1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hỏi đáp Kiếm hiệp - Hỏi về một số bộ truyện ít gặp (trang 21)

Chủ đề trong 'Kiếm hiệp cốc' bởi Thieu_iot, 24/11/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. sweetformysweet

    sweetformysweet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2003
    Bài viết:
    150
    Đã được thích:
    1
    Bản 3 quốc bạn nói xuất bản bao giờ? Tôi đọc bản in thành 8 tập cách đây mười mấy năm, làm gì có đâu. Mà Quan Công cao 9 thước chứ. Khổng Minh và Mã Siêu cùng cao 8 thước. Tào A Man hình như cũng 7 thước.
    Thực ra vấn đề này có nhiều chỗ bàn rồi, nhưng chưa ngã ngũ. Hay thước thời Hán độ 25cm chăng? chứ theo nhiều sách nói là khoảng 1/3m thì fi lý lắm. Nhưng ngay cả thế thì cái ông râu dài nhất truyện cũng cao tới 2,25m. Bó tay.
  2. Yesterday_For_You

    Yesterday_For_You Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2004
    Bài viết:
    83
    Đã được thích:
    0
    Theo một tài liệu mà mình đã đọc trước đây, khi đang bé cơ, bây giờ chẳng nhớ tên nữa, thì hệ thống đo lường các đời trước đời Nguỵ và sau đời Đường khác nhau. Mình không nhớ chính xác là quy đổi vào đời nào nữa. Hệ thống 3 tấc = 10cm, 3 thước (xích) = 1m, 3 trượng = 10m (xấp xỉ thôi nhé) thì sau này khoảng đời Đường mới thống nhất và hệ thống cũ mất hẳn. Nhưng ở Việt Nam ta, đây mới là hệ thống đo lường chính thức được chính quyền đô hộ sử dụng, nên triều đình phong kiến bản địa sau này chủ yếu cũng dùng nó. CHính vì thế hầu như sau này chỉ biết đến hệ thống này.
    Hệ thống đo độ dài khoảng đời Tần - Hán như sau (tương đối thôi nhé):
    - Tấc: Bạn gập ngón cái lại, chiều dài từ khớp trong của ngón đó ra đến đầu khớp của lóng tay cuối cùng là 2 tấc! Vậy tấc xấp xỉ 2cm hay hơn một chút.
    - Thước (xích): Bạn nắm bàn tay lại, để lưng bàn tay duỗi thẳng theo cẳng tay. Độ dài từ góc khuỷu tay ra đến chỗ gập giữa bàn tay và ngón là 2 thước. Vậy thước tầm 21, 22 cm gì đó.
    - Trượng = 10 thước ~ 2.1m->2.2m!
    Trong tài liệu mà mình đọc họ giải thích sở dĩ có kiểu đo chuối thế là vì dù nhà Tần thống nhất chư hầu, nhưng phong hoá và hệ thống đo lường không dễ gì thống nhất ngay được. vậy nên hai đời Tần Hán vẫn dùng kiểu đo bằng dây để tính độ dài. Chính thế nên thước lấy theo khoảng cách 1 lần quấn dây từ khuỷu đến bàn (như mấy bác cuốn dây điện bây giờ).
    Nói chung vẫn mơ hồ, chỉ để giải thích cho hợp lý một vài trường hợp thôi!
  3. Yesterday_For_You

    Yesterday_For_You Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2004
    Bài viết:
    83
    Đã được thích:
    0
    Theo một tài liệu mà mình đã đọc trước đây, khi đang bé cơ, bây giờ chẳng nhớ tên nữa, thì hệ thống đo lường các đời trước đời Nguỵ và sau đời Đường khác nhau. Mình không nhớ chính xác là quy đổi vào đời nào nữa. Hệ thống 3 tấc = 10cm, 3 thước (xích) = 1m, 3 trượng = 10m (xấp xỉ thôi nhé) thì sau này khoảng đời Đường mới thống nhất và hệ thống cũ mất hẳn. Nhưng ở Việt Nam ta, đây mới là hệ thống đo lường chính thức được chính quyền đô hộ sử dụng, nên triều đình phong kiến bản địa sau này chủ yếu cũng dùng nó. CHính vì thế hầu như sau này chỉ biết đến hệ thống này.
    Hệ thống đo độ dài khoảng đời Tần - Hán như sau (tương đối thôi nhé):
    - Tấc: Bạn gập ngón cái lại, chiều dài từ khớp trong của ngón đó ra đến đầu khớp của lóng tay cuối cùng là 2 tấc! Vậy tấc xấp xỉ 2cm hay hơn một chút.
    - Thước (xích): Bạn nắm bàn tay lại, để lưng bàn tay duỗi thẳng theo cẳng tay. Độ dài từ góc khuỷu tay ra đến chỗ gập giữa bàn tay và ngón là 2 thước. Vậy thước tầm 21, 22 cm gì đó.
    - Trượng = 10 thước ~ 2.1m->2.2m!
    Trong tài liệu mà mình đọc họ giải thích sở dĩ có kiểu đo chuối thế là vì dù nhà Tần thống nhất chư hầu, nhưng phong hoá và hệ thống đo lường không dễ gì thống nhất ngay được. vậy nên hai đời Tần Hán vẫn dùng kiểu đo bằng dây để tính độ dài. Chính thế nên thước lấy theo khoảng cách 1 lần quấn dây từ khuỷu đến bàn (như mấy bác cuốn dây điện bây giờ).
    Nói chung vẫn mơ hồ, chỉ để giải thích cho hợp lý một vài trường hợp thôi!
  4. nie_feng

    nie_feng Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2004
    Bài viết:
    85
    Đã được thích:
    0
    Cho đệ hỏi về "Thập bát ban võ nghệ" là cái gì. Có phải là tên 18 loại binh khí không?
    Đệ cũng có đọc Đa Tình Kiếm Khách Vô Tình Kiếm, muốn hỏi thêm về "Binh khí phổ"? Kính mong chư vị huynh đài giải thích hộ.
    Được nie_feng sửa chữa / chuyển vào 11:13 ngày 13/06/2004
  5. nie_feng

    nie_feng Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2004
    Bài viết:
    85
    Đã được thích:
    0
    Cho đệ hỏi về "Thập bát ban võ nghệ" là cái gì. Có phải là tên 18 loại binh khí không?
    Đệ cũng có đọc Đa Tình Kiếm Khách Vô Tình Kiếm, muốn hỏi thêm về "Binh khí phổ"? Kính mong chư vị huynh đài giải thích hộ.
    Được nie_feng sửa chữa / chuyển vào 11:13 ngày 13/06/2004
  6. trungphongqkamejoko

    trungphongqkamejoko Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/02/2002
    Bài viết:
    414
    Đã được thích:
    0
    Thước ta chắc chắn khác với thước của tây và tàu rồi:
    Trong "Đại Nam Điển Lệ Toát Yếu" có phần này có so sánh đơn vị với thước tây:
    Lệ năm Tự Đức thứ hai mươi bẩy, thước đo ruộng (do mỗi một thước hơn thước kiểu mới chế năm Thành Thái thứ chín một tấc năm phân; bằng bốn mươi sáu phân linh thước tây).
    Lệ năm Thành Thái thứ tám định rằng thước ruộng năm Gia Long, nên cho thông dụng. Còn trước kia thứ thước "Kinh" bằng gỗ, phải thu hết mà hủy đi. Nếu xã thôn nào cố ý giấu giếm, khi phát giác ra, sẽ gia đẳng mà xử tội.
    Lệ năm Thành Thái thứ chín định rằng các việc đo ruộng đo đất, nên lấy bốn tấc (bốn mươi phân) tây làm một thước nam ta. Tòa công sứ ở các tỉnh, nên chế ra một cái thước bằng ngũ Kim lấy chiều dài bốn tấc tây làm chuẩn đích. Từ sau có đo đất nhà ruộng nương, đều theo thước ấy. Lại diện tích ruộng cứ mỗi ba ngàn sáu trăm thước vuông tây là một mẫu. Định ngạch thuế, không cứ ruộng đất công hay tư, đều lấy đó làm chuẩn đích. (Phụng xét thước "Kinh" đời Lê, mỗi một thước, so với thước kiểu mới năm Thành Thái thứ chín, dài hơn hai phân, kém thước quan đo ruộng năm Tự Đức thứ hai mươi bẩy là bẩy phân; ngang với bốn mươi hai phân thước tây).
    Vậy tính ra:
    - Từ năm Thành Thái thứ 9 (1896) về sau: 1 thước ta = 40 cm
    - Từ năm Tự Đức thứ 27 (1874): 1 thước ta = 46 cm
    - Thước thời Lê (chẳng rõ thời hạn): 1 thước ta = 42 cm
    Tóm lại mỗi thời đơn vị lại khác, giá trị đảo lộn hết cả không biết đằng nào mà lần.
    Theo như ghi chú trong một số sách về ruộng đất mà tôi đọc trước đây thì 10 thước Trung Quốc cổ bằng khoảng 3.33 mét như vậy một thước là khoảng 33 cm. Theo tôi, có lẽ TQ cũng như ta, mỗi thời, triều đại họ lại quy định đơn vị đo khác nhau nên mới có sự bất đồng trong một số tác phẩm với thực tế.
    Theo như báo đăng trước đây, thì TQ có khai quật được một ngôi mộ một vị tướng cổ mà xác vị này còn gần như nguyên vẹn. Đo chiều dài thấy ông này dài 2.02m như vậy giả như các vị tướng trong truyền thuyết như Quan Vũ cao hơn 2m cũng là chuyện thường. (Nước Việt ta thời vua Thục Phán có Lý Thân (Lý Ông Trọng) người cũng cao lớn dị thường, đem cống nạp cho Tần Thuỷ Hoàng được phong làm tuớng khiến Hung Nô khiếp sợ. Tương truyền khi chết, Tần Thuỷ Hoàng sai đúc tượng Lý Thân to bằng người thật mà bụng rỗng có thể cho người nhỏ chui vào được, làm cơ quan cho tay chuyển động khiến cho Hung Nô tưởng Lý Thân còn sống không dám sang đánh). Như vậy tướng quân mà cao to tới 9 thước chắc cũng không lạ.
    Về Từ Hải trong Truyện Kiều thì do cụ Nguyễn Du tả cách điệu ví von 5 -10 (5 tấc rộng, 10 thước cao) cho thuận miệng ý nói là rất cao lớn hiên ngang chứ cũng chẳng phải kích thước chính xác.
  7. trungphongqkamejoko

    trungphongqkamejoko Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/02/2002
    Bài viết:
    414
    Đã được thích:
    0
    Thước ta chắc chắn khác với thước của tây và tàu rồi:
    Trong "Đại Nam Điển Lệ Toát Yếu" có phần này có so sánh đơn vị với thước tây:
    Lệ năm Tự Đức thứ hai mươi bẩy, thước đo ruộng (do mỗi một thước hơn thước kiểu mới chế năm Thành Thái thứ chín một tấc năm phân; bằng bốn mươi sáu phân linh thước tây).
    Lệ năm Thành Thái thứ tám định rằng thước ruộng năm Gia Long, nên cho thông dụng. Còn trước kia thứ thước "Kinh" bằng gỗ, phải thu hết mà hủy đi. Nếu xã thôn nào cố ý giấu giếm, khi phát giác ra, sẽ gia đẳng mà xử tội.
    Lệ năm Thành Thái thứ chín định rằng các việc đo ruộng đo đất, nên lấy bốn tấc (bốn mươi phân) tây làm một thước nam ta. Tòa công sứ ở các tỉnh, nên chế ra một cái thước bằng ngũ Kim lấy chiều dài bốn tấc tây làm chuẩn đích. Từ sau có đo đất nhà ruộng nương, đều theo thước ấy. Lại diện tích ruộng cứ mỗi ba ngàn sáu trăm thước vuông tây là một mẫu. Định ngạch thuế, không cứ ruộng đất công hay tư, đều lấy đó làm chuẩn đích. (Phụng xét thước "Kinh" đời Lê, mỗi một thước, so với thước kiểu mới năm Thành Thái thứ chín, dài hơn hai phân, kém thước quan đo ruộng năm Tự Đức thứ hai mươi bẩy là bẩy phân; ngang với bốn mươi hai phân thước tây).
    Vậy tính ra:
    - Từ năm Thành Thái thứ 9 (1896) về sau: 1 thước ta = 40 cm
    - Từ năm Tự Đức thứ 27 (1874): 1 thước ta = 46 cm
    - Thước thời Lê (chẳng rõ thời hạn): 1 thước ta = 42 cm
    Tóm lại mỗi thời đơn vị lại khác, giá trị đảo lộn hết cả không biết đằng nào mà lần.
    Theo như ghi chú trong một số sách về ruộng đất mà tôi đọc trước đây thì 10 thước Trung Quốc cổ bằng khoảng 3.33 mét như vậy một thước là khoảng 33 cm. Theo tôi, có lẽ TQ cũng như ta, mỗi thời, triều đại họ lại quy định đơn vị đo khác nhau nên mới có sự bất đồng trong một số tác phẩm với thực tế.
    Theo như báo đăng trước đây, thì TQ có khai quật được một ngôi mộ một vị tướng cổ mà xác vị này còn gần như nguyên vẹn. Đo chiều dài thấy ông này dài 2.02m như vậy giả như các vị tướng trong truyền thuyết như Quan Vũ cao hơn 2m cũng là chuyện thường. (Nước Việt ta thời vua Thục Phán có Lý Thân (Lý Ông Trọng) người cũng cao lớn dị thường, đem cống nạp cho Tần Thuỷ Hoàng được phong làm tuớng khiến Hung Nô khiếp sợ. Tương truyền khi chết, Tần Thuỷ Hoàng sai đúc tượng Lý Thân to bằng người thật mà bụng rỗng có thể cho người nhỏ chui vào được, làm cơ quan cho tay chuyển động khiến cho Hung Nô tưởng Lý Thân còn sống không dám sang đánh). Như vậy tướng quân mà cao to tới 9 thước chắc cũng không lạ.
    Về Từ Hải trong Truyện Kiều thì do cụ Nguyễn Du tả cách điệu ví von 5 -10 (5 tấc rộng, 10 thước cao) cho thuận miệng ý nói là rất cao lớn hiên ngang chứ cũng chẳng phải kích thước chính xác.
  8. trungphongqkamejoko

    trungphongqkamejoko Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/02/2002
    Bài viết:
    414
    Đã được thích:
    0
    Thập bát ban võ nghệ chỉ võ công sử dụng 18 loại binh khí, 18 loại này là:
    1. Đao
    2. Thương
    3. Kiếm
    4. Kích
    5. Đảng
    6. Côn
    7. Xoa
    8. Ba
    9. Tiên
    10. Giản
    11. Chùy
    12. Phủ
    13. Câu
    14. Liêm
    15. Trảo
    16. Quài
    17. Cung tiễn
    18. Đằng bài
    Cơ mà hình dạng của chúng thì tại hạ quả thật cũng chỉ được nhìn thấy mấy món.
  9. trungphongqkamejoko

    trungphongqkamejoko Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/02/2002
    Bài viết:
    414
    Đã được thích:
    0
    Thập bát ban võ nghệ chỉ võ công sử dụng 18 loại binh khí, 18 loại này là:
    1. Đao
    2. Thương
    3. Kiếm
    4. Kích
    5. Đảng
    6. Côn
    7. Xoa
    8. Ba
    9. Tiên
    10. Giản
    11. Chùy
    12. Phủ
    13. Câu
    14. Liêm
    15. Trảo
    16. Quài
    17. Cung tiễn
    18. Đằng bài
    Cơ mà hình dạng của chúng thì tại hạ quả thật cũng chỉ được nhìn thấy mấy món.
  10. Korlic

    Korlic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/10/2002
    Bài viết:
    40
    Đã được thích:
    0
    Dạo này đài Tây Ninh đang chiếu phim gì về Sở Lưu Hương ấy! Hình như là đệ tử của Tiểu Lý Phi Đao?!
    Xin hỏi nguyên tác có liên quan đến Sở Lưu Hương là truyện gì và của ai? Và giai thoại về Tiểu Lý Phi Đao thế nào?
    Với lại nhờ mọi người chỉ cho chỗ down được truyện trên!

Chia sẻ trang này