1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hỏi Đáp Kiến Thức Thiên Văn Học. Nơi thành viên post các câu hỏi về Thiên Văn Học, hạn chế mở topic

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi chunhoc_yeuthienvan, 05/04/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tranvanminh0

    tranvanminh0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/09/2007
    Bài viết:
    90
    Đã được thích:
    0
    Ăc.... chít tui rùi nếu tui theo khoa lý trường KHTN thì mai mốt ra đời làm nghể zì??????. tui chỉ yêu thiên văn thui, bắt làm nghề khác thì botay.com . mà này có ai ở Kiên Giang thì liên lac với tui nha . .mà có ai bán kính thiên văn giá rẻ không vậy ?? có bán cho tui .Thanks rất nhìu
  2. quanconan1991

    quanconan1991 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/02/2007
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    Tiện đây cho em hỏi luôn: các anh cho em biết cấu tạo của ống phóng(barlow) với,em thấy có nói là 2X, 3X,vậy thì lớn quá?? , nếu lắp vào KTV 100X với ống phóng 3X thì thành 300X(ghê quá)
  3. vtt

    vtt Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    Công thức tính độ phóng đại của KTV là G = f1 / f2, nếu như giảm tiêu cự thị kính (f2) đi 2, 3 lần thì số phóng đại cũng tăng lên 2, 3 lần đúng không. Cái Barlow về bản chất là 1 kính phân kỳ, khi ghép chung với thị kính thì sẽ làm giảm tiêu cự của cả hệ này đi 2 hoặc 3 lần nên có gì ghê gớm đâu hả em ;)
    Tuy nhiên cần chú ý 1 điểm là ảnh phóng to lên nhưng chất lượng thì thường sẽ bị giảm đi vì các sai số về quang học cũng bị khuyếch đại lên theo hình ảnh. Tóm lại là không ai dựa vào số phóng đại để đánh giá KTV cả.
  4. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Chắc vtt có nhầm lẫn đôi chút.
    Tác dụng của barlow vốn là một kính phân kỳ làm dài thêm tiêu cực của vật kính do đó làm tăng độ phóng đại của cả hệ.
    Tất nhiên nó có cái giá của nó
    - Thị trường sẽ giảm.
    - Ảnh sẽ bị tăng quang sai.
    - Ảnh tối hơn.
    Với mình thì barlow trong bộ kính chỉ để ngắm đất chứ dùng ngắm trời thì quá chán. Nhưng với các kính có chất lượng tốt thì barlow cũng khá hưu dụng vì khi tính toán người ta đã đảm bảo chất lượng ảnh chấp nhận được khi gắn barlow vào.
    [​IMG]
    Các bạn tham khảo thêm tại http://www.astunit.com/tutorials/barlow.htm
  5. nhucuong533

    nhucuong533 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/05/2007
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    0
    [Các bác ơi...cho hỏi chút...muốn mua mô hình hệ măt trời thì tìm mua ở đâu?????tôi muốn mua 1 chiec về nhà treo chơi..(rất cần...để thay chiếc đèn chùm)
    ...Lạc đề,,có gì sơ sot xin được lượng thứ........Cảm ơn nhiều.
  6. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    bạn tự làm cũng được mà, chỉ cần có các thông số đầy đủ thì có nhiêuì cách để làm lắm
    ý của bạn cũng hay, đang ở Hà Nội thì tham gia với anh em, biết đâu lại có sản phẩm thú vị
  7. vtt

    vtt Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    Đúng là nhầm lẫn chỗ này thật. Thanks Fairydream.
  8. mintee

    mintee Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/05/2007
    Bài viết:
    61
    Đã được thích:
    0
    Chào anh, chị
    Cho em hỏi về:
    1/ Chuyển động tự quay của Trái Đất
    2/ Mặt trời lên thiên đỉnh là như thế nào ? Số lần ? Tại sao có những nơi ko có mặt trời lên thiên đỉnh
    Cảm ơn mọi người
  9. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    1/ Trái đất quay quanh Mặt trời với chu kỳ 365,24 ngày. Mặt phẳng Trái đất quay trong đó gọi là m/p Hoàng đạo. Ngoài ra TĐ cũng tự quay quanh trục với chu kỳ 24h. Trục quay của nó không vuông góc với mp Hoàng đạo mà nghiêng đi 23,5 độ, do đó ta có các mùa .
    2/ Mặt trời lên thiên đỉnh là khi bóng của một cây gậy cắm thẳng xuống đất sẽ trùng luôn với cây gậy đó. Nói cách khác, tại điểm đó, ánh sáng Mặt trời vuông góc với mặt đất. Do trục quay nghiêng 23,5 độ nên các nước ở vĩ độ cao hơn 23,5 sẽ không có mặt trời thiên đỉnh. Những nơi nằm vào đúng vĩ tuyến đó sẽ có 1 lần mặt trời lên thiên đỉnh trong một năm. Ở phía Bắc bán cầu là vào ngày hạ chí , và đông chí ở Nam bán cầu.
    Những nước nằm kẹp giữa vĩ độ 23,5 độ bắc và 23,5 độ nam sẽ có 2 lần thiên đỉnh trong một năm. Vị trí càng gần xích đạo thì 2 lần thiên đỉnh càng xa nhau. Đúng vào đường xích đạo thì 2 lần thiên đỉnh sẽ rơi đúng vào 2 ngày thu phân và xuân phân.
    Ví dụ năm 2007 Hà nội có 2 ngày thiên đỉnh là 25/5 và 19/7, còn HCMC có 2 ngày 18/4 và 25/8 .
  10. mintee

    mintee Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/05/2007
    Bài viết:
    61
    Đã được thích:
    0
    Em vẫn ko hiểu tường tận được vụ " 4 mùa trong năm " và hiện tượng xuân phân thu phân....
    giúp em với mai kiểm tra gòi huhu T_T

Chia sẻ trang này