1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hỏi đáp - Góp ý - Nhận xét (Cập nhật hằng ngày)

Chủ đề trong 'Nhật (Japan Club)' bởi khongsaurang, 14/03/2003.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. amaterasu21

    amaterasu21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/02/2005
    Bài viết:
    58
    Đã được thích:
    0
    Làm ơn cho em hỏi chút xíu. Từ xưa đến nay, Nhật Bản đã trải qua tất cả bao nhiêu triều đại, từ năm nào đến năm nào? Và cách tính ngày của Nhật nữa, như năm Bình An thứ hai chẳng hạn... Và có ai biết trang web nào có bản đồ nước Nhật rõ rõ một chút và ghi bằng chữ Romaji cũng làm ơn chỉ giúp. Ở Nhật chia các khu vực có giống Việt Nam mình không, như quận, huyện chẳng hạn. Nếu không giống thì chia thế nào vậy?
    Cám ơn nhiều nhiều nha.
  2. vitamin3010

    vitamin3010 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    4.919
    Đã được thích:
    1
    Konnichiwa,
    Mọi người ơi, em muốn hỏi về trường Sophia University ở Tokyo. Trường này chắc là trường tư rồi, thế có ai biết về chất lượng giảng dạy ở đó thế nào ko ạ Chẳng là bên em có chương trình trao đổi sinh viên với trường này, tụi bạn em thiếu thông tin quá. Hỏi em thì em cũng mù tịt, từ trước đến giờ chỉ nghe mấy trường đỉnh đỉnh như Uni of Tokyo,etc....
    Cảm ơn mọi người nhiều nha
  3. mit-uot

    mit-uot Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/05/2001
    Bài viết:
    2.326
    Đã được thích:
    0
    Rất tiếc nhưng mình chỉ trả lời bạn được một phần thôi. Người Nhật họ tính năm theo niên hiệu của Nhật Hoàng. Năm Nhật Hoàng lên ngôi sẽ được tính là năm đầu tiên. Ví dụ Nhật Hoàng hiện nay có niên hiệu là Bình Thành, lên ngôi năm 1989 nên năm 1989 sẽ được tính là năm Bình Thành thứ nhất.
  4. mit-uot

    mit-uot Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/05/2001
    Bài viết:
    2.326
    Đã được thích:
    0
    Có nghe nói đến trường này, trường này đúng là trường tư. Nói chung thì các trường tư đều đẹp, nếu ko muốn nói là rất đẹp, vì hầu như toàn các con nhà giàu học, hix!. Chắc là em cũng biết website của trường này rồi nhỉ?
  5. vitamin3010

    vitamin3010 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    4.919
    Đã được thích:
    1
    Chị mit-uot, em biết website của trường Sophia rồi www.sophia.ac.jp. Nhưng website trường nào mà chẳng khoe cái tốt, dấu cái xấu. Thế nên em muốn hỏi các anh chị xem dân tình đánh giá trường này thế nào
  6. JABEE

    JABEE Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2005
    Bài viết:
    146
    Đã được thích:
    0
    1.Lịch sử Nhật Bản trải qua các thời kỳ như sau :
    *Nước Yamatai:
    Trong cuốn sách lịch sử Nguỵ chí Hoà nhân truyền của Trung Quốc có ghi rằng vào khoảng nửa sau thế kỷ thứ 2 nước Nhật ở trong tình trạng hỗn loạn. Khi đó có nữ vương nước Yamatai tên là Himiko (Ty di hô) đứng lên thống nhất đất nước. Việc nước Yamatai tồn tại là không phủ nhận được nhưng vị trí nước đó ở đâu thì cho đến nay vẫn còn chưa minh bạch và là chủ đề cho các cuộc tranh luận. Có hai thuyết cơ bản, một là nước Yamatai nằm ở địa phận Kyushu ngày nay, hai là nước Yamatai nằm tại vùng phụ cận tỉnh Nara hiện nay.
    *Thời kỳ 古墳 (kofun) :
    Kofun nghĩa là mộ cổ của tầng lớp hào tộc, ngôi mộ nào cũng có hình một ngọn núi nhỏ được vun cao bằng đất. Trên các ngôi mộ đó có đặt một tượng người hoặc ngựa bằng đất gọi là Haniwa để trang trí. Trong ngôi mộ có một hầm đá đựng di hài người quá cố cùng với vũ khí, gương, quần áo ... Kiểu xây mộ này rất thịnh hành trong giai đoạn từ thế kỷ thứ 4 đến cuối thể kỷ thứ 7. Chính vì vậy người ta gọi thời kỳ này là thời Kofun. Từ thời này trở đi dần dần một nước Đại Hoà thống nhất được thành lập. Vào đầu thế kỷ thứ 7, thái tử Thánh Đức (574-622) đưa ra chính sách Quán vị thập nhị giai (tức là chế độ mười hai cấp bậc quan lại) và Hiến pháp thập thất điều nghĩa là hiến pháp 17 điều, tạo ra nền tảng lập pháp đầu tiên của quốc gia. Đây cũng là thời kỳ này có nhiều nghệ nhân, thợ thủ công mang kỹ thuật từ Trung Quốc, Triều Tiên đến truyền bá tại Nhật.
    *Thời kỳ ^? (nara)
    Nara là thời kỳ trải dài từ năm 710 đến năm 794 với kinh đô Bình Thành (Heijou kyou) đặt tại Nara. Nara là thời kỳ thi hành chính sách trung ương tập quyền và chế độ pháp trị. Phật giáo được nhà nước bảo hộ và phát triển rộng khắp. Tượng Phật bằng đồng lớn nhất thế giới đặt tại chùa Todai (Đông Đại tự) hiện nay được làm ra trong thời kỳ này. Thời đại này cũng là giai đoạn mở rộng giao lưu văn hoá rộng rãi với các nước khác mà trung tâm là nhà Đường ở Trung Quốc. Ngoài ra có thể thấy một ảnh hưởng lớn của văn hoá Triều Tiên, Ấn Độ và Ba Tư trong thời đại này.
    *Thời kỳ 平?(heian):
    Vào cuối thế kỷ thứ 8, kinh đô được dời đến Kyoto và kéo dài trên một ngàn năm trong đó thời kỳ Heian (Bình An) dài 400 năm cho đến thế kỷ thứ 12. Tiếp theo thời kỳ Nara, quý tộc dưới quyền của Thiên hoàng vẫn nắm quyền cai trị đất nước. Đồng thời hào tộc ở khắp nơi cũng dần dần mở rộng việc tư hữu đất đai rồi trang bị vũ khí, đoàn kết lại để bảo vệ mình khỏi chiến tranh với các khu vực láng giềng. Cuối cùng một gia tộc tên là Taira đã thu hết quyền lực chính trị vào trong tay, mở đầu cho một thời kỳ mới, thời kỳ của võ sĩ. Về mặt văn hoá, Nhật Bản đi từ việc chỉ mô phỏng và tiếp thu văn hoá Đường tới chỗ cải tiến và phát huy chúng cho hợp với phong thổ và cảm tính đặc thù của người Nhật. Tác phẩm nổi tiếng thế giới Nguyên thị vật ngữ (Chuyện kể Nguyên thị) của tác giả Murashiki Shikibu được sáng tác trong thời kỳ này.
    *Thời kỳ ZO??(kamakura):
    Taira, gia tộc nắm quyền lực chính trị cho đến cuối thời kỳ Heian bị gia đình Minamoto diệt. Sau đó năm 1192, Minamoto Yoritomo trở thành Chinh di đại tướng quân và lập ra Mạc phủ ở Kamakura tỉnh Kanagawa ngày nay. Thời kỳ chính trị vũ gia bắt đầu. Mạc phủ là chính quyền quân sự mà trong đó tướng quân đứng đầu giới võ sĩ, đảm nhận chính sự. Thiên hoàng chỉ mang tính hình thức mà không có thực quyền. Tuy nhiên gia tộc Minamoto chỉ tồn tại được 3 đời. Sau Minamoto là gia tộc Hojo lên nắm quyền cho đến khi Thiên hoàng Go-Daigo lật đổ Mạc phủ, phục hồi nền chính trị Thiên hoàng vào năm 1333. Về mặt văn hoá, thời kỳ này sản sinh ra nhiều tác phẩm điêu khắc tả thực tượng Phật với vẻ võ sĩ, mạnh mẽ và cương nghị.
    *Thời kỳ 室"(muromachi):
    Thời Muromachi được chia ra làm hai: thời Nam Bắc triều và thời Chiến quốc. Thời Nam Bắc triều là thời kỳ tranh giành quyền lực giữa Thiên hoàng Go-Gaido và tướng quân Ashikaga Takauji. Thiên hoàng Go-Gaido là người lật đổ chính quyền Mạc phủ Kamakura và đưa chính quyền trở lại triều đình ở Kyoto năm 1333. Ashikaga Takauji là tướng quân lập ra Mạc phủ ở phía bắc Kyoto năm 1336 dưới triều Thiên hoàng Quang Minh. Thời Chiến quốc kéo dài khoảng 100 năm tính từ sau loạn Ứng Nhân năm 1467 đến khi Oda Nobunaga lật đổ Mạc phủ năm 1573. Thời Muromachi nhìn chung là thời kỳ của phát triển nông nghiệp, thương nghiệp và đô thị hoá. Về mặt văn hoá thời kỳ này sản sinh ra các loại hình nghệ thuật mới như tranh sơn dầu, kịch No, Kyogen (Cuồng ngôn), trà đạo, nghệ thuật cắm hoa.
    *Thời kỳ azuchi-momoyama :
    Trong thời Chiến quốc Oda Nobunaga là người đánh bại tất cả các đối thủ nhưng chính Oda Nobunaga lại bị gia thần là Toyotomi Hideyoshi giết chết ngay trước khi đất nước sắp thống nhất. Người nối sự nghiệp sau đó không ai khác chính là Toyotomi Hideyoshi. Thời Azuchi-Momoyama là thời mà Oda Nobunaga và Toyotomi Hideyoshi nắm giữ quyền lực. Chỉ một khoảng thời gian ngắn ngủi là 30 năm tính từ năm 1568 (Có thuyết cho rằng năm 1573) nhưng thời kỳ này là một mốc quan trọng trong quá trình phát triển nước Nhật phong kiến. Đáng chú ý nhất là chính sách kiểm địa và chính sách thu hồi vũ khí. Kiểm địa là chính sách kiểm tra diện tích và mức thu hoạch từ đất đai sau đó quyết định mức thuế và người chịu trách nhiệm nộp thuế. Chính sách thu hồi vũ khí là chính sách thu hồi tất cả các loại vũ khí trong dân chúng, cố định hoá thân phận của nông dân và đặt quyền thống trị vào tay tầng lớp võ sĩ.
    Văn hoá thời kỳ này được gọi là Văn hoá Azuchi-Momoyama với sự yếu đi trong ảnh hưởng của Phật giáo thêm vào đó là vẻ tự do, tráng lệ. Phong cách kiến trúc Thành Bang với các Thiên Thủ Các cao và nhọn hay loại tranh trang trí tường lấp lánh vàng là những điển hình.
    *Thời kỳ Y^(edo):
    Thời Edo (Giang Tô) kéo dài 260 năm tính từ khi Tokugawa Ieyasu lật đổ gia đình Toyotomi và mở ra Mạc phủ ở Edo (Tokyo) năm 1603 và thống trị toàn quốc. Những người được tướng quân, người cao cấp nhất trong Mạc phủ giao cho trên 1 vạn thạch đất đai thì được gọi là đại danh, lãnh địa và cơ quan quản lý như thế được gọi là phiên. Mạc phủ thông qua các phiên để quản lý đất đai và dân chúng trên toàn quốc. Chế độ này gọi là chế độ Mạc phiên. Thời kỳ này thực thi mạnh chế độ phân chia giai cấp: sĩ nông công thương trong đó tầng lớp võ sĩ là cao nhất. Về đối ngoại: thực thi chính sách bế quan toả cảng, cấm đạo Thiên Chúa. Về mặt văn hoá, cuối thể kỷ 17, đầu thế kỷ 18 là giai đoạn khai hoa của kỷ nguyên văn hoá Nguyên lộc. Múa rối và ca vũ kỹ được lan rộng, Matsuo Basho làm bài cú (thơ ngắn), nghệ thuật vẽ tranh ukiyo-e mà sau này được phát huy bởi Utamaro, Hokusai, Hioshige
    *Thời kỳ ~Z治(meiji):
    Năm 1853, chiến thuyền của Đô đốc hải quân Perry (Mỹ) đến đậu tại vịnh Uraga, Tokyo và đòi Nhật Bản phải khai quốc. Nội tình nước Nhật lúc này rất hỗn loạn khi phải bàn cãi chuyện Khai quốc hay Tôn hoàng nhướng di (theo vua bài ngoại bang). Tát Ma phiên (nay thuộc tỉnh Kagoshima) và Trường Châu phiên là hai phiên ban đầu kiên quyết theo đường lối "Tôn hoàng nhướng di" nhưng cuối cùng đã chịu lật đổ Mạc phủ khi biết sức mạnh của Âu Mỹ. Một mặt dân chúng phải khốn khổ vì vật giá tăng, các cửa hiệu giàu có bị đốt phá ... tất cả báo hiệu rằng chế độ Mạc phiên không thể tồn tại lâu hơn được. Cuối cùng, năm 1867 tướng quân Mạc phủ đời thứ 15 là Toyotomi Yoshinobu đã phải trao quyền lại cho triều đình. Từ đây chính quyền mới được thành lập với trung tâm quyền lực là Thiên hoàng thay cho chế độ phong kiến đã tồn tại quá dài. Và thời đại Minh Trị ra đời.
    Chính quyền được chuyển giao từ gia tộc Togugawa sang tay triều đình, nền chính trị dựa trên Mạc phủ và phiên chuyển tới quốc gia thống nhất. Kinh tế được chuyển sang chế độ Tư bản chủ nghĩa và nước Nhật Bản thời cận đại đã ra đời. Năm 1889, Hiến pháp Minh Trị (Đại Nhật Bản Đế Quốc Hiến Pháp) được thực thi và hình thái chính trị của đất nước được hình thành. Trong hiến pháp có điều: Thiên hoàng là thần thánh, tất cả không được trái với Thiên hoàng. Thiên hoàng được thần thánh hoá, chẳng bao lâu Nhật Bản thống nhất thành một quốc gia bằng chủ nghĩa quốc gia đó. Cũng có một số phong trào tự do dân quyền chủ trương đòi tự do và quyền lợi cho nhân dân nhưng kết cục thì dựa trên danh nghĩa quốc gia chủ nghĩa, quyền lợi của quốc gia được ưu tiên hơn, Nhật Bản mang quân đi tấn công Triều Tiên, Trung Quốc. Va chạm với các nước phản đối 2 cuộc chiến tranh đó cũng tăng lên, kết quả là chỉ riêng thời Minh Trị, Nhật đã gây chiến với nhà Thanh (1894-1895), Nga (1904-1905). Năm 1910 Nhật sáp nhập cả Hàn Quốc.
    *Thời 大正(taisho):
    Thời kỳ này chỉ kéo dài có vẻn vẹn 14 năm (1912-1926) nhưng đó là thời kỳ của các phong trào cải cách theo đường lối dân chủ chủ nghĩa chống lại sự khuyếch trương quyền lực quốc gia bởi quan lại trong thời Minh Trị. Các phong trào yêu cầu một thể chế chính trị đúng như ghi trong hiến pháp, một chế độ bầu cử thông thường trong đó ai cũng được bầu cử. Cuộc bạo động liên quan đến gạo, cuộc luận chiến liên quan đến lao động, các phong trào Dân bản chủ nghĩa, Tự do chủ nghĩa, Xã hội chủ nghĩa...Tuy nhiên ngay cả phong trào Đại Chính dân chủ này cuối cùng cũng không thể chống lại được sự chuyển mình mạnh mẽ lên chủ nghĩa quân quốc của Nhật Bản.
    *Thời ~'O(showa):
    Rất khó có thể thuyết minh một cách đơn giản về thời kỳ này. Nguyên nhân là do Nhật Bản trước và sau thế chiến thứ 2 khác nhau quá nhiều. Sau chiến tranh với Nga, Nhật tiếp tục muốn củng cố lợi ích bằng việc đưa đội quân Quan Đông sang đóng tại Mãn Châu (TrungQuốc). Năm 1932, đưa ra bản Mãn Châu Kiến quốc Tuyên ngôn đòi lập ra nước Mãn Châu. Liên minh quốc tế gửi phái đoàn điều tra đến Mãn Châu, Nhật Bản rút khỏi liên minh quốc tế. Hơn thế nữa năm 1937, nhân sự kiện cầu Marco Polo, Nhật Bản bắt đầu chiến tranh với Trung Quốc sau đó lan rộng cả ra các nước Đông Nam Á. Ngày 8 tháng 12 năm 1941, Nhật Bản tuyên chiến toàn diện với Mỹ và các nước khác bằng trận Trân Châu Cảng. Tháng 8 năm 1945, Nhật Bản bại trận và đầu hàng vô điều kiện. Sau năm 1945, dưới sự giám sát của quân chiếm đóng, Nhật Bản chọn con đường xây dựng một quốc gia dân chủ chủ nghĩa. Và cuối cùng, trải qua muôn vàn khó khăn và mâu thuẫn, với sự cần cù và trình độ kỹ thuật xuất sắc có được bằng trí thông minh của mình, người Nhật đã đưa đất nước họ trở thành một cường quốc kinh tế đứng thứ 2 thế giới
    *Thời 平^(heisei): ở trên có bạn gì đó nói rồi đấy
    Đây là tớ chôm được ở 1 số nơi ,bạn đọc xem nó gồm mấy triều đại và vào những năm nào năm nào
    *Cách tính năm ( năm heian thứ hai không phải là ngày ) thì cũng có người trả lời rồi không nói lại nữa
    *Bản đồ Nhật Bản thì xin mời vào google.com tìm nhé ,độ chi tiết của bản đồ sẽ tỉ lệ với thời gian bạn bỏ ra tìm .
    *Ở Việt Nam mình thì được chia thành các tỉnh (như Bắc Ninh ,Hà Tây ,Thái Bình.....)và các thành phố trực thuộc trung ương ( Hà Nội ,Hải Phòng,Đà Nẵng ....) ,ở Nhật cũng tương tự như vậy .Cả nước Nhật được chia làm 47 khu vực gồm có
    1.Một f( to) :thủ đô Tokyo
    2.Một "(dou): Hokkaidou
    3.Hai o(fu) :osaka và Kyoto
    4.Bốn mươi ba oO(ken) tương đương với tỉnh của Việt Nam :Aichi, Akita, Aomori, Chiba, Ehime, Fukui, Fukuoka, Fukushima, Gifu, Gumma, Hiroshima, Hyogo, Ibaraki, Ishikawa, Iwate, Kagawa, Kagoshima, Kanagawa, Kochi, Kumamoto, Mie, Miyagi, Miyazaki, Nagano, Nagasaki, Nara, Niigata, Oita, Okayama, Okinawa, Saga, Saitama, Shiga, Shimane, Shizuoka, Tochigi, Tokushima, Tottori, Toyama, Wakayama, Yamagata, Yamaguchi, Yamanashi
    Được JABEE sửa chữa / chuyển vào 08:48 ngày 14/09/2005
  7. amaterasu21

    amaterasu21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/02/2005
    Bài viết:
    58
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn chị Mit-uot và JABEE (không biết nên gọi "anh" hay "chi" đây??) nhiều nha. Cò một số điểm ngữ pháp em muốn hỏi nhưng không biết hỏi ở đây có được không ? Hay là có môt chủ đề ở chỗ khác. Nếu có có thể cho em đường link của nó được không ? Cám ơn mọi người trước nha.
  8. ET.KODOMO

    ET.KODOMO Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/03/2002
    Bài viết:
    1.002
    Đã được thích:
    0
    Theo chị thì em có thể post chung trong Topic này: http://www.ttvnol.com/jc/567208/trang-2.ttvn
    để cùng duy trì topic của bạn aotruongdua và thoả mãn được thắc mắc của em luôn....
    Chúc học giỏi nhé !
  9. kythanh

    kythanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/05/2004
    Bài viết:
    161
    Đã được thích:
    0
    Hi anh em .... em đang học tiếng Nhật....nên hay tìm Film Nhật để xem....
    Bữa trước được mấy đứa bạn giới thiệu về 1 film rất "kinh" của Nhật có tên Tiếng Anh là :" Battle Royale"
    Em đã đi tìm nhưng ko đâu có , cũng đã vào mấy 4rum điện ảnh gạn hỏi nhưng chẳng ai biết -chắc có lẽ người học japanese đã ít ----> người xem film japan còn ít hơn )
    Vậy nên nay em mạo muội hỏi các anh chị ở đây, ai đã xem , hay biết , hoặc đang sở hữu thì có thể vui lòng giúp em được ko ? Em cin cảm ơn rất nhiều.....
    Những ai chưa xem qua có thể tìm hiểu về bộ phim này qqua trang chủ chính thức : www.br-new.jp
    Ngó hấp dẫn quá bà con nhỉ !!!
  10. xautraikinhkhung

    xautraikinhkhung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/10/2003
    Bài viết:
    801
    Đã được thích:
    0
    Mình dùng Ares để tìm phim này thì có thấy nhưng ko biết có phải bản tiếng Nhật ko, nếu bạn ko "sợ" thì cài Ares download thử xem. Nhân tiện cậu có thể giới thiệu cho tớ 1 vài film được ko(nhớ là bản tiếng Nhật nhá)
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này