1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hỏi đáp Kiếm hiệp - Hỏi về một số bộ truyện ít gặp (trang 21)

Chủ đề trong 'Kiếm hiệp cốc' bởi Thieu_iot, 24/11/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kieuphong

    kieuphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    5.781
    Đã được thích:
    0
    Ma đạo sát tinh ở VN Thư Quán hay Việt Kiếm thì chỉ mới type đến hồi 31 thôi, còn ở Nhạn Môn Quan có đủ bộ nhưng ở dạng PDF.
  2. Thieu_iot

    Thieu_iot Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.998
    Đã được thích:
    0
    Đây, đi hỏi được cho bác Anh trai 76 rồi đây:
    ------------------------------------------------------------------------
    Ưu Đàm Hoa trong Tiếu Ngạo Trung Hoa viết:
    Bảo là một dạng kiến trúc khá đặc biệt, khác với Gia trang, vì xem nhẹ phần thẩm mỹ mà chú trọng đến phương diện phòng thủ !
    Trung Hoa loạn lạc liên miên, những dòng họ giầu có đã tự bảo vệ bằng cách xây dựng nhà cửa chen chúc trong bốn bức tường kiên cố.
    Bảo chính là một loại thành nhỏ có tường xây bằng đất, hoặc gạch nung, cao đến ba trượng, trên có dịch lâu để quan sát, canh phòng.

    Nói gia trang trọng về phần thẩm mỹ thì người ta liên tưởng đến vẻ tao nhã của Mai Trang trong Tiếu Ngạo Giang Hồ hay của Vạn Mai sơn trang của Tây Môn Xuy Tuyết.
    Nhưng tại hạ lại hình dung trang giống như một khu đất rất lớn, có nhà cửa xung quanh theo kiểu trang trại, thường ở những vùng thảo dã xa xôi một chút.
    Cốc có lẽ là dinh thự hay một khu nằm trong vùng thung lũng hang núi gì đó, kiểu như Tuyệt Tình Cốc của Công Tôn Chỉ.
    Cung có lẽ là một tòa kiến trúc riêng, rộng lớn kiên cố - vì hình dung đến cung điện. Về số người thì ít hơn trang hoặc bảo hay cốc - vì những nơi kia có nhà ở bên trong hay xung quanh.
    Đài hay lầu tương tự như vậy. Khác chăng nếu nói cung - trang - bảo vân vân thì dù có là của 1 người thì nó vẫn mang tính chất tập thể - một quần thể người sống trong đó. Còn đài hay lầu thì cho dù có kẻ hầu người hạ chẳng hạn thì vẫn mang tính chất cá nhân, như là tư gia vậy. Chủ của đài hay lầu không có vẻ là dân đao búa giang hồ, mà giống như thi khách hay trí giả ngâm thơ thưởng nguyệt - hay là một thương gia lập nên lầu để vui chơi với mỹ nhân.
    Đây là suy nghĩ của tại hạ thôi, đúng sai thì không biết Lật từ điển Trung Quốc ra thì rõ ngay. (Cái này thì ngay cả những người có hiểu biết về tiếng Hán như Khủng bố bà bà cũng chịu, có khi phải nhờ từ điển thật).



  3. Thieu_iot

    Thieu_iot Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.998
    Đã được thích:
    0
    Đây, đi hỏi được cho bác Anh trai 76 rồi đây:
    ------------------------------------------------------------------------
    Ưu Đàm Hoa trong Tiếu Ngạo Trung Hoa viết:
    Bảo là một dạng kiến trúc khá đặc biệt, khác với Gia trang, vì xem nhẹ phần thẩm mỹ mà chú trọng đến phương diện phòng thủ !
    Trung Hoa loạn lạc liên miên, những dòng họ giầu có đã tự bảo vệ bằng cách xây dựng nhà cửa chen chúc trong bốn bức tường kiên cố.
    Bảo chính là một loại thành nhỏ có tường xây bằng đất, hoặc gạch nung, cao đến ba trượng, trên có dịch lâu để quan sát, canh phòng.

    Nói gia trang trọng về phần thẩm mỹ thì người ta liên tưởng đến vẻ tao nhã của Mai Trang trong Tiếu Ngạo Giang Hồ hay của Vạn Mai sơn trang của Tây Môn Xuy Tuyết.
    Nhưng tại hạ lại hình dung trang giống như một khu đất rất lớn, có nhà cửa xung quanh theo kiểu trang trại, thường ở những vùng thảo dã xa xôi một chút.
    Cốc có lẽ là dinh thự hay một khu nằm trong vùng thung lũng hang núi gì đó, kiểu như Tuyệt Tình Cốc của Công Tôn Chỉ.
    Cung có lẽ là một tòa kiến trúc riêng, rộng lớn kiên cố - vì hình dung đến cung điện. Về số người thì ít hơn trang hoặc bảo hay cốc - vì những nơi kia có nhà ở bên trong hay xung quanh.
    Đài hay lầu tương tự như vậy. Khác chăng nếu nói cung - trang - bảo vân vân thì dù có là của 1 người thì nó vẫn mang tính chất tập thể - một quần thể người sống trong đó. Còn đài hay lầu thì cho dù có kẻ hầu người hạ chẳng hạn thì vẫn mang tính chất cá nhân, như là tư gia vậy. Chủ của đài hay lầu không có vẻ là dân đao búa giang hồ, mà giống như thi khách hay trí giả ngâm thơ thưởng nguyệt - hay là một thương gia lập nên lầu để vui chơi với mỹ nhân.
    Đây là suy nghĩ của tại hạ thôi, đúng sai thì không biết Lật từ điển Trung Quốc ra thì rõ ngay. (Cái này thì ngay cả những người có hiểu biết về tiếng Hán như Khủng bố bà bà cũng chịu, có khi phải nhờ từ điển thật).



  4. vinhattieu

    vinhattieu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    2.169
    Đã được thích:
    0
    Trang (thường nói trang viện) - Nói chung khi nói đến trang người ta thường liên tưởng một khu nhà nằm trên khoảng đất rộng, có ruộng vườn trồng trọt. Trang là một kiến trúc thường thấy trong truyện kiếm hiệp, và có nhiều trang viện khá nổi tiếng: Vạn Mai sơn trang của Tây Môn Xuy Tuyết, Cô sơn Mai trang của Mai trang tứ hữu, Thần kiếm sơn trang của Tạ Hiểu Phong.
    Lâu - kiến trúc nhà cao tầng thì gọi là lâu (nhưng cũng chỉ cao vừa vừa thôi, cao quá thì lại thành tháp rồi). Lâu không lớn lắm về diện tích, trong trang hay trong cung có thể có lâu, nhưng không bao giờ có chuyện ngược lại. Những toà lâu nổi danh có thể kể đến Yên Vũ lâu trong Anh hùng xạ điêu, một trăm lẻ tám toà Thanh Y lâu trong Lục Tiểu Phụng truyền kỳ.
    Cốc - Hang núi có chỗ lõm vào gọi là cốc (Thiều Chửu), vì thế nên mới có khái niệm cốc khẩu (cửa vào cốc). Cốc là một dạng địa hình tự nhiên, bởi vậy người ở trong cốc thực tế là dựng nhà trong cốc. Tuyệt Tình cốc của Công Tôn Chỉ và Bách Hoa cốc của Chu Bá Thông là hai ví dụ điển hình.
    Cung đi liền với Điện - như Thiều Chửu chú thì "nhà xây tường cao mà trên uốn cong" gọi là cung. Đây là một quần thể rộng lớn, nhiều nhà cửa phòng ốc và thường huy hoàng tráng lệ, là nơi ở của những nhân vật khá "quý tộc", như Di Hoa cung của Yêu Nguyệt và Lân Tinh, Linh Thứu cung của Thiên Sơn đồng mỗ. Điện là một căn phòng rộng và trần cao, là trung tâm tụ họp đông người (Đại Hùng bảo điện của Thiếu Lâm tự, Tam Thanh điện của Võ Đang).
    Bảo: cái này ít thấy trong Kim Dung cũng như Cổ Long, trong truyện của Trần Thanh Vân xuất hiện nhiều hơn. Bảo là một kiến trúc mang tính phòng thủ cao, giống như Thành, được định nghĩa là cái thành nhỏ, bờ lũy đắp để phòng giặc cướp.
    Có mấy cái không ai hỏi, nhưng thiết tưởng nói thêm cũng không thừa.
    Thành thì ai cũng rõ, dĩ nhiên phải kể đến Bạch Vân thành của Bạch Vân thành chủ Diệp Cô Thành.
    Ổ - Nổi tiếng nhất dĩ nhiên là Yến Tử ổ tại Cô Tô và Thập nhị liên hoàn ổ trong truyện Cổ Long. Ổ là một khu đất trong đầm nước, hoặc một vùng đất có thành bao quanh.
    Nhai - Hắc Mộc nhai của Tiếu ngạo và Đoạn Trường nhai của Thần điêu. Nhai = vách núi cheo leo.
    Quán - Chỗ ở của đạo sĩ thì gọi là quán. Bởi vậy các môn phái theo đạo gia thường ở quán - Tùng Phong quán của phái Thanh Thành, Ngọc Chân quán của phái Thanh Hải.
    Đài hoặc Đàn là một khu đất phẳng, nhô cao hơn so với mặt bằng xung quanh, thường dùng để tỷ võ (Lôi đài) hoặc thực hiện các nghi lễ (Tế kiếm đài, Hiên Viên đài - trong Xạ điêu anh hùng truyện, đoạn Hoàng Dung bị Cái Bang bắt).
    Tạm thế đã,
    Được vinhattieu sửa chữa / chuyển vào 00:22 ngày 03/06/2004
  5. vinhattieu

    vinhattieu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    2.169
    Đã được thích:
    0
    Trang (thường nói trang viện) - Nói chung khi nói đến trang người ta thường liên tưởng một khu nhà nằm trên khoảng đất rộng, có ruộng vườn trồng trọt. Trang là một kiến trúc thường thấy trong truyện kiếm hiệp, và có nhiều trang viện khá nổi tiếng: Vạn Mai sơn trang của Tây Môn Xuy Tuyết, Cô sơn Mai trang của Mai trang tứ hữu, Thần kiếm sơn trang của Tạ Hiểu Phong.
    Lâu - kiến trúc nhà cao tầng thì gọi là lâu (nhưng cũng chỉ cao vừa vừa thôi, cao quá thì lại thành tháp rồi). Lâu không lớn lắm về diện tích, trong trang hay trong cung có thể có lâu, nhưng không bao giờ có chuyện ngược lại. Những toà lâu nổi danh có thể kể đến Yên Vũ lâu trong Anh hùng xạ điêu, một trăm lẻ tám toà Thanh Y lâu trong Lục Tiểu Phụng truyền kỳ.
    Cốc - Hang núi có chỗ lõm vào gọi là cốc (Thiều Chửu), vì thế nên mới có khái niệm cốc khẩu (cửa vào cốc). Cốc là một dạng địa hình tự nhiên, bởi vậy người ở trong cốc thực tế là dựng nhà trong cốc. Tuyệt Tình cốc của Công Tôn Chỉ và Bách Hoa cốc của Chu Bá Thông là hai ví dụ điển hình.
    Cung đi liền với Điện - như Thiều Chửu chú thì "nhà xây tường cao mà trên uốn cong" gọi là cung. Đây là một quần thể rộng lớn, nhiều nhà cửa phòng ốc và thường huy hoàng tráng lệ, là nơi ở của những nhân vật khá "quý tộc", như Di Hoa cung của Yêu Nguyệt và Lân Tinh, Linh Thứu cung của Thiên Sơn đồng mỗ. Điện là một căn phòng rộng và trần cao, là trung tâm tụ họp đông người (Đại Hùng bảo điện của Thiếu Lâm tự, Tam Thanh điện của Võ Đang).
    Bảo: cái này ít thấy trong Kim Dung cũng như Cổ Long, trong truyện của Trần Thanh Vân xuất hiện nhiều hơn. Bảo là một kiến trúc mang tính phòng thủ cao, giống như Thành, được định nghĩa là cái thành nhỏ, bờ lũy đắp để phòng giặc cướp.
    Có mấy cái không ai hỏi, nhưng thiết tưởng nói thêm cũng không thừa.
    Thành thì ai cũng rõ, dĩ nhiên phải kể đến Bạch Vân thành của Bạch Vân thành chủ Diệp Cô Thành.
    Ổ - Nổi tiếng nhất dĩ nhiên là Yến Tử ổ tại Cô Tô và Thập nhị liên hoàn ổ trong truyện Cổ Long. Ổ là một khu đất trong đầm nước, hoặc một vùng đất có thành bao quanh.
    Nhai - Hắc Mộc nhai của Tiếu ngạo và Đoạn Trường nhai của Thần điêu. Nhai = vách núi cheo leo.
    Quán - Chỗ ở của đạo sĩ thì gọi là quán. Bởi vậy các môn phái theo đạo gia thường ở quán - Tùng Phong quán của phái Thanh Thành, Ngọc Chân quán của phái Thanh Hải.
    Đài hoặc Đàn là một khu đất phẳng, nhô cao hơn so với mặt bằng xung quanh, thường dùng để tỷ võ (Lôi đài) hoặc thực hiện các nghi lễ (Tế kiếm đài, Hiên Viên đài - trong Xạ điêu anh hùng truyện, đoạn Hoàng Dung bị Cái Bang bắt).
    Tạm thế đã,
    Được vinhattieu sửa chữa / chuyển vào 00:22 ngày 03/06/2004
  6. Anh_trai_76

    Anh_trai_76 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/11/2002
    Bài viết:
    5.668
    Đã được thích:
    0
    Xin cảm ơn giải đáp của các bằng hữu kiếm hiệp cốc. Tại hạ cũng hiểu ra đôi điều rùi
  7. Anh_trai_76

    Anh_trai_76 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/11/2002
    Bài viết:
    5.668
    Đã được thích:
    0
    Xin cảm ơn giải đáp của các bằng hữu kiếm hiệp cốc. Tại hạ cũng hiểu ra đôi điều rùi
  8. wildchild

    wildchild Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/01/2004
    Bài viết:
    1.754
    Đã được thích:
    0
    Cho đệ hỏi một chút. Trong truyện Kiếm Hiệp hay có những từ chỉ đơn vị đo lường như: dặm, trượng, thước, tấc... những đơn vị chỉ thời gian như canh, khắc, thời gian chừng hết bữa ăn, tuần trà, hay cháy hết nén nhang... Kính mong được giải đáp, một trượng (dặm, thước, tấc) thì bằng bao nhiêu km, m, cm. Hay các đơn vị ước lượng đo lường thời gian...
  9. wildchild

    wildchild Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/01/2004
    Bài viết:
    1.754
    Đã được thích:
    0
    Cho đệ hỏi một chút. Trong truyện Kiếm Hiệp hay có những từ chỉ đơn vị đo lường như: dặm, trượng, thước, tấc... những đơn vị chỉ thời gian như canh, khắc, thời gian chừng hết bữa ăn, tuần trà, hay cháy hết nén nhang... Kính mong được giải đáp, một trượng (dặm, thước, tấc) thì bằng bao nhiêu km, m, cm. Hay các đơn vị ước lượng đo lường thời gian...
  10. kieuphong

    kieuphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    5.781
    Đã được thích:
    0
    Người Hoa khi xưa đo thước tính từ khuỷu tay tay đến đầu ngón tay.
    + 1 tấc = 3,3 cm (theo Đại Đường du hiệp ký - Lương Vũ Sinh - dịch giả Cao Tự Thanh)
    + 1 thước/xích = 30-40 cm.
    + 1 trượng = 10 thước ~ 3,33 m.
    + 1 dặm = 1 lý = 10 trượng ~ 444,4 m.
    Về thời gian, một ngày chia làm 12 canh giờ theo 12 con giáp, như vậy cứ 2h = 1 canh. Giờ Ngọ kéo dài từ 11 - 13h; chính Ngọ tức giữa trưa 12h. Ngoài ra về đêm thì chia ra các canh 1-2-3-4-5. Canh ba tức là giờ Tý, từ 23 - 1h. Về 1 canh giờ có bao nhiêu khắc thì để xem lại.
    Ngoài ra những cái như "thổi xong nồi cơm", "cháy hết 1 cây nhang", "uống xong tuần trà" thì thuộc dạng ước tính theo kinh nghiệm hàng ngày.

Chia sẻ trang này