1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hỏi Đáp Kiến Thức Thiên Văn Học. Nơi thành viên post các câu hỏi về Thiên Văn Học, hạn chế mở topic

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi chunhoc_yeuthienvan, 05/04/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Alyssat

    Alyssat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/10/2006
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    Một trong những giả thuyết về nguyên nhân khiến đám bụi khí co lại là do các mảnh vỡ từ các vụ nổ của các ngôi sao gần kề, với một lực đủ lớn khiến đám bụi khí co lại.
    Lực hấp dẫn tác động từ mọi hướng --> giải thích cho việc tại sao Mặt trời và các hành tinh có hình cầu. Tuy nhiên, quy luật này không phải là lực duy nhất tác động tới việc co lại của đám bụi khí --> đám bụi khí mặc dù có hình cầu lúc ban đầu, song khi co lại, hình cầu không được bảo toàn.
    Có 3 quá trình chính trong việc hình thành hệ mặt trời
    1. Heating (cái này Alyssat không biết thuật ngữ trong vật lý ) - thì bạn Ngocquy1 đã giải thích rồi
    2. Spinning: để bảo toàn momen góc (angular momentum), đám bụi khí sẽ quay nhanh dần. Điều này cũng khiến vật chất không tập trung vào trung tâm đám bụi khí.
    3. Flattening: đám bụi khí dần thành hình đĩa bởi sự va chạm của các hạt (particle).
    Cuối cùng thì một hình dạng đĩa, quay, dẹt, được hình thành. Điếu này lý giải cho việc hầu như các quỹ đạo của các hành tinh quanh mtroi trên cùng một mặt phẳng. Hướng quay của đám bụi khí chính là hướng quay của mặt trời và quỹ đạo của các hành tinh.
    Còn việc tại sao các hành tinh lại có vị trí như ngày nay:
    sự hình thành của các hành tinh bắt nguồn từ các "hạt giống" - có thể tạm gọi như vậy. Các vật chất khác nhau hình thành ở những nhiệt độ khác nhau:
    - Hydro và heli: không ngưng tụ dưới điều kiện bình thường trong đám bụi khí
    - Hợp chất Hydro (H2O, CH4,...) có thể hình thành đá ở nhiệt độ thấp (<150K)
    - Đá: 500K-1300K
    - Kim Loại: 1000-1600K
    Tuỳ theo khoảng cách với Mặt trời, mà các "hạt giống" hình thành; qua các quá trình va chạm, tích luỹ sẽ hình thành các hành tinh như ngày nay .
  2. Alyssat

    Alyssat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/10/2006
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    À Ngocquy1 có thể giải thích cho mình áp suất cân bằng thuỷ tĩnh là gì được ko? Rất dốt lý nên không biết nó là cái gì hết
  3. thienvan_tuoi_90

    thienvan_tuoi_90 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/05/2006
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    0
    Đây là topic về thiên văn mà bạn,sao lại hỏi Lý ở đây thế? (dù thiên văn có liên wan tới Lý)
  4. dinhtiendungdc

    dinhtiendungdc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/12/2006
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Tại sao TĐ lại được hình thành? Hệ Mặt Trời từ đâu mà có? Tại sao các mảng thạch quyển lại có thể di chuyển trên bề mặt đc? Lịch dương là tính do đâu, lich âm là tính dựa vào cái ji? Tại sao lại có các mùa? Nhiệt độ trong lòng đất là bao nhiêu? Từ bề mặt TĐ đi vào trong tâm thành phần là những jì?
    TĐ có thật là hình cầu? Không khí TĐ đang nóng dần lên thế còn bản thân TĐ thì nóng lên hay nguội đi?
    Giúp em với!
  5. Red_fanatical

    Red_fanatical Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/11/2004
    Bài viết:
    1.460
    Đã được thích:
    0
    Ack, cậu cứ tưởng tượng như băng trôi trên biển thôi, vấn đề ở đây nham thạch thay cho nước :x,
  6. ngocquy10

    ngocquy10 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    396
    Đã được thích:
    0
    bạn red gì đó trả lời là thiếu cơ sở trái đất là 1 quả cầu toả nhiệt chứ đâu như như đại dương .thuyết kiến tạo mảng sẽ giải thích được các vấn đề của bạn .trong sách giáo khoa lớp mười và lớp 7 hay 8 cũng có giải thích đó (dù hơi sơ lược), nếu o có thì lần sau tôi sẽ giải thích,vì nếu giải tích hết e là tốn thời gian,mà tôi lại hơi bận.mà bạn hỏi chơi hay sao mà hỏi nhiều thế!đành hẹn lần sau vậy
  7. thienvan_tuoi_90

    thienvan_tuoi_90 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/05/2006
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    0
    Ưm,em hơi thắc mắc chút : trong thiên văn học phương Đông có quan nệm về "ông Thần Nông và con vịt theo sau", xin hỏi chòm Thần Nông bây giờ (scorpio) có phải là chòm Thần Nông đó k0?Vậy "con vịt" ấy là chòm sao nào vậy???Có phải là "cung thủ nhân mã" k0?
  8. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Các chòm này chỉ có trong thiên văn dân gian Việt Nam thôi !
    Bây giờ theo qui uớc quốc tế không có chòm nào tên là Thần Nông trong 88 chòm sao cả.
    Chỉ có chòm Thần Nông trong dân gian Việt Nam ứng với một phần các sao của chòm Scorpion - bò Cạp bây giờ thôi chứ không thể gọi Scorpion là Thần nông được.
    Còn theo những gì ngày xưa mình được bà chỉ thì Thần nông đội nón lá đang khom lưng tát nước trên sông ngân hà có 1 chú vịt đang bơi.
    Chòm thần nông thì ứng với các sao của chòm Bò cạp bây giờ, Còn cái gàu tát nước là phần của chòm Cung Thủ.
    Chú vịt là chòm Nam miện (corona Autralis) đây là một chuỗi sao mờ có dạng cong cong giống như ức của 1 chú vịt.
    đây là nhưng gì mà tớ được bà chỉ cho cũng có thể có cách nhìn khác ?
    [​IMG]
  9. thienvan_tuoi_90

    thienvan_tuoi_90 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/05/2006
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    0
    À,cám ơn tiền bối nhiều.Ngày 16/1 (Âm lịch) thấy bảo là có nguyệt thực toàn phần bắt đầu từ 5 giờ sáng,ở Việt Nam có thấy được k0 ạ.Từ "xưa" tới nay nước mình k0 biết có diễm phúc xem nguyệt/nhật thực toàn phần mấy lần nhỉ?? (chứ 1 phần thì nhiều lắm )
  10. mintaka

    mintaka Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/05/2006
    Bài viết:
    173
    Đã được thích:
    0
    Từ xưa đến nay thì mình chưa tìm hiểu nhưng cách đây cũng lâu, ngồi rảnh rổi nên đi tìm thời điểm xảy ra nguyệt thực và nhật thực tại TP HCM trong tương lai. Đến năm 2070 sẽ có nhật thực toàn phần tại TPHCM!
    Nhật thực tại TpHCM giai đoạn từ 2006-2050
    Ngày Giờ Độ giao nhau của mặt trời và mặt trăng
    ---------------------------------------------------------------------------------------------
    19-03-2007: 8:13am - tiếp xúc (0%)
    26-01-2009: 5:03pm - 40%
    22-07-2009: 8:30am - 30%
    15-01-2010: 3:20pm - 40%
    09-03-2016: 7:20am - 40%
    26-12-2019: 12:24pm - 50%
    21-06-2020: 3:18pm - 40%
    20-04-2023: 11:15am - 5%
    22-07-2028: 8:30am - 30%
    21-05-2031: 3:45pm - 80%
    02-09-2035: 7:30am - tiếp xúc (0%)
    20-04-2042: 8:12am - 70%
    14-10-2042: 7:08am - 85%
    26-01-2047: 7:00am - 5%
    25-11-2049: 12:59pm - 45%
    Nguyệt thực tại TpHCM giai đoạn từ 2006-2008
    8-9-2006: Một phần - 1:51am - Thấy được trọn vẹn
    4-3-2007: Toàn phần - 6:20am - Thấy được 1 phần
    28-8-2007: Toàn phần - 5:37pm - Thấy được 1 phần
    21-2-2008: Toàn phấn - 10:25am - Không thấy được
    17-8-2008: Một phần - 4:10am - Thấy được 1 phần
    Nhật thực toàn phần:
    8:12am 11-4-2070
    8:46am 24-7-2074
    5:37am 15-11-2096 (mặt trời chưa mọc)

Chia sẻ trang này