1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hỏi Đáp Kiến Thức Thiên Văn Học. Nơi thành viên post các câu hỏi về Thiên Văn Học, hạn chế mở topic

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi chunhoc_yeuthienvan, 05/04/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. lequangthuy

    lequangthuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2006
    Bài viết:
    395
    Đã được thích:
    0
    Vài người cũng như bạn. bức xúc vì câu hỏi đặt ra không có người trả lời. Theo tôi nghĩ có khá nhiều lý do :
    - Câu hỏi đã được trả lời nhiều lần cho nhiều người . Người hỏi nếu thật sự có nhu cầu tìm hiểu rất dễ dàng tìm được câu trả lời bằng cách xem lại các bài viết cũ.
    - Câu hỏi hơi khó hiểu, do dùng từ không chính xác hay do vấn đề KH thực sự vẫn chưa có câu trả lời cuối cùng nên không ai giải đáp nổi. (VD như câu 2 của bạn )
    - Đôi lúc Người hỏi chỉ hỏi cho vui ( !!!) vì khi có người trả lời thì chả thèm có lấy một câu phản hồi cho phải phép. Bạn nghĩ sao nếu câu trả lời của mình bị rơi vào trường hợp này ?
    Lý giải về tình trạng không trọng lượng của bạn , theo tôi là hợp lý.
    Về câu 1 của bạn, tôi nghĩ các thiên thể đủ lớn đều có dạng cầu là do lực hấp dẫn của nó đủ lớn để phá vỡ liên kết phân tử vật chất tạo nên sự "suy sập" do trọng lượng.
    Bạn có thể hình dung d0ơn giản như là không thể xây nhà cao tầng bằng chỉ gạch ống vì tầng dưới cùng sẽ sụp do trọng lượng của các tấng trên.
    Câu 2 : bí.......
    Không biết như vậy có "vòng vo tam quốc" không nhỉ !!!!
  2. motsach9823

    motsach9823 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/02/2006
    Bài viết:
    63
    Đã được thích:
    0
    đúng là không vòng vo tam quốc.Em nói thế có đúng không?
    Nhân đây các bác cho em hỏi tại sao những ngôi sao lại nhấp nháy( em không bi hoa mắt đâu đấy ) mỗi ngôi sao lại có màu sắcc khác nhau,màu sắc cho biết tuổi của những ngôi sao, nói thế có đúng không
  3. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Về sự nhấp nháy của các sao chính là do sự xáo động của bầu khí quyển . Điểm này thường được dùng để xác định một hành tinh vì nó ít nhấp nháy hoặc hầu như không nhấp nháy so với các sao . Nói ít nhấp nháy vì khi ở duới thấp chân trời phải đi qua lớp khí quyển dày nó cũng nhấp nháy như ai . Các hành tinh ở gần trái đất nên ánh sáng có sạng chùm vì thế không bị ảnh hưởng nhiều (nhấp nháy ) so với ánh sáng dạng tia của sao.
    Còn màu sắc của sao là biểu hiện quang phổ của nó từ quang phổ có thể biết được nhiều điều như nhiệt độ (sao trắng xanh có nhiệt dộ cao hơn các sao màu đỏ..) khối lượng, khỏang cách, tuổi...
    Về sự nhấp nháy,Có thể rõ hơn về vấn đề này qua bài dịch của vnexpress
    ------------------------------------------------------
    Vì sao ngôi sao có 5 cánh?
    Vào một đêm tháng Giêng giá lạnh, những ngôi sao nhọn hoắt toả ánh sáng lấp lánh trên bầu trời, trong khi đó lúc bình minh lên, một hành tinh tương tự khác - mặt trời - lại đỏ rực như một quả cầu lửa tròn xoe.
    (bluemountain)
    Tuy vậy, nếu đẩy quả bóng tròn khổng lồ đó ra xa hàng tỷ tỷ km trong không trung, mặt trời của chúng ta sẽ lại trông như một ngôi sao nhọn hoắt khác trên bầu trời đêm.
    Nếu các ngôi sao đó thực chất có hình tròn, sao chúng lại trông như có 5 cánh? Và vì sao chúng lại sáng lấp lánh?
    Thủ phạm chính là bầu khí quyển của trái đất, làm bẻ cong tia sáng của những ngôi sao ở rất xa trước khi chúng đến được mắt chúng ta. Để hình dung vì sao các ngôi sao lại trở nên nhọn hoắt, tưởng tượng về một con đường rải nhựa vào một trưa hè nóng nực. Bạn có thể thấy hơi nóng bốc lên và không khí trên lớp nhựa đường phảng phất mờ ảo, khiến cho cây cối, con đường và các xe ở phía trước cũng mờ mờ ảo ảo.
    Còn bây giờ nghĩ về trái đất và bầu không khí nóng lượn lờ vây quanh. Chính bầu khí quyển xáo trộn này đã làm cho ánh sáng từ các ngôi sao xa xôi trở nên lung linh và lấp lánh.
    Thực tế, suốt cả ngày, bề mặt của trái đất bị hâm nóng bởi mặt trời. Đến đêm, mặt đất phản chiếu hơi nóng bị tích trữ vào không trung. Không khí ở ngay trên mặt đất sẽ bị hun nóng và bay lên, trộn lẫn với lớp không khí lạnh ở trên.
    Ánh sáng vì sao, trên đường đi xuống mặt đất, vượt qua lớp không khí dày hơn, lạnh hơn, để đi vào lớp không khí nóng hơn mỏng hơn ở phía dưới. Khi ánh sáng đi qua bầu không khí xáo trộn đó, nó bị bẻ cong khi tương tác với phân tử khí. Kết quả chúng ta nhìn vào một ngôi sao, ánh sáng của nó như nhảy nhót và ngôi sao trở nên sáng hơn rồi lại mờ đi. Sự thay đổi liên tục độ cường độ như vậy tạo nên sự nhấp nháy.
    Khi các ngôi sao mờ ảo và lấp lánh, chúng trở nên có nhiều cánh nhọn. Vì vậy chúng ta không thấy ngôi sao như đúng hình dáng của nó - một quả cầu toả sáng giống mặt trời.
    Nhưng nếu đặt chân lên mặt trăng, bạn sẽ thấy một bầu trời đầy những đốm sáng tĩnh, bởi vệ tinh của chúng ta không có bầu khí quyển để chơi trò ánh sáng với các vì sao.
    M.T. (theo Newsday)
    Được fairydream sửa chữa / chuyển vào 18:16 ngày 05/12/2006
  4. Alyssat

    Alyssat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/10/2006
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    Trong bài kiểm tra cuối kỳ môn Thiên văn học của Alyssat có một câu thế này ạ: Giả sử Sao Mộc ko tồn tại. Điều này sẽ ảnh hưởng gì đến việc phân bố sao chổi và thiên thạch trong hệ mặt trời. Nguyên nhân???
    Vậy ý kiến của nhà mình thế nào ạ?
  5. thienvan_tuoi_90

    thienvan_tuoi_90 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/05/2006
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    0
    (Ảnh: www.astrosurf.com)


    Chúng ta thường nói: ?osao sáng lấp lánh, sao sáng lung linh?. Thực vậy, các vì sao dày đặc trên bầu trời chỉ trừ có mấy hành tinh anh em của Trái đất là không tỏa sáng, còn đa số đều là những hằng tinh giống như Mặt trời vừa phát sáng vừa phát nhiệt.
    Vậy có phải tất cả các vì sao trên bầu trời đều sáng lấp lánh không? Không phải.
    40 năm trước, căn cứ vào nghiên cứu lý luận các nhà khoa học đã dự đoán có một loại thiên thể gọi là ?ohố đen?. Xét về nghĩa chữ thì ?ohố đen? chắc chắn không sáng lấp lánh rồi. Vậy ?ohố đen? là loại thiên thể gì vậy?
    Hố đen là một loại thiên thể ?okỳ lạ?, thể tích của chúng rất nhỏ nhưng mật độ rất lớn, mỗi centimet khối vật chất nặng tới mấy chục tỷ tấn. Nếu lấy một tí vật chất trên hố đen chỉ nhỏ bằng hạt gạo đem về Trái đất thì phải huy động mấy vạn chiếc tàu thủy vạn tấn cùng kéo thì mới kéo nổi. Loại vật chất có mật độ lớn như vậy không hề có trên Trái đất. Hằng tinh có khối lượng lớn như Mặt trời nếu biến thành hố đen thì bán kính sẽ rút ngắn lại chỉ còn 3km.
    Vì mật độ của hố đen lớn như vậy nên sức hút của chúng cũng rất mạnh. Chúng ta đều biết do sức hút của Trái đất nên quả bóng bị đá lên cao sẽ rơi xuống đất, chỉ có vệ tinh nhân tạo có tốc độ rất lớn mới thắng được sức hút của Trái đất để bay lên vũ trụ. Nhưng tình hình trên hố đen khác hẳn, do sức hút của hố đen rất lớn nên tất cả vật chất trên hố đen kể cả ánh sáng với tốc độ 30 vạn km/giây và các tia bức xạ khác đều không thắng được sức hút của hố đen để bay vào vũ trụ. Không những thế, hố đen còn hút sáng và mọi vật xung quanh nó. Hố đen giống như một chiếc hố không đáy, bất cứ vật gì rơi vào nó đều không thể thoát ra được. Vì lý do đó nên chúng ta nhìn lên hố đen sẽ thấy được màu đen mà không nhìn thấy gì trong đó. Đặt tên cho loại thiên thể này là ?ohố đen? rất đúng nghĩa của nó.
    Đã không nhìn thấy hố đen thì làm sao tìm được nó? Các nhà khoa học đã lợi dụng sức hút cực lớn của hố đen đối với các vật chất xung quanh nó cũng như tác động của nó đối với các tia sáng và các bức xạ khác xung quanh để tìm ra hố đen. Tuy nhiên, công việc tìm tòi này không phải dễ dàng. Ví dụ, sao X1 trong chòm sao Thiên nga là 2 sao liền nhau phóng ra tia X quang. Hiện nay, có nhiều người cho rằng một trong hai sao X1 có thể là hố đen. Phân tích về lý luận cho thấy sức hút cực lớn của hố đen đã không ngừng hút mọi vật chất trên sao bên cạnh. Những hạt vật chất bị hút vào hố đen đều mang điện nên chúng phát ra tia X quang rất mạnh. Sao X1 của chòm sao Thiên nga có phải là một hố đen không, các nhà thiên văn học sau mười mấy năm làm việc không ngừng đến nay vẫn chưa đưa ra được một bằng chứng chính xác nào để chứng minh điều đó.
    Cho đến nay ?ohố đen? vẫn chỉ là một giả thiết khoa học. Vậy trong vũ trụ có tồn tại hố đen không? Muốn giải đáp câu hỏi này, loài người cần tiếp tục quan trắc và nghiên cứu sâu hơn nữa.
    (Theo 10 Vạn Câu Hỏi Vì Sao - NXB Khoa Học Và Kỹ Thuật)
    Câu hỏi này lâu rồi nhưng tớ mới tìm dc tư liệu này.Xem qua cho đỡ buồn.
  6. super_nova

    super_nova Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/05/2006
    Bài viết:
    87
    Đã được thích:
    0
    Em cũng xin trả lời vài câu có thể:
    Hiện tượng mất trọng lượng ở trong thang máy rơi tự do thì có thể nói như trên, nhưng trường hợp này thì không nên nói là rơi. Ở đây thì cả người và tàu đều đang quay quanh trái đất, cũng giống như trái đất quay quanh mặt trời vậy. Cả hai cùng chịu lực hấp dẫn của trái đất tác dụng lên, cả hai cùng có vận tốc để có thể duy trì trạng thái chuyển động --> không rơi trở về trái đất. F tác dụng lên người nhỏ hơn F tác dụng lên tàu vì M tàu lớn hơn M người, ngược lại, động năng của tàu lại lớn hơn động năng của người ( vì M tàu lớn hơn M người ) nên tàu và người luôn cùng một trạng thái lơ lững như nhau.
    Các tiểu hành tinh có khối lượng quá nhỏ để có thể bị lực hấp dẫn của chính mình ép lại thành một khối cầu, cũng giống như lực căng mặt ngoài kéo khối chất lỏng lại thành hình cầu vậy.
    Câu cuối cùng em không am hiểu lắm nên không dám lăng xăng, nhưng cũng mạo muội đoán là: nó có quỹ đạo như hiện nay là vì cũng giống như vũ trụ có dạng như hiện nay vậy, cứ từ từ tiến hoá...
  7. Astronaut

    Astronaut Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2005
    Bài viết:
    5.555
    Đã được thích:
    1
    Câu hỏi cuối cùng thì mình nghĩ là do lực hấp dẫn giữa các hành tinh với nhau và với Mặt trời
    Và tất nhiên còn phụ thuộc vào khối lượng của hành tinh nữa...
    Được Astronaut sửa chữa / chuyển vào 21:10 ngày 09/12/2006
  8. ngocquy10

    ngocquy10 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    396
    Đã được thích:
    0
    cám ơn các bạn đsã giải đáp những câu hỏi của mình.về việc các hành tinh hay các ngôi sao (đơn giản là các vật thể đủ lớn) điều có dang hình cầu hay phỏng cầu thì bạn lê quang thuỵ đã trả lời gần như là đúng theo lí thuyết hiên nay.về cau đầu tiên thì cũng đúng nhưng chgưa rõ ràng lắm>thực sự thì muốn trả lời 2 câu cuối cùng thì phải quay về lúc hệ mật trời của chúng ta mới hình thành cơ.
    mặt trời của chúng ta hiện nay cũng như bao ngôi sao bình thường khác trong vũ trụ(mặt trời không phài là điển hình của một ngôi sao sáng )được hình thành từ một đám mây bụi và khí(vào lúc mới hinh thành thì vũ trụ chưa hề có các nguyên tố nặng như Fe...mà chủ yếu là hiđrôvà hêli chỉ qua quá trình tổng hợp hạt nhân trong các ngôi sao chúng mới được tạo thành và sau này giải phóng ra không gian khi các ngôi sao này chết đi.những ngôi sao nay đa số là những ngôi sao lớn nên ch"chết"sớm như vạy nhữn nguyên tố này dần tích tụ trong trường hấp dẫn của các sao xunh quang mgôi sao đã chết .đám mây này đần lớn lên đồng thời tích tụ thêm các nguyên tố nặng nên mới được gọi là bụi khí ,điều này cũng cho thấy mặt trời có chứa nguyên tố kim loại-phù hợp với nghiên cứu mặt trời gần đây cho thấy mặt trời chứa 2%các nguyên tố năngvạ mặt trời hình thành khá muộn 4,6.109 năm về trước).đám khí bụi này dần co lại do một số nguyên nhân chưa được biết,khi lực hấp dẫn đủ lớn một quả cầu khí hình thành dần lớn lên và khi nó đủ lớn áp suất trong lòng nó tăng lên ->nhiệt độ tăng theo đủ điều kiện cho phản ứng hạt nhân xảy ra(nhiên liệu cho sự phát sáng có toả nhiệt của các ngôi sao )thế là quả cầu này trở nên nóng sáng và trở thành một ngôi sao.diễn ra song song với quá trình đó các vật chất còn lại dần tập trung xung quanh quả cầu khí thành một đĩa dẹt (hệt như một thiên hà)các vật chất này va đạp vào nhau và trở thành những vật thể lớn hơn(như cách hình thành các hạt mưa )nhữnh vật thể này có đủ lực hấp dẫn để hút các vật thể xung quanh nó.các tiểu hành tinh khi hút các vật thể khác( có các vật thể khá lớn so với nó)được chúng cung cấp nhiệt(bảo toàn năng lượng hay mô mem xung lượng) nên chúng bắt đầu tự quay quanh mình cũng như quay quanh mặt trời tương lai(theo gần đúng định luật iii keple).chúng cứ lớn lên như thế và xung quanh bề mặt nó là lớp nham thạch dày đạc ,do áp suất cân bằmg thuỷ tĩnh nên nó dần trở thành hình cầu (cân băng giữa lực quán tính li tâm và lực hấp dẫn).đó là lí do vì sao mà các (8)hành tinh có quỹ đạo như ngày nay.
    nhưng có câu hỏi đặt ra là quá trình lớn lên của các hành tinh khi nào mới dừng lại?có nhiều người nghĩ rằng khi các vật chất trong đàm bụi khí được sử dung hết thì quá trình đó dừng lại.nhưng không phải như thế khi mặt trời đủ nóng sáng(năng lượng phát ra đủ lớn)nó sẽ thổi bay tất cả vật chất dư thừa ra khỏi hệ(các hành tinh còn ở lại vì năng lượng ấy không đủ để thắng lực hấp dẫn) một số bị nhốt trong trường hấp dẫn của các hành tinh có khối lượng lớn (mộc tinh hay thổ tinh chẳng hạn)
    còn một số điều mà tôi chưa nói hết như:tại sao trái đất có bề mặt lồi lõm con các hành tinh khác lại không :tại sao trái đất có đủ điều kiện cho sự sông phát triển ....
    các lời giải thích có thể sai mong các bạn đóng góp
  9. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Câu trả lời của bạn NgocQuy cũng không thỏa mãn cho câu hỏi của chính bạn .
    Việc giả thuyết hình thành hệ mặt trời thì như bạn đã nói.
    Nhưng chính bạn hỏi là tại sao Các hành tinh có thứ tự và quĩ đạo như hiện nay. ?
    Bạn có câu trả lời cho câu hỏi của mình không ?
    Riêng mình thì chỉ biết trả lời tự nhiên nó sinh ra vậy
  10. sadnocry04

    sadnocry04 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/11/2006
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    0
    Về câu hỏi tại sao hệ mặt trời lại có quỹ đạo như hiện nay, theo sadnory04 nay nghĩ vì. Theo định luật vạn vật hấp dẫn của Ông Newton thì mọi vật đều hấp dẫn lẫn nhau với một lực nhất định, Và cách đây 1 tuần mình coi trên chương trình VTC5 của truyền hình kĩ thuật số (Địa chỉ thiên hà hay gì đó wên dồi) Nó có giải thích sự hình thành của vũ trụ lẫn Trái Đất(wá hay luôn) Do nhớ mang máng thôi chứ ko rõ nếu có sai xin đừng rày la lính mới này. Vì một lực siêu nhiên nào đó đã giữ các thiên thạch hoặc các hành tinh và hút chúng với 1 lực mà giữ chúng vào 1 quỹ đạo của riêng mình tuỳ theo kích thước( giống như hạt nhân nguyên tử và các electron vậy) mà có thể nói Mặt Trời như 1 cái hạt nhân con trong cái hạt nhân mẹ là Thiên Hà của chúng ta vậy. nên bất cứ cái thiên thể nào cũng có quỹ đạo cho dù là các thiên thạch mà chúng ta cho là bay tự do. Ko biết em nói vậy có đúng ko xin các bác cùng bàn luận và sửa chữa giúp.

Chia sẻ trang này