1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hỏi Đáp Kiến Thức Thiên Văn Học. Nơi thành viên post các câu hỏi về Thiên Văn Học, hạn chế mở topic

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi chunhoc_yeuthienvan, 05/04/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Chưa thấy sách nói đến, nhưng có "Điểm cận nhật" thì nếu theo thế thì gọi nó là điểm cận/viễn địa" có vẻ Ok.
    từ điển mở Viki có định nghĩa
    http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90i%E1%BB%83m_vi%E1%BB%85n_nh%E1%BA%ADt
    Cá nhân tớ thì dùng như vậy là ok
  2. phong_pleiku

    phong_pleiku Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/05/2006
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    Hi!
    Chào anh Tuấn, em Phong đó!
    Anh co rất nhiều bài về thiên văn đó! Em rất thích ở điểm náy, vì kiến thức là vô hạn, con hiểu biết của con người là có hạn mà!
    Co một điều em la thành viên mới của CLB. Em hy vọng anh chỉo cho em thêm về vài khái niệm nữa!
    Ah, cho em hỏi, mình nghiên cứu thiên văn có thể dự đoán được thời tiết hay k?
    Cảm ơn sư huynh!
  3. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Nghiên cứu thời tiết thì thuộc lĩnh vực khí tượng, Nhưng khi thời tiết có thay đổi thì qua quan sát con người cũng có thể nhận biết được.
    rất nhiều kinh nghiệm dân gian dùng để dự báo thời tiết khi quan sát bầu trời.
    Như:
    - "Ráng mỡ gà thì gió, ráng mỡ chó thì mưa"
    Ráng chiều khi mặt trời bắt đầu lặn, nếu bầu trời có màu vàng (mỡ gà) thì là báo hiệu của giông gió, còn có màu đỏ (mỡ chó) báo hiệu cho một ngày mưa.
    -"Trăng quầng thì hạn , trăng tán thì mưa"
    Trăng quầng, vào những đêm trời trong của mùa hè hay mùa thu thường thấy những vòng tròn màu xanh, đỏ ,vàng..có bán kính lớn bao quanh mặt trăng. là dấu hiệu của sự khô ráo.
    Còn trăng tán, bao quanh mặt trăng là vòng tròn màu vàng hơi nhòe như khi nhìn vào bóng đèn do khí quyền có nhiều hơi nước.
    Nhưng ngày xưa các nhà chiêm tinh xem sao rồi nhận xét thời tiết trong năm như thế nào, rồi một lô lốc những gì sẽ xảy ra. Có vẻ không tin lắm. Nhưng các kinh nghiệm dự báo thời tiết khi quan sát bầu trời được dân gian truyền lại thì khá tin cậy
  4. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Nhân chuyện dân gian, tôi có một số điều cần hỏi.
    Một số chòm sao mà nhân gian hay gọi nhưng mỗi vùng có những cách gọi khác nhau nếu bạn nào biết thì xin cho ý kiến.
    Theo những gì của tôi được huớng dẫn trực tiếp từ bà ngoại. Thì phần giữa cụm ba sao thẳng hàng của Orion còn gọi là Sao Cày. chòm Bò Cạp là Thần nông đang khom lưng, phần chòm Nhân Mã cung thủ là cái gàu múc nước. Chòm Nam Miện là con vịt đang bơi ( rất giống cái ức của con vịt).
    Còn có Sao Vua trong bài ca dao này tôi không biết nó là chòm sao gì ?
    "Sao Vua chín cái nằm kề,
    Thương Em từ thuở Mẹ về với Cha.
    Sao Cày ba cái nằm ngang,
    Thương Em từ thuở Mẹ mang trong lòng.
    Sao Vua chín cái nằm chồng,
    Thương Em từ thuở Mẹ bồng trên tay.
    Sao Cày ba cái nằm xoay,
    Thương Em từ thuở Em hay khóc nhè."
    hay nó là tên gọi khác của chòm Tua Rua ?
  5. no_cry

    no_cry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/10/2002
    Bài viết:
    1.306
    Đã được thích:
    0
    Thế à. Cái này là hoàn toàn chính xác hả em? Xin lỗi, chị hỏi thế không phải vì không tin em, mà vì trong "điểm cực cận" không thấy có từ nào ý nói Trái Đất (đừng giận nhé, vì chị cần chính xác hoàn toàn để sửa chữa sgk)
    Cũng cảm ơn fairy dream, chị đã mở trang web đó ra nhưng vì là bách khoa toàn thư mở , với lại thấy họ dịch "tâm sai" thành "độ lệch tâm quĩ đạo" nên cũng không dám tin hoàn toàn vào các thuật ngữ họ dùng.
    Được no_cry sửa chữa / chuyển vào 18:31 ngày 16/05/2006
  6. phong_pleiku

    phong_pleiku Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/05/2006
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    Hay quá anh Tuấn ơi!
    Lần đầu tiên em nghe nói nhwngx hái niệm đó!
    anh đúng là cao thủ đó! Hy vọng em se có những thông tin đóng góp như huynh đó!
  7. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    em nói rõ thêm vậy:
    trong khoa học cơ bản, để đam bảo độ chính xác, chúng ta tuy dùng từ Hán Việt hoặc thuần Việt thì đều phải hiểu rằng ý nghĩa của chúng chỉ là tương đối, cũng như việc người ta vẫn chấp nhận gọi "Sao Hoả", "Sao Mộc" mà không phải "Hành tinh Hoả", "Hành tinh Mộc" hay chính xác hơn là dùng đúng tên nguyên bản. Việc sử dụng từ này tất nhiên chỉ là tương đối, khái niệm "cực cận" và "cực viễn" có giá trị chung cho mọi elip, do đó hoàn toàn co thể áp dụng được.
    Còn trong tiếng Anh thì người ta dùng 2 từ là Perigee (điểm gần TĐ nhất) và Apogee (điẻm xa TĐ nhất), còn kiểu nói Hán Việt thành cận địa và viễn địa thì có thể chỉ do 1 tác giả nào đó sáng tạo ra thôi, không có qui ước nào như thế cả, trong khi cực cận và cực viễn thì đã quá thông dụng, do đó theo em không nên dùng logic tiếng Việt để áp đặt cho những thuật ngữ kiểu như thế này, em vẫn bảo vệ quan điểm cực cẫn và cực viễn
    Được RAGNAROK sửa chữa / chuyển vào 10:04 ngày 17/05/2006
  8. lequangthuy

    lequangthuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2006
    Bài viết:
    395
    Đã được thích:
    0
    Bạn Ragnarok đã dùng từ chính xác.
    Từ điển Thiên văn NXB KHKT 1983 ghi nhận 2 thuật ngữ viễn điểm và cận điểm là dùng cho trái đất và các vệ tinh của nó.
    Tôi không biết có tái bản hay TĐ nào mới hơn không,
    Bạn ở trong Ban hiệu đính SGK ?
  9. no_cry

    no_cry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/10/2002
    Bài viết:
    1.306
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn bạn. Tớ chỉ là btv quèn thôi, chẳng giỏi giang đến thế đâu. Nhưng bạn nói như vậy nghĩa là : "điểm cực cận" hay "cận điểm"?
  10. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Thấy chỉ có "viễn điểm" và "cận điểm" thôi Trong giáo trình Thiên Văn của Phạn Viết Trinh có đề cập

Chia sẻ trang này