi thang máy khác nhau rất nhiều - nhất là với công trình cao tầng. Mặc dù tôi mới tính đến công trình maximum là 17 tầng). Trong nhiều trường hợp, hệ thống cầu thang thoát hiểm, trong đó có cả thang máy thoát hiểm và thang bộ được thiết kế bên ngoài, nhưng tôi thấy thường là dựa vào hệ khung chịu lực, chứ ít khi tách rời hoàn toàn, trừ công trình thấp tầng. Có thể do hạn chế của trình độ, tuy nhiên để giải quyết bài toán liên kết giữa hệ khung của nhà và lõi thang máy tôi thấy rất khó, nhất là trong bài toán dao động. Có thể bạn nói qua về công nghệ liên kết này được không?
    Nếu nói khả năng chống cháy, thì hệ thống thang máy lại chính là yếu điểm nhất của toà nhà khi xảy ra cháy, vì nếu xảy ra hoả hoạn thì lửa sẽ bốc theo thang máy lên các tầng cao. Do đó, cần chú ý đến khả năng chống cháy của cửa và các hệ thống phụ trợ thang máy, nếu xảy ra cháy trong lõi thang máy rất nguy hiểm.
    Được hai_bn sửa chữa / chuyển vào 11:39 ngày 03/10/2005
  3. bentley

    bentley Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/08/2004
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    0

    1/Theo tôi, theo điều kiện thực tế ở VN thì kết cấu tối ưu nhà dạng phố là khung BTCT đổ toàn khối.
    2/Có nhiều dạng kết cấu nhà cao tầng, nhưng bao giờ thang máy cũng đóng vai trò quan trọng trong kết cấu chung. Theo tôi biết thì trên thế giới không có kết cấu cao tầng nào độc lập với thang máy.
    3/Có nhắc đến WTC, vậy theo các bác, máy bay phải đâm vào đâm vào phần nào (ngọn hay gốc) thì phá hủy WTC mạnh nhất???
  4. wegotjam

    wegotjam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/09/2003
    Bài viết:
    777
    Đã được thích:
    0
    tôi nghĩ cả 2 bạn hiểu sai ý của tôi hỏi rồi. Tôi không nói là thang máy là "độc lập" cho hệ thống với toà nhà. ý của tôi, vi du, hệ thống dàn khung cho một cao ốc văn phòng là khung thep, kết cấu thép. Nhưng hệ thống thang máy đươc xây trong lõi của bê tông cốt thép - như vậy đối với các anh cái đó có là riêng biệt không? xét trên vật liệu, phương thức chịu lực, kết cấu xây dựng.
    Đúng là thang máy sẽ đóng lại và ngưng hoạt động ở một thời gian nhất định trong khoảng thời gian 10 phút sau khi còi cứu hoả kêu. ở Mỉ, phía bên trong lõi còn phải có hệ thống chống cháy và cả fire detector. ý tôi nói là bởi vì bức tường chịu lực cho thang máy cũng là bức tường chống cháy rất tốt, bởi vậy cho nên người ta mới hay kết hợp thang máy và cầu thang thoát hiểm cùng một chỗ là vừa thuận tiện vừa đơ tốn vật liệu, cũng như không gian.
    Quay trở lại vấn đề nhà viet nam, canh nhà việt rất nhỏ, nếu tôi có thể thiết kế cả phần structure, thì tôi có thể tạo không gian một cách phóng tay hơn, và tiết kiêm được không gian. Điều thú vị là những chi tiết kết cấu sẽ là những phần rất sinh động. Giống như toàn bộ canh nhà được ráp lại từng phần khác nhau vậy. Tất nhiên lúc đó chung ta mới cần sự sáng tạo kết hợp giữa kts va ks xây dựng
    Ant
  5. hai_bn

    hai_bn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/07/2005
    Bài viết:
    297
    Đã được thích:
    0
    -Tôi không hiểu nổi ý của anh đoạn này thế nào ? Tôi không nghĩ kết cấu cản trở sự sáng tạo của anh, quan trọng là anh sáng tạo như thế nào?
    - Về WTC, tôi nghĩ máy bay đâm vào phần nào cũng có thể gây sụp đổ, vì khi xảy ra cháy lớn sẽ dẫn đến nung chảy cốt thép bên trong.
  6. rachmaninoff

    rachmaninoff Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/12/2001
    Bài viết:
    1.280
    Đã được thích:
    0
    Anh thấy chú hai_bn hơi bị yếu về kết cấu, chú mở topic để câu khách thế mà lại để lỗi thế này ! Chú không hiểu nguyên nhân sụp đổ của WTC. Máy bay đâm vào đỉnh toà nhà thì nó chẳng bao giờ đổ, bọn Al Queda chắc chắn có chuyên gia kết cấu giỏi hơn chú.
    Nói chung là đâm vào càng thấp thì toà nhà càng dễ sập (chứ không phải đổ vì kết cấu của toà nhà chịu được lực đâm của mấy bay). Vấn đề là đâm xuống thấp thì khó nên bọn nó đâm vào vị trí đã đâm.
    Nguyên nhân gây sập của toà nhà là kết cấu chịu lực ở vị trí đâm sau khi bị nung chảy sẽ hết khả năng chịu lực nên toàn bộ sức nặng của phần trên vị trí đâm sẽ rơi xuống phần dưới và đập nát phần dưới một cách từ từ như cái búa máy đập vào cọc móng. Vị thế toà nhà sập dần dần trông khá đẹp mắt đến nỗi cái cột trên nóc toà nhà vẫn đứng thẳng trong khi toà nhà sụp chứ không hề bị đổ nghiêng.
    Cái giỏi của KS KC của chú Bin Laden là tính được vị trí đâm sao cho sức nặng của phần trên đủ để đập nát toàn bộ phần dưới.
    Được rachmaninoff sửa chữa / chuyển vào 14:28 ngày 04/10/2005
  7. rachmaninoff

    rachmaninoff Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/12/2001
    Bài viết:
    1.280
    Đã được thích:
    0
    Bọn đế quốc Mỹ khéo quên dạy tk nhà cao tầng cho chú jam, ai bảo suốt ngày kiện cáo basa mới chẳng da cam .
    Khi tk nhà cao tầng thì thang máy hay được dùng làm lõi cứng, đúng như chú hai_bn nói bất chấp hệ kết cấu của toà nhà là thép hay bê tông cốt thép bởi lý do là vách thang máy rất cứng bỏ đi thì phí. Việc chống cháy trong trường hợp này chẳng có gì khó, thường thì hệ thống thang máy bình thường không bao giờ được dùng để làm thang thoát hiểm vì dễ bị hút khói và mất điện. Trong các toà nhà tương đối thấp (độ cao đủ để chạy bộ xuống đến đất mà không bị chết vì mệt, khoảng 35- 40 tầng trở xuống) thì người ta hay dùng thang bộ làm thang thoát hiểm (th)cho nó rẻ tiền. Thang bộ th có 2 loại, loại áp cao và loại áp thấp.
    Loại áp suất cao là loại hay nằm phía lõi toà nhà không được tiếp xúc với bên ngoài và phải có cửa chống cháy, thang này khi có hoả hoạn thì có hệ thống quạt tự động thổi gió vào cửa chống cháy nhằm làm cho khói không vào được buồng thang. Thậm chí với các toà nhà đắt tiền thì thang này còn được trang bị hệ thống phun nước lên vách thang làm tăng khả năng chịu nhiệt, tất nhiên loại thang này còn có hệ thống chiếu sáng tự động khi có sự cố. Loại này thường đắt tiền và không thường thấy ở VN. Loại thang này xuất hiện khi chưa có hệ thống cao áp thì phải có buồng đệm (tức là có 2 lớp cửa chống cháy).
    Loại thang áp suất thấp là loại thang được thông ra ngoài trời, càng ra được nhiều càng tốt, chẳng hạn như loại thang sắt . Sở dĩ gọi là áp thấp là vì khi khói thoát ra khỏi cửa thang thì sẽ bay ra ngoài hết vì ấp suất thấp của không khi bên ngoài, không làm nạn nhân chết ngạt. Loại thang này dở hơi vì trông rất bẩn thỉu nên thường chỉ lắp cho nhà cao độ 9 tầng trở xuống, nhưng được cái rẻ tiền nên VN hay dùng.
    Bây giờ ở VN phổ biến nhất là loại thang nửa nọ nửa kia, tức là có tiếp xúc 1 mặt với bên ngoài và lối vào là cửa chống cháy (nhưng không có hệ thống cao áp), về nguyên lý chống cháy thì loại này xếp vào loại áp thấp. Loại này có nhiều ưu điểm như, đẹp mặt đứng mà lại rẻ tiền.
    Đối với các tòa nhà cao tầng (có lẽ trên 40 tầng) thì người ta còn phải thiết kế cả thang máy thoát hiểm. Thang máy thoát hiểm được thiết kế riêng , cửa thang máy được bảo vệ bởi 1 lớp cửa chống cháy khác (có phòng đệm chống cháy), người ta hay thiết kế gộp phòng đệm chống cháy cho thang máy và thang bộ thoát hiểm. Thang máy th có hệ thống điện riêng có thể chịu cháy được trong 1 thời gian nhất định. Loại thang này rất đắt tiền nên ở VN không đưa vào quy chuẩn tk phòng cháy.
    Việc đưa hệ thống thang vào làm lõi cứng hay đưa ra phía ngoài hầu hết là vì ý đồ kiến trúc. Thang bộ và thang máy là lõi cứng thì có cái dở là không gian toà nhà bi chia cắt bởi chính cái lõi nên nhiều khi người ta lại đưa ra phía ngoài (tất nhiên là không độc lập hoàn toàn về kết cấu và vẫn góp phần chịu tải trọng ngang), toà nhà ấn tượng nhất kiểu này là Ngân hàng thương mại léo gì anh quên mất tên của Norman Foster xây ở Đức.
  8. A_Y_A

    A_Y_A Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/04/2004
    Bài viết:
    507
    Đã được thích:
    0
    Anh trân trọng giới thiệu với các chú thằng rachmaninoff em anh, giỏi nhì Việt Nam về thiết kế nhà cao tầng. Dù bận trăm công nghìn việc nhưng nó vẫn nghe lời anh vào đây tham gia cùng các chú.
    Có vấn đề gì em anh không giải thích đựơc thì các chú hỏi anh, anh tuy hơi bận nhưng sẽ cố thu xếp trả lời các chú.
  9. hai_bn

    hai_bn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/07/2005
    Bài viết:
    297
    Đã được thích:
    0
    1. Chú dùng nhân xưng anh và chú là hơi quá, vì chú chưa biết anh bao nhiêu tuổi mà xưng anh thế này ...
    2. Chú nói anh câu khách, hic hic, anh miễn bình luận, chú chát với anh đã Nick là hai_bn
    3. Chú bảo đâm vào đỉnh không sập? Chú hơi bị nhầm. Chỉ cần đâm vào đỉnh, sẽ cháy ít nhất 5 tầng trên (cái máy bay to tổ bố), chưa nói là xăng dầu sẽ chảy ra và xuống dưới, cái khối kết cấu này bị nóng chảy sụp xuống sẽ dẫn đến bị sụp đổ theo dây chuyền. Còn đâm vào vị trí khoảng 1/3 tòa nhà như bọn Bin Laden này thì dễ sập hơn. Nhưng bất kỳ vị trí nào trên tòa nhà đều dẫn đến sập hết. Chú có cần phải làm thí nghiệm không? Nếu cần chú cứ tính kết cấu thử xem liệu cả 5 tầng trên sập xuống với cái tải trọng tĩnh của nó xem tầng thứ 6 có sập không, mà đã sập tầng thứ 6 thì toàn bộ nó cũng sập hết
  10. hai_bn

    hai_bn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/07/2005
    Bài viết:
    297
    Đã được thích:
    0
    Chú được cái giỏi lý thuyết, không biết khả năng thực hành đến đâu mà tự cho mình là giỏi nhì về kết cấu ở Việt Nam. Tinh tướng quá mức, các sư phụ anh cũng chưa bao giờ tự phụ đến như thế, chưa dám nói đến các đại ca sừng sỏ ...
    Chú đọc kỹ cái đoạn tô vàng của anh nhá, chú chỉ có lý thuyết chứ chưa có thực hành. Phổ biến nhất ở các khu chung cư cao tầng (không nói đến văn phòng hoặc khách sạn) hiện nay không phải là loại thang thoát hiểm của chú này nói, mà phổ biến nhất là loại thang bộ được thiết kế phía ngoài cùng của nhà (không có cửa chống cháy), phía ngoài có thể là vách kính. Chú có thể thấy loại thang này phổ biến ở các khu chung cư. Còn cửa chống cháy anh mới thấy ở một số công trình, nhưng lại thấp tầng
    Anh biết chắc thang máy thoát hiểm hiện tại có ở Melia, chú nếu có thời gian lên đó mà thăm quan, mặc dù nó không cao đến 40 tầng. Còn loại thang cao áp anh chưa thấy cái nào ở Việt Nam, mặc dù đã đọc trong một số tài liệu.

Chia sẻ trang này