1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hỏi Đáp Kiến Thức Thiên Văn Học. Nơi thành viên post các câu hỏi về Thiên Văn Học, hạn chế mở topic

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi chunhoc_yeuthienvan, 05/04/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. dangnghia

    dangnghia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/05/2003
    Bài viết:
    1.800
    Đã được thích:
    0
    Đi lên Venus ngắm xem mặt trời có mọc ở đằng Đông ko rồi hẵng định nghĩa về hướng mặt trời mọc bác ạ
  2. dangnghia

    dangnghia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/05/2003
    Bài viết:
    1.800
    Đã được thích:
    0
    Mặt trăng ko có đất, ko có biển thì sao có "phần đất" hay "phần biển" đc ạ?
    Mặt trăng quay 1 mặt về trái đất là do lực vạn vật hấp dẫn
    F= G(m1*m2)/r^2
    r là khoảng cách giữa 2 vật, do vậy lực hấp dẫn tác động vào bề mặt của mặt trăng ở gần với trái đất hơn lớn hơn lực hấp dẫn của phần mặt trăng ở xa trái đất hơn. Tương tự như vậy với trái đất, mặt trăng "hút" nước biển trên trái đất về phần trái đất gần nó hơn tạo ra thủy triều.
    Ban đầu thì mặt trăng cũng quay tròn quanh trái đất và tự quay một cách bình thường và chúng ta có thể nhìn thấy toàn bộ bề mặt của mặt trăng nhưng sự tác động của lực hấp dẫn này dần dần làm cho vòng quay của mặt trăng bị biến dạng và bây giờ đây ta chỉ nhìn đc 56% bề mặt, trong tương lai (em nhớ là vài trăm triệu năm nữa) chúng ta sẽ nhìn thấy bề mặt còn lại của mặt trăng khi nó thay đổi quỹ đạo quay của mình.
    Còn trên mặt trăng có cái rì thì em xin trả lời là đa số của nó là các craters (hình phễu do bị các mảnh vụn thiên thạch lao vào), một số ít là núi lửa đã tắt. Chỉ có 1 số vùng nhỏ là bình nguyên thôi ạ. Từ trái đất nhìn lên thì chỉ thấy toàn craters là craters, ngoài ra còn một số núi lửa.
    Lý thú hơn nữa là giả thiết cho rằng mặt trăng đc tạo thành từ... 1 phần của trái đất
  3. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Để biết tên các vùng trên MTr em có thể tìm các bản đồ bề mặt của MT . Search google : moon map . Có các hình có kích thước lớn ví dụ
    [​IMG]
    Mare là các vùng bằng phẳng sẫm màu mà em gọi là "biển" .
    Hình này quá to nên muốn xem rõ thì em mở link
    http://nebo.znanost.org/2004/4noci/moon_map_big.jpg
  4. leduyone

    leduyone Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/02/2007
    Bài viết:
    66
    Đã được thích:
    0
    Cho mình hỏi với: Tài liệu trắc nghiệm lớp 12 đề số 1 môn Lý có hỏi đường kính của hệ mặt trời là bao nhiêu? Sách chọn là 100 đơn vị thiên văn.
    Kiến thức ày ở đâu thế? Ngay cả Sách GK mới cũng không hề có thông tin này.
    Theo mình nghĩ, Diêm tinh (khi chưa bị loại khỏi HMT) có bán kính quỹ đạo trung bình 39,5 DVTV thì đường kính HMT cỡ 80 DVTV thôi chứ.
  5. dangnghia

    dangnghia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/05/2003
    Bài viết:
    1.800
    Đã được thích:
    0
    Dường kính của hệ mặt trời hiện nay đc tính theo quỹ đạo của Pluto, xấp xỉ 80 AU, hizhiz, sách nhà mình lấy 100 thì bậy quá
  6. ngocquy10

    ngocquy10 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    396
    Đã được thích:
    0
    chắc họ tính thêo bán trục lớn quỹ đạo của diêm vương tinh đó thôi. mà hiện nay hệ mặt trời đâu chỉ có mấy hành tinh nếu họ mà tính thêo bán trục lớn của mấy cái sao chổi thì chết
    nhân đây cũng cho hỏi tí:
    thông tin về thiên văn (nhật, nguyệt thực, mưa sao băng...) thì có thể cập nhật ở đâu? còn một câu nữa:
    thấu kính hội tụ có thể nhìn thấy bằng mắt thường hay bằng các kính thiên văn có G<100 không? nếu có thì vị trí của nó, có hình ảnh thì càng tốt.
    cám ơn trước nhé.
  7. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Em không thấy diễn đàn có mục Quan sát thiên văn àh !
    "thấu kính hội tụ" ??? nếu là hiện tượng thấu kính hội tụ của thiên văn thì đừng có mơ ! kính tự làm thấy được mấy cái hành tinh đã hạnh phúc lắm rồi
  8. leduyone

    leduyone Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/02/2007
    Bài viết:
    66
    Đã được thích:
    0
    Nhưng chính xác đường kính hệ mặt trời là bao nhiêu DVTV, 80 hay 100?
    Câu hỏi này nằm trong bộ câu hỏi của Cục khảo thí &KDCL của Bộ dùng để thi tốt nghiệp và ĐH năm nay cho các lớp phân ban.
    Sắp sửa đến kì thi rồi.
  9. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    100 AU là đúng đấy .
  10. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Khoảng 101 AU là khoảng cánh được xem như là biên giới của HMT do tàu Voyager 2 nghi nhận .

Chia sẻ trang này