1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hỏi Đáp Kiến Thức Thiên Văn Học. Nơi thành viên post các câu hỏi về Thiên Văn Học, hạn chế mở topic

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi chunhoc_yeuthienvan, 05/04/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. phthaotvcd

    phthaotvcd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/07/2007
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    0
    Mình cũng ko biết có bao nhiêu % số máy bay bay trên trời nữa ( nhưng theo như mình để ý thì có vẻ càng ngày càng nhiều máy bay !)
    Sao thì ko bay được được đâu bạn à!
  2. phthaotvcd

    phthaotvcd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/07/2007
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    0
    ặ... cho em hỏằi cĂi!
    TỏĂi sao cĂc ngôi sao ko nỏm rỏÊi rĂc trong vâ trỏằƠ mà lỏĂi tỏưp trung thành cĂc thiên hà vỏưy ỏĂ? ( cĂi này có hỏằi bên tvcd rỏằ"i, nhặng ko có ai trỏÊ lỏằi cỏÊ !!! )
  3. laphroaig

    laphroaig Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2006
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    0
    Vì trọng lực?
    Không chắc, nhưng cứ trả lời bạn cho vui
  4. phthaotvcd

    phthaotvcd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/07/2007
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    0
    Em cũng nghĩ là vì trọng lực , nhưng ko rõ nó như thế nào!
  5. Red_fanatical

    Red_fanatical Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/11/2004
    Bài viết:
    1.460
    Đã được thích:
    0
    Chuẩn hơn phải là lực hấp dẫn chứ các bác,còn trọng lực dc định nghĩa là thế này cơ mà: " Trọng lực của một vật thể trên bề mặt một hành tinh hay vật thể khác trong vũ trụ là lực hấp dẫn mà hành tinh (hay vật thể khác) tác động lên nó." http://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BB%8Dng_l%E1%BB%B1c#Tr.E1.BB.8Dng_l.E1.BB.B1c
  6. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Chắc không hả bác, nhỡ là trường hấp dẫn thì sao? Khái niệm trường hấp dẫn nghe chuyên môn hơn và bao quát hơn! Khái niệm lực hấp dẫn chỉ tồn tại trong cơ học cổ điển Newton, còn trong thuyết tương đối sẽ chuyển thành "trường hấp dẫn".
  7. Red_fanatical

    Red_fanatical Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/11/2004
    Bài viết:
    1.460
    Đã được thích:
    0
    Trường hấp dẫn ko bao quát hơn mà là khái niệm đi sau Lực hấp dẫn thôi chứ bác, nguyên nhân gốc ở đây em vẫn cho là Lực hấp dẫn còn nếu muốn sử dụng khái niệm Trường hấp dẫn thì phải nói thế nay`: các ngôi sao liên kết thành thiên ha` do chúng nằm trong một môi trường đặc biệt được tạo ra nhờ khối lượng của chính chúng gọi là Trường hấp dẫn....
  8. pluto22027

    pluto22027 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/09/2006
    Bài viết:
    159
    Đã được thích:
    0
    nhất trí cao
  9. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    @Red_fanatical: bác nói thế thì em chịu rồi. Em thua bác.
    Thêm một số khái niệm:
    - Trong vật lý học, lực hấp dẫn là lực hút giữa mọi vật chất và có độ lớn tỷ lệ với khối lượng của chúng. Trong cơ học cổ điển, lực hấp dẫn xuất hiện như một ngoại lực tác động lên vật thể. Trong thuyết tương đối rộng, lực hấp dẫn là bản chất của không thời gian bị uốn cong bởi sự hiện diện của khối lượng, và không phải là một ngoại lực. Trong thuyết hấp dẫn lượng tử, hạt graviton được cho là hạt mang lực hấp dẫn.
    - Trường hấp dẫn
    Việc một vật chịu lực hút từ vật khác có thể được xem rằng vật này nằm trong một môi trường đặc biệt tạo ra bởi vật kia, gọi là trường hấp dẫn. Như vậy, trường hấp dẫn có thể được định nghĩa như là một trường lực truyền tương tác giữa các vật thể có khối lượng. Mọi vật có khối lượng sinh ra quanh chúng trường hấp dẫn và trường này gây ra lực hấp dẫn tác động lên các vật có khối lượng khác đặt trong nó. Véctơ cường độ trường hấp dẫn chính là véctơ lực hấp dẫn.
    - Trọng lực của một vật thể trên bề mặt một hành tinh hay vật thể khác trong vũ trụ là lực hấp dẫn mà hành tinh (hay vật thể khác) tác động lên nó.
    (lược trích từ Wikimedia)
  10. laphroaig

    laphroaig Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2006
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    0
    Để giải thích về việc các ngôi sao tập hợp thành các thiên hà, các bạn đã bàn luận về ''lực hấp dẫn'' hay ''trường hấp dẫn''. Tất cả nghe đều hấp dẫn cả.
    Tuy nhiên, lực hấp dẫn hay trường hấp dẫn đều chỉ là các khái niệm ''con'' nằm trong một định luật rất tổng quát của vũ trụ mà xưa nay theo tôi là chưa được phổ biến đầy đủ đến đông đảo quần chúng nhân dân yêu thiên văn học.
    Ông Trịnh Công Sơn là một nhà thiên văn học nổi tiếng, người thường hát về bầu trời và các vì sao (kiểu như ''ôm lòng đêm, nhìn vầng trăng mới về...). Ông Trịnh là tác giả của định luật vật lý vĩ đại ''Sỏi đá cũng cần có nhau''.
    ''Sỏi đá cũng cần có nhau'' thì các ngôi sao đương nhiên cũng cần có nhau rồi. Và cả các thiên hà cũng cần có nhau nốt. Chính vì vậy mới có các cụm thiên hà.
    Nhưng có lẽ vì định luật của ông Trịnh phức tạp quá, ngôn ngữ khoa học khó hiểu quá, nhất là với các bạn trẻ như chúng ta, cho nên người ta mới đem phổ biến các khái niệm ''lực hấp dẫn'' và ''trường hấp dẫn'' (vốn là các trường hợp nhỏ lẻ của định luật) để cho sự việc trở nên nôm na và dễ hiểu hơn.

Chia sẻ trang này