1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hỏi Đáp Kiến Thức Thiên Văn Học. Nơi thành viên post các câu hỏi về Thiên Văn Học, hạn chế mở topic

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi chunhoc_yeuthienvan, 05/04/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    -------------
    Thấy 2 lần trong một đêm nó có cánh àh bạn.
    ("lần" chắc là nó xuất hiện rồi biến mất rồi lại xuất hiện ?)
    Chỉ có thể thấy Sao Kim vào một thời điểm :hoặc là sáng sớm truớc khi mặt trời mọc, hai là sau khi mặt trời lặn mà thôi. Gọi là sao Hôm và sao Mai. nhưng chỉ có thể thấy vào lúc "hôm" chiều tối hoặc là "mai" sáng sớm. chứ không thể vừa hôm vừa mai được.
    Giống như sao Kim thì còn có Sao Thuỷ nhưng khó quan sát hơn vì nó khá thấp ở chân trời .
    Nếu bạn chưa hiểu lắm thì hỏi lại tôi sẽ trình bày chi tiết hơn.
    --------------
    còn vị trí của mặt trời trong chòm hoàng đạo.
    Thời điểm nào trong ngày àh! Bất kì thời điểm nào.
    Thì có thể hình dung hình tượng như thế này (cho dễ hiểu) : Trong này Mtrời di chuyển từ Đông sang Tây các chòm sao cũng di chuyển từ đông sang tây (xung quanh trục cực)(buổi sáng cũng có sao nhưng bị ánh sáng MT che mất). nhưng vận tốc di chuyển trên nền trời của Mtrời thì nhỏ hơn vận tốc di chuyển của các chòm sao. vì thế Mặt trời sẽ bị các chòm sao Hoàng Đạo lần lượt qua mặt. Thời gian mặt trời bị tụt lại từ đầu 1 chòm sao hoàng đạo đến cuối chòm sao là 1 tháng. vì thế sau 12 tháng Mtrời lại quay lại chòm sao cũ.
    KhÔNG BIẾT CÓ KHÓ HIỂU HƠN KHÔNG
    Được fairydream sửa chữa / chuyển vào 23:09 ngày 30/08/2006
  2. cong_chua_ech

    cong_chua_ech Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/07/2006
    Bài viết:
    230
    Đã được thích:
    0
    Cũng ko hiểu luôn. Như vậy tức là ý bạn nói là nếu sáng nay ta đã nhìn thấy sao mai rồi thì chiều ta ko thể nhìn thấy sao hôm được?
    ----------------------------------------------------------------------
    Câu thứ 2 thì để tôi nói lại cho rõ: ý tôi muốn hỏi là làm sao mà ta quan sát được vị trí của MT nằm ở đâu so với các chòm sao. Vì khi có MT thì đâu có thấy trăng sao gì đâu. Còn khi thấy được trăng sao rồi thì MT đã lặn mất rồi, còn đâu mà so sánh để xác định vị trí của nó trên bầu trời?
    Đại ý câu hỏi của mình là như vậy đó. Nếu ko còn thắc mắc gì về câu hỏi của mình nữa thì giải thích giùm mình với nhé. Thanks
    Được cong_chua_ech sửa chữa / chuyển vào 02:12 ngày 31/08/2006
    Được cong_chua_ech sửa chữa / chuyển vào 02:20 ngày 31/08/2006
  3. NoHellandHeaven

    NoHellandHeaven Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2003
    Bài viết:
    313
    Đã được thích:
    1
    Câu 1 : Vì sao Hôm và sao Mai đều là sao Kim(Venus) nên trong 1 ngày nó không thể mọc 2 lần. Nếu bạn không hiểu tại sao nó không thể mọc 2 lần thì lần sau hỏi tiếp nhé !
    Câu 2 : Khi mặt trời xuất hiện trên bầu trời thì chúng ta không thể quan sát các chòm sao bằng mắt thường vì độ sáng của mặt trời quá lớn. Độ sáng lớn nhất của mặt trời là -26.8 so với sao Kim(Venus) là -4.4, sao Mộc(Jupiter) là -2.6(giống như các cô Thị Nở đứng cạnh hoa hậu thế giới vậy ). Tuy nhiên người ta vẫn quan sát được bằng các thiết bị thiên văn nên việc xác định là hoàn toàn chính xác. Nhưng ngoài ra không cần các thiết bị đó thì bằng quan sát và suy luận logic người cổ đại cũng đã xác định được quy luật và vẽ được bản đồ của bầu trời.
    Có một điều bạn không để ý đó là với sao Kim(chính là sao Hôm và Sao Mai) và mặt trăng ta vẫn có thể quan sát được ngay cả khi mặt trời đã mọc và độ sáng của chúng là khá cao.
    Tóm lại chỉ cần nắm đượcquy luật chuyển động cũng có thể xác định được vị trí các thiên thể.
    Mong bạn có thời gian về tìm hiểu thêm.
    Bye!
    Được NoHellandHeaven sửa chữa / chuyển vào 09:56 ngày 31/08/2006
  4. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    ------------
    Câu thứ 2 thì để tôi nói lại cho rõ: ý tôi muốn hỏi là làm sao mà ta quan sát được vị trí của MT nằm ở đâu so với các chòm sao. Vì khi có MT thì đâu có thấy trăng sao gì đâu. Còn khi thấy được trăng sao rồi thì MT đã lặn mất rồi, còn đâu mà so sánh để xác định vị trí của nó trên bầu trời?
    Đại ý câu hỏi của mình là như vậy đó. Nếu ko còn thắc mắc gì về câu hỏi của mình nữa thì giải thích giùm mình với nhé. Thanks
    ------
    Giải thích thêm chút. 12 chòm hoàng đạo được sắp sếp theo thứ tự . Khi mặt trời đang ở trong chòm nào thì dĩ nhiên là không thể quan sát được chòm sao ấy. Nhưng ví dụ như giờ là tháng 9 Mtrời đang ở trong chòm Trinh nữ (virgo) thì ngay truớc khi mặt trời mọc ta có thể quan sát được chòm Sư tử (leo) là chòm ở phía tây của chòm virgo.
  5. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    Cách đơn giản nhất là bạn biết rằng 12h trưa Mặt Trời ở thiên đỉnh, bạn có thể xác định chòm sao qua việc nhìn xem lúc 12h đêm thì chòm sao nào của Hoàng Đạo đang nằm gần thiên đỉnh, sau đó đếm thêm 6 chòm kế tiếp sẽ biết ngay.
    Tối hôm qua tôi vừa có dịp giải toả stress bằng cách đi ... câu cá, tiện thể không khí tốt cũng ngắm sao. Khoảng gần 12h đêm thấy Aquarius đã nằm gần thiên đỉnh. Cộng 6 nữa vào là tương ứng với Leo, tức là Mặt Trời hiện nay đang ở vị trí của Leo - kết quả này đúng với thực tế 100%
    Trích 1 đoạn trong tài liệu về các chòm sao của Hero_Zeratul:
    "Xét theo quan điểm thiên văn học ?" astronomy (phân biệt với quan điểm của chiêm tinh học - astrology), vào những năm cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21, khoảng thời gian mà Mặt Trời nằm trong vùng trời của các chòm sao cụ thể như sau :
    Capricornus 19/01 ?" 15/02
    Aquarius 16/02 ?" 11/03
    Pisces 12/03 ?" 18/04
    Aries 19/04 - 13/05
    Taurus 14/05 - 19/06
    Gemini 20/06 - 20/07
    Cancer 21/07 - 09/08
    Leo 10/08 - 15/09
    Virgo 16/09 - 30/10
    Libra 31/10 - 22/11
    Scorpius 23/11 - 29/11
    Ophiuchus 30/11 - 17/12
    Sagittarius 18/12 - 18/01
    "
  6. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    đính chính thêm 1 chút: hiển nhiên các chòm sao Hoàng Đạo có kích thước khác nhau nên cách tính của tôi ko phải chính xác tuyệt đối, nhưng nó vẫn đúng tương đối khi xét trên quan điểm 12 cung hoàng đạo
  7. cong_chua_ech

    cong_chua_ech Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/07/2006
    Bài viết:
    230
    Đã được thích:
    0
    Vậy thì vào tháng nào ta nhìn thấy sao hôm và tháng nào ta nhìn thấy sao mai?
    À, còn câu này nữa: có phải khi đứng ở Bắc bán cầu thì ta ko thể nhìn thấy các sao ở thiên cầu Nam và ngược lại ko? Nếu đúng vậy thì nếu đứng ở Nam bán cầu ta ko thể nhìn thấy sao Bắc Cực, đúng ko? Vậy khi muốn xác định phương hướng thì phải làm sao?
  8. chronos

    chronos Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2006
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    supernova là gì vậy mấy anh em ko hiểu í nghĩa cũa nó lắm
  9. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    Gần như bất cứ thời gian nào trong năm bạn đều có thể nhìn thấy Sao Hôm hoặc Sao Mai. Vì Sao Kim có chu kì chuyển động khác với Trái đất nên các năm sẽ lệch nhau 1 chút, ko thể nói tổng quát được
    Không hẳn là đứng trên bán cầu Nam hay Bắc mà còn phụ thuộc vào vĩ độ chi tiết.
    Nếu bạn đứng ở đúng Bắc Cực bạn sẽ thấy toàn bộ Bán Thiên Cầu Bắc và nếu đứng ở Nam Cực thì ngược lại.
    Nếu bạn đứng ở xích đạo thì bạn sẽ thấy Thiên Cực Bắc và Thiên Cực Nam ở sát chân trời và thấy bầu trời quay 1 vòng trong đúng 24h.
    Ở Việt Nam bạn vẫn có thể thấy 1 số sao ở Bán Thiên Cầu Nam, đó là những ngôi sao nằm phía Nam xích đạo trời.
    Bạn có thể vào đọc trong www.thienvanvietnam.com/kienthuc.htm , đọc phần "thiên cầu và các hệ toạ độ" sẽ rõ hơn về các khái niệm liên quan đến thiên cầu và khả năng quan sát tại các vị trí khác nhau.
  10. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    Supernova còn được gọi là sao siêu mới hoặc siêu tân tinh, là hiện tượng một ngôi sao mới bỗng xuất hiện chói sáng trên bầu trời trong vài tuần liền. Thực chất nó là một vụ nổ trong vũ trụ, có thể là cái chết của một ngôi sao hoặc sự va chạm giữa các ngôi sao hay thiên hà. Hiện tượng này lần đầu tiên được giải thích tương đối bởi Galileo Galilei.

Chia sẻ trang này