1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hỏi Đáp Kiến Thức Thiên Văn Học. Nơi thành viên post các câu hỏi về Thiên Văn Học, hạn chế mở topic

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi chunhoc_yeuthienvan, 05/04/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    XENA hay 2003 UB 313 đã có tên gọi chính thức do IAU đặt là IRIS tên của nữ thần bất hoà trong thần thoại Hi lạp
    Được fairydream sửa chữa / chuyển vào 15:59 ngày 10/10/2006
  2. super_nova

    super_nova Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/05/2006
    Bài viết:
    87
    Đã được thích:
    0
    Em hỏi câu này hơi ngô ngố một tí :
    Chân không có thực là không có gì cả không ?
    Giả như nó có cái gì đó thì cái sự bẻ cong không gian mà vật chất tạo ra lại là do vật chất chiếm chỗ trong chân không mà có ?
    Nếu nó không có gì thì tại sao nó lại có thể giãn ra ?
  3. super_nova

    super_nova Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/05/2006
    Bài viết:
    87
    Đã được thích:
    0
    Giấc mơ trở về quá khứ
    31/12/2005
    Đây không phải là chuyện giật gân, cũng không phải là viễn tưởng, bởi vì chúng được xây dựng trên nền tảng lý thuyết sáng sủa và những kiểm nghiệm khoa học mới nhất của GS Ronald Mallet, Đại học Connecticut, Mỹ. Ông cho rằng chúng ta có khả năng đi ngược thời gian!
    Mallet không đi theo cách tiếp cận của các nhà nghiên cứu máy thời gian khác, cho rằng vũ trụ có những cấu trúc xoắn ốc, những "lỗ sâu đục" và chúng ta hầu như không có khả năng xâm nhập, vì nó đòi hỏi một ?onăng lượng âm? rất lớn. Ông cũng không theo quan điểm của nhà logic học Kurt Goedel, người đầu tiên khởi xướng thuyết máy thời gian, cho rằng sự hiện hữu của một ?ovũ trụ quay? là điều tất yếu. Hoàn toàn theo cách ngược lại, Mallet đã dựa trên những nền tảng vật lý sáng sủa nhất: Thuyết không gian cong của Einstein và thuyết lượng tử ánh sáng.
    Vùng trũng thời gian
    Mỗi thiên thạch, khi chuyển động đều gây ra một trường hấp dẫn ảnh hưởng tới không gian và thời gian xung quanh nó, ảnh hưởng này tỷ lệ thuận theo khối lượng của thiên thạch. Trong những tr­ường hợp nhất định, các "gợn sóng" trong không gian gây ra bởi những chuyển động trên có thể làm thời gian bị uốn cong. Tương tự như một viên sỏi đặt trên chiếc gối mềm, không-thời gian (hệ toạ độ 4 chiều, trong đó thời gian là chiều thứ 4) cũng có những vùng trũng tương tự. Cũng theo những tính toán lý thuyết thì, ?obằng cách nào đó?, thời gian có thể bị làm trũng đến mức nó không còn chạy thẳng nữa mà sẽ chạy theo vòng tròn.
    Trước nay, các nhà khoa học đều nhất trí cho rằng trung tâm hấp dẫn chính là trung tâm của không-thời gian bị bẻ cong, và họ dồn mọi nỗ lực nghiên cứu theo hướng ấy. Mallett đi theo hướng khác. Ông nghiên cứu các thuộc tính của ánh sáng theo thuyết tương đối rộng và thuyết lượng tử. Theo đó, ánh sáng thực ra không có khối lượng, nhưng nó có thể bị bẻ cong khi đi qua một trường hấp dẫn cực lớn và khi đó không gian cũng bị bẻ cong.
    Năm ngoái, trong một bài đăng trên tạp chí khoa học New Scientist, Mallett đã chỉ ra rằng, tia laser khi chuyển động trên đường tròn sẽ sản sinh ra một trường xoáy xung quanh nó. Mới đây, ông lại giả định rằng những trường xoáy ánh sáng loại này đang giãn nở dần trong không-thời gian. Nhưng, để xảy ra một trường hợp đó thì theo tính toán lý thuyết, cần có một laser thứ hai. Khi nó chuyển động ngược chiều với tia laser thứ nhất, cường độ của nó cũng được tăng lên tương ứng. Khi đó không gian và thời gian sẽ hoán vị vai trò cho nhau và thời gian sẽ "quay" ở phía trong của vòng laser!
    Theo đó, về mặt lý thuyết, loài người có thể tìm ngược về quá khứ của mình, ít nhất cũng về đến thời điểm mà vòng tròn được khép kín.
    Ánh sáng chậm dần...
    Một vấn đề cơ bản nhưng rất khó giải quyết, đó là: Khi bắt thời gian chạy vào một vòng tròn, ta cần một năng lượng lớn khủng khiếp. Việc tạo ra nguồn năng lượng này nằm ngoài khả năng của chúng ta hiện nay. Mallet đề nghị giải pháp ?ohãm thời gian? để giảm đòi hỏi năng lượng.Theo định luật ?onếu ánh sáng càng chậm dần thì mức độ nhiễu loạn trong không-thời gian càng lớn? và nhiễu loạn này sinh ra năng lượng hỗ trợ cho việc bẻ cong thời gian.
    Mallet muốn dùng chiếc máy thời gian laser ?ohãm? ánh sáng làm cho nó chuyển động chậm đến mức có thể. Cuối cùng, ông đã làm được một điều kỳ diệu: Hãm ánh sáng từ tốc độ 300.000 km/s tới lúc nó dừng lại hoàn toàn! ?oĐiều đó đã mở ra một vùng trời mới mà chúng ta chưa bao giờ dám mơ tưởng đến?, Mallet nói.
    Tuy nhiên, việc ?ohãm? tốc độ ánh sáng trên chỉ có thể thực hiện ở môi trường nhiệt độ sát gần điểm không tuyệt đối (-273 độ C). Chính vì thế, nếu thử nghiệm chế tạo máy thời gian của Mallet thành công thì chúng ta vẫn phải đối đầu với một vấn đề hết sức nan giải: Làm thế nào để cơ thể con người có thể thích ứng được với nhiệt độ ?obăng hà? ấy để ?odu hành? trong thời gian?
    (Hiện nay, Mallett mới chỉ tiến hành những thực nghiệm nhỏ. Bước thứ nhất là đo những tác động của vòng quay laser vào một nguyên tử đơn).
    Cái này em lấy bên vật lý tuổi trẻ.
    Một thắc mắc nho nhỏ để em khẳng định rằng không thể quay trở lại quá khứ là : Tại sao tương lai con người có thể quay về quá khứ mà bây giờ chúng ta lại không biết là có chuyện này không. Nếu có cỗ máy thời gian thì thời gian sẽ trở nên thật phức tạp, mà em thấy phức tạp nhất là bây giờ chúng ta vẫn chưa biết rằng tương lai chúng ta có thể về quá khứ...
  4. star_of_sky

    star_of_sky Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/02/2006
    Bài viết:
    92
    Đã được thích:
    0
    có lẽ khái niệm hãm ánh sáng tôi nghe hơi lạ.
  5. astronomy625

    astronomy625 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2006
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    :o, sao Bác j đó laị hãm đc ánh sáng nhỉ, tài quá ta, Bác lâý năng lượng từ đâu ra vậy nhỉ, nghĩ ko ra
  6. motsach9823

    motsach9823 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/02/2006
    Bài viết:
    63
    Đã được thích:
    0
    Các bác ơi, vho em hỏi : hiện nay kính thiên văn lớn nhất là bao nhiêu( em cũng không rành như mấy bác , nôm na là như thế ) hôm nay nghe thầy nói kính viễn vọng lớn nhất có bán kính 48km , không thể tin được,em đành phải nhờ mấy bác,mà nước mình cững có một đài quan sát thiên văn đặt ở Hải Phòng ( có bán kính 5 m ,theo số liệu từ năm .... xin lỗi em quên mất rồi,nhưng cũng gần đây thôi ), vậy nơi đó là đâu vậy mấy bác, nếu muốn dùng thì cần phải có những yêu cầu gì?. EM nghe nói dùng nó thì cũng chỉ quan sát thấy mặt trăng ( mờ mờ ) vậy đã có ai dùng nó chưa, va nó có thể nhìn thấy gì?
    Thế đấy, bác nào biết thì cho em biết với ! em xin chân thành cảm ơn !
    chúc sức khoẻ và thành công !
  7. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Kính thiên văn có nhiều loại nhưng thường thấy 2 loại chính là kính thiên văn quang học và kính thiên văn vô tuyến.
    Ở thể loại kính thiên văn quang học thì kính lớn nhất đã đưa vào hoạt động là SALT(Southern African Large Telescope) ở Nam Phi đường kính 11m
    [​IMG]
    Đối với kính thiên văn vô tuyến (phải gọi là chảo thiên văn ) thì to hơn nhiều thường phối hợp nhiều kính nhỏ với nhau.Chảo parapol đơn lớn nhất là kính Arecibo ở Puerto Rico, đặt trọn trong một thung lũng có đường kính 305m.
    [​IMG]
    Còn kính 48km thì quả là chưa nghe. nếu có thì chỉ là sự phối hợp của các parapol nhỏ như kiểu thế này
    [​IMG]
    Em hỏi lại thầy xem anh nghi quá
    -----------------------
    Chuyện tây tàu rồi giờ đến Việt Nam.
    Ở đâu ra kính 5m ở Hải Phòng
    Nó đây
    [​IMG]
    Kính phụ vụ cho du lịch Takahashi FS-152
    Kính khúc xạ đường kính vật kính 152mm. Do là kính khúc xạ nên khá mắc cỡ hơn 6000 USD. Nhưng chẳng để làm gì ngoài du lịch , mà mấy bác ở Hải Phòng bảo giờ chẳng ai thèm lau bụi nữa.
    Nhìn kính của gã tây này cho rõ hơn
    [​IMG]
    -------
    Nói về đài thiên văn ở Việt Nam thì không biết có nên gọi là đài không nữa !!. Hai nơi trang bị tốt nhất là Đại học Sư Phạm Hà Nội và Đại Học Sư Phạm TPHCM.
    Kính(phản xạ) đều được đặt trên nóc nhà của trường, để trong phòng lạnh có trang thiết bị khá tốt.
    --Kính của ĐHSP TPHCM có đường kính chừng 21cm do Nhật tài trợ. Tiếc là hồi truớc có dịp lên chơi nhưng vào buổi sáng nên không biết nó ngon ra sao.
    --Kính của ĐHSP Hà Nội là kính lớn nhất của Việt Nam hiện nay :
    Hiệu 16?LX200 MEADE (D=40cm)
    Có một số ảnh do kính ĐHSPHN chụp : sao thổ , sao mộc các tinh vân... để hôm nào tìm được post cho bà con xem
    [​IMG]
    Bác này là Nguyễn Đức Phường đang nghiên cứu thiên văn tại ĐHSPHN. chắc bạn nào học sư phạm đều biết.
    Được fairydream sửa chữa / chuyển vào 22:54 ngày 02/11/2006
  8. motsach9823

    motsach9823 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/02/2006
    Bài viết:
    63
    Đã được thích:
    0
    Khiếp qúa nhỉ? ra là vậy, chúng được lắp ghép bởi nhiều kính nhỏ,vậy mà em cứ tưởng thị kính và vật kính được đúc liền cơ đấy
    Cảm ơn bác vì những thông tin trên,còn vụ hỏi lại thầy thì thôi, em sợ , thầy dữ lắmvới lại hỏi mấy bác thì thông tin rất đáng tin cậy với lại đảm bảo là mới nhất,trung thực nhất
    một lần nữa xin chân thành cảm ơn !
  9. metalcore

    metalcore Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/09/2006
    Bài viết:
    104
    Đã được thích:
    0
    hôm nay mới vào box này, hì thấy đông vui qua, em cũng rất thích quan sát các vì sao. đang tự chế 1 cái kính TV. các anh có thể cho em hỏi mấy câu gà mờ không ạ?
    1. Barlow là cái gì ạ? có thể mua hay chế nhw thế nào ạ?
    2. Địa chỉ chính xác của cái cửa hàng bán lens ở chợ trời.
    3.Kính tiêu sắc là kính gì ạ?
  10. Astronaut

    Astronaut Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2005
    Bài viết:
    5.555
    Đã được thích:
    1
    1.Barlow (ống phóng) là một hệ thống các thấu kính có tác dụng tăng tiêu cự của vật kính lên, tùy loại mà nó tăng được ít hay nhiều. Ví dụ Barlow 2x sử dụng với KTV f1=910mm sẽ có một f ảo là 910 x 2 = 1820mm, theo đó thì bội giác cũng sẽ x2. Trên thị trường thông dụng nhất chỉ có 2 loại Barlow 2x và 3x.
    3.Kính tiêu sắc là kính được làm sao cho sắc sai được giảm đi đáng kể...+_+
    2.

Chia sẻ trang này